Dang ky phong cách ứng xử văn hóa năm 2024

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Người để lại cho chúng ta một di sản tinh thần to lớn gồm những giá trị nhân văn cao cả, trong đó có phong cách ứng xử. Hồ Chí Minh có cách ứng xử ở tầm nghệ thuật, gần như hoàn thiện. Phong cách ứng xử được thể hiện bằng ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ, phong thái, phong độ, nhưng nó chính là bắt nguồn từ nhân cách, từ cuộc đời và sự nghiệp cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh rất độc đáo, chứa đựng cả giá trị của dân tộc, Đông phương và Tây phương, được nhiều nhà khoa học đánh giá, ca ngợi đó là kiểu ứng xử văn hoá, có lý, có tình, hài hoà, nhuần nhị. Hồ Chí Minh am tường năm cái biết trong ứng xử của người phương Đông: Tri kỷ (biết mình), tri bỉ (biết người), tri thời (biết thời thế), tri túc ( biết chừng mực), tri biến (biết biến đổi - dĩ bất biến ứng vạn biến).

Dang ky phong cách ứng xử văn hóa năm 2024

Chủ tịch Hồ Chí Minh với bạn bè quốc tế (Nguồn: bqllang.gov.vn)

Ứng xử chuẩn mực nhưng có lúc hài hước, tạo không khí vui vẻ đối với người quanh mình.

Trong chuyến thăm Ấn Độ, trong một bữa tiệc do Thủ tướng Nehru chiêu đãi Bác Hồ có món thịt gà địa phương rất nổi tiếng. Người Ấn Độ khi ăn cơm không dùng thìa, dĩa mà dùng năm ngón tay để bốc thức ăn. Cả Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ cũng muốn dùng tay bốc thức ăn. Nhưng tại bữa tiệc quốc tế người ta phải dùng dao, thìa, dĩa cho lịch sự. Khi món thịt gà được đưa ra, các quan khách Ấn Độ có vẻ không quen dùng dao, dĩa. Bác Hồ rất tinh ý, Người nói với Thủ tướng Nehru: Thịt gà phải ăn bằng tay thì mới ngon chứ còn ăn bằng thìa dĩa thì khác nào nói chuyện với người yêu lại phải qua ông phiên dịch. Nghe Bác Hồ nói vậy, cả bàn tiệc cười ầm cả lên làm cho không khí bữa tiệc hôm đó rất vui vẻ và thân mật.

Ứng xử với kẻ thù: Mềm dẻo, kiên quyết.

Năm 1946, trên đường từ Pháp về Việt Nam đến vùng biển Cam Ranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được bức điện của Đô đốc D’ Argenlieu xin gặp Người trong cảng, mục đích của chúng là diễu võ dương oai để uy hiếp tinh thần Người. Trong bộ quần áo giản dị, Người ngồi giữa một bên là Đô đốc hải quân Pháp, bên kia là Thống soái lục quân Pháp ở Viễn đông với những bộ quân phục sáng loáng các thứ bội tinh, quân hàm, quân hiệu. D’ Argenlieu mời Người giọng mỉa mai bóng gió: “Thưa Chủ tịch, ngài đang bị khung lại giữa lục quân và hải quân đó”. Ông ta cố nói theo kiểu nhát gừng, từng tiếng một và nhấn mạnh chỗ “đang bị đóng khung lại”. Cả bọn sĩ quan Pháp cùng cười ồ khoái chí vì cái tài “chơi chữ” của chỉ huy. Nhưng Bác Hồ thản nhiên cười, trả lời: “Nhưng như ngài biết đó, thưa Đô đốc, chính bức họa mới làm cho khung có chút giá trị”. Bất ngờ và cay cú trước tài ứng xử thông minh của Người, cả hai không dám nói xách mé nữa mà tỏ ra rất lịch lãm và kính phục Người. Đây là bản lĩnh Hồ Chí Minh, cũng chính là phong cách ứng xử đầy trí tuệ của vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng kể: “Lúc nào, Bác cũng ung dung, bình tĩnh, nhìn xa, thấy rộng”. Trước ngày quân Tưởng sang, Bác nói: bọn ấy sang thì chẳng tử tế gì đâu. Chúng sẽ ăn bám, báo hại, đưa bọn phản động về phá ta, làm nhiều điều chướng tai, gai mắt. Phải có gan nhẫn nhục, phải khôn khéo và luôn luôn tỉnh táo. Cái gì cho, cái gì không cho, phải có đối sách thích hợp. Nhưng nhẫn nhục không phải là khuất phục... Một hôm Lư Hán đòi thêm gạo. Chúng ta vừa mới qua một nạn đói do Pháp - Nhật gây ra, nạn đói giết hơn hai triệu đồng bào. Việc tăng gia sản xuất chưa được đẩy mạnh, thóc lúa chưa được là bao, nhân dân còn chưa đủ ăn. Bác trả lời Lư Hán không có gạo. Một viên tướng của Lư Hán nói không có gạo thì sẽ dùng vũ lực. Bác bình tĩnh trả lời: - Ông muốn làm gì cũng được. Nhưng tôi không thể cho ông nhiều gạo hơn nữa để dân tôi chết đói. Trước thái độ kiên quyết ấy, Lư Hán phải đấu dịu...

Ngày 28/9/1945, Hà Ứng Khâm bay tới Hà Nội tham dự lễ đầu hàng của quân đội Nhật, đồng thời mang theo một mật lệnh của Thống chế Tưởng Giới Thạch vỏn vẹn bốn chữ “Diệt Cộng cầm Hồ”. Tình hình thực tế lúc đó cho thấy việc thực hiện mệnh lệnh này không dễ dàng chút nào, chúng ta vừa mềm dẻo vừa cứng rắn, một mặt vẫn coi quân Tưởng là đồng minh, mặt khác vẫn đề phòng chúng phá hoại. Một lần, Tiêu Văn gửi đến một bức công văn vỏn vẹn mấy chữ: “Kính gửi Cụ Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Yêu cầu Cụ cho mượn một cái nồi nấu cơm”. Anh em vô cùng phẫn nộ nhưng Bác vẫn ôn tồn, ung dung: “ Nền độc lập ta vừa mới giành được giống như một chiếc bình ngọc. Nay có những con kiến bò trên miệng bình, nếu ta dùng gậy đập kiến, chưa chắc kiến đã chết mà bình ngọc vỡ mất. Nếu ta lấy một cái que bắc cầu cho chúng xuống thì kiến sẽ đi hết, như vậy có hơn không? Còn họ mượn cái nồi nấu cơm thì ta cho họ mượn, việc gì các chú phải nổi nóng như vậy?”.

Thời gian này, bọn Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh đang khiêu khích rất dữ, một số người muốn đánh ngay lập tức. Ngày 6/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh mềm dẻo gửi thư cho Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh nhắc nhở:” Chúng ta, ai nấy đều vì quốc gia dân tộc, chớ không phải vì lợi ích cá nhân. Như vậy, bất luận thế nào, chúng ta cũng phải đoàn kết. Người cách mệnh đều quyết hy sinh cá nhân tư ý, mà tôn trọng công ý của nhân dân và đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích của các đảng phái”.

Trong ứng xử cần có thái độ khiêm nhường, khiêm nhường thật sự.

Đó là một phẩm chất văn hoá và càng có văn hoá càng phải khiêm nhường. Câu chuyện Bác Hồ xưng cháu với cụ Phùng Lục, một phụ lão cứu quốc ở huyện Ứng Hoà (5/1948) được coi là một thái độ khiêm nhường "vô tiền khoáng hậu". Đối với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em, Hồ Chí Minh có cách ứng xử rất tự nhiên, bình dị, cởi mở, chân tình, vừa chủ động, linh hoạt, vừa ân cần, tế nhị.

Ứng xử phải rất tế nhị, khoan dung độ lượng.

Câu chuyện Bác tặng bốn câu thơ cho Nguyễn Sơn (năm 1948) là một bài học lớn về sự tinh tế, chứa đựng một nhân cách lớn. Nguyễn Sơn là người tài giỏi, văn võ song toàn, là “lưỡng quốc tướng quân”. Ông là một vị tướng quân đội, nhưng thơ văn cũng rất uyên bác.

Ngày 20/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 111/SL phong hàm thiếu tướng từ ngày 1/1/1948 cho Nguyễn Sơn, Khu trưởng Chiến khu 4, nhưng ông trì hoãn không nhận. Nguyễn Sơn nghĩ rằng Bác không đánh giá hết đúng khả năng của mình nên không vui.

Khu trưởng Nguyễn Sơn cho một cán bộ hỏa tốc về Trung Ương gặp Hồ Chủ tịch trao gửi lá thư đại ý: “Tôi xin nhường cho Khu phó Đào Chính Nam lên thiếu tướng, còn tôi tài sơ đức mỏng xin Bác cho tôi chức đại tá đủ rồi”.

Lúc nhận thư, Hồ Chủ tịch đang ăn cơm chung với ông Hoàng Đạo Thúy, Cục trưởng Cục Quân huấn. Bác nói: “Nguyễn Sơn có tài tổ chức và điều khiển bộ đội nhưng tự cao, tự đại dễ đụng chạm và làm mất lòng người khác. Từ Liên khu 4 đã có dư luận Nguyễn Sơn không nhận sắc phong mà còn xuyên tạc: Nguyễn Sơn là thừa... tướng chứ không có thiếu... tướng”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy tấm thiệp viết 12 chữ, đề là “Gửi Sơn đệ”. Trong thư có 4 câu: “Đảm dục đại/Tâm dục tế/Trí dục viên/Hạnh dục phương”. Ngoài thư đề: Thân gửi Sơn đệ - Ký tên: “Người anh họ Nguyễn”. Đây là một bài của Tôn Tử Mạo bên Trung Quốc đời nhà Đường được Hồ Chủ tịch lấy 12 chữ của đoạn trước mà bỏ đoạn sau. 12 chữ Hán ấy được giải nghĩa như sau: Ý chí cần quả quyết; lòng dạ cần tinh tế; kiến thức cần trọn vẹn; đạo đức cần đầy đủ.

Bác lấy tình anh em chứ không nhân danh Chủ tịch Chính phủ để nhắn nhủ, điều này khiến Nguyễn Sơn vui lòng nhận thụ phong thiếu tướng. Tháng 10.1948, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Thứ trưởng Chủ tịch phủ, đã từ Việt Bắc vào Khu 4, chủ trì lễ phong thiếu tướng cho Khu trưởng Nguyễn Sơn. Tường thuật của báo Cứu quốc đã rút tít: Một buổi lễ long trọng nhất ở Liên khu 4.

Về phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một phóng viên người Pháp nhận định: “Mềm dẻo hay kiên quyết khi cần thiết, nhưng bao giờ cũng tự chủ và vẫn giữ phong thái Việt Nam, Ông biết đương đầu với những biến động chính trị và lịch sử, đem cái sức toả sáng phi thường và vô vàn đức tính cao quý của Ông phục vụ sự nghiệp mà Ông là hiện thân”[1].

Học Hồ Chí Minh trong cách ứng xử với nhân dân là phải có thái độ ân cần, niềm nở, vừa thân ái vừa nhiệt tình, thể hiện tấm lòng độ lượng, khoan dung nâng con người lên, chứ không phải hạ thấp, vùi dập con người. Bài học lớn của Hồ Chí Minh là mặc dù đứng ở đỉnh cao của quyền lực 24 năm trời, nhưng chưa bao giờ Người ứng xử với nhân dân, với cấp dưới, với những người phục vụ như một người có quyền. Ngược lại, Người ứng xử như một người bạn, một người lính phục vụ Tổ quốc, một người công bộc phục vụ nhân dân.

Phong cách Hồ Chí Minh nói chung, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh nói riêng là tài sản tinh thần vô giá của Đảng, dân tộc ta; là tấm gương sáng để mỗi người có thể học tập và noi theo. Học tập và làm theo phong cách ứng xử của Người, mỗi cán bộ, đảng viên khắc phục những hạn chế yếu kém khi ứng xử trong công tác và cuộc sống đời thường, thực hiện có hiệu quả lời nói đi đôi với làm, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống giản dị trong sáng, chân thực, yêu thương, quý trọng con người, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân... để hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó.

Tại sao cần có văn hóa ứng xử?

Trong cuộc sống, văn hóa ứng xử là vô cùng cần thiết và quan trọng khi nó có thể giúp chúng ta hàn gắn các mối quan hệ, gắn kết mọi người xung quanh và tạo nền tảng yêu thương trong xã hội. Ngoài ra, văn hóa ứng xử cũng là một trong những yếu tố minh chứng cho khả năng trí tuệ và sự nhạy bén trong tư duy.

Thế nào là hành vi ứng xử văn minh?

Ứng xử văn hóa văn minh là “có thái độ đúng mực, lễ phép, tôn trọng với giảng viên, cán bộ, công nhân viên trong trường nói riêng và với những người xung quanh nói chung”, “giữ gìn trật tự, có thái độ hòa nhã trong ứng xử, không gây xung đột với những người xung quanh, tự giác xếp hàng khi đi thang máy hay chỗ đông ...

Cư xử thiếu văn hóa là gì?

Ứng xử thiếu văn hóa là hành vi hoặc hành động của một cá nhân hay tập thể không tuân theo bất cứ chuẩn mục hay giá trị văn hóa cơ bản nào. Điều này thường có liên quan tới việc không tôn trọng người khác, vi phạm quy tắc xã hội. Hoặc thể hiện sự thiếu quan tâm, thiếu nhạy bén, lễ phép trong hành vi hàng ngày.

Văn hóa ứng xử trọng doanh nghiệp là gì?

Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là các mối quan hệ ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa con người với công việc, được xây dựng trên những giá trị chung của doanh nghiệp.