Đánh giá điện nước thành tuyết

Thiết bị là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam áp dụng công nghệ sử dụng nước biển làm đá, do các kỹ sư của Trung tâm Phát triển công nghệ cao [Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam] nghiên cứu chế tạo. Sản phẩm đã Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực thủy sản.

Khai thác xa bờ là một trong những định hướng quan trọng trong phát triển của ngành thủy sản. Tuy sản lượng đánh bắt cao, nhưng tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch vẫn rất lớn. Theo Tổng cục Thủy sản, tổn thất sau khai thác thủy sản ở Việt Nam chiếm khoảng 20 - 30% tổng sản lượng khai thác, tức là mỗi năm mất trên dưới 700.000 tấn hải sản do bị hư hỏng.

Nguyên nhân chính là do công nghệ bảo quản hải sản khi khai thác xa bờ còn có nhiều điểm yếu. Phương pháp bảo quản hải sản trong quá trình đánh bắt hiện nay sử dụng đá nước ngọt chở từ đất liền ra biển để ướp cá trong khoang lạnh, với các nhược điểm, như: nhiệt độ không đồng đều trong một khoang lạnh, tốc độ làm lạnh chậm, ảnh hưởng đến chất lượng hải sản; đá xay nhỏ có cạnh sắc, làm hải sản bị trầy xước, biến dạng. Trong khi đó, việc vận chuyển đá từ đất liền làm tăng chi phí cho chủ tàu.

Máy làm đá tuyết từ nước biển của nhóm nghiên cứu đã tập trung giải quyết những bất cập nêu trên. Thiết bị được lắp trên mỗi tàu đánh cá, lấy nước biển bơm vào hệ thống, sau vài phút, có đá dạng tuyết để bảo quản cá đánh bắt được. ThS Lê Văn Luân, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cho biết, các nhà khoa học đã làm chủ được công nghệ chế tạo buồng tạo đá tuyết và quy trình sản xuất máy, do đó, giá thành cạnh tranh so với nhập khẩu. Hệ thống thiết bị nhỏ gọn, phù hợp diện tích tàu cá của Việt Nam; có hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ theo từng khoang cá; ngư dân dễ vận hành và chủ động sửa chữa nhờ thiết kế dạng module và hệ thống tự động thông báo lỗi. Quá trình vận hành thử nghiệm cho thấy, hệ thống tiết kiệm nhiên liệu hơn so với chở đá lạnh từ đất liền, cá được bảo quản bảo đảm chất lượng hơn, chủ tàu cá có thể kiểm soát được lượng nhiên liệu tiêu thụ, sản lượng đá sản xuất được nhờ hệ thống ghi tự động...

Tại buổi công bố, Tổng đội thanh niên xung phong TP Hải Phòng và Công ty Việt Trường [Hải Phòng] đã ký thỏa thuận hợp tác với Trung tâm Phát triển công nghệ cao để đưa máy vào ứng dụng bảo quản hải sản. Ông Nguyễn Công Diễn, Tổng đội trưởng thanh niên xung phong TP Hải Phòng cho biết, Tổng đội là cơ quan quản lý các hộ gia đình là thanh niên tham gia sản xuất, phát triển kinh tế trên đảo Bạch Long Vĩ. Dù đã được quan tâm nhưng dịch vụ hậu cần nghề cá hiện nay vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đảo, chưa đáp ứng được nhu cầu của ngư dân, nhất là dịch vụ cung cấp đá lạnh để bảo quản thủy sản đánh bắt.

Tổng đội thanh niên xung phong TP Hải Phòng đã phối hợp Trung tâm Phát triển công nghệ cao khảo sát tại đảo Bạch Long Vĩ , đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ mới nhằm giải quyết nhu cầu đá lạnh. Kết quả làm việc cho thấy, tiềm năng hợp tác to lớn giữa các bên, không chỉ trong lĩnh vực làm đá lạnh. Kết quả nghiên cứu này khi được triển khai chắc chắn sẽ giúp ngư dân năng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đánh bắt.

TS Nguyễn Văn Thao, Tổng Giám đốc Trung tâm Phát triển công nghệ cao cho biết, máy có công suất 1.250 kg/ ngày, nhưng do nhu cầu thực tế mỗi chuyến đi biển cần 50-60 tấn đá lạnh nên các nhà khoa học đang tiếp tục thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp Nhà nước để nghiên cứu, sản xuất máy làm đá tuyết với công suất 10 tấn/ngày.

Cuộc sống của hàng triệu người dân bang Texas [Mỹ] trong những ngày qua có thể coi như “thảm họa”, bởi họ vừa phải chống chọi với bão tuyết, giá lạnh, vừa phải vật lộn với cảnh mất điện, thiếu nước.

Texas-tiểu bang có diện tích lớn thứ hai của Mỹ, được biết đến với những dải đất mênh mông và trữ lượng dầu khổng lồ. Sau quá trình xây dựng và phát triển nhờ vào việc kinh doanh dầu khí, đến nay, Texas trở thành bang sản xuất năng lượng hàng đầu của Mỹ, chiếm 41% sản lượng dầu và 25% sản lượng khí đốt bán ra thị trường nội địa. Thế nên người ta mới ví von rằng, Texas là nơi cuối cùng trên Trái Đất có thể rơi vào tình trạng cạn kiệt năng lượng.

Ấy vậy mà niềm tự hào ấy như bị cuốn phăng trong chớp mắt khi một cơn bão tuyết tràn tới, đẩy nhiệt độ ở Texas xuống mức thấp lịch sử và cuộc sống của nhiều người rơi vào cảnh cùng cực. Điển hình như ngày 16-2 vừa qua, nhiệt độ tại thành phố Dallas [thuộc bang Texas] đã xuống tới -19 độ C, mức thấp nhất trong hơn 70 năm qua. Giữa thời tiết lạnh giá, sự cố lưới điện lại bất ngờ xảy ra, khiến hàng triệu người dân của bang này không có điện để sưởi ấm. Theo tờ New York Times, khoảng 4 triệu người dân Texas không có điện để sử dụng trong giai đoạn đỉnh điểm.

Đến khi nguồn điện bắt đầu được khôi phục thì người dân nơi đây lại phát hiện ra rằng họ... không có nước sinh hoạt. Thời tiết băng giá khiến các đường ống nước ở Texas liên tục bị vỡ, các nhà máy xử lý nước gặp sự cố và nước bị đóng băng. Người dân thậm chí không có đủ nước cho những hoạt động sinh hoạt tối thiểu hằng ngày như tắm, rửa tay hay sử dụng nhà vệ sinh. Thêm vào đó, việc các cơ sở sản xuất điện phải ngưng hoạt động đã làm cho không khí trở nên ô nhiễm nặng nề.

Vậy là, suốt nhiều ngày, bầu trời phía đông Texas bị bao trùm trong làn khói mờ đục, còn các cư dân của bang này phải vật lộn với tình trạng mất điện, mất nước và giá rét trong chính ngôi nhà của mình. Tình hình nghiêm trọng đến mức Tổng thống Joe Biden phải tuyên bố tình trạng thảm họa nghiêm trọng tại Texas, từ đó tạo tiền đề cho các gói tài trợ liên bang nhằm giúp người dân nơi đây.

Thế nhưng, nỗi khốn khổ của người dân Texas vẫn chưa dừng lại ở đó. Theo Reuters, thường thì các cư dân ở bang này có thể lựa chọn giữa hai phương án thanh toán hóa đơn tiền điện. Nếu chọn phương án cố định, giá điện sẽ chỉ ở một mức bất kể điều kiện thị trường, còn nếu chọn phương án thanh toán theo giá thị trường, chi phí sẽ dao động dựa trên mức tiêu thụ điện và giá thị trường. Ưu điểm của phương án thứ hai là giúp tiết kiệm chi phí khi thời tiết tốt, nhưng giá điện có thể tăng vọt trong trường hợp nhiệt độ xuống thấp bất thường.

Cũng chính vì thế mà khi mạng lưới điện của Texas bị bão tuyết đánh sập, giá điện ngay lập tức tăng hàng chục lần do thiếu nguồn cung và nhu cầu điện tiêu thụ điện gia tăng. Hậu quả là dù phải sống trong cảnh điện đóm phập phù nhưng nhiều hộ gia đình ở đây vẫn phải nhận những hóa đơn tiền điện lên tới hàng nghìn USD chỉ cho vài ngày sử dụng. Đầu tuần trước, người dân Texas đã đệ đơn kiện tập thể đòi nhà bán lẻ điện Griddy Energy bồi thường 1 tỷ USD vì tính giá “cắt cổ” trong cơn bão tuyết lịch sử vừa qua. Bà Lisa Khoury, đại diện cư dân hạt Chambers cho biết, chỉ trong một tuần, hóa đơn tiền điện của gia đình bà đã tăng lên 9.340USD, trong khi hóa đơn trung bình hằng tháng trước đây thường chỉ dao động 200-250USD. Đơn kiện của các cư dân Texas cũng cáo buộc Griddy Energy đã tính giá điện ở mức “trên trời” cho khoảng 29.000 khách hàng, trong đó một số người phải nhận hóa đơn lên tới... 17.000USD.

Đến nay, có nhiều ý kiến cho rằng bang Texas cần xem xét lại hệ thống cơ sở hạ tầng năng lượng, nhất là khi phải đối phó với thời tiết bất thường. Theo lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer, bang Texas đã xây dựng một hệ thống hạ tầng không tính tới biến đổi khí hậu nên không thể phản ứng linh hoạt. “Và Texas đã phải trả giá. Tôi hy vọng họ rút ra bài học để khi xây dựng hệ thống điện hay bất cứ thứ gì, cũng cần tính tới yếu tố biến đổi khí hậu”, ông Chuck Schumer nhấn mạnh.

Nỗi khốn khổ của hàng triệu cư dân Texas trong những ngày qua không đại diện cho bộ mặt của nước Mỹ, song phần nào cũng chứng minh rằng, cuộc sống của người dân thuộc nền kinh tế số một thế giới chẳng phải lúc nào cũng đều màu hồng.

Chủ Đề