Đau mắt có ăn được thịt bò không

Mùa hè là thời điểm bùng phát của nhiều dịch bệnh, trong đó có dịch đau mắt đỏ. Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan và thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Khi bé bị đau mắt đỏ, ngoài việc điều trị theo các chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé. Bio-acimin Gold sẽ giới thiệu cho mẹ sáu loại thực phẩm bé nên kiêng ăn khi bị đau mắt đỏ!

Đồ tanh

Đau mắt có ăn được thịt bò không

Nếu bé bị đau mắt đỏ, mẹ không nên sử dụng các thực phẩm có mùi tanh như tôm, cá, mực, cua… khi lên thực đơn dinh dưỡng cho bé. Các loại thực phẩm này rất giàu dinh dưỡng, tuy nhiên, lại có những tác động xấu tới tình trạng viêm kết mạc, khiến cho bệnh  đau mắt đỏ của bé trở nên nghiêm trọng hơn và  có thể làm kéo dài thời gian bị bệnh.

Rau muống

 

Đau mắt có ăn được thịt bò không

Rau muống là một loại thực phẩm rất phổ biến và thường xuất hiện trong các bữa ăn của gia đình Việt. Đây là một loại rau rất bổ dưỡng, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như  canxi, sắt, chất xơ, vitamin A và vitamin C. Tuy nhiên, rau muống làm tăng dịch ghèn trong mắt, gây ngứa mắt, do đó, khi bị đau mắt đỏ, bé ăn rau muống sẽ cảm thấy khó chịu và có xu hướng đưa tay lên dụi mắt. Mẹ không nhất thiết buộc bé kiêng tuyệt đối rau muống mà có thể hạn chế loại thực phẩm này trong thời kỳ bé đang bị đau mắt đỏ.

Thực phẩm, gia vị cay nóng

 

Đau mắt có ăn được thịt bò không

Khi bé bị đau mắt đỏ, mẹ nên cho bé kiêng các thực phẩm, gia vị cay nóng như như tỏi, hành tây, hạt tiêu, ớt, …. Các loại thực phẩm này có tính kích thích cao sẽ gây cảm giác nóng cho mắt của bé, dẫn đến mắt bị kích ứng, sưng và có thể trở n­­­­­­ên đỏ hơn. Do đó, nếu sử dụng các loại thực phẩm này, tình trạng bệnh của bé có thể sẽ có những chuyển biến nghiêm trọng.

Mỡ động vật

Đau mắt có ăn được thịt bò không

Hiện nay, nhiều mẹ vẫn duy trì thói quen sử dụng mỡ động vật để chế biến thức ăn hoặc chọn mua các loại thịt có nhiều mỡ như thịt ba chỉ, nạc vai bò. Mỡ động vật chứa rất nhiều chất béo no khiến cho lượng chất béo trong cơ thể tăng cao, có thể khiến cho bệnh đau mắt đỏ của bé lâu khỏi hơn.

Bên cạnh đó, hấp thụ nhiều mỡ động vật từ các bữa ăn hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh khác như béo phì ở trẻ. Bio-acimin khuyên mẹ hãy sử dụng dầu thực vật và hạn chế lượng mỡ động vật khi chế biến thức ăn hàng ngày cho gia đình mình.

Đồ uống có ga

Đau mắt có ăn được thịt bò không

Khi bé bị đau mắt đỏ, đồ uống có ga sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi kèm các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt; ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của bé. Ngoài ra, đồ uống có ga chứa rất nhiều đường, chất tạo màu và chất bảo quản không có lợi cho sức khỏe và dạ dày, do đó, ngay cả những lúc bình thường, mẹ không nên cho bé sử dụng loại đồ uống này thường xuyên.

Thực phẩm giàu tinh bột

Đau mắt có ăn được thịt bò không

Khi bé bị đau mắt đỏ, mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như đồ nếp (xôi, ngô, khoai), bánh mì, … Các loại thực phẩm này có thể sẽ gây ra tình trạng nóng trong người và không tốt cho mắt khi bị đau mắt đỏ.

Vậy là mẹ đã có những kiến thức cơ bản về các loại thực phẩm  nên kiêng ăn khi bé bị đau mắt đỏ. Tuy nhiên, bên cạnh việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lí cho bé, nhiều mẹ thường sử dụng thuốc kháng sinh hỗ trợ để bé mau khỏi bệnh. Việc sử dụng thuốc kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây nên tình trạng dị ứng khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó, Bio-acimin khuyên mẹ không nên cho bé sử dụng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi.

Bài viết liên quan:

Hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách khi bị đau mắt đỏ

Thực đơn tăng sức đề kháng cho bé

Đau mắt đỏ có được ăn thịt gà không? Đau mắt đỏ ăn trứng gà được không? Đau mắt đỏ ăn trái cây gì… là những thắc mắc mà nhiều người bị đau mắt đỏ đặt ra. Bệnh đau mắt đỏ tuy là bệnh lành tính, nhưng nếu tình trạng bệnh kéo dài có thể ảnh hưởng đến thị lực. Bài viết này sẽ đề cập đến vấn đề viêm kết mạc, đau mắt đỏ nên ăn gì và kiêng gì để giúp bạn lựa chọn thực phẩm phù hợp và nhanh khỏi bệnh hơn.



Bị đau mắt đỏ ảnh hưởng thế nào?

Viêm kết mạc hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ là tình trạng mắt bị viêm hoặc bị nhiễm trùng màng bao phủ tròng trắng và lớp sau mi mắt. Bệnh thường làm mắt đỏ, ngứa, xốn, đổ ghèn, sưng sụp mí mắt.

Tuy là bệnh lành tính nhưng bệnh có khả năng lây lan, có xu hướng tăng cao theo mùa, và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh lây qua đường hô hấp, qua nước mắt, nước bọt do quá trình tiếp xúc gần với người bệnh, qua tiếp xúc gián tiếp như việc cầm nắm, vật dụng bị nhiễm khuẩn, dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh, sử dụng nguồn nước công cộng, thói quen dùng tay dụi mắt, ngậm vào miệng, sờ vào mũi…

Bệnh nếu được chăm sóc tốt sẽ khỏi trong vòng 7-15 ngày, tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh kéo dài quá lâu có thể ảnh hưởng đến thị lực do một số biến chứng ảnh hưởng như: viêm loét giác mạc, thủng nhãn cầu, để lại sẹo ở giác mạc, khô, mờ mắt. Dinh dưỡng là một trong những cách giúp bệnh mau phục hoặc trái lại, làm cho mắt lâu khỏi hơn. Mời bạn theo dõi tiếp bài viết bên dưới.

Tham khảo: Ăn gì bổ mắt? 12 loại thực phẩm tốt cho mắt nên Ghi Nhớ

Bị đau mắt đỏ cần kiêng ăn gì?

Đau mắt đỏ gây khó chịu, bất tiện cho bản thân và những người xung quanh. Ngoài thăm khám, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì đau mắt đỏ cần thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý cũng là cách giúp bệnh nhanh khỏi.Vậy, viêm kết mạc kiêng ăn gì?

  • Hạn chế ăn thực phẩm gây dị ứng: Khi bị đau mắt đỏ, cơ thể thường rất nhạy cảm, thực phẩm dễ kích thích dù rất nhẹ cũng khiến bệnh tình nặng thêm. Thực phẩm dễ gây dị ứng đó là những thực phẩm như tôm, cua, sò, ốc, thịt bò, cá biển… Những thực phẩm này dễ khiến cơ thể phản ứng tiết nhiều histamin - một chất dễ gây dị ứng, mẩn ngứa khiến bệnh đau mắt đỏ lâu lành hơn.
  • Kiêng ăn đồ cay, nóng: Những thực phẩm cay nóng như: ớt, tiêu, gừng, hành, tỏi.. dễ gây chảy nước mắt, khiến mắt khó chịu hơn. Khi mắt bị kích ứng, người bệnh càng dụi mặt nhiều hơn, điều này sẽ ảnh hưởng đến kết mạc hơn. Vì vậy, khi bị viêm kết mạc nên hạn chế đồ ăn cay nóng, nên ăn những đồ thanh mát, giàu vitamin như rau xanh, trái cây…
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất kích thích: Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, các loại nước có ga… là những thực phẩm cần tránh khi bị đau mắt đỏ. Những thực phẩm này không tốt cho sức khỏe mà còn tác động xấu đến sự tiến triển của bệnh, khiến bệnh lâu lành. Khói thuốc lá còn gây kích ứng mắt cũng như tác động vào hệ thần kinh, làm tăng sự điều tiết của mắt.

Đau mắt có ăn được thịt bò không

Khi bị viêm kết mạc nên hạn chế những thực phẩm dễ gây dị ứng như các loại hải sản

Nên ăn gì khi bị đau mắt đỏ?

Ngoài những thực phẩm cần kiêng khi đau mắt đỏ thì để nhanh khỏi bệnh, người bị viêm kết mạc cần tăng cường những thực phẩm giàu vitamin, chất chống oxy hóa. Sau đây là danh sách những thực phẩm người đau mắt đỏ nên ăn:

  • Cà rốt: Đây là thực phẩm giàu Beta Carotene (tiền chất vitamin A) cực tốt cho mắt. Vitamin A giúp tăng cường sức đề kháng cho niêm mạc, giác mạc, vừa chống lại các bệnh lây nhiễm do virus, vi khuẩn, vừa giúp quá trình phục hồi và chữa lành các tổn thương rất tốt. Với người bình thường thiếu vitamin sẽ dẫn tới khô mắt, viêm kết mạc, quáng gà, thậm chí dẫn đến mù lòa. Vì vậy, để tăng cường sức khỏe cho đôi mắt, nhất là khi đau mắt đỏ đừng quên bổ sung dưỡng chất quý giá này cho mắt.
  • Rau xanh: Những loại rau màu xanh đậm như: cải xoăn, bông cải xanh, rau bina vừa giàu chất xơ, vitamin C, chất chống oxy hóa carotenoid  (lutein và zeaxanthin)... là những dưỡng chất không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn bảo vệ thị lực, giúp mắt nhìn rõ hơn.
  • Ớt chuông: Đặc biệt là ớt chuông màu vàng vừa giàu vitamin C, vừa chứa zeaxanthin cao nhất trong danh sách các loại rau củ. Đây là dưỡng chất chống oxy hóa, hạn chế tốc độ nhiễm khuẩn trong mắt, đặc biệt là những người bị đau mắt đỏ.
  • Lòng đỏ trứng: Đây là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất không chỉ tốt cho cơ thể mà còn đặc biệt tốt cho mắt. Theo Hiệp hội sinh học thực nghiệm Hoa Kỳ (FASEB), khi ăn trứng kèm salad có thể tăng cường tốc độ hấp thụ carotenoid lên gấp 9 lần. Lưu ý, để giữ lượng lutein và zeaxanthin trong trứng thì nên chế biến ở nhiệt độ vừa phải, không nên để trứng chín quá.
  • Cá nước lạnh: Những loại cá nước lạnh như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá tuyết… là những loại cá rất giàu Omega-3 giúp giảm viêm, là thành phần quan trọng giữ độ ẩm cho mắt, giúp cho người đau mắt đỏ cảm thấy dễ chịu hơn. Theo thông tin từ tạp chí Surgery Neurology, những người đau mắt đỏ thường xuyên ăn thực phẩm chứa Omega-3 sẽ giúp nhanh lành bệnh so với những người chỉ sử dụng thuốc kháng viêm không steroid. 
  • Thịt đỏ: Ngoài những dưỡng chất như đạm, béo, vitamin và khoáng chất, thịt bò còn chứa  nhiều hợp chất, trong đó có chất chống oxy hóa astaxanthin. Chất này có tác dụng mạnh hơn lutein và zeaxanthin kết hợp lại. Thịt bò chính là thực phẩm nằm trong top đau mắt đỏ nên ăn gì.
  • Quả mọng: Bao gồm các loại quả như nho, dâu tây, việt quất, mâm xôi… Những loại quả này có vị chua, rất giàu chất xơ, vitamin C, chất polyphenol chống oxy hóa rất tốt cho mắt, hạn chế được tình trạng viêm, giúp bệnh viêm kết mạc nhanh lành.

Đau mắt có ăn được thịt bò không

Thực phẩm cần tăng cường cho người đau mắt đỏ

Ngoài những loại thực phẩm trên thì người đau mắt đỏ cần lưu ý uống nhiều nước. Vì nếu không cung cấp đủ nước sẽ làm mắt bị khô, dễ kích ứng thì càng lâu khỏi bệnh. Do đó, bên cạnh lưu ý đau mắt đỏ nên ăn gì thì cần lưu ý bổ sung 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

Những lưu ý để tránh lây lan bệnh

Bệnh đau mắt đỏ tuy là bệnh lành tính, thông thường đau mắt đỏ do virus sẽ hết sau vài ngày là khỏi mà không nhất thiết phải dùng thuốc. Tuy nhiên đây là bệnh có tính chất lây lan, và có thể bùng phát thành dịch, vì vậy người mắc bệnh và những người xung quanh cần có biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh hợp lý:

Đối với người bệnh

  • Không lấy tay dụi mắt
  • Dùng riêng đồ dùng cá nhân
  • Nên dùng khăn giấy để lau ghèn và vệ sinh mắt, cần vứt đúng chỗ
  • Vệ sinh tay sạch sẽ thường xuyên và không nên tiếp xúc với người xung quanh
  • Nên đeo kính để bảo vệ mắt, ngăn ánh sáng gây chói mắt và bụi bặm để tránh kích ứng mắt
  • Chườm mắt bằng nước ấm để mắt dễ chịu hơn
  • Trong khi điều trị mắt đỏ thì nên ở trong nhà không nên đi học hay đến nơi công sở
  • Không đi bơi để hạn chế lây nhiễm cho người khác cũng như làm tình trạng mắt nặng hơn nếu nước hồ bơi không sạch
  • Khi bị bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Đối với người thân trong gia đình

  • Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, bàn chải đánh răng, ly uống nước...
  • Cần vệ sinh tay chân sạch sẽ bằng xà phòng sau khi chăm sóc người bệnh.
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bệnh, vì đau mắt đỏ có thể lây lan trực tiếp qua đường hô hấp, tiếp xúc với nước bọt, ghèn của người bệnh hay lây gián tiếp qua các vật dụng trung gian.

Thay đổi thói quen sinh hoạt để chăm sóc mắt

Đôi mắt là tài sản vô giá của con người, tuy nhiên, việc chăm sóc và bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Tập trung quá lâu trước màn hình máy tính, thức khuya, sử dụng kính không đúng, thường xuyên trang điểm vùng mắt mà không tẩy trang sạch, ăn uống không lành mạnh, ít ra ngoài vận động… là những yếu tố khiến mắt ngày càng “yếu”, giảm sức đề kháng và thị lực ngày một suy giảm. Việc thay đổi những thói quen này chính là cách để bảo vệ và chăm sóc mắt tốt hơn. Sau đây là một số cách chăm sóc và bảo vệ mắt mà bạn không nên bỏ qua:

Đau mắt có ăn được thịt bò không

Xây dựng lối sống tích cực, chủ động động bổ sung dưỡng chất chuyên biệt từ tinh chất thiên nhiên giúp bảo vệ mắt một cách toàn diện

  • Nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện tử, điều chỉnh độ sáng của màn hình phù hợp, cũng như khoảng cách từ mắt đến máy tính đúng chuẩn.
  • Thường xuyên áp dụng quy tắc “20-20-20”: cứ 20 phút làm việc thì cho mắt nghỉ ngơi nhìn xa 20 feet (khoảng 6m) trong 20 giây.
  • Nên đeo kính mắt để bảo vệ mắt khi đi ra ngoài.
  • Nên dành thời gian vận động ngoài trời nhiều hơn, vừa giúp mắt được thư giãn và giúp cơ thể hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời rất tốt cho mắt.
  • Massage mắt và áp dụng các bài tập thể dục cho mắt như nhìn xa, nhìn gần, đảo mắt… giúp mắt được điều tiết khỏe hơn.
  • Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin A, C, Omega -3, lutein và zeaxanthin tốt cho mắt.
  • Ngủ đủ giấc từ 7-8 giờ mỗi ngày.
  • Không hút thuốc lá.
  • Kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng/lần.

Để bảo vệ đôi mắt sáng khỏe, ngoài chế độ làm việc, nghỉ ngơi và ăn uống, vận động hợp lý, thì cần chủ động bổ sung dưỡng chất chuyên biệt dành riêng cho mắt. Theo các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa dẫn đến mắc các tật khúc xạ ở mắt (cận, viễn, loạn thị) cũng như các bệnh lý nguy hiểm như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng là do cơ thể thiếu hụt Thioredoxin.

Thioredoxin là phân tử có cấu tạo nhỏ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể. Vì vậy, để phòng ngừa các bệnh về mắt cũng như tăng cường sức khỏe cho đôi mắt từ bên trong, cần giúp cơ thể tăng sinh Thioredoxin ở mức dồi dào. Wit là sản phẩm được sản xuất bởi công nghệ của Mỹ, chứa tinh chất Broccophane thiên nhiên giúp cơ thể sản sinh Thioredoxin an toàn và hiệu quả.

Chăm sóc thị lực cho đôi mắt không chỉ quan tâm lúc mắc bệnh, không chỉ cần biết đau mắt đỏ nên ăn gì và kiêng ăn gì mà cần có biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ mắt mỗi ngày. Bên cạnh có thiết lập chế độ làm việc, nghỉ ngơi phù hợp thì cần chủ động bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho mắt mỗi ngày 1 viên từ sản phẩm Wit để bảo vệ mắt tốt nhất.




Đau mắt có ăn được thịt bò không