Dấu nháy kép là gì

7.1. Nói chung, dấu hai chấm dùng để báo hiệu một điều trình bày tiếp theo sau và có tác dụng thuyết minh đối với một điều đã trình bày trước.

7.1.1. Điều thuyết minh là một lời thuật lại theo lối trực tiếp.

Ví dụ:

Khoa kêu to:

Mình về đây!

[Nguyễn Khải]

Hay theo lối gián tiếp:

Ví dụ:

Kha nghĩ: ba giờ đi.

[Nguyễn Đình Thi]

7.1.2. Điều thuyết minh có tác dụng bổ sung, giải thích một từ hay một vế ở trước.

Ví dụ:

Chiến công kì diệu mùa xuân 1975 đã diễn ra trong thời gian rất ngắn: 55 ngày đêm.

[Võ Nguyên Giáp & Văn Tiến Dũng]

Hoa bưởi thơm rồi: đêm đã khuya…

[Xuân Diệu]

7.2. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu hai chấm, và cần có ngữ điệu thích hợp đối với điều thuyết minh.

8. Dấu ngang

8.1. Dấu ngang dùng để chỉ ranh giới của thành phần chú thích.

Ví dụ:

Chồng chị – anh Nguyễn Văn Dậu – tuy mới hai sáu tuổi nhưng đã học nghề làm ruộng đến mười bảy năm.[1]

[Ngô Tất Tố]

8.2. Dấu ngang còn dùng để:

8.2.1. Đặt trước những lời đối thoại.

Ví dụ:

– Hai bác đã đặt tên cho cháu chưa?

– Rồi.

8.2.2. Đặt ở đầu những bộ phận liệt kê, mỗi bộ phận trình bày riêng thành một dòng.

Ví dụ:

Thi đua yêu nước để: – Diệt giặc dốt – Diệt giặc đói

– Diệt giặc ngoại xâm.

[Hồ Chí Minh]

8.2.3. Đặt ở giữa hai hay ba, bốn tên riêng, hay ở giữa con số để ghép lại, để chỉ một liên danh, một liên số.

Ví dụ:

Đường Hà Nội – Huế – Sài Gòn Xô viết Nghệ – Tĩnh

Thời kì 1939 – 1945

8.2.4. Cần phân biệt dấu ngang là một dấu câu với dấu gạch nối không phải là dấu câu.

Dấu gạch nối, hiện nay, thường được dùng trong những trường hợp phiên âm tên người, tên địa phương nước ngoài.

Ví dụ: Lê-nin, Lê-nin-grát…

Dấu gạch nối cũng còn được dùng trong những từ chung phiên âm từ tiếng nước ngoài, ví dụ: pô-pơ-lin…

Cho nên, có khi, cần phân biệt dấu ngang với dấu gạch nối bằng độ dài của dấu đó [dấu ngang dài hơn].

Ví dụ: Chủ nghĩa Mác – Lê-nin

9. Dấu ngoặc đơn

9.1. Dấu ngoặc đơn cũng dùng để chỉ ranh giới của thành phần chú thích.

Ví dụ:

Ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tôi làm thuê ở Pa-ri, khi thì làm cho một cửa hàng phóng đại ảnh, khi thì vẽ "đồ cổ mĩ nghệ Trung Hoa" [do một xưởng của người Pháp làm ra!].

[Hồ Chí Minh]

9.2. Sự khác nhau giữa dấu ngang và dấu ngoặc đơn có khi không được rõ; theo thói quen, người dùng dấu này, người dùng dấu kia, đối với thành phần chú thích.

Tuy vậy, cũng có thể nhận thấy giữa hai loại dấu đó có sự khác nhau sau đây:

Khi thành phần chú thích có quan hệ rõ với một từ, một ngữ ở trước nó, thì thường dùng dấu ngang; nếu quan hệ đó không rõ thì thường dùng dấu ngoặc đơn.

Ví dụ:

Tôi vừa gặp lại anh Thân – người chỉ huy đơn vị của tôi, hồi chiến tranh chống thực dân Pháp.

Anh ấy không đến dự đám cưới của Lan [bảo là bận!] nhưng mọi người đều hiểu anh ấy không tán thành đám cưới này.

Một trường hợp đáng chú ý là dấu ngoặc đơn có thể dùng để đóng khung cho một từ hay một ngữ có tác dụng chú thích cho một từ không thông dụng [từ cổ, từ địa phương…].

Ví dụ:

Tiếng trống của phìa [lí trưởng] thúc gọi nộp thuế vẫn rền rĩ.

[Tô Hoài]

Một loại dấu đôi nữa, có mở ra rồi có đóng vào giống như dấu ngang và dấu ngoặc đơn, và cũng được dùng để chú thích thêm trong một số trường hợp đặc biệt, là dấu móc: [].

Trong trường hợp nhắc lại một văn bản, mà cần chú thích, đồng thời lưu ý người đọc rằng chú thích đó là ở ngoài văn bản thì dùng dấu móc.

Ví dụ:

Mậu thân Thuận Thiên năm thứ nhất [1428]… người Minh đã về nước, vua bèn thống nhất thiên hạ, lấy năm ấy là năm dẹp yên.

[Dịch "Đại Việt Sử kí toàn thư"]

3. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu ngoặc đơn và cũng như trong trường hợp dấu ngang, ngữ điệu phải thích hợp đối với thành phần chú thích.

10. Dấu ngoặc kép

10.1. Dấu ngoặc kép dùng để chỉ ranh giới của một lời nói được thuật lại trực tiếp.

Ví dụ:

Sau khi đến được ba ngày, anh hỏi tôi: "Anh Dân, anh có biết chữ quốc ngữ không?". Tôi hơi thẹn nhưng trả lời thành thật: "Không, tôi không biết".

[Trần Dân Tiên]

Có khi, ý hoặc lời được thuật lại là một danh ngôn, một khẩu hiệu,…

Ví dụ:

Chế độ ta là chế độ mới, nhân dân ta đang trau dồi đạo đức mới, đạo đức xã hội chủ nghĩa của những người lao động "ta vì mọi người, mọi người vì ta".

[Hồ Chí Minh]

10.2. Dấu ngoặc kép còn dùng để dẫn lại với thái độ mỉa mai, một từ hay ngữ do người khác dùng; trong trường hợp này, dấu ngoặc kép còn được gọi là dấu "nháy nháy".

Ví dụ:

Chúng đề xướng nào là văn nghệ "chủ quan", "viễn kiến", nào là triết lí "duy linh"…

[Trường Chinh]

Dấu ngoặc kép là một trong những dấu câu quen thuộc và được sử dụng nhiều trong văn bản, trích dẫn hàng ngày. Vậy tác dụng của dấu ngoặc kép là gì, dùng thế nào để hiệu quả nhất. Các bạn hãy tham khảo bài viết này của ffdjf chúng tôi để hiểu rõ hơn nhé.

Kí hiệu của dấu ngoặc kép

Dấu ngoặc kép hay còn được gọi là dấu trích dẫn, được sử dụng theo cặp gồm 2 dấu nháy đơn [‘] đứng liền kề nhau và được hiểu chung là một dấu câu duy nhất [‘’] trong hệ thống chữ viết dùng để đánh dấu bắt đầu hoặc kết thúc của phần trích dẫn lời nói, câu nói hoặc cụm từ đặc biệt. Thông thường, trước dấu ngoặc kép người viết sẽ sử dụng thêm dấu 2 chấm. Chỉ trong một số trường hợp sử dụng với ý nghĩa đặc biệt thì không cần dùng đến dấu 2 chấm.

Cặp dấu ngoặc kép thường gồm một dấu hoặc ngoặc kép mở, đóng khi trích dẫn tương ứng bắt đầu và kết thúc câu trích dẫn. Dấu ngoặc kép được tạo nên bởi hai dấu hoặc đơn liên kề nhau. Ngoài ra, tác dụng của dấu ngoặc kép rất đa dạng bởi chúng có rất nhiều dạng, biến thể theo từng ngôn ngữ khác nhau. Trong các văn bản của Mỹ, dấu ngoặc kép được sử dụng kiểu chính là [“”]. Nếu ngoặc kép được sử dụng bên trong một dấu ngoặc kép khác, thì dấu nháy đơn sẽ được dùng làm kiểu phụ. Ví dụ: “Không phải anh ấy nói ‘Tôi thích màu đen nhất’ khi tôi hỏi sở thích của anh ấy hay sao?” – anh khách hỏi. Trong trường hợp, nếu một tập hợp các trích dẫn được lồng với nhau, các trích dẫn kép được sử dụng lại và chúng tiếp tục thay thế khi cần thiết.

Tùy vào bối cảnh, tình huống mà dấu ngoặc kép sẽ được sử dụng với mục đích khác nhau. Nhìn chung tác dụng của dấu ngoặc kép như sau:

Dấu ngoặc kép được dùng để thể hiện lời nói, ý nghĩ trực tiếp của nhân vật

Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu lời nói hoặc ý nghĩ trực tiếp của nhân vật, đây là tác dụng cơ bản nhất của loại dấu câu này. Đối với tác dụng của dấu ngoặc kép này, trước lời nói hoặc ý nghĩ của nhân vật sẽ có dấu hai chấm.

Ví dụ: Tuấn thoạt nghĩ: ‘Ngày hôm nay chắc chắn sẽ rất thú vị”.

Bà nói với Minh rằng: ‘Cháu trai của bà ngoan và giỏi lắm”.

Ngoài ra, dấu ngoặc kép còn được dùng để trích dẫn một câu danh ngôn, câu nói, nhận định nào đó. Những câu trích dẫn này thường rất nổi tiếng và gắn liền với tên tuổi của người nổi tiếng, hoặc trích dẫn từ tác phẩm nào đó.

Ví dụ: “Thơ văn chính là tâm hồn” – M.Gorki

“Không có gì quý hơn độc lập tự do” – Hồ Chí Minh

Dấu ngoặc kép cũng được dùng để nhấn mạnh, tăng thêm ý nghĩa cho câu văn

Đôi khi, tác dụng của dấu ngoặc kép còn rất đặc biệt. Đó là để đánh dấu những từ có ý nghĩa, những từ này thường mang nghĩa bóng hoặc được thêm vào để tăng thêm hình ảnh, ý nghĩa cho câu văn… Người dùng thể hiện ý muốn nhấn mạnh của từ được nhắc đến.

Ví dụ: Hoài “hoa hậu” của lớp lúc nào cũng điệu đà.

Quang “cây hài” của lớp mình lúc nào cũng bày trò để mọi người vui vẻ.

Ngoài viết nắm được những tác dụng của dấu ngoặc kép, việc sử dụng dấu ngoặc kép đúng chính tả cũng rất cần thiết. Dưới đây là một số cách sử dụng dấu ngoặc kép chính xác trong văn bản, hoàn cảnh nhất

Khi bạn sử dụng dấu ngoặc kép trong trường hợp này, cần viết hoa chữ đầu tiên của trích dẫn đó. Nếu bạn trích dẫn trực tiếp từ một nguồn như sách, bài báo… luôn viết chữ cài đầu của câu trích dẫn. Ví dụ như: Pollen nói trong cuốn sách của mình “Bạn có thể ăn bất cứ thứ gì mà bạn muốn miễn là bạn tự làm ra”.

Viết thường với những trích dẫn ở giữa. Nếu bạn muốn trích dẫn một câu nói đơn giản, không ở cuối câu thì nên viết thường chữ đầu tiên. Các dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than, dấu hỏi xuất hiện trong trích dẫn phải được đặt bên trong dấu ngoặc kép. Ví dụ: Bình luôn thắc mắc “Tại sao chúng ta không thể chọn thức ăn theo sở thích của mình?”

Dấu ngoặc kép được sử dụng đa dạng tùy theo bối cảnh, ngữ cảnh

Luôn viết thường chữ cái sau dấu ngoặc kép, ví dụ: “Mấy giờ rồi?” cô ấy hỏi.

Nên đặt dấu phẩy trước những câu như “anh ấy nói”, “chị ấy chia sẻ”, “họ nói”… Điều này giúp người đọc nhận biết đó là cuộc hội thoại. Ví dụ như: Anh ấy nói, “Tối nay tôi không thể đến bữa tiệc của công ty”…

Khi biết được tác dụng của dấu ngoặc kép, bạn luôn sử dụng dấu này để trích dẫn tiêu đề của bài báo, bài luận, tạp chí…. Ví dụ, nếu bạn sử dụng trích dẫn bài luận của tác giả Nguyễn Minh Châu, nó sẽ được viết “Trạng thái của vấn đề” của tác giả Nguyễn Minh Châu, “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên hồng chủ yếu là kỷ niệm đau buồn của đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bất hòa…

Sử dụng dấu ngoặc kép để trích dẫn tên phim truyền hình, tiêu đề bài hát. Ví dụ như “Ngày chung đôi” của ca sĩ Văn Mai Hương… Với dấu ngoặc kép trong phần tiêu đề sẽ không bao gồm các dấu câu như: dấu hỏi, dấu chấm than…

Với mỗi ngữ cảnh, người viết cần nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép để khéo léo trong việc sử dụng.

Khi trích dẫn lời nói hay suy nghĩ, bạn đừng quên dấu 2 chấm trước câu nói hoặc suy nghĩ đó.

Không nên sử dụng dấu ngoặc kép bừa bãi, không cần thiết, không có mục đích cụ thể.

Tóm lại, khi đặt trong mỗi ngữ cảnh khác nhau, dấu ngoặc kép sẽ mang đến những tác dụng khác biệt. Như vậy, chúng tôi đã cung cấp đến bạn các tác dụng của dấu ngoặc kép một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo để hướng dẫn bé nhà mình sử dụng cho đúng khi viết văn.

Video liên quan

Chủ Đề