Dạy hoạt động trải nghiệm trong môn sinh học 8

  • Số hiện tại
  • Số bài viết
  • Bài viết đọc nhiều

Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học trong trong trường trung học cơ sở, dạy học trải nghiệm giúp học sinh chủ động tìm tòi, khám phá thế giới hiện thực xung quanh để thu nhận được kiến thức, hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù. Sinh học 6 là môn học nghiên cứu các loại thực vật xung quanh trong cuộc sống nên kiến thức của môn học rất rộng và học sinh có thể vận dụng các kiến thức này vào thực tiễn cuộc sống. Do đó, nếu học sinh không được thực hành, trải nghiệm mà chỉ học kiến thức “chay” thì sẽ khó tiếp thu, việc học sẽ trở nên nặng nề, khô khan và nhàm chán. Bài viết trình bày khái quát một số vấn đề chung về dạy học trải nghiệm và dạy học trải nghiệm môn Sinh học 6, đồng thời đề xuất quy trình tổ chức dạy học môn Sinh học 6 để học sinh trải nghiệm và khám phá thế giới xung quanh, qua đó tự kiến tạo nên kiến thức, kĩ năng và giá trị mới. Bài viết cũng đề cập tới một số lưu ý đối với quá trình thiết kế và tổ chức dạy học trải nghiệm môn Sinh học 6 tại các trường trung học cơ sở.

[1] Hoàng Phê, [2012], Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa

[2] //vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_nghi%E1%BB%87m

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, [2018], Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể

[4] What is experiential education?, //www.aee.org/ what-is-ee

[5] Kolb D, [1984], Experiential learning: experience as the source of learning and Development, Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall

[6] Kolb Y. A and Kolb D, [2008], Experiential Learning Theory: A dynamic, holistic approach to management learning, education and development, Department of Organizational Behaviour - Case Western Reserve University

hoạt động trải nghiệm môn sinh học 8

soạn:  25/09/2017

TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔ: SINH-HÓA- THỂ-ANH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 01  /2017/KH-TNST

Thạch Hạ, ngày 2 tháng 11 năm 2017

KẾ HOẠCH TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 

GIÁO ÁN HOẠT  ĐỘNG TRẢI NGHIỆM MÔN SINH HỌC 8

CHỦ ĐỀ:  PHÒNG CHỐNG CÒI XƯƠNG Ở TUỔI THIẾU NIÊN.

GV bộ môn Sinh học: Nguyễn Quốc Thắng

I.Mục tiêu:

-Biết được cấu tạo, thành phần hóa học và tính chất của xương.

-Tiến hành được các thí nghiệm về xương để phát hiện được thành phần hóa học và tính chất của xương.

-Biết được nguyên nhân và biện pháp phòng chống bệnh còi xương ở lứa tuổi thiếu niên, giải thích được các hiện tượng trong thực tế.

-Xây dựng sản phẩm tuyên truyền về phòng chống còi xương cho lứa tuổi thiếu niên.

II.Nội dung và hình thức tổ chức

1.Nội dung:

-Kết hợp với trạm y tế xã để các em tham quan, tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân bệnh còi xương.

-Làm thí nghiệm tìm hiểu về xương để phát hiện được thành phần hóa học và tính chất của xương.

-Thi tuyên truyền về phòng chống còi xương cho lứa tuổi thiếu niên.

2.Hình thức

Tổ chức cho học sinh khối 8 gồm 3 lớp  8A, 8B, 8C,8D  mỗi lớp thành lập một đội thi “Tuyên truyền về phòng chống còi xương cho lứa tuổi thiếu niên”.

III.Chuẩn bị hoạt động

-Địa điểm: tại văn phòng trường THCS Quang Trung- Thành Phố Hà Tĩnh

-Thành phần: BGH nhà trường, tổng phụ trách đội, GVCN 4 lớp 8, GV phụ trách bộ môn, nhân viên y tế trường học, học sinh khối 8.

-Cơ sở vật chất: Máy tính, máy chiếu, giấy Ao, bút, các dụng cụ để HS làm thí nghiệm: đèn cồn, giấm hoặc axit HCl 10%, đùi ếch, quả cân có khối lượng khác nhau, cốc. Đoạn dây đồng 1 đầu quấn chặt vào que bằng tre, gỗ, đầu kia quấn vào xương.

Một panh để gắp xương, 1 đèn cồn, 1 cốc 500ml để đựng nước lã để rửa xương, 1 cốc đựng HCl 10% .

IV.Tiến hành hoạt động

Hoạt động 1[tiết 1]: Thực hiện ngày 30/09/2017

 Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin.

a. Chia mỗi lớp thành 2 nhóm: Tìm kiếm thông tin từ SGK bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương.

Từng cá nhân  trong nhóm tập trung đọc sách để thu nhận các thông tin sau:

Kết luận1:về cấu tạo và chức năng của xương dài:

Cấu tạo

* Đầu xương :

- Hai đấu là mô xương xốp có các nan xương.

- Bọc hai đầu là lớp sụn.

* Thân xương: Gồm 3 phần :

- Màng xương, mô xương cứng , khoang xương.

Chức năng

- Giảm ma sát trong khớp xương.

- Phân tán lực tác dụng

- Tạo các ô chứa tuỷ đỏ của xương.

- Giúp xương phát triển to về bề ngang.

- Chịu lực đảm bảo vững chắc.

- Chứa tuỷ đỏ ở trẻ em, sinh hồng cầu, chứa tuỷ vàng ở người lớn.

Kết luận 2: về cấu tạo của xương ngắn và xương dẹt :

 - Không có cấu tạo hình ống.

 - Bên ngoài là mô xương cứng.

 - Bên trong  lớp mô xương cứng là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và hốc trống nhỏ.

Kết luận 3;

- Xương to ra là nhờ các tế bào màng xương phân hoá tạo tế bào mới đẩy vào trong và hoá xương.

- Xương dài ra là nhờ sụn tăng trưởng.

Kết luận 4:

- Xương được cấu tạo từ  các chát hữu cơ gọi là chất cốt giao.

- Các chất khoáng chủ yếu là can xi.

b.Hướng dẫn học sinh về nhà tìm thông tin từ các nguồn khác: Thảo luận nhóm về nguyên nhân gây còi xương ở lứa tuổi 12-16, thống nhất lựa chọn từ khóa để tìm kiếm sâu hơn, rộng hơn những thông tin về xương trên mạng internet và phân công thành viên tìm kiếm.

Hoạt động 2[tiết 2]: Thực hiện ngày 02/11/2017

Tiến hành thí nghiệm theo nhóm.

-HS tiến hành các  thí nghiệm 1,2,3 ở trang 45,46 sách hoạt động trải nghiệm sáng tạo lớp 8.

-GV bộ môn quan sát các nhóm phát hiện khó khăn để giúp đỡ hs.

-GV bộ môn lưu ý học sinh giải thích các hiện tượng thực tế:

*Người già dễ bị gãy xương khi ngã hơn người trưởng thành và trẻ nhỏ?

Bởi vì mỗi lứa tuổi khác nhau, xương lại có cấu tạo về thành phần khác nhau. ở người già, lượng cốt giao trong xương giảm trong khi muối canxi lại nhiều, nên xương giòn, dễ gẫy. còn ở lứa tuổi thanh thiếu niên, lượng cốt giao nhiều, nên xương đàn hồi, dẻo dai, chắc khỏe hơn.

*Trẻ em dễ bị vòng kiềng?

 Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D là nguyên nhân chính dẫn đến vòng kiềng.

 Trẻ tập đứng, tập đi quá sớm.

 Trẻ béo phì, có cân nặng quá tải đối với đôi chân.

 Do thói quen sinh hoạt một số vùng không tốt như: địu trẻ trên lưng, trẻ thường xuyên phải cưỡi ngựa, lừa…

*Tại sao có thóp trên đầu các bé mới sinh?

Phần thóp trước có hình thoi, là khe hở giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Phần thóp sau lại có hình tam giác, là khe hở giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm.

*Tại sao lại nói còi xương không chỉ ở người còi cọc mà cả những người bụ bẫm? Ai dễ bị thiếu can xi, thiếu can xi gây ảnh hưởng gì?

Nguyên nhân gây ra còi xương ở trẻ chủ yếu là do thiếu vitamin D. Do mẹ kiêng cữ cho bé quá kỹ, ít cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay chế độ ăn uống không cân đối –quá mặn hay quá nhiều đạm làm đảo thải vitamin D qua nước tiểu, trẻ không được bú mẹ đầy đủ cũng là nguyên nhân gây ra còi xương.

Bên cạnh đó, những trẻ ăn dặm sớm và ăn nhiều bột cũng gây tình trạng rối loạn chuyển hóa ức chế hấp thu canxi. Cùng với đó, những trẻ quá bụ bẫm cũng là một  yếu tố gây còi xương. Bởi lẽ ở những trẻ này, nhu cầu vềcanxi, phốt pho, vitamin D cao hơn những trẻ bình thường.

-GVCN  quản lý nhóm hs lớp chủ nhiệm và tổng phụ trách đội quan sát chung.

Hoạt động 3[tiết 3]: Thực hiện ngày 02/11/2017

 Xử lý thông tin và xây dựng sản phẩm để tuyên truyền.

-HS thống nhất thông tin thu thập được từ đó sơ đồ hóa thông tin về xương[Tham khảo sơ đồ trang 47 sách hoạt động trải nghiệm sáng tạo lớp 8].

- HS lựa chọn loại hình  sản phẩm tuyên truyền trên giấy Ao hoặc trình bày trên PowerPoin hoặc videoclip.

-GVCN hỗ trợ cho nhóm hs của lớp để hoàn thành sản phẩm.

-HS khối 8, GV và BGH nhà trường theo dõi.

V.Đánh giá- rút kinh nghiệm

-Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đánh giá[trang 50,51 sách hoạt động trải nghiệm sáng tạo lớp 8].

-Học sinh ghi lại những tình huống phát sinh, kinh nghiệm rút ra và xây dựng ý tưởng mới nộp cho giáo viên.

-GV nhận xét và trao thưởng[ một bịch kẹo] cho nhóm trình bày hay nhất.

Duyệt BGH                                                           Giáo viên

Dương Bình Định                                             Nguyễn Quốc Thắng

Tác giả bài viết: Nguyễn Quốc Thắng

Video liên quan

Chủ Đề