Để có hệ hô hấp khỏe ta phải làm gì

Giống như bất cứ cơ quan nào khác trên cơ thể, lá phổi với nhiệm vụ trao đổi khí, giúp cho quá trình hô hấp được diễn ra thuận lợi. Giữ một lá phổi khỏe mạnh giúp bảo vệ cơ thể tránh những vấn đề sức khỏe hô hấp và bệnh lý nghiêm trọng như: hen suyễn, viêm phổi, xơ nang phổi,... Vậy làm thế nào để có một lá phổi khỏe mạnh?

1. Làm thế nào để có một lá phổi khỏe mạnh - Tránh xa khói thuốc lá

Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc bị động thường xuyên với khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm giảm sức khỏe của lá phổi, tăng nguy cơ ung thư phổi. Những người hút thuốc lá thường xuyên có nguy cơ cao gấp nhiều lần mắc các bệnh liên quan đến phổi như: xơ phổi, hen suyễn, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Lá phổi khỏe mạnh là tiền đề cho một sức khỏe tốt

Trong khói thuốc chứa rất nhiều chất hóa học khác nhau, trong đó có lượng lớn là các chất gây độc cho phổi và hệ hô hấp như: carbon monoxide, nicotine,... Ở cả những người không hút thuốc nhưng tiếp xúc bị động với khói thuốc thường xuyên, phổi cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.

Vì thế để có một lá phổi khỏe mạnh thì điều đầu tiên cần nhớ là không hút thuốc lá, tránh xa nơi có khói thuốc lá. Nếu bạn đang hút thuốc, hãy ngừng càng sớm càng tốt.

Khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu hủy hoại mô phổi

2. Tập thể dục cho lá phổi

Vận động cơ thể, tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp cơ thể săn chắc khỏe mạnh mà còn rèn luyện cho lá phổi của bạn hoạt động tốt hơn. Trong khi tập thể dục, cơ thể sẽ trao đổi khí mạnh mẽ hơn, tim đập nhanh hơn để đưa máu giàu oxy đi các cơ quan. Phổi cũng hoạt động hiệu quả hơn để cung cấp oxy, giảm thải carbon dioxide.

Ngoài những bài tập toàn thân, nên có những bài tập thở dành riêng cho phổi hàng ngày. Chú ý tập hít bằng bụng, hạn chế hít thở bằng ngực, thở ra hết sức để đẩy luồng khí cặn trong phổi.

2.1. Tập hít thở sâu

Có thể tập hít thở sâu vào bất cứ thời điểm nào trong ngày để không khí tràn vào toàn bộ phổi. Việc này giúp phổi tiếp nhận oxy, thải bỏ CO2 và phân phối oxy đi khắp cơ quan tốt hơn. Hơn nữa, bài tập này có thể giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng mệt mỏi rất tốt.

2.2. Chạy bộ

Chạy bộ là một trong những môn thể thao rèn luyện sức khỏe tốt nhất, giúp giảm cân, cải thiện chức năng phổi, thư giãn cơ bắp và cơ thể hoạt động linh hoạt hơn trong cả ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, người thường xuyên chạy bộ giảm được tỉ lệ tử vong sớm đáng kể, một trong những nguyên nhân là do tác động của môn thể thao này giúp phổi bơm oxy tốt hơn.

Chạy bộ kết hợp với tập thở giúp phổi khỏe mạnh hơn

Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên chạy bộ đều đặn, kết hợp với nhịp thở phù hợp.

2.3. Tập ngồi đúng tư thế

Các nghiên cứu đã chỉ ra, tư thế ngồi méo mó, không thẳng, lưng cong,... sẽ đè ép khiến phổi không mở rộng đúng mức và hoạt động hít thở vì vậy cũng bị ảnh hưởng. Do đó bên cạnh luyện tập sức khỏe và chức năng cho phổi, đầu tiên cần điều chỉnh tư thế ngồi học tập hoặc làm việc.

Tuy nhiên ở những người mắc bệnh liên quan đến phổi như: hen suyễn, xơ nang, bệnh phổi mãn tính,... muốn tập luyện cho phổi khỏe mạnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

3. Hạn chế tiếp xúc với chất ô nhiễm

Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến phổi tăng trong nhiều năm gần đây là do chất lượng không khí chung giảm sút, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi tập trung nhiều nhà máy hay hoạt động giao thông đông đúc. Lượng bụi và hóa chất độc hại có trong không khí được phổi hít thở liên tục trong thời gian dài sẽ làm hỏng các mô phổi, đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Khi cơ thể còn trẻ hoặc tiếp xúc chưa lâu với không khí ô nhiễm, bạn có thể chưa nhận thấy những ảnh hưởng nghiêm trọng này. Đến khi cơ thể già đi hoặc mô phổi đã suy yếu và nhiễm bệnh thì lúc này việc điều trị hay hồi phục đều trở nên khó khăn.

Môi trường khói bụi và hóa chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh về phổi

Do đó, nên hạn chế tối đa tiếp xúc, làm việc lâu trong môi trường không khí ô nhiễm, nhiều hóa chất độc hại. Nếu do tính chất công việc, cần có biện pháp bảo vệ, giảm thiểu độc hại đến cơ thể. Những đối tượng nguy cơ cao này cũng cần chú ý hơn đến việc chăm sóc sức khỏe nói chung và chăm sóc lá phổi nói riêng. Nếu có triệu chứng nghi ngờ bệnh lý ở phổi, nên đi khám sớm để có phương pháp can thiệp điều trị hiệu quả.

4. Chế độ ăn lành mạnh, giàu chất chống oxy hóa

Thực phẩm cơ thể ăn và hấp thu hàng ngày không chỉ cung cấp năng lượng, duy trì hoạt động sống mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Với lá phổi cũng vậy, các tế bào của cơ quan này cần được nuôi dưỡng thường xuyên với nguồn máu giàu dưỡng chất và oxy.

Do đó, hãy thực hiện một chế độ ăn lành mạnh hàng ngày bằng cách:

  • Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng với các nhóm chất: tinh bột, chất béo, protein, đường, Vitamin và khoáng chất,... với hàm lượng và tỉ lệ phù hợp với cân nặng và hoạt động của cơ thể.

  • Tăng cường bổ sung các loại Vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng tự nhiên, ngăn ngừa bệnh tật nói chung và suy giảm sức khỏe lá phổi nói riêng.

  • Bổ sung các thực phẩm chống viêm, nhất là khi bạn đang bị viêm đường thở gây ra triệu chứng nặng nề ở ngực, khó thở,... Nhóm các thực phẩm chống viêm tự nhiên bao gồm: quả anh đào, việt quất, quả ô liu, nghệ, đậu lăng,...

Dinh dưỡng tốt giúp nuôi dưỡng phổi khỏe mạnh

  • Uống trà xanh và các thực phẩm giàu chất oxy, ngăn ngừa giảm viêm trong phổi, làm chậm quá trình lão hóa.

Ngoài thực phẩm thì nước uống cũng rất quan trọng, bạn cần uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để giữ phổi hoạt động tốt hơn. Nhất là những người bị viêm đường thở, tắc nghẽn đường thở do bệnh viêm đường hô hấp, việc uống nước lại càng quan trọng để làm sạch đường thở, giảm khó thở và khó chịu.

Ngày nay, con người ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe cũng như việc làm thế nào để có một lá phổi khỏe mạnh. Thay đổi những thói quen sống lành mạnh ngay từ hôm nay sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ bệnh lý về phổi.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là căn bệnh đường hô hấp rất nguy hiểm, nó đứng thứ 4 trong những bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất. Tuy nhiên căn bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu chúng ta nắm được các yếu tố mà bài viết sau đây sẽ đề cập tới.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD gồm và/hoặc viêm phế quản mạn và khí phế thũng

Nguyên nhân dẫn tới bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính [COPD] là bệnh hô hấp gây khó thở vì đường thở bị hẹp lại so với bình thường. Phổi tắc nghẽn mãn tính có thể gây ra tình trạng suy giảm hô hấp, hạn chế khả năng hoạt động hàng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD gồm và/hoặc viêm phế quản mạn và khí phế thũng. Với những triệu chứng đặc trưng là:

 -Ho khạc đờm hoặc ho kéo dài 3 tháng trong 1 năm và liên tiếp trong 2 năm trở lên. Trong đợt cấp do nhiễm trùng đờm nhiều hơn và thay đổi màu sắc của đờm.

- Khó thở: Tiến triển nặng dần theo thời gian và khó thở liên tục. Bệnh nhân “phải gắng sức để thở”, “thở nặng”, “cảm giác thiếu không khí” hoặc “thở hổn hển”. Khó thở tăng lên khi gắng sức, nhiễm trùng đường hô hấp.

Nắm được nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD sẽ giúp chúng ta chủ động trong việc phòng ngừa bệnh. Sau đây là các tác nhân gây bệnh:

  • Hút thuốc: bao gồm cả hút thuốc chủ động và thụ động
  • Khói hóa chất: Khói SO2, NO, CO…
  • Bụi bặm: Các loại bụi mịn, bụi siêu mịn, bụi đường
  • Ô nhiễm môi trường ngoài trời: khí thải từ các nhà máy, khói từ các đám cháy rừng, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, khí thải từ các loại xe cơ giới, khí đốt…
  • Ô nhiễm môi trường không khí trong nhà như hít phải khí đốt nhiên liệu
  • Bụi nghề nghiệp, hóa chất: bụi bông, bụi aminang, bụi nhôm…

Các chất này khi tấn công đường hô hấp sẽ làm phổi bị nhiễm độctừ đó gây suy yếu khả năng phòng vệ của phổi trong việc chống lại nhiễm trùng, khiến tình trạng viêm nhiễm diễn ra nặng nề dẫn tới đường dẫn khí hẹp, gây sưng phồng ống khí và phá hủy túi khí. Tất cả các yếu tố này sẽ góp phần gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.

Những biện pháp giúp đường hô hấp khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

A. Bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh

Nếu tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh kể trên trong thời gian dài sẽ khiến chúng ta dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính vì vậy để có hệ hô hấp khỏe mạnh, phòng bệnh hiệu quả, chúng ta cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân trên bằng cách:

- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt giữ ấm cổ, chân, đầu.

- Đeo khẩu trang khi ra đường hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nếu phải làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn như dệt may, đúc đồng, xưởng gỗ… cần đeo khẩu trang liên tục, tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp.

- Tránh xa khói thuốc lá, thuốc lào, nếu đang hút cần phải bỏ ngay, tránh xa môi trường có khí độc, bụi bẩn…

- Dùng điều hòa đúng cách: để chế độ 25-28 độ, thường xuyên bật lọc khí và chế độ giữ ẩm nhằm hạn chế các bệnh về hô hấp và dị ứng.

b. Luyện tập tăng cường sức khỏe hệ hô hấp

Những người bị hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính thường bị khó thở nên có thói quen ít vận động mà lại quên mất lợi ích của các bài tập thể dục mang lại. Dưới đây là những bài luyện tập tốt cho hệ hô hấp mà bạn nên thường xuyên thực hiện:

Hãy tập thở!

Làm gì để tốt cho hệ hô hấp? Luyện tập các bài tập thở là cách hỗ trợ hệ hô hấp tốt nhất! Dưới đây là 4 bài tập thở bạn nên tập hàng ngày:

- Bài tập ho có kiểm soát: Đây là bài tập nhằm lợi dụng động tác ho để tăng khả năng đẩy đờm, tống đờm, làm sạch đường thở, không làm cho người bệnh mệt, khó thở… Người bệnh chỉ cần hít chậm, sâu, nín thở và ho mạnh để long đờm và bật đờm ra ngoài. Kỹ thuật ho đơn giản nhưng lại rất hiệu quả với những người nhiều đờm và khó long đờm.

Tập thở rất tốt để phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

- Bài tập thở ra mạnh cũng là lời giải đáp quan trọng cho câu hỏi: “làm gì tốt cho hệ hô hấp”. Thực hiện cũng tương tự như bài tập ho có kiểm soát, tuy nhiên, thay bằng việc ho ra mạnh thì ở động tác này, người bệnh thở mạnh ra để giúp đẩy dần đờm trong phế quản ra bên ngoài.

- Bài tập thở chúm môi: Đây là bài tập giúp đường thở không bị xẹp lại khi thở ra nên khí thoát ra ngoài dễ hơn.

- Bài tập thở hoành: Cơ hoành là cơ hô hấp chính. Các bài tập thở cơ hoành sẽ giúp tăng cường hiệu quả của động tác hô hấp và tiết kiệm năng lượng.

Các bài tập tăng sức dẻo dai của hệ hô hấp:

Cũng như các hệ cơ, xương khớp, tim mạch, hệ hô hấp khi hoạt động nhiều, chức năng sẽ giảm dần. Để tăng cường chức năng hô hấp, việc lựa chọn và luyện tập các bài thể dục nhằm nâng cao thể chất là vô cùng quan trọng. Giải đáp thắc mắc làm gì tốt cho hệ hô hấp, các chuyên gia khuyên người bệnh nên tập các môn thể thao nhẹ nhàng nhưng lại tốt cho hệ hô hấp như:

- Yoga: Giúp tăng cường sức đề kháng, mở rộng lồng ngực, thúc đẩy đường thở, tăng dẻo giai các cơ hô hấp.

Yoga là bộ môn thể thao để nâng cao sức khỏe đường hô hấp

- Dưỡng sinh: Các động tác nhịp nhàng trong dưỡng sinh không chỉ giúp tăng dung tích phổi mà còn tăng thể lực, khôi phục thể trạng từ ốm yếu sang khỏe mạnh.

- Đi bộ, đạp xe không chỉ nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, tăng hít thở sâu và tăng dung lượng khí ở phổi, cải thiện khả năng hô hấp, nhất là đối với người bệnh hen suyễn, COPD.

C. Thay đổi chế độ ăn uống

Những người gặp vấn đề về hô hấp thường xuyên mệt mỏi nên việc ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, với thể trạng yếu thì người bệnh cần có chế độ ăn hợp lý, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với sức khỏe đường hô hấp

Các món ăn cung cấp nhiều chất béo omega 3, protein, vitamin sẽ giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, tăng sức đề kháng giúp cơ thể chống lại bệnh tật, nhất là đối với người có thể trạng yếu như bệnh hen suyễn, COPD. Một số thực phẩm nên cung cấp hang ngày như: thịt bò, thịt đỏ, cá, các loại rau xanh và các loại hạt,…

Tuy nhiên, đối với những người cơ địa dị ứng, một số thức ăn lại làm tăng nguy cơ kích ứng, gây các cơn ho, khó thở mà bạn cần tránh như: cua, cá tanh, muối và đồ ăn mặn, đồ ăn chế biến sẵn, chất có cồn,…

Giải pháp từ thảo dược mang tên BoniDetox giúp phòng ngừa bệnh phổi tăc nghẽn mãn tính COPD từ căn nguyên bệnh.

Theo TS.BS Phạm Hưng Củng -  nguyên vụ trưởng vụ y học cổ truyền Bộ y tế : “Chúng ta phải nhớ, nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là do sự tấn công của các chất gây hại sẽ làm phổi bị nhiễm độc từ đó mà gây bệnh. Các biện pháp trên sẽ có tác dụng phần nào giúp đường hô hấp của chúng ta khỏe mạnh hơn, tuy nhiên cũng chỉ loại bỏ được phần nào chất độc hại còn nhiều tác nhân gây bệnh có kích thước rất nhỏ vẫn có thể tấn công phổi để gây bệnh, đó là chưa kể tới việc chúng ta không thể đeo khẩu trang 24/24 khi mà tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng kinh khủng. Vì thế biện pháp toàn diện nhất chính là giải độc phổi và bảo vệ phổi khi bị tấn công”.

Hiện nay trên thị trường mới chỉ có sản phẩm BoniDetox của Mỹ là đủ điều kiện đáp ứng 2 yêu cầu trên tức là vừa giải độc phổi khi bị nhiễm độc mà còn giúp bảo vệ phổi một cách tối ưu khi có sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Đó là nhờ thành phần chứa những thảo dược sau:

  • Hoàng cầm, xuyên tâm liên, cam thảo ý, lá ô liu: Làm tăng khả năng giải độc phổi khi bị các tác nhân gây bệnh tấn công, làm sạch phổi, giảm sự tích lũy chất độc trong phổi, rất hiệu quả trong việc phục hồi chức năng phổi bị tổn thương do các chất ô nhiễm trong không khí.
  • Cúc tây và xuyên bối mẫu: có tác dụng bảo vệ phế quản phổi khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh viêm phế quản mạn tính như bụi mịn, khói thuốc lá, xăng xe, hóa chất độc hại, vi khuẩn và virus từ môi trường.

Ngoài ra, BoniDetox còn bổ sung những thành phần sau để hoàn thiện một sản phẩm dành cho bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính:

  • Tỳ bà diệp, lá bạch đàn: Giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh viêm phế quản mạn tính như ho, đờm nhiều, do đó giúp giảm tắc nghẽn, khó thở.
  • Đặc biệt trong BoniDetox còn có một thành phần giúp ngăn ngừa được biến chứng của sự nhiễm độc phổi đó là đột biến tế bào gây ung thư phổi đó là Fucoidan chiết xuất từ tảo biển.

Như vậy BoniDetox vừa tác động tới nguyên nhân gây bệnh là nhiễm độc phổi, vừa bảo vệ phổi khi bị tác nhân gây bệnh lại còn nhanh chóng giúp giảm được các triệu chứng khó chịu của bệnh và phòng ngừa được biến chứng nguy hiểm. Với thành phần 100% thiên nhiên nên BoniDetox còn rất an toàn không tác dụng phụ.

Cảm nhận của người bệnh sau khi sử dụng BoniDetox :

Chú Nguyễn Đình Tư [ 50 tuổi] , thôn Quảng Tái, xã Chung Tú, Ứng Hòa, Hà Nội

Nhờ biết tới sản phẩm BoniDetox mà bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bao nhiêu năm của chú đã được đẩy lui. Mỗi ngày chỉ cần sử dụng BoniDetox liều 4 viên, , các cơn ho và tình trạng khó thở phải giảm tới 50%. Sau khi dùng hết liệu trình 3 tháng, chú đã hết hẳn ho đờm, khò khè, khó thở, không phải dùng tới cả thuốc xịt để thở nữa rồi, người cũng khỏe khoắn, không còn mệt mỏi. Hiện nay chú đã khỏe mạnh, da dẻ hồng hào đi làm lại được mà không lo bệnh tái phát.

Cô Đặng Thị Bích Dư [ 58 tuổi], đội 8, Nghĩa Tân, Nghĩa Hưng, Nam Định

Từ khi sử dụng BoniDetox, những cơn hen phế quản khổ sở đã không còn xuất hiện nữa rồi. Trước kia , mỗi lần lên cơn là tự nhiên thấy ngứa cổ rồi ho sặc sụa, tức ngực, cố gắng rít thật sâu mà vẫn không thở nổi, da dẻ tím tái hẳn. Hết cơn khó thở là cô toát mồ hôi hột, dàn dụa nước mắt. Điều đó khiến cô không bao giờ dám bỏ quên thuốc ở nhà. Giờ cô đã thở bình thường,  người khỏe mạnh sau 3 tháng dùng BoniDetox cô đã ngủ ngon một mạch cả đêm vì không còn bị bệnh hành hạ nữa rồi.

Anh Nguyễn Việt Dũng, 32 tuổi

Anh bị tình trạng ho đờm liên tục đã 2 năm nay, nguyên nhân bởi thường xuyên hít phải bụi bẩn ở nhà cũng như nơi làm việc, ngày nào anh cũng khạc nhổ, toàn đờm xanh vàng đặc quánh. Ho thì nhiều nhất là lúc nửa đêm gần sáng. Sử dụng BoniDetox được 3 tháng, anh hoàn toàn không còn hiện tượng ho, ho có đờm gì, đờm cứ loãng dần, trắng trong rồi mất hút, người khỏe khoắn hơn hẳn, anh đã ngủ được cả đêm ngon lành.

Hi vọng qua bài viết trên các bạn đã có được nhiều thông tin hơn về các bệnh đồng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD cũng như cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu vẫn còn những thắc mắc, hãy liên hệ với dược sỹ của chúng tôi qua số điện thoại 1800 1044 – 1800.1044 – 0984 464 844.

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề