Đề thi đại học khối a năm 2022

Bộ Công an vừa ban hành quyết định về dạng thức đề thi đánh giá tuyển sinh vào các học viện, trường đại học chính quy của Bộ Công an năm 2022.

Sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân đón tiếp tân sinh viên trúng tuyển năm 2021

học viện cảnh sát nhân dân

Theo đó, kết cấu bài thi đánh giá tuyển sinh đại học chính quy công an nhân dân năm 2022 của Bộ Công an gồm hai phần: phần trắc nghiệm và phần tự luận. Thí sinh làm bài thi với thời gian 180 phút [trong một buổi], trong đó phần trắc nghiệm 90 phút và phần tự luận 90 phút. Bài thi được Bộ Công an tổ chức sau kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông khoảng 10 ngày.

Thí sinh được lựa chọn một trong 4 mã đề thi theo nguyện vọng thí sinh đã đăng ký khi sơ tuyển, gồm: CA1, CA2, CA3 và CA4. Trong đó, CA1 và CA2 có phần trắc nghiệm về lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngôn ngữ Anh. Phần tự luận của CA1 là toán và của CA2 là ngữ văn.

CA3 và CA4 gồm trắc nghiệm khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngôn ngữ Trung Quốc. Phần tự luận của CA3 là toán và CA4 là ngữ văn.

Tổng điểm của bài thi là 100, trong đó phần trắc nghiệm tối đa 60 điểm và phần tự luận tối đa 40 điểm. Thí sinh làm phần trắc nghiệm trên phiếu trả lời trắc nghiệm và làm phần tự luận trên giấy thi theo mẫu của Bộ Công an.

Với phần thi trắc nghiệm, lĩnh vực khoa học tự nhiên gồm 25 câu [mỗi câu 1 điểm], kiến thức cốt lõi gồm vật lý, hóa học, sinh học. Trong đó 80% kiến thức lớp 12; 20% kiến thức lớp 10, lớp 11 được đánh giá theo 4 cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Lĩnh vực khoa học xã hội tương tự, chỉ thay kiến thức cốt lõi bằng các môn lịch sử, địa lý, văn hóa kinh tế - xã hội.

Phần trắc nghiệm ngôn ngữ [tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc] gồm 20 câu [mỗi câu 0,5 điểm] và cũng được đánh giá theo 4 cấp độ tương tự hai lĩnh vực trên.

Đối với phần tự luận, thí sinh được lựa chọn hai lĩnh vực toán học hoặc ngữ văn theo nguyện vọng lúc đăng ký sơ tuyển. Môn toán có 3 đến 5 câu với 40 điểm, trong đó 80% kiến thức lớp 12, 20% ở lớp 10 và lớp 11. Ngữ văn gồm 2 câu với 40 điểm thuộc kiến thức lớp 12, trong đó câu một đọc hiểu với 10 điểm và câu hai là làm văn với 30 điểm.

Theo quyết định của Bộ Công an, thí sinh thi tại các học viện, trường đại học công an nhân dân theo nguyện vọng thí sinh đã đăng ký khi sơ tuyển, riêng thí sinh ở phía nam [từ Đà Nẵng trở vào] đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các học viện, trường đại học công an nhân dân ở phía bắc sẽ thi tại các trường đại học công an nhân dân ở phía nam.

Kết quả bài thi đánh giá của Bộ Công an chiếm 60% tổng điểm xét tuyển, điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông của Bộ GD-ĐT chiếm 40% tổng điểm xét tuyển.

Tin liên quan

Nhảy đến nội dung

Nhiều trường đại học đề xuất tăng độ phân hóa của đề thi tốt nghiệp THPT 2022

Thứ Tư, 16:45, 16/03/2022

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm 2021, toàn quốc có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, trong đó có 795.356 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học và cao đẳng sư phạm. Tổng chỉ tiêu xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm là 538.507 thí sinh, chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT là 308.371, chiếm 57,26%, chỉ tiêu xét tuyển theo các phương thức khác là 230.136, chiếm 42,74%.

Ảnh minh họa.

Với tỷ lệ chỉ tiêu tuyển sinh theo điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn ở mức cao, chiếm đến 57,26%, PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Y dược TP.HCM cho rằng, trong bối cảnh tự chủ tuyển sinh, các trường có thể đưa ra các phương thức tuyển sinh riêng, tuy nhiên trong hoàn cảnh đặc biệt, nhất là ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc tự tổ chức các kỳ thi riêng càng khó khăn và áp lực cho chính các trường và thí sinh. Hiện nay, tỷ lệ các trường sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn chiếm một tỷ lệ khá lớn. Do đó, theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 Bộ GD-ĐT cần ra đề thi theo hướng tăng tính phân hóa để các trường có đầu vào cao như khối ngành y dược vẫn có thể sử dụng kết quả này để tuyển sinh.

Tương tự, GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội cũng cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh, đến thời điểm này các trường khối ngành sức khỏe chưa tổ chức họp để thống nhất phương thức tuyển sinh cho nhóm ngành y dược. Song dự kiến năm 2022, ĐH Y Hà Nội vẫn xác định sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.

Trong bối cảnh có đến trên 50% chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, GS.TS Nguyễn Hữu Tú cho rằng, Bộ GD-ĐT cần giữ vai trò chỉ đạo trong khâu tổ chức và ra đề thi tốt nghiệp THPT, đảm bảo tính tin cậy và phân loại thí sinh giúp các trường yên tâm sử dụng kết quả này trong công tác tuyển sinh.

Nói thêm về các tổ hợp xét tuyển mới không có môn Sinh tại các ngành Y dược, Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội cho rằng, cần hết sức cân nhắc khi sử dụng các tổ hợp mới: “Việc dùng khối A không có môn Sinh để tuyển sinh ngành Y không hoàn toàn mới, phương thức này đã được các trường về y dược khối quân đội áp dụng, nhưng với các trường đào tạo thuần về y dược thì đây là điều khá mới. Tôi cho rằng không nên dành tỷ lệ lớn chỉ tiêu cho các tổ hợp mới, có chăng nên để dưới 25%, việc áp dụng cũng cần có lộ trình cụ thể, thông báo trước cho thí sinh và có thời gian đánh giá lại hiệu quả của những tổ hợp này khi tuyển sinh”.

Căn cứ vào diễn biến của dịch bệnh, GS.TS Nguyễn Hữu Tú dự báo, nếu không phát sinh tình huống đột biến, vào khoảng tháng 6, tháng 7, tình hình dịch bệnh có thể khả quan hơn. Do đó, Bộ GD-ĐT nên hướng đến thực hiện 1 kỳ thi theo hướng bình thường mới, tránh việc chia cắt thành nhiều đợt, có những thí sinh không được tham gia thi.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội cũng cho rằng: “Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2017, 2018 có mức độ phân hóa tương đối tốt, các trường có thể yên tâm dựa vào kết quả này để xét tuyển. Tuy nhiên từ năm 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh, tính phân hóa giảm, không đảm bảo khi xét tuyển đại học. Hy vọng trong năm 2022, Bộ GD-ĐT tiếp tục xây dựng đề thi có tính phân hóa cao hơn, đảm bảo các trường có thể sử dụng kết quả này để xét tuyển”.

Trong khi đó, PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng Phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân [Hà Nội] cho rằng, việc giữ ổn định  công tác tuyển sinh đại học như năm 2021 là cần thiết, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và các trường đại học.

PGS.TS Bùi Đức Triệu cũng đề nghị, Bộ GD&ĐT sớm ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh 2022, bởi dù chủ trương là ổn định nhưng những điều chỉnh mang tính kỹ thuật [nếu có] cũng tác động lớn đến các thí sinh. Hiện nay các trường đại học đã quen với tự chủ tuyển sinh, nhất là trong 2 năm vừa, các trường đã hoàn thiện phần mềm xét tuyển, đăng ký nhập học tạo thuận lợi cho thí sinh. Trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng xây dựng phần mềm như vậy và đến thời điểm hiện tại vẫn hoạt động tốt./.

VOV.VN - Trong năm 2022, thí sinh chú ý đăng ký dự thi, đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng trực tuyến. Thí sinh tải hồ sơ minh chứng về đối tượng ưu tiên. Đối với một số trường xét tuyển theo phương thức riêng, thí sinh chú ý phải thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ theo quy định của trường.

VOV.VN - Trong năm 2022, thí sinh chú ý đăng ký dự thi, đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng trực tuyến. Thí sinh tải hồ sơ minh chứng về đối tượng ưu tiên. Đối với một số trường xét tuyển theo phương thức riêng, thí sinh chú ý phải thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ theo quy định của trường.

VOV.VN - Ngay sau khi có phương án tuyển sinh lớp 10, các trường THCS tại Hà Nội đã gấp rút lên kế hoạch ôn tập, phân loại học sinh để dạy bổ trợ đồng thời chuẩn bị tổ chức các kỳ thi thử để đánh giá năng lực của học sinh, làm cơ sở tư vấn hướng nghiệp, chọn trường.

VOV.VN - Ngay sau khi có phương án tuyển sinh lớp 10, các trường THCS tại Hà Nội đã gấp rút lên kế hoạch ôn tập, phân loại học sinh để dạy bổ trợ đồng thời chuẩn bị tổ chức các kỳ thi thử để đánh giá năng lực của học sinh, làm cơ sở tư vấn hướng nghiệp, chọn trường.

VOV.VN - Theo thống kê của các trường đại học về tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 3 tháng đến 1 năm tương đối cao, từ khoảng 80-95% tùy từng cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có giải pháp để kiểm chứng lại kết quả thống kê này, đây là bài toán đang được Bộ GD-ĐT đặt ra.

VOV.VN - Theo thống kê của các trường đại học về tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 3 tháng đến 1 năm tương đối cao, từ khoảng 80-95% tùy từng cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có giải pháp để kiểm chứng lại kết quả thống kê này, đây là bài toán đang được Bộ GD-ĐT đặt ra.

Video liên quan

Chủ Đề