De thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2022

Tóm tắt nội dung tài liệu

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG : THCS VĨNH THỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học : 2017-2018 Môn : NGỮ VĂN, Lớp 6 Thời gian: 90phút [không kể phát đề] I- PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: [2,0 đ] Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ. [Trích Ngữ văn 6, tập 2, trang 38-39] Câu 1: Ai là tác giả của đoạn văn trích trên? A.Tô Hoài B.Đoàn giỏi C.Võ Quảng D.Nguyễn Tuân Câu 2: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào sau đây? A.Đất rừng Phương Nam B.Sông nước Cà Mau C.Dế Mèn phiêu lưu kí D.Quê nội Câu 3: Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào để viết đoạn trích trên? A.Tự sự B.Miêu tả C.Biểu cảm D.Thuyết minh Câu 4: Dòng nào nêu chính xác nhất nội dung của đoạn trích trên? A. Kể chuyện dượng Hương Thư đang cùng mọi người trên thuyền vượt thác Cổ Cò. B. Tả cảnh dượng Hương Thư đang cùng mọi người trên thuyền vượt thác Cổ Cò. C. Tả cảnh dượng Hương Thư đang điều khiển sào đưa thuyền vượt thác Cổ Cò. D. Tả cảnh dượng Hương Thư cùng mọi người trên thuyền đã vượt qua được thác Cổ Cò. II.PHẦN TỰ LUẬN: [8 điểm ] Câu 1:[2 điểm]: Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hoá trong đoạn thơ sau: “ Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền. Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp. Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.” [Khánh Chi, “Biển”] 1 Câu 2: [6,0 điểm]: Em hãy viết một bài văn miêu tả khu vườn nhà em vào một buổi sáng đẹp trời. Tổ trưởng ký duyệt 2 PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG : THCS VĨNH THỊNH ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018 Môn: NGỮ VĂN,Lớp 6 Thời gian: 90 phút [không kể phát đề] I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: [2,0 đ] Câu Đáp án 1 C 2 D 3 B 4 C II- ĐÁP ÁN PHẦN TỰ LUẬN :[8 đ] Câu 1 : [2 điểm ] Yêu cầu : Ý 1: Xác định được các phép so sánh nhân hoá: [0,5 điểm] + So sánh: biển như người khổng lồ; biển như trẻ con.[0,25 đểm] + Nhân hoá: Vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền.[0,25 điểm] Ý 2: Nêu được tác dụng: [1,5 điểm] + Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau.[0,5 điểm] + Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; khi thì nhỏ bé hiền lành dễ thương, đáng yêu như trẻ con.[0,5 điểm] Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá đoạn thơ đã gợi tả thật rõ, thật cụ thể màu sắc, ánh sáng theo thời tiết, thời gian; tạo nên những bức tranh sống động về biển.[0,5] Câu 2: [ 6 điểm ] * Yêu cầu chung: Học sinh biết viết một bài văn miêu tả có bố cục ba phần rõ ràng; ngôn ngữ trong sáng, lời văn rõ ràng, mạch lạc; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: Học sinh trình bày các ý cơ bản sau: 1. Mở bài: Giới thiệu chung về khu vườn [0,5 điểm ] 2. Thân bài:[5 điểm ] - Tả bao quát khu vườn: [ 1 điểm]: Những nét chung đặc sắc của toàn cảnh [khu vườn rộng hay hẹp, không khí trong vườn như thế nào, bầu trời, cảnh vật, màu sắc, âm thanh, mùi vị... có gì đặc biệt] - Tả cụ thể cảnh khu vườn: [4 điểm ]Chọn những cảnh tiêu biểu để tả [Vườn trồng những loại cây gì, đặc điểm của từng loại cây, sương sớm, ánh nắng ban mai, hoạt động của các loài vật, của con người...]. - Lợi ích của khu vườn đối với gia đình em.[1 điểm ] 3. Kết bài: Cảm nghĩ của em: [ 1 điểm ] - Cảm thấy thích thú, có cảm giác thoải mái, tươi vui trước cảnh đẹp của khu vườn. 3 - Có ý thức cùng mọi người trong gia đình chăm sóc để khu vườn ngày càng tươi đẹp. Tổ trưởng ký duyệt 4

Page 2

YOMEDIA

Đề thi học kỳ 2 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh giúp các em học sinh tự kiểm tra lại kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6 của mình, luyện đề chuẩn bị tốt cho kì thi học kì 2 sắp tới. Mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo đề thi.

13-06-2018 499 14

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án là tài liệu ôn thi cuối học kì 2 hữu ích, thông qua việc luyện tập với đề thi sẽ giúp các em làm quen với các dạng câu hỏi và rút kinh nghiệm trong quá trình làm bài thi. Mỗi đề thi kèm theo đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc ôn tập cũng như rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo đề thi.

Bạn đang xem: Đề thi học kì 2 lớp 6 môn ngữ văn năm 2017


BỘ ĐỀ THI HỌC KỲ 2 MÔN NGỮ VĂN 6 NĂM 2018 1. Đề thi học kỳ 2 lớp 6 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn trường THCS Bình An 2. Đề thi học kỳ 2 lớp 6 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn trường THCS Đồng Cương 3. Đề thi học kỳ 2 lớp 6 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn Phòng giáo dục và đào tạo Vĩnh Tường 4. Đề thi học kỳ 2 lớp 6 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn Phòng giáo dục và đào tạo Vĩnh Yên 5. Đề thi học kỳ 2 lớp 6 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn trường THCS Vĩnh Thịnh 6. Đề thi học kỳ 2 lớp 6 năm học 2017-2018 môn Ngữ Văn Đề số 2 7. Đề thi học kỳ 2 lớp 6 năm học 2017-2018 môn Ngữ Văn Đề số 3 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2017-2018 MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 6 Thời gian làm bài: 90 phút [Không kể thời gian phát đề] Câu 1. [3 điểm] Đọc đoạn văn sau: “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp...” [“Cây tre Việt Nam”- Thép Mới, SGK Ngữ văn 6- tập 2] - Cho biết nội dung chính của đoạn văn trên. [1 điểm] - Xác định chủ ngữ trong câu sau: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.” [1 điểm] - Chép lại 1 câu có sử dụng biện pháp nhân hóa trong đoạn văn trên. [1 điểm] Câu 2. [3 điểm] Viết một đoạn văn ngắn [4-6 câu] có sử dụng biện pháp so sánh để giới thiệu một loại cây hoặc hoa trong sân trường em. Câu 3. [4 điểm] “Tình bạn nhân đôi niềm vui và chia sẻ nỗi buồn”. [Danh ngôn cuộc sống] Hãy miêu tả một người bạn đã mang lại niềm vui và chia sẻ với em những nỗi buồn trong cuộc sống./. ----- Hết ----Họ và tên học sinh:……………………………………………………………… ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2 HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học 2017-2018 MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 6 Câu 1. [3 điểm] - Hs xác định nội dung chính của đoạn văn: khẳng định sự gắn bó của cây tre với con người trong cuộc sống và trong lao động sản xuất. [1 điểm] - Chủ ngữ trong câu: mái đình, mái chùa cổ kính [1 điểm] - Hs tự chọn và chép đúng 1 câu có sử dụng biện pháp nhân hóa trong đoạn văn. [1 điểm] GV cân nhắc trên bài làm thực tế để quyết định số điểm phù hợp. Câu 2. [3 điểm] Viết một đoạn văn ngắn [4-6] câu có sử dụng biện pháp so sánh, giới thiệu một loại cây [hoặc hoa] trong sân trường. - Điểm 3.0: HS viết đoạn văn mạch lạc, đầy đủ số câu; có cảm nhận sâu sắc về đối tượng [2 điểm]; trong đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh. [1 điểm] - Các thang điểm khác: GV cân nhắc để quyết định số điểm phù hợp. - Điểm 0: Viết không đúng hoặc không viết một ý nào. Câu 3. [4 điểm] 1. Yêu cầu chung Bài viết thể hiện đúng yêu cầu của văn miêu tả; bố cục đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, có cảm xúc; có liên kết câu, liên kết đoạn. 2. Yêu cầu cụ thể 2.1. Về cấu trúc [0.5 điểm] - Điểm 0.5: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề miêu tả; phần Thân bài có vận dụng các kỹ năng miêu tả; phần Kết bài cảm nhận chung về người bạn và thể hiện được nhận thức của cá nhân, mong muốn về tình bạn. - Điểm 0.25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên. 2.2. Về vấn đề miêu tả [0.5 điểm] - Điểm 0.5: Xác định được vấn đề cần miêu tả. - Điểm 0.25: Xác định chưa rõ vấn đề cần miêu tả. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần miêu tả. 2.3. Về nội dung miêu tả [2.5 điểm] - Điểm 2.5: Bài viết có các ý rõ ràng, thuyết phục; trình tự miêu tả hợp lý. Làm nổi bật những nét tiêu biểu của người bạn, niềm vui và những nỗi buồn bạn chia sẻ với mình, bài viết tạo cảm xúc cho người đọc. - Điểm 0.75 - 2.25: Đáp ứng một phần các yêu cầu trên. - Điểm 0.5: Bài làm chỉ có vài ý rời rạc; hoặc viết được một đoạn ngắn. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. 2.4. Về chính tả, dùng từ, đặt câu [0.5 điểm] - Điểm 0.5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0.25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 00: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu./.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Pic Viết Tắt Của Từ Gì, Pic Là Viết Tắt Của Từ Gì

GV cân nhắc trên bài làm thực tế để quyết định số điểm phù hợp.

Tham khảo đề thi học kì 2 lớp 6 môn Văn năm học 2016 – 2017. I] Trắc nghiệm: [3 điểm] – Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 đ. Đọc đoạn văn và các câu hỏi trả lời bằng cách khoanh tròn câu đúng nhất.

Tên  : …………….

Lớp  : ……

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2

MÔN NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian làm bài: 45 phút [không kể thời gian phát đề]

I] Trắc nghiệm: [3 điểm] – Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 đ.

Đọc đoạn văn và các câu hỏi trả lời bằng cách khoanh tròn câu đúng nhất. 

“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi, mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thưở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi, chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con Hải âu bay ngang, là là nhịp cánh…”

1] Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?

a] Lao xao           b] Vượt thác         c] Cô Tô         d] Sông nước Cà Mau

2] Tác giả đoạn văn trên là ai?

a] Nguyễn Tuân    b] Duy Khán             c] Tố Hữu           d] Võ Quảng

3] Cảnh trên là một bức tranh như thế nào?

a] Bao la, bát ngát                      b] Hùng vĩ, tráng lệ

c] Duyên dáng, trữ tình               d] Sâu thẳm, huyền bí

4] Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn?

a] So sánh             b] Nhân hóa              c] Ẩn dụ                d] Hoán dụ

5] Câu nào dưới đây không phải là câu trần thuật đơn có từ là?

a] Mẹ là ngọn gió của con suốt đời                  b] Người ta gọi chàng là Sơn Tinh

c] Bồ Các là bác chim ri                                  d] Tre là người bạn thân thiết của nhà nông

6] Có mấy kiểu hoán dụ thường gặp?

a] Một                  b] Ba                  c] Năm                   d] Bốn

7] “Biển lúc tẻ nhạt, lúc lạnh lùng, lúc sôi nổi hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng”. Câu văn trên có bao nhiêu chủ ngữ, vị ngữ?

a] Một vị ngữ, nhiều chủ ngữ                 b] Một chủ ngữ, một vị ngữ

c] Một chủ ngữ, nhiều vị ngữ                 d] Hai chủ ngữ, hai vị ngữ

8] Dòng nào dưới đây không phải là từ láy?

a] lâm thâm                b] nằng nặc              c] ngủ ngon          d] đinh ninh

9] Dòng nào sau đây sử dụng biện pháp nhân hoá?

a] Con sông thức tỉnh                 b] Miệng cười như thể hoa ngâu

c] Cả hội trường vỗ tay rào rào    d] Chị ấy có một giọng nói rất ấm

II] Tự luận: 7 điểm

Câu 1 [2 điểm]

a] Chép lại 5 khổ thơ đầu của bài thơ “Lượm” [1 điểm]

b] Nội dung bài học ?

Câu 2 [5 điểm] Tả về thầy giáo hoặc cô giáo mà em yêu quý nhất.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. Trắc Nghiệm

Đáp án : 1c    2a    3b    4a    5b   6d  7c   8c    9a

II. Tự Luận

Câu 1.

Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.

Câu 2. 

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm “lận đận” với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: “Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học”. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: “Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con“. Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: “Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo….“. Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

“Ngọc không mài không sáng, người không học không tài.”

Video liên quan

Chủ Đề