Bài 5 trang 76 SGK ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh Diều

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 75 - 76 Cánh diều

Bài giảng Soạn văn lớp 6 Tập 2 Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 75 - 76

A. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt ngắn gọn:

Câu 1 [trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

Trong những câu trên, cụm từ ngày hôm nay ở câu b là trạng ngữ vì cụm từ này ngăn cách bằng dấu phẩy với các thành phần khác của câu.

Câu 2 [trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

- 3 trạng ngữ chỉ thời gian trong truyện bức tranh của em gái tôi [Tạ Duy Anh]: một hôm, kể từ hôm đó, trước khi đi thi.

- Tác dụng của trạng ngữ: "Kể từ hôm đó" nhằm liên kết nội dung với đoạn văn trước đó.

Câu 3 [trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

- Các trạng ngữ trong câu khi bị lược bỏ sẽ khiến nội dung câu bị thiếu, không rõ ràng thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích, phương tiện, nguyên nhân,...

- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện,...

Câu 4 [trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

- Tác giả sử dụng các diễn đạt ở a1 và b1 là do ở 2 câu này đã sử dụng trạng ngữ đặt đầu câu bổ sung ý nghĩa cho các thành phần còn lại câu câu, tạo điểm nhấn khiến câu văn hay hơn.

- Cách diễn đạt a2 và b2 đặt trạng ngữ sau câu và không phát huy tối đa hiệu quả của nó trong cách diễn đạt.

Câu 5 [trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

Đoạn a:

Trong đêm giao thừa, trời rét mướt, có một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang bán diêm trong bóng tối. Cô bé bán diêm ấy mồ côi mẹ và cũng đã mất đi người thương yêu em nhất là bà nội. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em nếu em không bán được diêm hay không xin được ít tiền bố thí nào. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em vội quẹt que diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba và thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư: Bà nội hiền từ của em hiện lên đẹp đẽ, gần gũi và phúc hậu biết mấy. Nhưng ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Sáng hôm sau, người ta thấy bên đường có một cô bé chết cóng nhưng trên môi vẫn nở nụ cười. Cô bé bán diêm đã chết khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.

Đoạn b:

Bức tranh của em gái tôi là một câu chuyện cảm động về tình anh em cũng như sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Ban đầu người anh đã luôn nghi ngờ và không tin tưởng người em, luôn cho rằng những việc làm của em mình là sai. Nhưng sau khi biết bức tranh mà người em gái đã vẽ về mình thì mọi suy nghĩ, định kiến về em ban đầu mất hết. Kể từ khi đó, trong long người anh chỉ còn lại sự xúc động, nỗi ân hận, giằn vặt bản thân. Từ đây, người anh sẽ yêu và hiểu em mình hơn, tình cảm anh em họ sẽ trở nên gắn kết nhiều hơn nữa.

Chú thích:

Trạng ngữ là phần được in đậm.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thực hành tiếng Việt:

 Trạng ngữ

- Là thành phần phụ trong câu chỉ bối cảnh [thời gian, vị trí, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, tính chất,…] của sự việc nêu trong câu.

- Trạng ngữ có thể được biểu hiện bằng từ, cụm từ và thường trả lời cho các câu hỏi: Khi nào?Ở đâu?Vì sao?Để làm gì?Bằng gì?Như thế nào?,…

- Đây không phải thành phần bắt buộc trong câu nhưng trong giao tiếp nếu lược bỏ đi trạng ngữ thì câu sẽ bị thiếu thông tin, không liên kết được với những câu khác,…

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Thực hành đọc hiểu - Chích bông ơi!

Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

Thảo luận nhóm về một vấn đề

Tự đánh giá - Nắng trưa bồi hồi

Kiến thức ngữ văn trang 89 - 90

– Truyện kể về việc gì? Thời gian và địa điểm xảy ra câu chuyện?

– Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính là người thế nào?

– Truyện kể theo ngôi kể thứ mấy và tác dụng của ngôi kể ấy?

– Truyện nêu lên vấn đề đề gì? Vấn đề ấy có liên quan đến cuộc sống hiện nay và cá nhân em như thế nào?

Trả lời:

– Truyện kể về cậu bé Ò Khìn nhờ bố giúp đỡ một chú chim chích bông mắc kẹt khiến người bố – Dế Vần nhớ lại kỷ niệm xưa cũng vô tình bắt chú chim chích bông xa mẹ phải chết.

+ Thời gian và địa điểm xảy ra câu chuyện: lúc người bố Dế Vần 8 tuổi theo cha lên nương

– Truyện có những nhân vật: Ò Khìn – con trai của Dế Vần, Dế Vần, pa Dế Vần và chú chim chích bông.

Nhân vật chính là Dế Vần. Dế Vần là một cậu bé hiền lành, biết nhận lỗi sai và cảm thấy ân hận về những hành động chưa đúng của mình.

– Truyện được kể theo ngôi kể thứ 3. Tác dụng của ngôi kể ấy mang lại cái nhìn khách quan, bao quát toàn bộ câu chuyện. Ngôi kể thứ 3 không xưng tôi, và là người chứng kiến toàn bộ câu chuyện.

– Truyện nêu lên vấn đề về lời nhắn nhủ chúng ta hãy bảo vệ động vật, thiên nhiên; đối xử thân thiện, văn minh với môi trường sống. Chúng ta hãy yêu thương động vật, đừng làm hại chúng.

Vấn đề này rất gần gũi, thực tế với cuộc sống của em hiện nay.Vì hiện nay con người đối xử không tốt với động vật, thiên nhiên, môi trường sống xung quanh. Bản thân em rút ra bài học là cần học cách yêu thương, nhân hậu với động vật.

1.2. Đọc trước truyện Chích bông ơi!, tìm hiểu thêm các tư liệu nói về tác giả Cao Duy Sơn

Trả lời :

Tìm hiểu thông tin về tác giả Cao Duy Sơn:

– Cao Duy Sơn tên thật là Nguyễn Cao Sơn sinh ra tại Trùng Khánh, Cao Bằng. Ông là người mang hai dòng máu Kinh – Tày.

– Ông gặt hái được nhiều thành công ở đề tài miền núi, ví dụ như: Hoa mận đỏ, Đàn trời, Chòm ba nhà, Những chuyện ở lũng Cô Sầu, Ngôi nhà bên suối…

– Hiện ông là Phó Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật các dân tộc Thiểu số Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa các dân tộc.

2. Soạn phần Đọc hiểu SGK trang 77-79

– Câu 1 [trang 77 SGK Ngữ văn 6 tập 2]: Nội dung tranh liên quan đến sự việc gì trong truyện?

Trả lời:

Nội dung tranh diễn tả sự việc Ò Khìn nhìn thấy chú chim chích bông bé xíu đang giãy giụa trong bụi gai.

– Câu 2 [trang 77 SGK Ngữ văn 6 tập 2]: Chú ý theo dõi chuyện đang xảy ra [hiện tại] và chuyện đã xảy ra [quá khứ].

Trả lời:

– Chuyện đang xảy ra ở hiện tại: Ò Khìn nhìn thấy 1 chú chim chích bông non đang bị mắc kẹt trong bụi gai và cậu gọi pa Dế Vần.

– Chuyện đã xảy ra trong quá khứ: Khi Ò Khìn khoe với pa thì Dế Vần nhớ đến câu chuyện mình đã từng phát hiện và mang chú chim non chích bông về nhà, nhưng không may nó cho nó bị chết.

– Câu 3 [trang 77 SGK Ngữ văn 6 tập 2]: “Chú bé” ở phần 2 là ai?

Trả lời:

Chú bé ở phần 2 câu chuyện là Dế Vần hồi 8 tuổi.

– Câu 4 [trang 77 SGK Ngữ văn 6 tập 2]: “Pa” ở đây và “pa” ở đầu truyện có phải là một người không?

Trả lời:

“Pa” ở đây là cha của Dế Vần; còn “pa” ở đầu câu chuyện là Dế Vần – cha của Ò Khìn.

– Câu 5 [trang 78 SGK Ngữ văn 6 tập 2]: Theo em, người cha định nói với con điều gì?

Trả lời:

Theo em, người cha định nói với con rằng, hãy thả con chim chích bông bay đi, bởi mẹ của chú chim đang đi tìm con của mình.

– Câu 6 [trang 78 SGK Ngữ văn 6 tập 2]: Phần 3 kể chuyện hiện tại hay quá khứ?

Trả lời:

Phần 3 kể chuyện hiện tại. Cha của Ò Khìn trò chuyện và cùng thả chú chim về với mẹ.

– Câu 7 [trang 79 SGK Ngữ văn 6 tập 2]: Nội dung tranh minh họa có thể hiện được phần kết thúc của truyện không?

Trả lời:

Nội dung tranh minh họa có thể hiện được phần kết thúc của truyện. Bởi đó là hình ảnh hai cha con Ò Khìn thả con chim tự do bay lên trời xanh.

– Câu 8 [trang 79 SGK Ngữ văn 6 tập 2]: Thử nghĩ kết thúc câu chuyện theo một hướng khác.

Trả lời:

Em sẽ nghĩ kết thúc của câu chuyện theo hướng như sau: Con chim chích bông quá non nớt và đang bị thương do mắc kẹt trong bụi gai nên chưa thể tự bay được. Hai cha con nhẹ nhàng đưa chim về với tổ của chim mẹ ở trên cây. Trên gương mặt của hai cha con nở 1 nụ cười hạnh phúc.

3. Soạn phần câu hỏi sau khi đọc xong [trang 79]

– Câu hỏi 1: Truyện viết về ai, về việc gì? Theo em, Dế Vần là người thế nào?

Trả lời:

– Truyện kể về cậu bé Ò Khìn nhờ pa Dế Vần cứu một chú chim chích bông mắc kẹt trong bụi cây. Điều này đã khiến Dế Vần – cha cậu bé nhớ đến câu chuyện quá khứ hồi mình 8 tuổi, vì tinh nghịch nên cậu đã bắt giữ con chim cho riêng mình. Nhưng không may là chú chim xa mẹ nên đã bị chết, Dế Vần cảm thấy rất có lỗi, ân hận.

– Dế Vần là cậu bé tinh nghịch, ham chơi nên đã giữ chim chích bông cho riêng mình mà không nghĩ đến việc chim sẽ phải xa mẹ. Sau đó, cậu đã nhận ra bài học khi chú chim chết, cậu cảm thấy rất ân hận.

– Câu hỏi 2: Chỉ ra điểm giống nhau giữa hai câu chuyện trong văn bản này:

a, Chuyện của người cha trong quá khứ

  • Chuyện hiện tại của hai cha con Ò Khìn
  • Từ đó em hiểu cách viết “truyện trong truyện” ở đây là thế nào?

    Trả lời:

    – Điểm giống nhau giữa hai câu chuyện hiện tại và quá khứ chính là hai nhân vật [hai cha con Ò Khìn và Dế Vần] đều là cậu bé nghịch ngợm, muốn giữ lấy chim chích bông để nuôi.

    Cả hai câu chuyện đều có sự xuất hiện của nhân vật người cha.

    – Cách viết truyện: “truyện trong truyện”, tức là lồng ghép một câu chuyện tương tự có liên quan đến câu chuyện chính để làm rõ bài học/ ý nghĩa của câu chuyện.

    – Câu hỏi 3: Vì sao ở đầu truyện, Ò Khìn muốn pa bắt con chích bông để chơi nhưng đến cuối truyện lại thả để chim bay vút lên trời với lời thì thầm: “Bay đi, bay về với mẹ mày đi…”?

    Trả lời:

    Ở đầu truyện, Ò Khìn muốn pa bắt con chim chích bông để chơi nhưng đến cuối cậu lại thả chim bay lên trời, bởi cậu hiểu ra sau khi được nghe pa kể câu chuyện của chính cha hồi 8 tuổi. Cậu hiểu ra rằng, nếu mình bắt chim thì chim sẽ phải xa mẹ, chim sẽ bị chết và mình sẽ cảm thấy ân hận, day dứt như cha Dế Vần hồi nhỏ. Vì thế, Ò Khìn đã thả chim và nói: “bay đi, bay về với mẹ mày đi”.

    – Câu hỏi 4: Truyện muốn nhắn gửi người đọc điều gì? Đối với em, điều gì gây ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

    Trả lời:

    – Câu chuyện muốn nhắn gửi người đọc rằng: chúng ta hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi làm điều gì đó, xem có ảnh hưởng/ tổn hại đến ai không. Chúng ta cần bảo vệ, yêu thương, giúp đỡ người khác/ các loài động vật.

    – Điều gây ấn tượng sâu sắc nhất đối với em trong câu chuyện này là: hình ảnh hai cha con thả con chim chích bông bay lên trời với lời thì thầm: “Bay đi, bay về với mẹ mày đi”. Hình ảnh đó khiến em nhận ra rằng, con người cần có lòng bao dung, yêu thương động vật.

    Video liên quan

    Chủ Đề