Degree trên LinkedIn là gì

Cuối tuần rồi, bạn sẽ làm gì? Với mình, đó là ngồi máy tính với mục tiêu hoàn thành nốt bài viết về cách mà mình đã sử dụng LinkedIn như thế nào để tìm được công việc tuyệt vời mà mình đang làm bây giờ: Content Manager tại Beeketing một công việc với đúng sở thích, đúng khả năng mình có thể làm, được sử dụng tiếng Anh, mức lương ổn và có hướng để phát triển cho dù liệu sau này mình có rời công ty đi nữa.

Bây giờ, mình sẽ kể tường tận cho bạn nghe làm thế nào mà mình đã tìm được công việc trong mơ qua LinkedIn và cách mà bạn có thể thực hiện để cũng đạt được như vậy.

Chuẩn bị một ly cafe, sinh tố, trà sữa hoặc thức uống gì cũng được rồi cùng bắt đầu tìm hiểu nhé.

Nhờ LinkedIn, mình đã có những công việc tốt

Vào ngày 14/05/2018 khi mình đang làm tại Atomi System, mình nhận được một tin nhắn trên LinkedIn như thế này.

Degree trên LinkedIn là gì

Trước đó, mình đã nhận được rất nhiều tin nhắn từ các nhà tuyển dụng khác có ý hỏi mình liệu có đang tìm kiếm cơ hội mới. Mình đã từ chối, một phần vì không phù hợp, một phần vì mình chưa đủ khả năng để đảm nhận, một phần khác vì mình chưa muốn thay đổi công việc.

Tuy nhiên, lần này thì khác, mình đã quyết định kết nối với chị Diệp để trao đổi thêm về công việc vì mình biết Cốc Cốc rất nổi tiếng. Mọi chuyện diễn ra khá suôn sẻ và mình đã nhận được offer làm việc ở vị trí Technical Writer sau hơn một tuần.

Tháng 8/2018, mình nhận được một offer làm việc freelance từ một công ty tại Singapore. Mọi thứ bắt đầu chỉ với những tin nhắn như thế này trên LinkedIn.

Degree trên LinkedIn là gì

Tháng 12/2018, bạn HR Manager bên Beeketing gửi cho mình tin nhắn này. Chuyển qua liên lạc qua Skype, gửi CV, đến phỏng vấn trực tiếp, viết bài test và mình được nhận; chính thức đi làm ngày 02/01/2019 và tiếp tục làm đến bây giờ tại Beeketing với vị trí Content Manager.

Degree trên LinkedIn là gì

Mình không chủ động tìm việc, cũng không nộp hồ sơ hay rải CV đi đâu cả. Mình chỉ có tài khoản trên LinkedIn, cập nhật kinh nghiệm làm việc trên đó, và một ngày đẹp trời vào LinkedIn thì nhận được những tin nhắn dễ thương ấy thôi. Nhờ LinkedIn mà từ lâu rồi mình không mất thời gian đi tìm việc hay rải truyền đơn nữa, đến thời điểm thì cơ hội tự đến.

Thật ra nếu nói cơ hội tự đến thì không chính xác 100%. Bởi vì mình cũng dành kha khá thời gian chỉnh sửa, cập nhật để nâng cấp hồ sơ trên LinkedIn của mình. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mình phải mất ăn mất ngủ, dành cả đêm cả ngày để sửa nó hay ngày nào cũng phải vào LinkedIn. Thi thoảng, mình vào LinkedIn xem có ai gửi cho mình lời mời kết nối, nếu có thì mình chấp nhận, nếu không thì lướt feed xem có thông tin gì hay về tuyển dụng không hoặc đôi khi lại chủ động gửi lời mời kết nối cho một vài người mình cảm thấy thú vị. Thế thôi. Cứ duy trì như vậy, dần dần network của mình mạnh lên, tích tiểu thành đại.

Giống như mình đã nói trong bài làm thế nào mình tự luyện viết tiếng Anh, với bài này, mình cũng muốn nói với bạn: mình làm được, bạn cũng làm được.

Cơ bản về LinkedIn

Mình biết đến LinkedIn là nhờ trước đây, mình thường lang thang trên các trang tuyển dụng và đọc các bài báo tiếng Anh. Thấy mọi người nhắc đến LinkedIn nhiều lắm nên cũng thử tìm hiểu và xây dựng profile (hồ sơ) trên đó. Không ngờ, bây giờ nó lại cực kỳ hữu ích và giá trị với mình.

Linkedin là gì?

Mình đoán ít nhiều trong số các bạn đã từng nghe hoặc thấy từ LinkedIn rồi, có thể từ đồng nghiệp, bạn bè, báo chí, hoặc quảng cáo.

Một cách đơn giản, LinkedIn là mạng xã hội nghề nghiệp dành cho người đi làm. LinkedIn dành cho bất cứ ai và tất cả mọi người mà quan tâm tới công việc của họ, mong muốn tìm kiếm những cơ hội mới để phát triển sự nghiệp cá nhân và kết nối với những người đi làm khác. Bất kể bạn là giám đốc, CEO, chủ doanh nghiệp, trưởng phòng, nhân viên kế toán, nhân viên kinh doanh, lập trình viên, designer, LinkedIn đều có thể là nơi ươm mầm cho sự nghiệp trong mơ của bạn.

Bạn có thể nghĩ về LinkedIn giống như một nơi xây dựng mạng lưới mối quan hệ ảo (virtual networking). Thay vì đến các sự kiện networking truyền thống như tham gia hội thảo, họp mặt, meet-up, thì bạn có thể lên LinkedIn để xây dựng network, không chỉ với những người trong ngành mà còn với hàng triệu người đến từ khắp nơi trên thế giới.

Trên LinkedIn, bạn có thể kết nối với người khác bằng cách Connect (kết nối) với họ, tương tự như bạn Add Friend (kết bạn) trên Facebook vậy. Bạn có thể vào profile của họ để xem họ đang làm công việc gì, ở đâu, kinh nghiệm làm việc như thế nào, Bạn cũng có thể gửi tin nhắn trực tiếp cho họ qua LinkedIn hoặc liên lạc qua email, nếu họ có công khai thông tin liên hệ.

Vì tập trung vào những người đi làm nên các tính năng của LinkedIn sẽ có một số điểm khác rõ nét so với Facebook, Twitter hay Instagram. Chẳng hạn, LinkedIn không phải là nơi để bạn giải trí, tán gẫu, giết thời gian, tìm kiếm những hình ảnh, video hài hước, mua bán LinkedIn là nơi để bạn marketing bản thân, đăng tin tuyển dụng, tìm kiếm nhân tài, tìm kiếm công việc mới, chia sẻ các tin tức/kinh nghiệm/kỹ năng làm việc, kết nối với những người đi làm khác, nói chung gần như tất cả mọi thứ đều liên quan đến công việc.

Trên LinkedIn, các kết nối (connections) được phân loại như sau:

  • 1st-degree: Những người đã nằm trong network của bạn. Bạn đã chấp nhận lời mời kết nối của họ hoặc ngược lại.
  • 2nd-degree: Những người mà đã kết nối với những người nằm trong network của bạn (1st-degree) nhưng bạn chưa kết nối với họ. Bạn vẫn có thể gửi lời mời tới họ nếu muốn.
  • 3rd-degree: Những người mà nằm trong network của nhóm 2nd-degree nhưng bạn chưa kết nối với họ. Bạn vẫn có thể gửi lời mời tới họ nếu muốn.

LinkedIn có hai loại tài khoản: Basic (miễn phí) và Premium (có trả phí). Với tài khoản Basic, về cơ bản, bạn được tự do làm những thứ sau đây:

  • Xây dựng profile của bạn trên LinkedIn.
  • Tìm kiếm, kết nối với những người khác, mở rộng network.
  • Gửi tin nhắn (qua LinkedIn Messaging) tới những người nằm trong network của bạn (1st-degree).
  • Tìm kiếm và xem profile của những người dùng LinkedIn khác..
  • Nắm được tối đa 5 người đã xem profile của bạn.

Tài khoản Premium sẽ có nhiều tính năng cao cấp hơn một chút. LinkedIn tổ chức gói Premium theo các plan, tùy theo mục đích của người dùng: Career (tìm việc), Business (mở rộng network hơn nữa), Sales (bán hàng), và Hiring (tìm kiếm nhân tài dành cho nhà tuyển dụng).

Hiện tại mình đang dùng tài khoản miễn phí và không có ý định nâng cấp lên Premium vì mình thấy với mình thì bản Free là đủ.

Bạn có thể làm gì trên LinkedIn?

Tìm hiểu sơ qua về LinkedIn thì chắc bạn cũng đã nắm được lý do vì sao nên có tài khoản LinkedIn rồi đúng không nào? Để giúp bạn bị thuyết phục hơn, mình sẽ cung cấp cho bạn thêm vài số liệu mới nhất sau đây:

  • LinkedIn hiện tại có hơn 500 triệu người dùng. (Foundation)
  • 45% người dùng linkedIn làm việc ở vị trí cấp cao. (Hootsuite)
  • Trong khoảng 2 tỷ người thuộc thế hệ Millennial (những người sinh ra từ khoảng năm 1980 đến những năm đầu thập niên 2000) trên thế giới thì có đến 87 triệu trong số này đã gia nhập LinkedIn. (Foundation)
  • Cứ mỗi giây thì có 2 người đã đi làm gia nhập LinkedIn. (Hootsuite)
  • Đến tháng 4 năm 2019, có khoảng 20 triệu việc làm được đăng trên LinkedIn Jobs. (LinkedIn)
  • Khoảng 100 triệu hồ sơ xin việc được đăng lên LinkedIn mỗi tháng. (expandedramblings)

Các con số thật hấp dẫn. Vậy thì bạn có thể dùng LinkedIn để làm gì? Dưới đây là những gì mình biết và trải nghiệm được qua vài năm dùng LinkedIn nhé.

1. Xây dựng profile cá nhân và khoe bản thân

LinkedIn có thể coi là nơi để bạn khoe kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Hàng triệu người có thể truy cập vào tài khoản của bạn để xem bạn đã, đang làm gì, có kỹ năng gì và có đang tìm kiếm một cơ hội mới.

Degree trên LinkedIn là gì

2. Tìm kiếm việc làm và apply xin việc ngay trên LinkedIn

Truy cập vào LinkedIn Job Search > nhập từ khóa liên quan đến công việc và chọn địa điểm làm việc bạn muốn.

Degree trên LinkedIn là gì

Sau đó, bạn sẽ nhìn thấy các vị trí đang được tuyển. Bạn có thể lọc kết quả theo ngày đăng, công ty, mức độ kinh nghiệm

3. Tìm kiếm, kết nối và mở rộng network

LinkedIn cho phép bạn tìm kiếm một người cụ thể để kết nối với họ, tìm kiếm những người đang làm việc tại một công ty, có mức độ kinh nghiệm nhất định (ví dụ mới vào nghề, quản lý cấp trung, senior), tìm kiếm theo chức danh, ngành nghề.

Chẳng hạn, nếu bạn muốn kết nối với những người đang làm việc tại VinGroup vì đó là công ty mơ ước của bạn thì chỉ cần gõ VinGroup lên ô tìm kiếm, LinkedIn sẽ hiển thị:

  • Tất cả những người đã và đang làm việc tại tập đoàn này (nếu trên profile của họ có đề cập tới VinGroup)
  • Tất cả các bài viết về VinGroup hoặc có đề cập tới tên tập đoàn này.
  • Tất cả các vị trí đang tuyển dụng tại VinGroup hoặc các vị trí có mô tả công việc có đề cập tới từ VinGroup.
Degree trên LinkedIn là gì

Nếu muốn kết nối luôn với bất cứ ai, bạn chỉ cần click vào chữ Connect. Hoặc bạn cũng có thể click vào từng profile để xem thông tin của họ trước khi gửi lời mời kết nối.

Degree trên LinkedIn là gì

Với những người bạn đã kết nối thành công thì bạn có thể click vào Message để gửi tin nhắn cho họ.

Degree trên LinkedIn là gì

4. Chia sẻ kinh nghiệm hoặc thông tin CV dưới dạng bài post

Post thường là bài ngắn, giống như post trên Facebook vậy. Bạn có thể viết post để chia sẻ góc nhìn về tuyển dụng, việc làm, kinh nghiệm làm việc, tự ứng tuyển hoặc chia sẻ CV người khác hoặc đăng tin tuyển dụng.

Chẳng hạn thế này:

Degree trên LinkedIn là gì

Để đăng một bài post, bạn chỉ cần click vào Start a post để bắt đầu viết.

5. Đăng bài viết chia sẻ trên LinkedIn

Một cách khác để chia sẻ trên LinkedIn đó là viết bài báo dưới dạng article. Hiểu nôm na là LinkedIn cho phép bạn viết các bài dưới dạng blog, có hỗ trợ trình soạn thảo văn bản đầy đủ. Bài viết xong bạn có thể đăng để hiển thị luôn, không cần qua duyệt.

Degree trên LinkedIn là gì

Cách tối ưu hóa tài khoản LinkedIn để khiến nhà tuyển dụng phải để mắt đến bạn

Nếu bạn đã quen sử dụng các mạng xã hội phổ biến rồi thì việc làm quen với LinkedIn cũng khá đơn giản. Cái khó và phức tạp hơn đó là làm thế nào để khiến hồ sơ của bạn thật nổi bật và sử dụng nó để tìm được công việc bạn muốn.

Mình sẽ không đi vào các tiểu tiết như cách tạo tài khoản như thế nào vì bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các hướng dẫn trên Internet. Mình sẽ tập trung vào các thủ thuật mà mình sử dụng và biết để giúp hồ sơ của bạn trở nên nổi bật, cách để đăng bài tìm việc, cách để mở rộng mạng lưới, trên LinkedIn.

Cách làm nổi bật profile

Profile của bạn là thứ mà nhà tuyển dụng, HR (người phụ trách nhân sự) vào xem. Nếu muốn biết bạn có phải là tiềm năng hay không, họ chỉ cần lướt qua profile của bạn là biết. Do đó, bạn cần đảm bảo profile này thật ấn tượng và gây sự chú ý.

Bạn có thể áp dụng một số tip sau:

1. Thay đổi URL cho profile

Nếu mới sử dụng LinkedIn, bạn sẽ thấy URL cho profile của bạn thường bao gồm cả một chuỗi số và chữ, kiểu như thế này:

Degree trên LinkedIn là gì

Một tip nhỏ là bạn nên thay đổi URL được tạo tự động này sang tên của bạn. Nhờ vậy, khi ai đó tìm kiếm bạn, họ có thể tìm thấy bạn một cách nhanh chóng. Với mình, vì đã có người sử dụng /van-anh/ nên mình đã cập nhật URL mới của mình như thế này:

Degree trên LinkedIn là gì

Để chỉnh sửa URL, bạn đi tới profile của bạn > click vào Edit public profile & URL:

Degree trên LinkedIn là gì

Sau đó, click vào Edit your custom URL để chỉnh sửa:

Degree trên LinkedIn là gì

2. Thường xuyên cập nhật profile

Mỗi khi mình chuyển sang công việc mới, lên vị trí mới hay được giao những nhiệm vụ mới, hoặc có thành tích gì mới trong công việc, mình thường nhớ vào LinkedIn để cập nhật profile. Việc làm này giúp cho hồ sơ của mình luôn tươi mới, nặng ký hơn, và khi nhà tuyển dụng vào xem, họ sẽ thấy mình có những bước phát triển trong công việc.

Khi cập nhật profile, có một yếu tố bạn cần lưu ý đó là Headline, nghĩa là tên vị trí, công ty bạn đang làm. Headline xuất hiện ngay phía dưới tên của bạn, chẳng hạn:

Degree trên LinkedIn là gì

Bạn đã thấy headline quan trọng chưa? Những người khác nhìn vào sẽ biết ngay bạn đang làm gì, ở đâu và liệu có phải cũng làm ở vị trí họ đang tìm kiếm.

Để cập nhật Headline, bạn click vào biểu tượng chiếc bút chì bên phải, ở cạnh chữ More:

Degree trên LinkedIn là gì

Sau đó, chỉnh sửa vị trí và công ty theo ý muốn:

Degree trên LinkedIn là gì

3. Viết tóm tắt hồ sơ (Profile Summary) thật ấn tượng

Tuy nhiên, đừng dùng từ ngữ văn vẻ, đánh bóng bản thân thái quá. Bạn cần khoe đúng cách và đúng mực. Hiển nhiên, tốt nhất nên viết bằng tiếng Anh.

Một vài tip bạn có thể áp dụng:

Degree trên LinkedIn là gì
Tìm profile của những người có network mạnh, những người làm ở vị trí cấp cao, nổi tiếng và xem thử họ viết Summary như thế nào. Chẳng hạn, mình rất hâm mộ Chris Von Wilpert Content Chief của Sumo, đối thủ của công ty mình. Mình tìm kiếm anh trên LinkedIn và để ý cách anh viết Summary phải nói quá ấn tượng.

Degree trên LinkedIn là gì

Bạn có để ý thấy anh nhấn mạnh tới thành tựu của mình những thứ mà đủ để nói lên anh có điểm mạnh gì. Từ ngữ được sử dụng rất đắt: most wanted copywriter, build my own client waiting list, drive millions of clicks, drove 17 million free clicks. Anh còn khéo léo đề cập tới các công ty mà anh đã làm việc cho họ nữa, HubSpot, Shopify, Drift mà các công ty này thì quá nổi rồi.

Degree trên LinkedIn là gì
Liệt kê ra tất cả những điểm mạnh của bản thân, sau đó, đối chiếu với công việc đang làm, cân nhắc sự nghiệp bạn muốn theo đuổi và chọn ra các điểm mạnh sát nhất với sự nghiệp đó để viết trong Summary. Đừng có gì khoe hết ra mà hãy biết chọn những cái có thể làm mình trở nên khác biệt.

Degree trên LinkedIn là gì
Đừng chỉ mô tả, hãy chú ý cả tới những thành tích bạn đạt được. Nếu bạn đã hoàn thành một dự án lớn nào đó, có liên kết với cả các tập đoàn nổi tiếng, hãy viết vài từ về dự án ấy. Đấy sẽ là điểm giúp bạn trở nên ấn tượng.

Degree trên LinkedIn là gì
Dùng từ ngữ đơn giản. Đừng thêm các từ chuyên môn hay đao to búa lớn vào phần tóm tắt này. Không phải HR hay nhà tuyển dụng nào cũng hiểu, trừ khi họ đã hoặc đang làm việc trong lĩnh vực đó.

Degree trên LinkedIn là gì
Dùng ngôi thứ nhất khi viết. Chẳng hạn, Im a passionate content writer who, chứ đừng viết Lan Anh is a passionate content writer who. Bạn đang viết Summary cho chính mình, chứ không phải cho người khác.

Degree trên LinkedIn là gì
Phần tóm tắt không phải lúc nào cũng cần nói về điểm mạnh, thành tựu. Đó có thể là một cập nhật nhỏ về bạn hiện tại mà có lẽ nhiều người quan tâm và có thể mang đến cho bạn những cơ hội tốt. Chẳng hạn, gần đây mình đã cập nhật profile của mình như sau:

Degree trên LinkedIn là gì

Degree trên LinkedIn là gì
Thêm đường link dẫn tới các dự án hoặc portfolio của bạn hoặc các sản phẩm bạn đã làm, giống như anh Chris đã làm ở trên. Với mình, mình đã đính kèm một số bài viết tốt nhất mà mình đã viết (xem ảnh trên).

4. Xem LinkedIn profile như là bản CV

Nếu nhìn tổng thể một LinkedIn profile, bạn cũng sẽ nhận ra trang profile được thiết kế giống như một bản CV vậy. Có phần sơ bộ thông tin cá nhân, có phần kinh nghiệm làm việc, có trình độ học vấn, có phần chứng thực (endorsement), có phần kỹ năng và chứng chỉ.

Thế nên, bạn đầu tư thời gian và tâm huyết viết CV như thế nào thì bạn cũng nên đầu tư một lượng tài lực như vậy cho việc trau chuốt LinkedIn profile của bạn.

Degree trên LinkedIn là gì
Đừng viết dài dòng, hãy viết ngắn gọn, đúng trọng tâm, làm rõ công việc bạn đang làm, và nếu có, hãy thêm cả thành tích.

Degree trên LinkedIn là gì
Với mỗi một trách nhiệm/nhiệm vụ, hãy xuống dòng để giúp phần mô tả công việc được rõ ràng. Đừng viết thành đoạn văn và quá nhiều chữ.

Degree trên LinkedIn là gì
Với CV, bạn nên viết một cách chuyên nghiệp, không dùng các từ ngữ mang yếu tố cảm xúc hay cá nhân vào. Nhưng với LinkedIn profile, bạn không cần phải quá khắt khe. Bạn có thể viết như thể bạn đang kể cho một người câu chuyện về công việc của bạn để họ hiểu rõ hơn về bạn. Tuy nhiên, hãy áp dụng tip này thật khôn ngoan vì nếu không thì nó sẽ tạo ấn tượng không tốt. Dave Gerhadt, VP Marketing tại Drift đã áp dụng tip này:

Degree trên LinkedIn là gì

5. Lựa chọn khoe các kỹ năng một cách hợp lý

LinkedIn cho phép bạn lựa chọn hiển thị các kỹ năng để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Người khác còn có thể endorse (endorse là một người sẽ xác thực kỹ năng cho một người khác. Nếu họ biết bạn và biết bạn rất tốt ở kỹ năng viết content, họ có thể vào Linkedin profile của bạn và click endorse để xác thực kỹ năng đó cho bạn) cho bạn nữa.

Degree trên LinkedIn là gì

Tip lựa chọn kỹ năng được hiển thị trên profile:

  • Nên chọn các kỹ năng sát với công việc, nghề nghiệp của bạn.
  • Đừng chọn quá nhiều kỹ năng. Chọn quá nhiều dễ chọn sai và khiến người khác nghi ngờ về sự trung thực của bạn. Chẳng hạn, làm thế nào mà một người chưa bao giờ làm quản lý lại có kỹ năng lãnh đạo (leadership skills) được?

6. Ảnh bìa trên profile rất quan trọng

Profile của bạn có hai hình ảnh: 1 là ảnh đại diện và 2 là ảnh bìa. Ảnh bìa có kích thước ảnh là 1536 x 768 pixels. Bạn nên lựa chọn ảnh thật kỹ và thiết kế để marketing bản thân ngay từ ảnh.

Ví dụ, ảnh bìa profile của mình như thế này:

Degree trên LinkedIn là gì

Hoặc bạn có thể tạo ảnh bìa như anh Ricardo: style của công ty + định vị bản thân.

Degree trên LinkedIn là gì

Hoặc một ảnh bìa cực kỳ ấn tượng khác của anh Chris Von Wilpert: liệt kê ra những công ty đã từng cố thuê anh và những công ty vẫn đang cố săn đuổi anh. Toàn các công ty có tiếng.

Degree trên LinkedIn là gì

Để tạo ảnh bìa ấn tượng, bạn có thể sử dụng công cụ Canva.

Cách mở rộng network trên LinkedIn

Có một số bạn đã từng hỏi mình rằng nếu mới lập profile trên LinkedIn thì làm sao có nhiều connection (kết nối) được?, hay em lập tài khoản đã lâu mà network hẹp lắm.

Bây giờ, mình sẽ chỉ cho bạn nhé.

1. Kết nối với những người làm cùng vị trí với bạn

Tuy nhiên, không phải ai cũng kết nối. Nên có chọn lọc để giữ cho network thực sự hữu ích.

Chẳng hạn, nếu bạn đang là Content Writer, bạn có thể search content writer, content marketing, content manager, content chief, content strategist Sau đó, xem profile của những người bạn hứng thú và chủ động gửi lời mời kết nối với họ.

Degree trên LinkedIn là gì

Thường họ sẽ chấp nhận lời mời của bạn nên hãy chủ động dành thời gian tìm kiếm họ nhé. Mỗi ngày bạn chỉ cần dành vài phút để làm.

2. Kết nối với những người đang làm việc tại công ty bạn mơ ước

Ví dụ, nếu bạn muốn tương lai được làm việc ở VinGroup, hãy search vingroup và gửi lời mời kết nối cho những người đang làm việc ở đây.

3. Kết nối với những người trực tiếp tuyển dụng

Đến thời điểm hiện tại, mình tập trung vào tip này, nghĩa là đa phần, mình chỉ chủ động gửi lời mời cho những người làm ở vị trí tuyển dụng.

Những người trực tiếp tuyển dụng có thể là HR Manager, HR Executive, HR Director, HR Recruiter, HR Specialist, Talent Recruiter, Talent Hunter, Talent Acquisition, Tùy từng công ty mà vị trí này sẽ có nhiều tên gọi khác nhau.

Vì sao mình làm như vậy?

Bởi vì HR là người đi tìm kiếm nhân tài, tìm người cho công ty. Họ cũng là người nắm được tình hình nhân sự, đăng tải thông tin công việc và chịu trách nhiệm tuyển người. Thế nên, mình chủ động kết nối với họ để họ biết đến hồ sơ của mình và ngược lại. Cả hai đều nằm trong network của nhau.

Tuy nhiên, không phải HR nào mình cũng kết nối.

Thực tế, mình chỉ kết nối với các HR mà đang làm việc tại công ty liên quan đến lĩnh vực mình đang làm. Chứ mình sẽ không kết nối với các HR mà đang làm việc ở một công ty bất động sản hay ngân hàng, vì đây đều không phải lĩnh vực mình muốn phát triển sự nghiệp.

Degree trên LinkedIn là gì

Lưu ý: Bạn có thể lọc theo địa điểm làm việc để nhận được những kết quả sát với mong muốn của bạn.

4. Kết nối với những người đang nằm trong network của người bạn đã kết nối

Nghe hơi phức tạp nhỉ, nhưng nó rất đơn giản. Chẳng hạn, mình và anh Chris Von Wilpert đã nằm trong vòng kết nối của nhau (mình đã gửi lời mời kết bạn cho anh ấy và anh ấy đã chấp nhận). Mình sẽ vào profile của Chris, click 500+ connections để xem những người đã kết nối với anh ấy (cám ơn LinkedIn ).

Degree trên LinkedIn là gì

Wow, và đây là những gì mà LinkedIn show cho mình: tất cả những người nằm trong network của Chris.

Degree trên LinkedIn là gì

Thật tuyệt phải không các bạn? Mình bắt đầu xem và chọn kết nối với những người này. Đây là một cách tận dụng profile của người nổi tiếng trong ngành và làm giàu cho network của bạn đó. Bạn không cần phải mất thời gian search nhiều nữa.

Pro tip: Khi vào profile của bất kỳ một người nào, hãy để ý ở cột People Also Viewed ở phía bên phải của họ. Đây là gợi ý thông minh của LinkedIn, giúp bạn khám phá thêm những người khác làm việc ở vị trí tương tự mà cũng được tìm kiếm nhiều.

Degree trên LinkedIn là gì

Tìm việc trên LinkedIn như thế nào?

Như trên mình có nói, LinkedIn sở hữu hơn 20 triệu job đến thời điểm hiện tại và bạn có thể nộp thẳng hồ sơ tới nhà tuyển dụng thông qua mạng xã hội này (kha khá giống trên VietnamWorks hay CareerBuilder). Tuy nhiên, mình sẽ chỉ cho bạn vài cách có thể tìm việc trên LinkedIn mà không cần làm theo cách truyền thống như vậy.

1. Nhà tuyển dụng tự tìm đến bạn

Giống như trường hợp của mình đã chia sẻ với bạn ở trên. Ba công việc gần đây nhất của mình đều may mắn được nhà tuyển dụng tìm đến chứ mình không đi tìm.

Hiển nhiên, không phải ai cũng có may mắn (mình quá may mắn mới được như vậy). Trừ khi bạn quá giỏi, bạn là chuyên gia số một trong nghề (giống như anh Chris Von Wilpert) hoặc ngành nghề của bạn hiếm có người làm việc ở vị trí bạn đang làm, hoặc vài lý do khác nữa.

2. Tự đăng post ứng tuyển

Hay nói cách khác, bạn tự tạo post, trình bày bạn đang có nhu cầu đổi việc/tìm việc, kỹ năng, kinh nghiệm, mong muốn và có thể đính kèm cả CV để gây sự chú ý. Kiểu như thế này:

Degree trên LinkedIn là gì

Pro Tip:

Degree trên LinkedIn là gì
Nếu bạn đang muốn thay đổi công việc thì một bí quyết nhỏ cho bạn nữa đó là cập nhật Headline của bạn. Thay vì vẫn để vị trí và công ty hiện tại đang làm, bạn có thể đổi thành Open for new opportunities hoặc Looking for new opportunities, kèm theo vị trí và địa điểm muốn làm việc nữa càng tốt. Ví dụ như thế này:

Degree trên LinkedIn là gì

Degree trên LinkedIn là gì
Thêm cả hashtag liên quan đến vị trí/ngành bạn muốn. Cũng tốt nếu có sử dụng hashtag #cv #jobs.

Degree trên LinkedIn là gì

3. Nhờ bạn bè có network mạnh chia sẻ về bạn

Nếu bạn quen một người có network rộng, hãy nhờ họ chia sẻ thông tin tìm việc của bạn. Mình đã từng chia sẻ CV giúp khá nhiều bạn và họ đã có được công việc rất tốt.

Chẳng hạn:

Degree trên LinkedIn là gì

Mới đây nhất còn có một bạn gửi lời mời kết nối với mình. Sau khi mình chấp nhận kết nối, bạn ấy đã nhờ mình chia sẻ CV của bạn ấy lên network của mình. Đây cũng là một cách rất tốt để tìm kiếm cơ hội bạn nhé. Chỉ cần bạn lịch sự và chân thành thì rất nhiều người sẽ sẵn sàng giúp đỡ.

Degree trên LinkedIn là gì

Thế là xong. Mình đã chia sẻ với bạn tất cả những gì mình biết về LinkedIn và những thủ thuật mình đang sử dụng để marketing bản thân trên mạng xã hội nghề nghiệp này. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn sớm tìm được công việc như ý, không chỉ hiện tại mà còn cả tương lai nữa.

Like this:

Like Loading...
Tweet
Share129
Share
Pin1
Pocket
130 Shares