Đình tây đằng ở đâu

Đình Tây Đằng là một ngôi đình làng ở thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, nằm cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 50 km về phía Tây, ngôi đình Tây Đằng xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI gồm ngôi đình tả và hữu mạc, sân đình, công trình, hồ bán nguyệt.

Toàn cảnh đình Tây Đằng.

Công trình đình Tây Đằng kiến trúc độc đáo hình chữ nhật, gồm 5 gian [3 gian chính, 2 gian chái]. Vật liệu xây dựng ban đầu hoàn toàn bằng gỗ mít, sau này trong quá trình tu bổ có dùng một số gỗ lim Trường Sơn – loại gỗ hứng nhiều nắng gió biển tạo nền thớ xoắn chắc chắn.

Đình 48 cột gỗ lớn nhỏ, 8 cột hàng ngang và 6 cột hàng dọc, cột lớn nhất đường kính tới 80 cm. Các cột này tạo bệ đỡ hệ thống mái lợp ngói có các đầu đao cong trang trí hình rồng, phượng, lân, rùa bằng đất nung. Vì kèo 4 hàng cột bằng gỗ mít – loại gỗ hằng trăm năm không bị rỗng lõi.

Đình gồm 5 gian với 6 hàng cột và 8 cột cái, 16 cột quân và 22 cột hiên.

Ở các ngôi đình khác có bưng ván hoặc xây tường xung quanh, riêng Đình Tây Đằng chỉ có hệ thống cột giàn mái, bốn phía để trống không có tường vách ngăn tạo ra không gian thoáng đãng, tràn đầy ánh sáng làm nổi bật các hoa văn độc đáo. Các chi tiết chạm khắc trên các phần gỗ theo nhiều đề tài khác nhau.

Đình Tây Đằng quay hướng Tây Nam, phía trước đình có hồ nước, cột biển. Hai bên có hai dãy tả vu, hữu vu, một nửa có hai tầng mái. Cổng đình gồm 5 cây cột. Trên đỉnh cột trang trí hình lân.

Chi tiết chạm khắc “chèo thuyền ngắm cảnh” trên vì kèo đình Tây Đằng.

Đình Tây Đằng lợp lớp ngói ta, các đầu đao đều uốn cong và gắn long, ly, quy, phượng bằng đất nung màu gắn trâu, xà, đàn, kèo, còn, đều có chạm khắc. Trong đình, hầu như không có mảng trống nào trên gỗ là không có chạm khắc trang trí. Đình Tây Đằng với những giá trị kiến trúc chạm khắc đặc sắc, độc đáo được coi như một bảo tàng nghệ thuật dân gian của thế kỷ XVI. Nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ, trang trí còn lưu lại trên các cột kèo, xà đấu, ván lọng, lá gió… Toàn bộ hơn 1.300 chi tiết chạm khắc gỗ trong đình Tây Đằng không hề trùng nhau một chi tiết nào và được bố trí hài hòa, không mang tính đối xứng như các chi tiết kiến trúc ở những ngôi đình khác.

Chiếc giếng đá ong cổ đường kính 3 m, sâu 8,5 m nằm bên trái đình Tây Đằng.

Nét độc đáo của đình Tây Đằng được thể hiện qua các bức chạm khắc đậm chất dân gian trên từng cấu kiện kiến trúc, đề tài về hoạt động của con người, làng xã Việt Nam thế kỷ XVI, phản ánh tư duy trí tuệ người Việt cổ về cuộc sống, lao động.

Khám thờ thần Tản Viên – Sơn Tinh được ông Trương Đanh Xước thường xuyên nhang khói.

Đình Tây Đằng thờ Tản Viên Sơn thánh [Sơn Tinh – Anh hùng theo truyền thuyết chế ngự được thiên nhiên dữ dội, được nhân dân suy tôn bậc Thánh. Hằng năm, đình Tây Đằng thu hút nhân dân trong nước và du khách quốc tế tới thăm, tìm hiểu, nghiên cứu về những giá trị lịch sử, văn hóa của ngôi đình cổ tráng trăm năm.

Đầu bảy được chạm khắc hình đầu rồng toát lên vẻ uy nghi vốn thường thấy ở đình chùa.

Đình Tây Đằng là một trong số ngôi đình cổ nhất Việt Nam với gần 500 năm tuổi. Một số hình rồng ở đình có phong cách thời Trần [1407 – 1413], các hoa văn dấu ấn thời cuối Lê Sơ [1428 – 1527].

Đình Tây Đằng là một đình làng ở thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Đình gồm ngôi đình, tả và hữu mạc, sân đình, cổng đình, hồ bán nguyệt. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4.

Không rõ đình Tây Đằng được xây dựng vào năm nào. Trên một đầu cột của đình có ghi hàng chữ Quý Mùi niên tạo, nhưng lại không ghi niên hiệu. Các hoa văn mang phong cách cuối thời Lê Sơ [thế kỷ 16], song một số hình rồng lại mong phong cách thời Trần.

Ngôi đình Tây Đằng gồm có kết cấu trồng rường giá chiêng, gồm 5 gian. Có 8 hàng cột ngang và 6 hàng cột dọc, tổng cộng là 48 cây cột gỗ trong đó những cây cột lớn nhất có đường kính lên tới 80 cm. Các cây cột này đỡ hệ mái lợp ngói có các đầu đao cong trang trí hình rồng, phượng, lân, rùa bằng đất nung. Xung quanh để trống chứ không làm tường. Các chi tiết chạm khắc trên các phần gỗ theo nhiều đề tài khác nhau.

Tả mạc và hữu mạc là hai ngôi kiến trúc ở hai phía sân trước ngôi đình. Cổng đình gồm 5 cây cột, không có mi. Trên đỉnh cột có trang trí hình lân. Cổng đình rộng theo cả chiều ngang của sân đình từ tả mạc sang hữu mạc.

Đình vừa là nơi làm việc của các chức sắc và những người có ảnh hưởng trong làng, vừa là nơi tổ chức các lễ hội của làng, vừa là nơi thờ các thành hoàng của làng [gồm Sơn Tinh, Thánh Gióng, và Thần Nông].

  • Phần cột kèo này nhà thầu đã làm mới, do dư luận nên phải phục chế cái cũ. đồ mới này hiện để lưu không trong đình.

Vẻ đẹp thanh tịnh, yên ả của đình Tây Đằng ở góc nhìn kiến trúc cảnh quan.

Và đình Đoài cũng là mục mở đầu cho bài viết về không gian văn hóa, với kiến trúc cụ thể của Tây Đằng – ngôi đình tiêu biểu trong hệ thống đình làng Việt.

Ở thời nhà Mạc [1527-1683], đình Tây Đằng được xếp vào một trong sáu ngôi đình danh tiếng nhất, và hiện cũng là một trong số những ngôi đình thời Mạc nguyên vẹn, hiếm hoi còn sót lại đến ngày nay.

Đã qua gần 500 năm tồn tại, nhiều lần trùng tu, đình Tây Đằng may mắn vẫn giữ được nhiều chi tiết kiến trúc gỗ theo nguyên bản từ thời Mạc, duy có hệ mái đã thay đổi hoàn toàn so với kiểu thức ban đầu.

“Đoài” quẻ thứ tám trong bát quái, ứng với hướng tây, nên dân gian quen gọi “Đoài”, và Đoài cũng là hướng tọa lạc của ngôi đình, giống với bố cục đồ hình của nhiều hệ thống đình cổ khác nơi làng quê Bắc bộ.

Tòa Đại Đình phía sau với hệ cột trụ biểu với hình tượng phượng múa, nghê chầu trên chóp cột.

Ở xứ Đoài, các kiến trúc đình có nét đặc trưng riêng là bốn mặt thường để mở, không tường bao. Từ kiểu thức kiến trúc ban đầu, đến cuối thế kỷ 19, khuôn viên Tây Đằng được bổ sung thêm nghi môn và hai tòa Tả – Hữu Mạc.

Ở Tây Đằng, kiến trúc tòa Đại Đình là điểm nhấn tiêu biểu, với bộ khung gồm 3 gian 2 chái, hệ cột cái cỡ đại nâng toàn bộ nóc mái ngôi đình. Vì nóc ở Tây Đằng được thiết kế theo kiểu “Giá Chiêng”, vẫn còn giữ được lá đề, trang trí hai mặt đề tài tiên, rồng, phượng.

Trong kiến trúc thời Mạc, cột trụ hai bên lá đề thường được chạm khắc tinh xảo các đề tài thần tiên, con người và linh vật, muông thú. Lối sử dụng kỹ thuật vân xoắn lớn trong điêu khắc gỗ là Tòa Đại Đình phía sau hệ cột trụ biểu với hình tượng phượng múa – nghê chầu trên chóp cột một phong cách mỹ thuật đặc trưng thời Mạc. Kiểu thức này có thể thấy lặp lại nhiều lần trên các thanh rường.

Trang trí bộ vì bằng đường nét chạm khắc thanh mảnh với chất liệu nền là gỗ mít.

Hình tượng điêu khắc phong cách thời Mạc ở đình Tây Đằng với niên đại gần 500 năm tuổi. Hình tượng các vị tiên và trang trí trên đấu củng ở đình Tây Đằng

Hình tượng điêu khắc phong cách thời Mạc ở đình Tây Đằng với niên đại gần 500 năm tuổi. Hình tượng các vị tiên và trang trí trên đấu củng ở đình Tây Đằng

Xét về chất liệu, kiến trúc đình Tây Đằng dùng gỗ mít nên các chi tiết chạm trổ, trang trí vì kèo có phong cách thanh thoát, mảnh khỏe và mềm mại hơn lối chạm trên nền gỗ lim ở các thời kỳ sau. Một trong những chi tiết chạm trổ tiêu biểu của nghệ thuật thời Mạc là hình tượng rồng trên hệ đầu dư ở gian Đại Đình. Rồng thể hiện theo tỉ lệ nhỏ, đao dài mềm mại, uyển chuyển sống động.

Ở một số đầu dư, rồng hướng mặt vào gian giữa. Cũng lối đục chạm ấy được thể hiện lên hệ tai cột quân. Phong cách trang trí độc đáo này đến thời Lê Trung Hưng không còn thấy lặp lại trên kiến trúc đình chùa.

Hệ ván gió chạm khắc các đề tài đậm tính mỹ thuật dân gian của thời Mạc còn lưu hình ảnh trai gái tự tình, cảnh gánh con, tượng tiên – rồng và các chi tiết trang trí đấu củng. Trên nhiều cấu kiện kiến trúc khác cũng xuất hiện nhưng mảng chạm khắc nhỏ với nhiều đề tài phong phú như chèo thuyền, nghê, rồng, cưỡi voi, cưỡi sư tử…

Đề cập về nghệ thuật chạm khắc gỗ, đình Tây Đằng sở hữu những bức chạm đặc biệt của riêng Tây Đằng. Đó là hệ ván dong trên bảy hiên với các đường nét điêu khắc nét trong nét, thể hiện đề tài hoa lá, được biểu đạt uyển chuyển, mềm như lụa đang bung lay trong gió.

Đình Tây Đằng, ngoài vẻ đẹp kiến trúc, không gian, còn thấy ở đó cả một kho tàng mỹ thuật được lưu dấu từ thời nhà Mạc, thật xứng để bảo tồn, lưu giữ, với mong vọng vẻ đẹp ấy trường tồn mãi theo thời gian.

Theo Hiếu Trần/Báo Người đô thị

Video liên quan

Chủ Đề