Đổ bê tông mái nhà đầy bao nhiêu?

nhà đóng vai trò quan trọng. Kiến trúc sư cho rằng khi tính toán chính xác số lượng sắt cần dùng cho mái nhà sẽ giúp kiểm soát được khối lượng sắt cần mua. Nhờ đó, gia chủ hạn chế được tình trạng thất thoát lãng phí sắt. Đồng thời, sử dụng lượng sắt đầy đủ giúp nâng cao chất lượng cho căn nhà. Vậy tính sắt đổ mái nhà như thế nào? Nên chọn loại sắt nào để đổ mái nhà?

Những loại mái nhà phổ biến và cách tính diện tích mái nhà như thế nào?

Các loại mái nhà phổ biến hiện nay

Trước khi chia sẻ cách tính sắt đổ mái nhà chuẩn xác, gia chủ cần xác định chính xác được loại mái nhà muốn thi công, tổng diện tích mái nhà thì mới có thể tính ra được số sắt cần dùng cho việc đổ mái. Theo đó, hiện nay có 2 loại mái nhà dân phổ biến chính là mái dốc và mái bằng:

  • Nhà mái bằng: Có nhiều gia chủ chọn đổ mái bằng vì mái bằng để có được căn nhà mang phong cách kiến trúc phương Tây hiện đại. Chọn kiểu mái nhà này thì cần sử dụng bê tông để đổ mái hoặc có thể lợp tôn chìm để tiết kiệm chi phí. 
  • Nhà mái dốc: Đây cũng là kiểu mái nhà được nhiều gia chủ ưa chuộng. Với kiểu mái dốc, gia chủ có thể lợp tôn hoặc ngói, có thể đổ bê tông cho mái dốc cũng được. 
Đổ bê tông mái nhà đầy bao nhiêu?
Hai loại mái nhà cơ bản hiện nay là mái dốc và mái bằng

Cách tính diện tích mái nhà 

Như đã chia sẻ, để tính toán được số lượng sắt cần dùng cho việc đổ mái nhà, gia chủ cần nắm được tổng diện tích phần mái nhà của mình là bao nhiêu. Nếu gia chủ cần công thức tính diện tích mái nhà thì xem hướng dẫn dưới đây:

Để tính được diện tích mái dốc hay mái bằng thì gia chủ cần nắm được diện tích xây dựng căn nhà. Khi đã có diện tích xây dựng thì chỉ cần vài công thức đơn giản, gia chủ tính ngay được diện tích phần mái nhà. Theo đó:

  • Tính diện tích mái bằng: Lấy chiều dài nhân chiều rộng là ra diện tích.
  • Tính diện tích mái dốc: Lấy độ dài phần mái dốc nhân với chiều dài của tổng thể phần mái của ngôi nhà và nhân với 2.
Đổ bê tông mái nhà đầy bao nhiêu?
Cách tính diện tích mái nhà vô cùng đơn giản

Căn cứ vào hợp đồng thiết kế của các công ty xây dựng, gia chủ dễ dàng tính toán được diện tích phần mái nhà như sau:

  • Mái nhà bằng bê tông cốt thép, không lát gạch tính = 50% diện tích phần mái;
  • Mái nhà bằng bê tông cốt thép, có lát gạch tính = 60% diện tích phần mái;
  • Mái nhà vì kèo sắt tính = 60% diện tích nghiên của mái nhà;
  • Mái nhà bê tông dán ngói tính = 85% diện tích nghiên của mái nhà;
  • Mái nhà tôn tính = 30% diện tích của mái.

Bên cạnh việc xác định diện tích phần mái nhà thì gia chủ cần biết thêm về các định mức sắt thép dùng cho từng loại mái. Điều này góp phần giúp gia chủ tính toán được khối lượng sắt đổ mái cần dùng. 

Một số định mức sắt thép cần dùng khi đổ mái nhà gia chủ cần biết

Việc nắm được định mức sắt thép trong thi công là việc cần thiết giúp gia chủ lựa chọn được loại sắt thép phù hợp cho từng loại mái nhà. Nếu dùng sắt thép quá lớn vừa không phù hợp, vừa lãng phí nhưng dùng sắt thép quá nhỏ thì lại làm giảm chất lượng mái nhà. Vì vậy, chọn đúng loại sắt phù hợp cho mái là bước tiếp theo để tính toán được lượng sắt đổ mái nhà cần dùng.

Định mức của dòng thép gân (dùng cho mái nhà đổ bê tông)

Đổ bê tông mái nhà đầy bao nhiêu?
Thép gân dùng cho đổ mái nhà bê tông

Đặc điểm của dòng thép gân:

  • Đường kính: 10 – 55mm;
  • Bên ngoài cây thép có các đường gân nổi;
  • Cây thép ở dạng thanh dài, kích thước khoảng 11.7m;

Công thức tính số lượng thép gân = [(T x W  x L ) + (3 x W x L )] x 7.85. Trong đó:

  • T: độ dày cây thép
  • W: chiều rộng cây thép
  • L: chiều dài cây thép
  • 7.85: trọng lượng riêng của cây thép.

Lợi ích của việc tính toán ra trọng lượng của thép gân đó là:

  • Xác định giá của cây sắt chính xác nhất;
  • Nắm được trọng lượng cây sắt chuẩn để có cách tính sắt đổ mái chính xác;
  • Giúp ích cho việc dự trù kinh phí xây dựng;

Định mức của thép hộp (dùng làm đòn lợp mái)

  • Định mức của thép hộp chữ nhật = [(2 x dày x (cạnh + cạnh 2mm)) – 4 x dày (mm) x dày (mm)] x tỷ trọng (g/ cm3) x 0,001 x dài (m).
  • Định mức của thép hộp vuông = 30 x 30

Kích thước của thép hộp vuông tương đối đa dạng nên cách để quy đổi sang khối lượng sắt cũng có nhiều cách khác nhau. Dưới đây là ví dụ về cách quy đổi của thép hộp vuông kích thước 30*30*2:

  • Diện tích cắt ngang của thép hộp vuông sẽ là: (30 x 30) – (26 x 26) = 224( mm2) =0.000224( m2).
  • Khối lượng riêng của thép hộp vuông: 7850( kg).
  • Khối lượng 1m thép hộp vuông sẽ là: 0.000224 x 1 x 7850= 1.7584 (kg/m).
  • Thường thì 1 cây thép hộp vuông có chiều dài 6m. Định mức được quy đổi từ cây sang kg là: 1.7584 x 6 = 10.5504( kg).
Đổ bê tông mái nhà đầy bao nhiêu?
Sắt hộp vuông dùng làm đòn tay lợp mái

Khi gia chủ lựa chọn được loại sắt phù hợp cho phần mái nhà của mình, tính toán theo cách quy đổi là có thể tính ra số lượng sắt cần dùng khi đổ mái. Nội dung bên dưới kiến trúc sư bật mí về cách tính sắt đổ mái nhà để các gia chủ tự mình tính và dự trù chi phí. 

Kiến trúc sư chia sẻ cách tính sắt đổ mái nhà đơn giản nhất

Nói thì dễ nhưng để tính toán được chính xác khối lượng sắt đổ mái là một điều khá khó khăn. Bởi muốn tính toán chính xác sắt đổ mái nói riêng và khối lượng vật tư xây dựng nói chung cần dựa trên đặc điểm riêng của từng loại công trình.

Cho nên, gia chủ chỉ có thể tính toán khối lượng sắt sơ bộ dự trù cho phần mái mà thôi. Cách tính sắt đổ mái nhà cơ bản như sau:

Tính số sắt cần dùng nếu đổ bê tông mái

Nếu gia chủ chọn đổ bê tông mái nhà thì trước tiên gia chủ cần xác định được khối lượng sắt cần dùng cho 1 mét vuông mái nhà. Thường thì, khối lượng sắt cần dùng khoảng 20kg đến 30kg sắt cho 1m2 mái. 

Đổ bê tông mái nhà đầy bao nhiêu?
Xác định được số lượng sắt cần dùng trước khi đổ mái bê tông

Tiếp theo, gia chủ chỉ cần lấy khối lượng sắt cần dùng đó nhân với tổng diện tích mái nhà phải thi công mà gia chủ đã tính toán được theo công thức tính diện tích mái ở phía trên là sẽ ra con số về tổng khối lượng sắt cần dùng cho phần mái của căn nhà. 

Tính số sắt cần dùng nếu đổ mái bằng cách lợp ngói hoặc tôn

Nếu lựa chọn đổ mái bằng cách lợp ngói hoặc lợp tôn thì gia chủ cần tính toán khối lượng sắt cho việc thi công làm đòn tay. Theo đó, gia chủ sẽ xác định khoảng cách của từng đòn tay. Rồi lấy chiều dài của phần mái đem chia cho khoảng cách là sẽ tính ra được số đòn tay cần dùng của một bên mái nhà. 

Tiếp theo, gia chủ sẽ lấy số đòn tay đó nhân với khối lượng của một cây sắt (thường sẽ là sắt hộp). Cuối cùng, gia chủ đem nhân đôi lên sẽ tính ra khối lượng sắt cần dùng để lợp mái tôn hoặc mái bằng. 

Trên đây là cách xác định diện tích mái nhà và cách tính sắt đổ mái sơ bộ. Các gia chủ muốn có được con số cụ thể thì nên trao đổi trực tiếp với kiến trúc sư của đơn vị nhận thi công căn nhà của mình. Có như vậy thì mới đảm bảo dự trù vật tư không thừa không thiếu, tránh thất thoát lãng phí hoặc phải phải mua thêm dù chỉ thiếu chút ít.