Doanh nghiệp chỉ được thay đổi chính sách kế toán khi nào?

Câu hỏi: Chúng tôi là công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, trong hoạt động bán căn hộ, chứng tôi ký hợp đồng bán căn hộ cho khách hàng khi đã xây dựng xong phần móng, theo đó khách hàng gánh chịu các rủi ro liên quan đến căn hộ và có nghĩa vụ thanh toán theo lịch trình được thỏa thuận dựa trên tiến độ xây dựng. Thời gian xây dựng và hoàn tất các dự án căn hộ của chúng tôi thường là 3 năm. Trong các kỳ kế toán trước 31/12/2010, chúng tôi ghi nhận doanh thu hoạt động bán căn hộ này theo tỷ lệ của công việc xây dựng hoàn thành vào ngày kết thúc kỳ kế toán. Hội đồng quản trị Công ty đã quyết định thay đổi chính sách kế toán về ghi nhận doanh thu kể từ 1/1/2011 trên cơ sở phi hồi tố để phù hợp hơn với những thay đổi gần đây của chuẩn mực BCTC quốc tế và ngành bất động sản ở VN: doanh thu và giá vốn được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện ghi nhận doanh thu được quy định trong Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác.

Việc áp dụng phi hồi tố đối với sự thay đổi này phù hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 29 vì việc áp dụng phi hồi tố có một số khó khăn sau:

- Việc áp dụng phi hồi tố sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến việc trình bày các kết quả hoạt động kinh doanh trong các năm trước đã được công bố và báo cáo cho các cổ đông, các nhà đầu tư và các cơ quan chức năng có liên quan. Các ảnh hưởng này bao gồm nhưng không giới hạn ở các vấn đề như: các khoản cổ tức đã công bố và trả cho các cổ đông, trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng đã phát hành và các lần tăng vốn điều lệ.

- Khối lượng của các giao dịch trong các năm trước rất lớn và việc thu thập, đánh giá các số liệu đầy đủ và tin cậy của các thông tin trong các năm trước.

- Việc áp dụng hồi tố sẽ có thể ảnh hưởng đến các giao dịch trong các năm trước như phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng [IPO], việc niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, việc huy động vốn...

- Phát sinh những tranh chấp không cần thiết giữa Công ty với các cổ đông và nhà đầu tư.

Xin hỏi, việc thay đổi phương pháp kế toán của Công ty chúng tôi như vậy có phù hợp?

Trả lời:

Theo Chuẩn mực kế toán số 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót, thì: [1] Tại đoạn 10 quy định “Việc áp dụng các thay đổi trong chính sách kế toán được thực hiện trong các trường hợp sau: [a] Doanh nghiệp phải thực hiện thay đổi chính sách kế toán do áp dụng lần đầu các quy định của pháp luật hoặc chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán theo các hướng dẫn chuyển đổi cụ thể [nếu có] của pháp luật, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán đó; [b] Khi doanh nghiệp thay đổi chính sách kế toán do áp dụng lần đầu các quy định của pháp luật hoặc chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán nhưng không có các hướng dẫn chuyển đổi cụ thể cho sự thay đổi đó, hoặc tự nguyện thay đổi chính sách kế toán thì phải áp dụng hồi tố chính sách kế toán mới.” [2] Về việc áp dụng hồi tố hay không hồi tố liên quan đến những thay đổi trong chính sách kế toán, tại đoạn 12 quy định “Theo quy định tại đoạn 10a và 10b, những thay đổi chính sách kế toán phải được áp dụng hồi tố, trừ khi không thể xác định được ảnh hưởng cụ thể của từng kỳ hoặc ảnh hưởng lũy kế của sự thay đổi.” Như vậy, việc áp dụng hồi tố đòi hỏi phải xác định được ảnh hưởng cụ thể của từng kỳ hoặc ảnh hưởng lũy kế của sự thay đổi. Hơn nữa, tại đoạn 32 còn quy định về yêu cầu phân biệt thông tin khi áp dụng hồi tố một chính sách kế toán mới như sau: “Khi áp dụng hồi tố một chính sách kế toán mới hoặc điều chỉnh hồi tố một sai sót đòi hỏi phải phân biệt được các thông tin sau đây với các thông tin khác: [a] Thông tin cung cấp bằng chứng về hoàn cảnh tại ngày phát sinh giao dịch hoặc nghiệp vụ kinh tế. [b] Thông tin sẵn có tại thời điểm báo cáo tài chính của các kỳ trong quá khứ được phát hành.

Khi áp dụng hồi tố hoặc điều chỉnh hồi tố, nếu ước tính trọng yếu cũng không phân biệt được hai loại thông tin này thì không thế áp dụng hồi tố chính sách kế toán hoặc sửa chữa hồi tố các sai sót của kỳ trước”.

Chính sách kế toán là thuật ngữ khá quen thuộc đối với các đơn vị doanh nghiệp. Để thực hiện các giao dịch được thuận lợi nhất, họ phải lựa chọn những chính sách nhất quán và hợp lý phù hợp cho doanh nghiệp của mình. 

Chính sách kế toán là gì?

Theo Chuẩn mực số 29 do Bộ Tài chính ban hành và công bố theo quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 với nội dung: “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”.  Được hiểu là các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

Chẳng hạn như: phương pháp tính giá gốc hàng tồn kho, phương pháp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái, phương pháp kế toán chi phí đi vay…hay các vấn đề khác.

Tính nhất quán 

Doanh nghiệp phải lựa chọn và áp dụng chính sách cho bộ phận kế toán nhất quán đối với các giao dịch, sự kiện tương tự. Trừ khi có chuẩn mực kế toán khác yêu cầu hoặc cho phép phân loại các giao dịch, sự kiện tương tự thành các nhóm nhỏ. Và áp dụng chính sách kế toán khác nhau cho các nhóm này. Trường hợp này, một chính sách phù hợp sẽ được lựa chọn và áp dụng nhất quán đối với mỗi nhóm. Giúp cho việc không bị nhầm lẫn các giao dịch với nhau và quản lý dễ dàng hơn rất nhiều.

Những thay đổi trong chính sách kế toán

Khi đã lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán cho doanh nghiệp, thì việc thay đổi không phải cứ muốn là được. Đây chính là tính nhất quán của chính sách kế toán. 

Doanh nghiệp có thể thay đổi chính sách được không?

Nếu doanh nghiệp muốn thay đổi chính sách kế toán, cần phải phụ thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có sự thay đổi theo quy định của pháp luật hoặc của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán;
  • Sự thay đổi sẽ dẫn đến báo cáo tài chính cung cấp thông tin tin cậy và thích hợp hơn về ảnh hưởng của các giao dịch và sự kiện đối với tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

Đây là quy định mà doanh nghiệp, công ty cần phải hiểu và nắm rõ nhất. Doanh nghiệp chỉ được phép thay đổi đối với hai trường hợp nêu trên.

Chính sách kế toán và những thông tin bạn cần biết

Vấn đề nào không được xem là thay đổi trong chính sách của kế toán?

Những vấn đề sau đây không phải là thay đổi chính sách kế toán:

  • Việc áp dụng một chính sách kế toán cho các giao dịch. Sự kiện có sự khác biệt về cơ bản so với các giao dịch. Sự kiện đó đã xảy ra trước đây;
  • Việc áp dụng các chính sách kế toán mới cho các giao dịch. Sự kiện chưa phát sinh trước đó hoặc không trọng yếu.

Áp dụng các thay đổi trong chính sách kế toán

Việc áp dụng các thay đổi trong chính sách kế toán được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Doanh nghiệp phải thực hiện thay đổi chính sách kế toán do áp dụng lần đầu các quy định của pháp luật hoặc chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán theo các hướng dẫn chuyển đổi cụ thể [nếu có] của pháp luật, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán đó;
  • Khi doanh nghiệp thay đổi chính sách kế toán do áp dụng lần đầu các quy định của pháp luật hoặc chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán nhưng không có các hướng dẫn chuyển đổi cụ thể cho sự thay đổi đó [áp dụng phi hồi tố chính sách kế toán đó], hoặc tự nguyện thay đổi chính sách kế toán thì phải áp dụng hồi tố chính sách kế toán mới.

Doanh nghiệp tự tạo chính sách riêng đối với bộ phận kế toán

Kế toán trong công ty làm những gì?

Để tự tạo chính sách riêng cho doanh nghiệp là điều không hề đơn giản. Trước khi xây dựng chính sách riêng cho mình, bản thân doanh nghiệp phải:

  • Doanh nghiệp phải dựa vào những tiêu chuẩn, các chuẩn mực IFRS do uỷ ban IFRS [International Financial Reporting Standards – Chuẩn mực BCTC quốc tế] ban hành cùng với những hướng dẫn từ Uỷ ban diễn giải Chuẩn mực kế toán [SIC] để áp dụng vào trong doanh nghiệp của mình.
  • Doanh nghiệp của bạn phải áp dụng và nghiên cứu những khái niệm có trong quy chuẩn của khung khái niệm cho việc lập báo cáo tài chính.
  • Ngoài ra, bạn còn phải tham khảo và xem xét các quy định chung để xây dựng các chuẩn mực kế toán trong ngành do các tổ chức khác ban hành.

Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn?

Quản lý các vấn đề về kế toán – thuế trong doanh nghiệp đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn sâu. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xử lý các vấn đề tuân thủ, FATO cung cấp đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, có khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thông qua việc FATO thực hiện các dịch vụ kế toán, kế toán thuế, hỗ trợ và tư vấn doanh nghiệp. Với nguồn nhân lực, vật lực hiện có cùng với văn hoá làm việc tận tâm chúng tôi sẽ đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.

Xem thêm: Kiến thức về lũy kế và lũy kế giá trị thanh toán

Video liên quan

Chủ Đề