Đội ngũ nhân viên trong nhà hàng

Sơ đồ tổ chức nhà hàng thể hiện cơ cấu phòng ban và vai trò của từng bộ phận, giúp nhân viên biết được nhiệm vụ cũng như lộ trình thăng tiến của mình, giúp các nhà quản lý điều hành – phân phối – kiểm soát công việc lẫn nhân sự. Nếu bạn đang thắc mức về sơ đồ tổ chức nhà hàng và nhiệm vụ từng bộ phận là gì, hãy cùng Chefjob tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cùng với sự tăng trưởng của Du lịch và Ẩm thực, kinh doanh nhà hàng đang chứng tỏ được tiềm năng phát triển của mình ở hiện tại lẫn tương lai. Giàu cơ hội là thế nhưng tốc độ “mọc lên” nhanh chóng của quá nhiều nhà hàng đã khiến các đơn vị cạnh tranh “khốc liệt” hơn. Để tìm được chỗ đứng của mình trong ngành, các nhà hàng cần có định hướng và lối đi tạo nên bản sắc, thương hiệu riêng. Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của nhà hàng chính là nhân sự. Thiết lập được cơ cấu nhân sự chặt chẽ sẽ giúp các nhà quản lý xây dựng đội ngũ cung ứng dịch vụ chất lượng cho khách hàng. Chính vì thế, thấu hiểu sơ đồ tổ chức nhà hàng và nhiệm vụ từng bộ phận là điều không thể thiếu với các nhà quản lý lẫn nhân viên.


Sơ đồ tổ chức nhà hàng – Ảnh: Internet

Sơ đồ tổ chức nhà hàng và nhiệm vụ từng bộ phận

1. Ban Giám đốc

Vai trò của Ban Giám đốc trong nhà hàng chính là điều hành – giám sát – quản lý chung tất cả các công việc lẫn nhân viên. Họ là người có tiếng nói và quyết định cuối cùng đến các vấn đề quan trọng của nhà hàng như lên chiến lược, kế hoạch, định hướng phát triển cho đơn vị mình. Ngoài ra, các vấn đề phát sinh mang tính đột xuất, có tính chất nghiêm trọng cũng cần có sự đồng ý của Ban Giám đốc.

2. Quản lý nhà hàng

  • Quản lý nhà hàng là người hỗ trợ đắc lực cho Ban Giám Đốc, họ đảm nhận các hạng mục công việc:
  • Phân công và tổ chức phân công nhân sự thuộc cấp quản lý.
  • Giám sát các công việc nhằm mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất trong khu vực mà mình phụ trách.
  • Chịu trách nhiệm tài chính cho nhà hàng.
  • Phối hợp với Bếp trưởng để cập nhât, thay đổi hay xây dựng thực đơn cho nhà hàng.
  • Điều phối công việc của nhân viên. Đưa ra quyết định khen thưởng hay xử phạt nhân viên thuộc cấp quản lý của mình.


Cùng trao đổi với Bếp trưởng để tạo ra thực đơn đặc sắc cho nhà hàng là vai trò của người Quản lý – Ảnh: Internet

3. Giám sát nhà hàng

  • Sắp xếp và bố trí nhiệm vụ cho nhân viên thuộc cấp mình quản lý.
  • Giám sát quá trình hoạt động của nhân viên.
  • Đề xuất khen thưởng, xử phạt hoặc tuyển dụng thêm nhân viên.
  • Phối hợp với các bộ phận khác.

4. Bộ phận Lễ tân

Được xem là hình ảnh đại diện cho nhà hàng nên bộ phận Lễ tân có vai trò cực kỳ quan trọng trong sơ đồ nhà hàng. Những người làm trong bộ phận này chịu trách nhiệm đón/tiễn khách, giải đáp các thắc mắc cũng như xử lý các khiếu nại của khách hàng. Nếu có vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát thì lập tức thông báo với cấp trên để giải quyết.

5. Bộ phận Phục vụ

Cùng với Lễ tân, bộ phận Phục vụ chịu trách nhiệm đón và tiễn khách, sắp xếp chỗ ngồi và gợi ý cho khách chọn món, phục vụ nhu cầu của khách trong suốt thời gian khách thưởng thức bữa ăn tại nhà hàng. Sau khi khách rời khỏi, nhân viên Phục vụ còn có trách nhiệm dọn dẹp và sắp xếp lại không gian ăn uống của khách.


Nhân viên Phục vụ giữ vị trí quan trọng trong nhà hàng – Ảnh: Internet

6. Bộ phần quầy Bar

Đây là khu vực cung cấp thức uống cho thực khách nên nhiệm vụ của nhân viên quầy Bar là tạo ra các thức uống ngon, bổ dưỡng và đẹp mắt cho thực khách. Dĩ nhiên, họ cũng có trách nhiệm giữ gìn khu vực quầy Bar của mình sạch sẽ và tươm tất.

7. Bộ phận Bếp

Là bộ phận quan trọng bậc nhất tại nhà hàng, những nhân viên trong khu vực Bếp sẽ chịu trách nhiệm chế biến các món ăn chất lượng và có tính thẩm mỹ, mang lại sự hài lòng cho thực khách và níu chân họ quay lại. Trong khu vực Bếp có Bếp trưởng, Bếp phó, Ca trưởng, Đầu bếp, Phụ bếp,… để trao đổi và phối hợp với nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ đó.

Ngoài các bộ phận chính trên đây thì trong sơ đồ tổ chức nhà hàng còn có bộ phận Kế toán/thu ngân, bộ phận An ninh, bộ phận Vệ sinh, bộ phận Marketing, bộ phận IT,… Nếu bạn đang muốn thử thách với nhà hàng, hãy ghi nhớ tất cả các thông tin về sơ đồ tổ chức nhà hàng trên đây để tạo ra một tập thể vững mạnh. Nếu bạn đang chuẩn bị đi phỏng vấn tại nhà hàng thì cũng lưu nhớ cho mình các thông tin này vì biết đâu, nhà tuyển dụng sẽ thăm dò hiểu biết của bạn đấy.

Bạn là quản lý nhà hàng và đang đau đầu chưa tìm ra cách quản lý nhân viên phục vụ sao cho hiệu quả? Đừng bỏ qua bài chia sẻ hữu ích của Grabviec.vn trong bài viết dưới đây!

Bạn đã biết cách quản lý nhân viên phục vụ nhà hàng hiệu quả?

Tại sao nên chú trọng quản lý nhân viên phục vụ?

Trong kinh doanh nhà hàng, nhân viên phục vụ là người tiếp xúc đầu tiên và nhiều nhất với thực khách, quyết định đáng kể đến cảm nhận và sự hài lòng của thực khách về chất lượng dịch vụ của nhà hàng. Do đó, để nhà hàng kinh doanh tốt, có lượng khách đông và ổn định, đầu tư vào đội ngũ nhân viên phục vụ là hoàn toàn cần thiết, bao gồm cả việc đào tạo, nâng cao nghiệp vụ lẫn chú trọng chế độ đãi ngộ để nhân viên hài lòng và yên tâm gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, cống hiến cho sự phá triển chung của tập thể.

Làm thế nào để quản lý nhân viên phục vụ hiệu quả?

Việc quản lý không chỉ dừng lại ở phân chia và giám sát công việc - theo dõi và đánh giá tiến độ, chất lượng làm việc của nhân viên – mà còn phải đảm bảo mọi nhân viên đều cảm thấy mình được đối xử công bằng, được chi trả đầy đủ quyền lợi, đúng khả năng và có cơ hội thăng tiến rõ ràng vì những cống hiến, như thế, họ với găn bó lâu dài với doanh nghiệp, không nghỉ việc đồng loạt khiến nhà hàng phải tốn chi phí và nhân lực cho việc tuyển dụng và đào tạo lại đội ngũ nhân viên mới. Dưới đây là cách quản lý nhân viên phục vụ nhà hàng được cho là hiệu quả nhất:

♦ Đào tạo trước, phân bổ công việc sau

Đừng nghĩ rằng công việc phục vụ không yêu cầu nghiệp vụ quá cao; vì thế, nhân viên mới hoàn toàn có thể vừa học vừa làm. Sẽ không có gì đảm bảo nhân viên đó không phạm sai lầm ở lần phục vụ thực tế đầu tiên nếu chưa được training qua về các bước trong quy trình phục vụ ăn uống chuẩn; tệ hơn là gặp đúng ngay bàn khách khó tính. Chỉ cần bỏ ra một khoảng thời gian ngắn ban đầu để hướng dẫn nhân viên mới nắm được toàn bộ cách thức hoạt động, quy trình phục vụ cũng như các kỹ năng cơ bản mà một nhân viên phục vụ nhà hàng cần có – sau đó, giao cho nhân viên có kinh nghiệm hơn hướng dẫn và giám sát trực tiếp – như thế, bạn sẽ đảm bảo nhân viên có kiến thức và nghiệp vụ cơ bản để phục vụ khách hàng.

Nhân viên phục vụ cần được traning những kỹ năng và nghiệp vụ cơ bản trước khi thực hiện công việc cụ thể

♦ Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt

Một văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ giúp nhân viên luôn cảm thấy thoải mái mỗi khi đến ca làm việc. Văn hóa tốt không có nghĩa là muốn làm gì cũng được, tất cả phải nằm trong một giới hạn và chừng mực nhất định. Người quản lý giỏi sẽ biết cân chỉnh giữa quy định khắt khe trong công việc với sự phân công công việc hợp lý, thưởng phạt rõ ràng, nhưng vẫn không thiếu những giờ nghỉ giữa cơ ngắn, nhanh hay các hoạt động giao lưu, tạo mối quan hệ đồng nghiệp cuối ca, sau giờ làm. Một tập thể tốt sẽ cùng nhau đưa nhà hàng phát triển lớn mạnh, luôn hỗ trợ nhau trong công việc và san sẻ, giúp đỡ ngoài cuộc sống; hạn chế những mâu thuẫn, xung đột không đáng có.

♦ Triển khai quy trình phục vụ chuẩn

Một quy trình phục vụ nhà hàng chuẩn giúp nhân viên xác định các bước cần thực hiện khi phục vụ khách, đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ, đầy đủ, thể hiện sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng. Tùy theo quy mô nhà hàng, đối tượng khách hay số lượng nhân viên, môi trường làm việc thực tế mà quy trình phục vụ sẽ được linh hoạt điều chỉnh để đảm bảo phục vụ khách chu đáo, làm hài lòng thực khách, vừa giảm thiểu tối đa “thời gian chết” cho nhân viên, tránh thừa người thiếu việc gây lãng phí nguồn kinh phí chi trả lương cho nhân viên hàng tháng.

Quy trình phục vụ chuẩn giúp nhân viên tự tin phục vụ đúng tiêu chuẩn, chuyên nghiệp để làm hài lòng khách

♦ Chi trả lương và chế độ đãi ngộ xứng đáng

Tương tự như việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, chi trả lương và các chế độ đãi ngộ xứng đáng cho nhân viên cũng góp phần đáng kể trong việc quản lý nhân viên, giúp họ cảm thấy yên tâm và xứng đáng với những gì mình cống hiến, đủ để chi trả cho những chi phí trong cuộc sống thường ngày, hạn chế tối đa số lượng nhân viên nghỉ việc vì lương thấp, chế độ đãi ngộ “nghèo nàn”… Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, mức lương chung cho vị trí phục vụ trong nhà hàng và trong khu vực, khối lượng công việc, hiệu suất làm việc… mà áp dụng mức lương hợp lý và phù hợp cho từng nhân viên. Chế độ đãi ngộ cần tối thiểu đầy đủ theo quy định của pháp luật.

♦ Luôn quan tâm đến nguyện vọng nhân viên

Nhà Quản lý giỏi và có tâm không chỉ quan tâm đến chất lượng đội ngũ nhân viên khi phục vụ khách; họ quan tâm cả những nguyện vọng của nhân viên trong công việc lẫn đời sống. Đó có thể là nguyện vọng được đổi ca vì bận việc đột suất, nghỉ chăm sóc mẹ bị ốm – muốn được tăng lương, ứng lương – chuyển vị trí… Người quản lý cần xem xét và thỏa mãn nguyện vọng nếu điều đó không làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc chung. Việc giúp nhân viên cảm thấy thoải mái khi làm việc, được quan tâm khi cần thiết sẽ khiến họ yêu công việc, quý trọng đồng nghiệp và cấp trên nhiều hơn, tăng khả năng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Bởi trong thực tế, có thể công ty trả lương cho bạn không cao bằng những nơi khác nhưng bạn vẫn quyết định ở lại vì tình cảm và những mối quan hệ tốt đẹp.

Cách quản lý nhân viên phục vụ hiệu quả nhất là quản lý toàn diện ở mọi mặt, từ công việc đến mong muốn chính đáng của nhân viên

Việc quản lý nhân viên phục vụ sẽ có hiệu quả khi sự quản lý được thực hiện toàn diện ở mọi mặt. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Grabviec.vn sẽ hữu ích cho những nhà quản lý trẻ, đảm bảo quản lý nhân viên tốt, giữ chân người tài cống hiến cho doanh nghiệp.

Hồng Thy

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề