Đổi tiền nhất ở ngân hàng Agribank

Tỷ giá yên Nhật ngày hôm nay được cập nhập tự động từ ngân hàng VietcomBank, Agribank, Vietinbank, ACB,…. Công cụ hỗ trợ chuyển đổi tỷ giá yên Nhật so với Việt Nam Đồng. Tìm hiểu về tiền Nhật Bản.

Bảng dữ liệu tỷ giá tiền yên Nhật và ngoại tệ so với tiền Việt Nam dưới đây được cập nhập tự động hàng ngày.

Dữ liệu được lấy trực tiếp từ các ngân hàng lớn như VietcomBank, Agribank, ACB, VietinBank,….

Công cụ hỗ trợ chuyển đổi tỷ giá dưới đây cũng được cập nhập dữ liệu hàng ngày.

1 Man bằng bao nhiêu tiền Việt Nam

1 Man = 10.000 Yên [tương đương khoảng 2 triệu VNĐ], người Việt mình còn hay gọi 1 Man bằng tên khác như 1 Lá.

1 Sên bằng bao nhiêu tiền Việt Nam

1 Sen = 1.000 Yên [tương đương khoảng 2 trăm ngàn VNĐ].

Đơn vị tiền tệ của Nhật Bản được thống nhất là Yên Nhật từ ngày 27/6/1871. Từ đó đến nay thì các mệnh giá đã có sự thay đổi, hiện tại chỉ còn 10 loại mệnh giá khác nhau và chia thành 2 loại là tiền xu và tiền giấy.

1.Tiền xu ở Nhật Bản

Tiền xu ở Nhật Bản có nhiều mệnh giá nhỏ và vừa: 1 yên, 5 yên, 10 yên, 50 yên, 100 yên và 500 yên. Tùy theo mệnh giá mà sẽ được làm từ các loại kim loại khác nhau.

Tiền xu ở Nhật Bản có 6 loại mệnh giá khác nhau

Đặc điểm của các loại tiền xu ở Nhật Bản như sau:

  • Đồng 1 yên: Là đồng xu có mệnh giá thấp nhất và được làm từ nhôm, cũng là đồng xu nhẹ nhất có thể nổi trên mặt nước.
  • Đồng 5 yên: Là 1 trong 2 loại xu duy nhất được đục lỗ ở giữa và có màu vàng khá đẹp với họa tiết cây lúa.
    Tiếng Nhật của 5 yên là go-en, cách phát âm của nó gần giống với koun [may mắn] nên được gọi là đồng xu may mắn.
  • Đồng 10 yên: Đồng 10 yên được ra đời từ năm 2006 với mặt sau in hình ngôi chùa Byōdō-in tại cố đô Kyoto.
  • Đồng 50 yên: Là đồng xu thứ 2 được đục lỗ ở giữa, mặt sau của đồng 50 yên được chạm khắc hình hoa cúc. Loại hoa này được coi như quốc hoa của Nhật Bản thời xưa.
  • Đồng 100 yên: Đây là đồng tiền xu có số năm lưu hành lâu nhất lịch sử Nhật Bản, được sử dụng lần đầu vào năm 1957. Với 2 phiên bản cổ xưa [chạm khắc hình phượng hoàng] và hiện đại [chạm khắc hình hoa anh đào].
  • Đồng 500 yên: Là đồng xu có mệnh giá cao nhất trong 6 loại tiền xu ở Nhật Bản. Theo đánh giá khách quan của mình thì đồng 500 yên có màu đẹp nhất.

2.Tiền giấy ở Nhật Bản

Tiền giấy Nhật Bản có 4 mệnh giá là 1.000 yên, 2.000 yên, 5.000 yên và 10.000 yên.

Riêng đồng 2.000 thì rất ít khi xuất hiện bởi người Nhật thường không thích dùng tờ tiền này. Mặt trước của tiền giấy in hình của một doanh nhân nổi tiếng ở Nhật Bản. Mặt sau có in hình danh lam thắng cảnh.

4 mệnh giá tiền giấy Nhật Bản phiên bản mới nhất

Đặc điểm của các loại tiền giấy ở Nhật Bản như sau:

  • Tờ 1.000 yên: Mặt trước in hình của nhà văn Natsume Soseki [1867 – 1916]. Mặt sau in hình núi Phú Sĩ và hoa Sakura.
  • Tờ 2.000 yên: Mặt trước là hình của của cổng thành Shureimon ở thành phố Naha, tỉnh Okinawa. Mặt sau là ảnh của cuốn tiểu thuyết đầu tiên trên thế giới – Genji Monogatari.
    Đồng 2.000 yên [2 sên] này được rất ít người Nhật sử dụng bởi các máy tự động không nhận nó, và nó cũng khiến cho nhiều máy thu tiền tự động ở siêu thị gặp bối rối.
  • Tờ 5.000 yên: Mặt trước của tờ 5,000 yên có in hình chân dung của nữ nhà văn Higuchi Ichigo [1868 – 1912]. Mặt sau in hình cánh đồng hoa Kakitsubata.
  • Tờ 10.000 yên: Đây là đồng tiền có mệnh giá lớn nhất Nhật Bản, mặt trước in hình chân dung nhà văn, nhà chính trị, nhà tư tưởng Yukichi Fukuzawa [1835 – 1901]. Mặt sau in hình chim phượng hoàng ở đền thờ thần Byodoin.

Thật thú vị phải không các bạn!. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ ngay với bạn bè.

>>Xem thêm: Thời tiết Nhật Bản hôm nay

Thủ tục đổi ngoại tệ ở ngân hàng Agribank

– Khách hàng phải xuất trình đầy đủ các chứng từ có thông tin về mục đích sử dụng ngoại tệ, số lượng và loại ngoại tệ cần thanh toán. Cam kết sử dụng số ngoại tệ đã giao dịch đúng mục đích theo quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam.

– Điền đầy đủ các thông tin cần thiết vào hợp đồng mua bán, trao đổi ngoại tệ

– Xuất trình chứng minh thư, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

Lợi ích khi trao đổi, mua bán ngoại tệ tại ngân hàng Agribank:

– Mức tỷ giá cạnh tranh

– Có nhiều loại ngoại tệ khác nhau phù hợp với nhu cầu của khách hàng

– Khách hàng trực tiếp ra các điểm giao dịch của Agribank trên toàn quốc để tiến hành giao dịch

– Thủ tục đổi ngoại tệ ở ngân hàng thuận tiện, nhanh chóng.

Điều kiện mua USD từ ngân hàng nhà nước

Theo như quy định của pháp luật, đối tượng được mua USD từ ngân hàng như sau:

– Là công dân của Việt Nam sẽ được mua ngoại tệ tiền mặt tại những tổ chức tín dụng đã được cấp phép nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong những trường hợp sau: Đi học tập, công tác, du lịch, thăm viếng hay chữa bệnh ở nước ngoài.

– Nếu là người nước ngoài có nguồn thu nhập hợp pháp tại đất nước Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt ở các tổ chức tín dụng được nhà nước cấp phép giao dịch và phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.

– Cá nhân được bán ngoại tệ tiền mặt tại các tổ chức tín dụng được phép theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối của nhà nước Việt Nam.

Lưu ý khi làm thủ tục đổi ngoại tệ ở ngân hàng

Hiện nay có rất nhiều ngân hàng tiến hành giao dịch mua bán, trao đổi ngoại tệ. Mỗi ngân hàng sẽ có mức tỷ giá, hạn mức, điều kiện cũng như thủ tục mua bán ngoại tệ cho ngân hàng khác nhau. Do đó, trước khi thực hiện giao dịch bạn nên tìm hiểu chi tiết về tỷ giá, hạn mức để có sự lựa chọn tốt nhất.

Founder //kenhtygia.com/ - Kênh cung cấp thông tin Tỷ Giá USD, Tỷ giá EUR, Tỷ giá ngoại tệ, Tỷ giá hối đoái, biều đồ tỷ giá 30 ngày gần nhất, thông tin thị trường tỷ giá giá mới nhất. Cập nhật nhanh tỷ giá liên ngân hàng đồng USD, Nhân dân tệ, euro 24h trong ngày. Cùng các kiến thức lĩnh vực tài chính, tiền tệ được tổng hợp và đúc kết để cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư hiệu quả nhất!

Mục lục bài viết

  • 1. Cơ sở pháp lý quy định về đổi tiền bị rách, hỏng
  • 2. Ngân hàng có nhận đổi tiền hư hỏng không ?
  • 2.1 Trách nhiệm đổi tiền rách
  • 2.2 Quy định về việc đổi tiền rách tại ngân hàng
  • 3. Đổi tiền rách ở ngân hàng nào ? Cách đổi ra sao ?
  • 3.1 Ngân hàng AgriBank
  • 3.2 Ngân hàng VietcomBank
  • 3.3 Ngân hàng BIDV
  • 4. Đổi tiền rách, hư hỏng có mất phí không ?
  • 5. Thủ tục đổi tiền rách tại các ngân hàng

Thưa luật sư, mẹ tôi có cất tiền trong túi, vừa qua cháu nhà tôi nghịch dại làm cháy trong phòng của bà. Hiện tại khoản tiền bà cất giữu đã bị lửa tém cháy góc. Tôi không biết là những đồng tiền này có thể đem đổi được hay không? Và ngân hàng họ có đổi không ạ?

Rất mong được giải đáp. Xin cảm ơn! [Người hỏi: Nguyễn Hồng, Tỉnh Hải Dương]

Luật sư tư vấn:

1. Cơ sở pháp lý quy định về đổi tiền bị rách, hỏng

- Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010

- Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, [Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017]

- Thông tư 25/2013/TT-NHNNquy định thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông

2. Ngân hàng có nhận đổi tiền hư hỏng không ?

Nhu cầu sử dụng tiền mặt để chi tiêu, mua sắm trong cuộc sống hàng ngày vẫn rất lớn. Trong quá trình trao đổi và bảo quản rất khó để tránh được tình trạng tiền bị rách, nhàu nát hay cháy…Điều này có thể khiến đồng tiền của bạn không còn giá trị, không thể mua sắm bất cứ thứ gì.

Vậy, câu hỏi được nhiều người đặt ra đó là đổi tiền rách ở đâu? Ngân hàng có đổi tiền rách không? Câu trả lời là Ngân hàng có đổi tiền rách. Theo đó, ngân hàng là nơi phát hành tiền cũng như hỗ trợ khách hàng đổi tiền rách.

2.1 Trách nhiệm đổi tiền rách

Pháp luật ngân hàng quy định Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông tại Thông tư 25/2013/TT-NHNN.

Bên cạnh đó, Điều 4 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định về Tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông như sau:

1. Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông [nhóm nguyên nhân khách quan]:

a] Tiền giấy bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số; nhàu, nát, nhòe, bẩn, cũ; rách rời hay liền mảnh được can dán lại nhưng còn nguyên tờ tiền;

b] Tiền kim loại bị mòn, han gỉ, hư hỏng một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, hoa văn, chữ, số và lớp mạ trên đồng tiền.

2. Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình bảo quản [nhóm nguyên nhân chủ quan]:

a] Tiền giấy bị thủng lỗ, rách mất một phần; tiền được can dán; cháy hoặc biến dạng do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao; giấy in, màu sắc, đặc điểm kỹ thuật bảo an của đồng tiền bị biến đổi do tác động của hóa chất [như chất tẩy rửa, axít, chất ăn mòn...]; viết, vẽ, tẩy xóa; đồng tiền bị mục hoặc biến dạng bởi các lý do khác nhưng không do hành vi hủy hoại;

b] Tiền kim loại bị cong, vênh, thay đổi định dạng, hình ảnh thiết kế do tác động của ngoại lực hoặc nhiệt độ cao; bị ăn mòn do tiếp xúc với hóa chất.

3. Tiền bị lỗi kỹ thuật do quá trình in, đúc của nhà sản xuất như giấy in bị gấp nếp làm mất hình ảnh hoặc mất màu in, lấm bẩn mực in và các lỗi khác trong khâu in, đúc.

Theo đó, trường hợp của bạn thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 25/2013/TT-NHNN.

Trường hợp này được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 25/2013/TT-NHNN như sau:

2. Đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này, khách hàng nộp hiện vật cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi. Các đơn vị nhận và xét đổi theo các điều kiện sau:

a] Tiền rách nát, hư hỏng không phải do hành vi hủy hoại;

b] Trường hợp tờ tiền bị cháy, thủng, rách mất một phần thì diện tích còn lại phải bằng hoặc lớn hơn 60% so với diện tích tờ tiền cùng loại; nếu được can dán thì phải có diện tích tối thiểu bằng 90% so với diện tích tờ tiền cùng loại và đảm bảo nguyên gốc, nguyên bố cục một tờ tiền [mặt trước, mặt sau; trên, dưới; bên phải, bên trái], đồng thời nhận biết được các yếu tố bảo an;

Đối với tiền polymer bị cháy hoặc biến dạng co nhỏ lại do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao, thì diện tích còn lại tối thiểu phải bằng 30% so với diện tích tờ tiền cùng loại và còn giữ nguyên bố cục một tờ tiền, đồng thời nhận biết được ít nhất hai trong các yếu tố bảo an như: yếu tố hình ẩn trong cửa sổ nhỏ, mực không màu phát quang, phát quang hàng số sêri, dây bảo hiểm, yếu tố IRIODIN, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo đó, số tiền của mẹ bạn bị lửa tém nếu đáp ứng điều kiện trên sẽ được ngân hàng tiến hành thu đổi. Nếu không đủ điều kiện được đổi, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi trả lại và thông báo lý do.

Trường hợp các tờ tiền chưa xác định được điều kiện đổi và cần giám định, khách hàng phải có giấy đề nghị đổi tiền [theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 25/2013/TT-NHNN].

Do đó, nếu không may tiền bị rách, khách hàng sẽ không lo lắng phải vứt đi và không sử dụng được. Tuy nhiên, không phải tiền rách nào cũng đổi được thành tiền mới tại ngân hàng. Bởi, ngân hàng cũng có những quy định riêng trong việc đổi tiền rách.

2.2 Quy định về việc đổi tiền rách tại ngân hàng

Ngân hàng nhà nước đưa ra quy định đổi tiền rách áp dụng chung cho tất cả các ngân hàng. Theo Thông tư 25/2013, khách hàng có thể đổi tiền rách trong các trường hợp sau:

- Tiền rách nát, hư hỏng trong quá trình lưu thông, bao gồm:

+Tiền giấy bị mờ nhạt, thay đổi màu sắc, hoa văn, chữ số, nhàu nát…Tiền kim loại bị ăn mòn, hư hỏng một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, hoa văn…

+Tiền bị lỗi kỹ thuật trong quá trình in đúc của nhà sản xuất

- Tiền rách, hư hỏng trong thời gian bảo quản, bao gồm:

+ Tiền rách nát, hư hỏng không phải do hành vi cố ý.

+ Tiền bị thủng lỗ, rách một phần, cháy hoặc biến dạng do tiếp xúc với nhiệt độ cao, phần còn lại trên 60% diện tích tờ tiền cùng loại.

+ Nếu được can dán lại phải có diện tích tối thiểu 90% so với tờ tiền cùng loại. Bên cạnh đó, cần đảm bảo nguyên bố cục mặt trước, mặt sau, bên trên, dưới, trái, phải…

+ Trường hợp biến dạng co nhỏ do cháy, diện tích tối thiểu bằng 30% so với tờ tiền cùng loại.

Ngoài những quy định trên, khách hàng cần đảm bảo tiền rách phải đáp ứng 2 yếu tố an toàn trong các yếu tố sau: mực không màu phát quang, ẩn trong cửa sổ nhỏ phát quang hàng số seri, dây bảo hiểm, IRIODIN, chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh.

3. Đổi tiền rách ở ngân hàng nào ? Cách đổi ra sao ?

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, khách hàng có thể đổi tiền rách ở tất cả các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm ngân hàng Nhà nước, ngân hàng TMCP…Hiện, có hơn 31 ngân hàng TMCP và 4 ngân hàng Nhà nước để khách hàng lựa chọn khi muốn đổi tiền.

Khách hàng lưu ý, không nên đổi tiền rách ở đầu mối chợ đen hay những đơn vị tổ chức không uy tín. Điều này có thể khiến bạn phải chịu phí cao và không đảm bảo an toàn. Tùy vào từng nhu cầu, khách hàng có thể đổi tiền rách tại một số ngân hàng dưới đây:

3.1 Ngân hàng AgriBank

AgriBank là một trong những địa chỉ đổi tiền rách uy tín mà khách hàng không nên bỏ qua. Hiện ngân hàng AgriBank có hơn 2.300 văn phòng, chi nhánh giúp khách hàng thuận tiện hơn trong quá trình giao dịch.

Khi đổi tiền rách tại AgriBank, khách hàng cần đảm bảo tiền rách hư hỏng trong quá trình lưu thông, trong quá trình bảo quản và trong quá trình đúc kết. Nếu đáp ứng được các điều kiện trên, ngân hàng sẽ không thu phí.

3.2 Ngân hàng VietcomBank

VietcomBank là ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam và có hỗ trợ khách hàng đổi tiền rách theo quy định. Loại tiền ngân hàng VietcomBank đổi cho khách hàng là tiền rách nát, hư hỏng trong quá trình bảo quản, lưu thông và in đúc kết.

Khách hàng có thể mang tiền đến chi nhánh ngân hàng VietcomBank để nhờ nhân viên ngân hàng kiểm tra và làm thủ tục đổi tiền. Hiện, VietcomBank có 411 phòng giao dịch, 111 chi nhánh nên khách hàng dễ dàng tìm thấy địa chỉ gần mình nhất.

3.3 Ngân hàng BIDV

Tương tự với những ngân hàng khác, BIDV cũng hỗ trợ đổi tiền rách miễn phí cho khách hàng trong quá trình lưu thông, bảo quản hay quá trình in. Nếu phát hiện ra tiền rách, hư hỏng do cố ý, ngân hàng sẽ từ chối việc đổi tiền.

BIDV là một ngân hàng lớn, uy tín nên khách hàng hoàn toàn có thể an tâm khi đổi tiền tại đây. Để tìm chi nhánh gần nhất, khách hàng có thể liên hệ tới số Hotline 1900 9247 để nhờ nhân viên tra cứu hoặc website bidv.com.vn.

Ngoài những ngân hàng trên, khách hàng còn có thể đổi tiền rách ở một số ngân hàng khác như: VPBank, SacomBank, TechcomBank, MBBank, VIB…

4. Đổi tiền rách, hư hỏng có mất phí không ?

Tiền rách nát hư hỏng sẽ không đủ tiêu chuẩn lưu thông và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi có trách nhiệm thực hiện việc thu, đổi ngay cho khách hàng có nhu cầu, không hạn chế số lượng, không yêu cầu thủ tục giấy tờ theo Khoản 1 Điều 6 Thông tư 25/2013/TT-NHNN.

Trường hợp do nguyên nhân chủ quan thì việc đổi tiền phải đáp ứng các điều kiện tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 25/2013/TT-NHNN.

Từ 20/01/2014, việc đổi tiền rách, nát hư hỏng sẽ không mất phí. Thông tư 25/2013/TT-NHNN đã bãi bỏ quy định về thu phí 4% khi đổi tiền trước đây tại Quyết định 24/2008/QĐ-NHNN.

Chính vì vậy, khách hàng sẽ không cần phải lo lắng việc đổi tiền hư hỏng, không đạt tiêu chuẩn lưu thông sẽ bị mất phí. Tốt nhất nên đổi tiền rách đủ tiêu chuẩn tại các ngân hàng, không nên đổi ở chợ hay các đơn vị kinh doanh mất phí khác.

5. Thủ tục đổi tiền rách tại các ngân hàng

Thực tế, đối với các trường hợp tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông do biến dạng, rách nát vì lỗi kỹ thuật từ nhà sản xuất hoặc do quá trình lưu thông thì không cần phải nộp giấy tờ gì. Tuy nhiên, nếu đổi tiền rách, hư hỏng do quá trình bảo quản thì cũng cần đảm bảo một số giấy tờ cơ bản dưới đây.

Thủ tục đổi tiền rách tại các ngân hàng

+Giấy đề nghỉ đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, mẫu do ngân hàng cung cấp. Khách hàng cần điền đầy đủ và chính xác các thông tin bao gồm: Tên, CMND, số điện thoại, địa chỉ, số lượng tiền đổi, nguyên nhân rách, hư hỏng. Sau đó nộp cho nhân viên ngân hàng.

+Bản sao CMND hoặc Thẻ CCCD còn giá trị.

Quy trình đổi tiền rách tại ngân hàng

Khi có nhu cầu, khách hàng mang tiền rách, hư hỏng, không đạt tiêu chuẩn tới các chi nhánh ngân hàng gần nhất. Sau đó, đăng ký quy đổi tiền rách, hư hỏng sang tiền mới. Đối với những trường hợp không xác định được có đủ tiêu chuẩn không thì:

+5 ngày đầu tiên, đơn vị thu – đổi sẽ chuyển hiện vật kèm giấy đề nghị giám định về chi nhánh ngân hàng đăng ký chuyển đổi.

+ 5 ngày tiếp theo, chi nhánh ngân hàng đó sẽ thông báo kết quả giám định và trao trả hiện vật.

+Nếu không thực hiện được giám định trong vòng 15 ngày, ngân hàng sẽ chuyển hiện vật kèm giấy giám định về cục phát hành và kho quỹ.

+Sau 7 ngày, Cục phát hành và kho quỹ sẽ thông báo kết quả giám định tới khách hàng. Nếu phát hiện ra hành vi cố tình hủy hoại, đơn vị sẽ chuyển cho cơ quan công an xem xét.

+Kết quả từ cơ quan công an sẽ làm căn cứ để thực hiện việc quy đổi.

Từ những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết đổi tiền rách ở đâu rồi chứ? Hy vọng đây sẽ là chia sẻ hữu ích giúp khách hàng bớt lo lắng khi sở hữu những đồng tiền rách, hư hỏng, không đạt tiêu chuẩn lưu thông. Hãy tới chi nhánh ngân hàng gần nhất để thực hiện giao dịch quy đổi tiền hoàn toàn miễn phí nhé!

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng, tài chính trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Video liên quan

Chủ Đề