Đối với cây ăn quả lâu năm người ta thường nhân giống bằng phương pháp chiết cành vy

Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Sinh học Đề thi HK 2 môn Sinh lớp 11 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Bình Định - Năm 2016 - 2017 [có lời giải chi tiết]

Đối với cây ăn quả lâu năm, người ta thường nhân g...

Câu hỏi: Đối với cây ăn quả lâu năm, người ta thường nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì :

A Cây con sẽ rút ngắn được thời gian sinh trưởng, thu hoạch sớm và biết trước được đặc tính của quả.

B Hệ số nhân giống cao hơn giâm cành.

C Rút ngắn được thời gian sinh trưởng và làm xuất hiện nhiều tính trạng tốt.

D Muốn cải biến kiểu gen của cây mẹ, tăng năng suất và chất lượng cây giống.

Đáp án

A

- Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Đối với cây ăn quả lâu năm, người ta thường nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì : Cây con sẽ rút ngắn được thời gian sinh trưởng, thu hoạch sớm và biết trước được đặc tính của quả.

Chọn A

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

Đề thi HK 2 môn Sinh lớp 11 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Bình Định - Năm 2016 - 2017 [có lời giải chi tiết]

Lớp 11 Sinh học Lớp 11 - Sinh học

Tại sao cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành?

Đề bài

Tại sao cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành?

Lời giải chi tiết

Vì cây ăn quả lâu năm nếu muốn gieo từ hạt thành cây trưởng thành thì mất rất nhiều thời gian.

Chiết cành có thể rút ngắn được thời gian sinh trưởng, duy trì giống cây tốt trước đó.

 Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 11 - Xem ngay

Những cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành là vì


A.

Dễ trồng và tốn ít công chăm sóc. 

B.

Dễ nhân giống, sớm cho thu hoạch, cho các cây giống đa dạng về di truyền.   

C.

Rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm cho thu hoạch và biết trước đặc tính của quả. 

D.

Để tránh sâu bệnh gây hại.

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Để nhân giống cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành vì” cùng với những kiến thức tham khảo về Phương pháp chiết cành là tài liệu đắt giá môn dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.

A. Cây con dễ trồng và ít công chăm sóc

B. Phương pháp này giúp nhân giống nhanh và nhiều

C. Phương pháp này giúp tránh được sâu bệnh gây hại

D. Phương pháp này giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả

Trả lời:

Đáp án đúng: D.phương pháp này giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả

Để nhân giống cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành vì phương pháp này giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả

Giải thích:

Phương pháp chiết cành thường dùng để nhân giống cây ăn quả lâu năm do giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả [Theo bài 41 sinh học 11]

Cùng Top tài liệu mở ra một miền tri thức mới bổ ích qua bài tìm hiểu về Phương pháp chiết cành sau đây nhé!

Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.

Chiết cành là phương pháp phổ biến để nhân giống các loại cây thân gỗ. Hầu hết các loại cây cảnh đều có thể nhân giống bằng chiết cành như sanh, si, đa… trừ một số cây khó ra rễ.

– Vụ xuân hè: chiết vào tháng 3 và 4

– Vụ thu đông: chiết vào tháng 9

Trước khi chiết cành cần chăm sóc cây mẹ từ 1 – 2 tháng để cây mẹ sinh trưởng khoẻ, nhựa trong cây lưu thông mạnh, cành chiết nhanh ra rễ.

+ Chuẩn bị chiết cành:

– Chọn cây tiến hành chiết

– Cây mẹ chọn làm cây chiết bạn chọn những cây đã cho quả đều từ  3 – 4 vụ, cây khỏe mạnh, phát triển tốt, không bị nhiễm sâu bệnh, chất lượng quả và năng suất trái cao.

+ Lựa chọn cành chiết

Khi chọn cành chiết, bạn không nên lựa chọn những cành thấp, già hay cành mọc trên ngọn, cành vượt, cành bị nhiễm sâu bệnh. Bạn tốt nhất nên lựa chọn những cành ở giữa tầng, cành mập mạp, lá xanh tốt, going ngắn, tán phơi ngoài ánh sáng. Đường kính cành khàng 1 – 1,5cm có thể chiết được.

Ngoài ra vỏ cây cũng không được có màu quá thẫm hay quá xanh. Những cành bánh tẻ không quá già lại không quá non thích hợp để chiết cành nhất. Chiều dài mỗi cành chiết trung bình khoảng 50cm, trên mỗi cành như vậy sẽ có 2 nhánh con.

+ Các bước chiết cành chi tiết:

Bước 1: Khoanh vỏ

Đầu tiên bạn dùng con dao thật sắc khoanh tròn 2 đầu cành chiết sao cho khoảng cách giữa 2 vết khoanh khoảng 3 – 5cm, cách gốc cành 1 đoạn dài khoảng 10 – 15cm. Sau đó bạn dùng đầu dao luồn vào tách nhẹ nhàng lớp vỏ trong vùng đã khoanh.

Bạn dùng dao cạo hết chất nhờn trên bề mặt gỗ để loại bỏ lớp tế bào thượng tầng rồi tiếp tục lau sạch vết cắt bằng giẻ sạch. Nếu có kéo khoanh vỏ kéo việc cắt hai đường vỏ cây sẽ dễ dàng hơn bởi đây là phương pháp chiết cành chuyên nghiệp.

Bước 2: Chuẩn bị đất bó bầu:

Dùng đất vườn hoặc đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ rồi trộn lẫn với phân chuồng hoai mục, trấu bổi hay rơm rác mục, rễ bèo tây…

Hỗn hợp theo tỷ lệ 2/3 đất còn 1/3 là những nguyên liệu kể trên và được làm ẩm đến 70% độ ẩm bão hoà [đất có thể vê thành “con giun”, nhưng nắm chặt nước không chảy ra tay].

Một bầu chiết đường kính từ 6-8 cm, trọng lượng 150 – 300 g, chiều cao bầu đất 10-12 cm. Không nên làm bầu quá to, cây không cung cấp đủ nước cho đất, đất phía ngoài bị khô cứng, chặt bí cây khó ra rễ.

Bước 3: Chiết cành

Chọn ngày có thời tiết tốt [trời nắng], dùng dao sắc cắt khoanh vỏ không nên cắt vào phần gỗ, nên bố trí cắt vỏ buổi sáng, tuỳ theo từng giống cây khác nhau mà thời gian bó bầu cũng khác nhau.

Ví dụ, các loại cây có nhiều nhựa mủ như hồng xiêm, trứng gà thì nên phơi nắng tối thiểu 7 ngày sau đó mới bó bầu, còn các giống ít nhựa mủ hơn như các cây có múi, nhãn, vải… thì nên phơi nắng tối thiểu 2-3 ngày sau đó mới bó bầu

Bước 4: Cắt cành chiết và thực hiện trồng

Sau khi chiết cành được 45 – 60 ngày rễ sẽ mọc ra. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng loại cây và mùa vụ thời gian mọc rễ sẽ rút ngắn hoặc kéo dài.

Rễ cây từ màu trắng nõn chuyển sang màu hơi xanh hoặc vàng ngày thì bạn cũng có thể cưa cành chiết và giâm vào vườn ươm để tiếp tục chăm sóc.

Bầu chiết trước khi hạ bạn phải xé bỏ lớp nilon bên phía ngoài, cắt bớt những lá già, sâu bệnh, yếu ớt, chỉ để lại những lá khỏe mạnh. Bạn không nên giâm cành với mật độ quá dày sẽ khiến cho cây sinh trưởng kém, thân lá còi cọc, dễ nhiễm bệnh. Mật độ thích hợp duy trì ở ngưỡng 20×20 cm, hay 30×30 cm.

Video liên quan

Chủ Đề