Đởm trong đông y là gì

“Lục phủ ngũ tạng” là một nhóm cơ quan với các chức năng khác nhau trong cơ thể con người. Thuật ngữ này được nhắc tới khá nhiều trong y học cổ truyền nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được. Để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về các tạng phủ trong cơ thể, Thuốc Nam PQA đã tổng hợp và chia sẻ chi tiết trong bài dưới đây.     

Nghiên cứu Lục phủ ngũ tạng trong Đông y    

1. Định nghĩa lục phủ ngũ tạng

Lục phủ ngũ tạng là nhóm các cơ quan trong cơ thể được phân chia dựa theo chức năng. Các chức chứa đựng, co bóp, chuyển hóa sẽ thuộc nhóm Tạng còn những chức năng thực hiện nhiệm vụ thu nạp, vận chuyển sẽ thuộc nhóm Phủ. 

  • Ngũ Tạng bao gồm: tâm [tim], can [gan], tỳ [lách], phế [phổi], thận [cật] 
  • Lục phủ bao gồm: Đởm [mật], vị [dạ dày], tiểu trường [ruột non], đại trường [dạ dày], bàng quang [bọng đái], tam tiêu [thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu]

Mỗi một tạng phủ trong cơ thể đều được coi là linh hồn của con người trong hoạt động sống

2. Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể 

Ngũ tạng đảm nhiệm tất cả các chức năng hoạt động sống của cơ thể, 5 tạng sẽ có nhiệm vụ lần lượt như sau: 

2.1. Tạng Tâm

Tạng Tâm là Tâm, đây là tạng quan trọng nhất đảm nhiệm mọi hoạt động trong cơ thể con người. Cụ thể vai trò của Tâm được áp dụng như sau:

  • Tâm chủ huyết mạch: Mạch chính là những đường dẫn nối trải dài khắp các cơ quan và tứ chi trong cơ thể, còn Huyết có nhiệm vụ chính là cung cấp dinh dưỡng nuôi toàn bộ cơ thể. Nên huyết tốt, mạch lưu thông thì sắc mặt hồng hào, da dẻ tươi sáng còn huyết kém thì da xám xịt, mệt mỏi,...
  • Tâm tàng thần: Thần chính là trí tuệ, tài trí của con người do đó chức năng Thần tốt thì người đó sẽ thông minh, lanh lợi còn chức năng này kém thì sẽ luôn mệt mỏi, dễ bị stress,...Tâm tàng Thần liên hệ trực tiếp với Tâm chủ Huyết Mạch 
  • Tâm chủ hãn: Hãn là mồ hôi là chất được bài tiết từ trong cơ thể con người qua các lỗ chân lông. Tâm điều khiển các bệnh về Hãn như tự hãn, đạo hãn, vô hãn. Có nghĩa là mồ hôi sẽ tự tiết ra theo trạng thái tâm lý và hoàn cảnh của người bệnh.
  • Tâm khai khiếu ra lưỡi: Lưỡi là biểu hiện bên ngoài của Tâm, nếu Tâm hoạt động tốt thì Lưỡi hồng hào, lời nói trơn tru, nếu như Tâm kém thì Lưỡi nhợt nhạt, ăn nói lắp bắp.

Trong Y học cổ truyền, dựa vào các hiểu hiện của Tạng Tâm mà các thầy thuốc có thể chẩn đoán được tình trạng của Tạng như: 

  • Tâm hư: hồi hộp, trống ngực, mất ngủ, hay quên, hoảng hốt
  • Tâm hàn: đau thắt vùng tim, chân tay lạnh
  • Tâm thực: tâm thần rối loạn, cười nói linh tinh
  • Tâm nhiệt: loét lưỡi, mắt đỏ, trong lòng bận rộn

2.2. Tạng Can

Tạng Can là gan đây là bộ phận giúp chuyển hóa thức ăn thành dinh dưỡng đồng thời đảm nhiệm chất độc hại ra bên ngoài. 

  • Can tàng Huyết: Can đảm nhiệm vai trò lưu trữ và chuyển máu đi toàn cơ thể để nuôi dưỡng tế bào. Nếu như huyết không dồn về can thì sẽ gây nên hiện tượng bồn chồn, lo lắng, mất ngủ và cơ thể rơi vào tình trạng cơ thể xanh xao, miệng trắng dã
  • Can chủ Cân: Can chủ Cân kém khiến cho chi co duỗi khó khăn nếu là trẻ em thì sẽ dễ bị teo nheo cơ, không đi được. 
  • Can chủ sơ Huyết: chức năng này có liên quan tới tạng tỳ bởi Can sản xuất ra mật giúp cho việc tiêu hóa của Tỳ tốt hơn, đại diện của các bệnh về tiêu hóa, bụng, ngực,...

Đối với tạng Can hư tổn sẽ có các biểu hiện như sau:

  • Can hư: thị lực giảm, gân co rút, móng chân, móng tay khô
  • Can hàn: đau bụng dưới, thống kinh, nôn khan
  • Can thực: giận dữ, cáu gắt, ợ chua, đau tức mạng sườn
  • Can nhiệt: mắt đỏ, tai ù đầu váng, khi nhiệt quá cao biến thành hỏa bốc lên gây đau đầu, choáng váng

Sơ đồ Vòng tương sinh, tương khắc của Ngũ tạng

2.3. Tạng Tỳ

Tỳ là cơ quan chủ vận về tiêu hóa thức săn và chất dinh dưỡng bao gồm cả phủ là vị [dạ dày], tiểu tràng và một số tuyến để tiêu hóa như nước bọt, tuyến tụy. 

  • Tỳ ích khí sinh Huyết: Tỳ có chức năng làm giàu phần khí, tạo ra nguồn năng lượng cho các cơ quan, hoạt động sống của cơ thể. Tỳ khỏe thì cơ thể sẽ được cung cấp đầy đủ vận khí, dồi dào sức khỏe. Tỳ kém thì khí huyết mệt mỏi, da xanh xao, vàng yếu
  • Tỳ chủ vận hóa: là sự tiêu hóa hấp thụ vận chuyển các chất dinh dưỡng của đồ ăn, nước, chuyển vận lên phế đưa vào tâm mạch để huyết đem đi nuôi dưỡng cơ thể sau đó xuống thận, bàng quang và bài tiết ra bên ngoài. 
  • Tỳ chủ nhiếp huyết: đây là chức năng giúp cho huyết lưu thông trong các mao mạch, trong trường hợp gặp chấn thương huyết sẽ xuất ra bên ngoài hoặc nội thương cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn tới tỳ
  • Tỳ chủ về chân tay, cơ nhục: tỳ hư yếu cơ bắp sẽ teo nhẽo chân tay mềm yếu, sa nội tạng [tỳ hư hạ hãm] do nó không đưa được chất dinh dưỡng đến nuôi cơ nhục. 
  • Khí tỳ chủ thăng: cơ thể khỏe mạnh thì khí tỳ ở trên giúp cho các cơ quan trong cơ thể luôn hoạt động tốt. Nếu khí tỷ bị hư, vận khí tuột xuống dưới mắc các bệnh ở đường tiêu hóa dưới.
  • Tỳ khai khiếu ra miệng: tỳ tốt thì miệng muốn ăn, ăn ngon, tiêu hóa tốt và cơ thể khỏe mạnh. 

Khi Tỳ hư tổn thì người bệnh sẽ có biểu hiện bệnh lý như sau:

  • Tỳ hư: chân tay mềm yếu, cơ tay beo nhẽo, chảy máu, ăn kém, khó tiêu, sa nội tạng
  • Tỳ hàn: đau bụng, ỉa chảy, chân tay lạnh
  • Tỳ thực: bụng đầy ấm ách, bí hơi
  • Tỳ nhiệt: môi đỏ, mụn nhọt, nóng rát hậu môn

2.4. Tạng Phế

Tạng Phế chính là hai lá phổi của chúng ta, nó như một cái lọng nằm ở trong lồng ngực. Trong thuyết lục phủ ngũ tạng của đông y thì tạng Phế đóng chức năng sau:

  • Phế chứa khí: chức năng chính của phế là hô hấp, phế sẽ đảm nhiệm hoạt động trao đổi khí từ trong cơ thể với môi trường bên ngoài. Đây là vòng tuần hoàn cung cấp dưỡng khi cho cơ thể. 
  • Phế hợp bì mao: phế cũng đảm nhiệm chức năng đóng mở các lỗ chân lông, nóng thì nở ra còn khi lạnh thì co lại. Do đó, khi khí phế sung túc thì quá trình đóng mở diễn ra bình thường. Còn khi bất ổn sẽ dễ có tác nhân khác xâm nhập gây ra phế hư, phế thực, gây ho, long đờm, hen suyễn,...
  • Phế chủ thông điều đạo thủy: phế điều hòa thủy dịch trong cơ thể, trong trường thủy dịch không được lưu thông sẽ dễ dẫn tới hiện tượng ứ đọng trong cơ thể, tạo phù nề. 
  • Phế chủ thanh: phế đóng một vai trò quan trọng nữa là xuất ra âm thanh, tiếng nói của con người. Những người có âm thanh khỏe mạnh, trong cho thấy phế tốt. Ngược lại, nếu như phế kém sẽ cho âm thanh khàn dục kèm theo nhiều triệu chứng khác ho, sốt, đờm. 
  • Phế khai khiếu ra mũi: phế tốt thì hơi thở nhịp nhàng ngược lại phế hư thì tạo nên hỏi thở gián đoạn, hay thở dài hoặc khó thở.

Thông qua biểu hiện bệnh lý chúng ta cũng có thể phán đoán được sức khỏe của Phế như sau:

  • Phế hư: mặt trắng bệch, da khô, thở yếu, ngắn, kém chịu lạnh
  • Phế hàn: hắt hơi, sổ nước mũi trong, sợ lạnh, đờm loãng trắng
  • Phế thực: đau tức ngực, thở gấp, to, mạnh
  • Phế nhiệt: chảy máu cam, ho ra máu, mụn nhọt, lẹo mắt

2.5. Tạng Thận

Tạng Thận là tạng cuối cùng trong quan niệm Ngũ tạng của Đông y, Thận nằm ở vị trí tướng hỏa nên toàn bộ trạng thái của cơ thể đều do thận quyết định, gồm:

  • Thần tàng tinh: chủ sinh dục phát dục cơ thể
  • Thận chủ cốt sinh tủy: thông với não tủy và vinh nhuận ra tóc, tạo xương và phát triển hệ xương bao gồm cả răng. Thận tàng tinh, tinh sinh tủy, não là bể tủy của thận bổ sung tinh tủy cho não. 
  • Thận chủ nạp khí: không khí phế đưa vào giữ ở thận gọi là sự nạp khí của thận nếu thận hư không nạp được phế khí thì phế khí nghịch lên gây ho hen, khó thở.
  • Thận khai khiếu ra tai và nhị âm: tai được thận tinh nuôi dưỡng nên thận hư sẽ gây ù tai, điếc. Thận chủ khí hóa nước tỳ dương nên chủ nhị âm.

Biểu hiện bệnh lý khi Thận hư tổn sẽ thường như sau:

  • Thận hư [thận âm hư]: ù tai mỏi gối, đau trong xương, mồ hôi trộm, di tinh
  • Thận hàn [thận dương hư]: chân tay lạnh, lưng đau, sợ lạnh, tự ra mồ hôi, ỉa lỏng vào sáng sớm
  • Thận thực: cảm giác hơi đưa ngược từ bụng dưới lên
  • Thận nhiệt: táo bón, chảy máu răng

Hai hội chứng thường gặp nhất là Thận âm hư - thận âm hư thường dẫn tới can âm hư và phế âm hư; Thận dương hư - thận dương hư thường dẫn tới tỳ dương, tâm dương hư. 

3. Vai trò của lục phủ

Phủ đóng vai trò thu nạp, tiêu hóa và chuyển hóa đồ ăn thành dinh dưỡng và đồng thời bài tiết ra bên ngoài cơ thể. Cụ thể, chức năng của Lục phủ như sau:

  • Phủ đởm [mật]: đởm chính là mật dịch ở trong túi mật của con người, đây chính là nơi đựng mật do can bài tiết ra. Dịch mật giúp tiêu hóa đồ ăn ở đại trường. Do đó, nếu như có bệnh ở đởm thì cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng vàng da, miệng đắng, nôn nhiều. 
  • Phủ vị [dạ dày]: chính là dịch vụ trong dạ dày được tiết ra để co bóp thức ăn được đưa vào cơ thể sau đó chuyển xuống tiểu trường. Tạng tỳ và phủ vị luôn có sự liên kết với nhau. Trong Đông y thì Vị khí được coi là gốc của con người. 
  • Phủ tiểu trường [ruột non]: có liên quan biểu lý với tâm đảm nhiệm vai trò phân thanh giáng trọc do tỳ vận hóa tinh chất hấp thu ở tiểu trường đi nuôi cơ thể và đẩy chất thải xuống đại trường.
  • Phủ đại trường [ruột già]: đại trường liên quan biển lý với phế, chứa đựng và bài tiết chất cặn bã. Khi bị bệnh sẽ khiến cơ thể bị lạnh hay đi đại tiện lỏng, đôi bụng, táo bón, đau bụng hoặc đi ngoài không tự chủ.
  • Phủ bàng quang [bọng đái]: chứa đựng, bài tiết nước tiểu thông qua sự khí hóa và sự phối hợp với tạng thận. Khi có bệnh sẽ biểu hiện tiểu rắt, tiểu buốt, tức vùng bụng dưới. 
  • Phủ tam tiêu: tam tiêu gồm thừng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu. Thượng tiêu từ miệng xuống đến tâm vị dạ dày, có tạng tâm phế. Trung tiêu từ tâm vị đến môn vị dạ dày, có tạng tỳ và phủ vị. Hạ tiêu từ môn vị dạ dày xuống hậu môn có tạng can, thận. Tam tiêu kết hợp với nhau làm nhiệm vụ khí hóa và vận hóa nước, đồ ăn và bảo vệ tạng phủ trong cơ thể. 

Sơ đồ chuyển hóa thức ăn thành năng lượng trong lục phủ

4. Cách để lục phủ ngũ tạng luôn khỏe mạnh

Khi đã hiểu được lục phủ ngũ tạng là gì bạn cũng cần phải nắm bắt được cách chăm sóc để bảo vệ lục phủ ngũ tạng khỏe mạnh. Để bảo vệ sức khỏe của mình, các bạn cần phải:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng cho cơ thể. Nguồn dinh dưỡng mỗi ngày cần đủ các nhóm tinh bột, chất đạm, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất.
  • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao khả năng hoạt động của lục phủ ngũ tạng
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, ăn đầy đủ bữa sáng, ngủ nghỉ đúng giờ

Trên đây là các thông tin chi tiết về lục Lục Phủ Ngũ Tạng trong Đông y bạn nên tham khảo. Khi đã hiểu được các vận hành của cơ thể hãy xây dựng chế độ sức khỏe tốt nhất để phòng tránh bệnh tật dài lâu. 

>> Tham khảo thêm: Nguyên tắc: "chữa bệnh chữa tận gốc" của Thánh y Hải Thượng Lãn Ông

Chủ Đề