Đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng hà nội 2022

Nhảy đến nội dung

Hà Nội tháo gỡ vướng mắc về giá đất và giải phóng mặt bằng

Thứ Tư, 10:50, 27/10/2021

Sở Tài chính Hà Nội vừa có báo cáo Đoàn giám sát số 1 của Ban Thường vụ Thành uỷ về thực hiện các nội dung có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB, tái định cư, giao đất dịch vụ theo quy định tại Nghị quyết số 08-NQ/TU và Chỉ thị số 09-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy, trong đó có một số dự án với khối lượng lớn, phức tạp, kéo dài.

Thi công một dự án tái định cư phục vụ dự án Khu liên hiệp xử lý rác thải Sóc Sơn.

Theo đó, Sở Tài chính Hà Nội đã phối hợp với Sở TN-MT và các sở, ngành quận huyện trên địa bàn Hà Nội tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ và GPMB đối với các dự án trọng điểm như: Khu liên hợp xử lý rác thải Sóc Sơn; Dự án đường vành đai 1, 2, 3 và mở rộng đường Phạm Văn Đồng. Kết quả, giai đoạn 2016 - 2020, UBND các quận, huyện thị xã đã thu hồi đất và GPMB đối với 148.407 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

Đối với xây dựng và bố trí tái định cư giai đoạn 2016 - 2020, Thành phố Hà Nội đã thực hiện tái định cư cho 6.887 hộ [gồm 2.562 hộ tái định cư bằng đất, 1.345 hộ tự lo tái định cư bằng tiền, 2.980 hộ tái định cư bằng nhà chung cư]. Về giao đất dịch vụ cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp, tính đến hết tháng 8/2021, trên địa bàn Thành phố đã giao đất cho 40.513 hộ [tăng 18.102 hộ so với giai đoạn 2006 - 2015], với diện tích đất đã giao là 403,39ha [đạt 80,42%] và số hộ chưa giao 9.865 hộ, tương ứng với diện tích 139,042ha.

Từ năm 2013 - 2016, trên cơ sở đề xuất của Sở TN-MT, Sở Tài chính đã phối hợp tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố, trình HĐND Thành phố bố trí dự toán ngân sách hàng năm cho Sở TN-MT thực hiện “Đề án cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND Thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội, đất tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn Thành phố". Tham mưu cho UBND Thành phố ban hành 375 phương án về giá đất. 

Đánh giá lại kết quả 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU, Chỉ thị số 09-CT/TU cũng như phát hiện những tồn tại, hạn chế để tháo gỡ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị Sở Tài chính cần tiếp tục phối hợp tốt với các sở ngành liên quan, các quận, huyện kịp thời tháo gỡ khó khăn, nhất là đối với các dự án mà Thành phố đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến vấn đề GPMB, xác định giá đất, thu hồi đất, bố trí tái định cư... giúp Thành phố có những giải pháp triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 08-NQ/TU, Chỉ thị số 09-CT/TU; Tập trung tham mưu cho Thành phố triển khai việc sắp xếp, xử lý nhà đất; đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước theo nghị định của Chính phủ; rà soát lại để tháo gỡ khó khăn đối với một số dự án ngoài ngân sách Nhà nước./.

VOV.VN - Khu tái định cư để di dân 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ nằm trong vùng ô nhiễm bán kính 500m tính từ hàng rào bãi rác.

VOV.VN - Khu tái định cư để di dân 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ nằm trong vùng ô nhiễm bán kính 500m tính từ hàng rào bãi rác.

VOV.VN - Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội cho biết, đến nay, toàn thành phố Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận và đăng ký kê khai đất lần đầu đạt 99,4%.

VOV.VN - Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội cho biết, đến nay, toàn thành phố Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận và đăng ký kê khai đất lần đầu đạt 99,4%.

Mua nhà đất "cá độ" bóng đá mùa World Cup và 5 thông tin cần biết

Mặc dù cá độ bóng đá là vi phạm pháp luật nhưng trong nhiều trường hợp các bên có thể có nhiều cách hợp thức hóa việc thế chấp nhà đất. Do đó, đối với người mua nhà đất cá độ bóng đá mùa World Cup cần phải nắm rõ một số quy định về chuyển nhượng để tránh rủi ro.

13 giờ trước

Sửa chữa chung cư cần phải xin phép ai?

Sửa chữa nhà chung cư là vấn đề được nhiều người dân quan tâm, nhất là khi nhu cầu mua và sử dụng nhà chung cư hiện nay ngày càng gia tăng. Vậy, sửa chữa chung cư cần phải xin phép ai?

21/11/2022

Điều kiện chủ đầu tư dự án được phân lô, bán nền

Việc nắm rõ điều kiện dư án được phân lô bán nền sẽ giúp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê tránh được vi phạm và giúp người dân tránh được rủi ro khi nhận chuyển nhượng đất trong dự án này.

20/11/2022

3 trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất có điều kiện

Bên cạnh việc phải đáp ứng điều kiện chung được quy định tại khoản 1 Điều 188 và không thuộc trường hợp không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013 thì trong một số trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất có điều kiện nhất định.

19/11/2022

Căn cứ và thủ tục cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính

Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính là công việc phải thực hiện khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản lần đầu hoặc trong các trường hợp có biến động như đăng ký cho thuê, cho thuê lại, xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề.

18/11/2022

Theo kiến nghị của cử tri, chính sách hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm trong cùng thửa với đất ở, nhà ở theo quy định Luật Đất đai 2013, Nghị định Chính phủ, Quyết định số 10/2014/QĐ-UBND của UBND TP không quy định cụ thể khoản hỗ trợ. Như vậy, hộ gia đình khi có đất thu hồi rất thiệt thòi vì đơn giá bồi thường đất trồng cây lâu năm thấp, gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình triển khai thực hiện công tác GPMB.

Về vấn đề này, UBND TP đã chỉ đạo sở, ngành tham mưu nhiều giải pháp, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn. Cụ thể: Đẩy nhanh tiến độ xác giá đất cụ thể bồi thường đất phi nông nghiệp [chủ yếu là đất ở]. Theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND của UBND TP, việc xác định giá đất cụ thể làm căn cứ tính bồi thường, hỗ trợ về đất được thực hiện sau khi có thông báo thu hồi đất từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định hiện hành [trước khi ban hành quyết định theo quy định của Luật Đất đai].

Mức hỗ trợ, bồi thường GPMB đối với từng loại đất đã được UBND TP Hà Nội quy định cụ thể.

Ngày 9/6/2020, UBND TP có Văn bản số 2290/UBND-KT, chấp thuận: Trường hợp quyết định phê duyệt giá đất làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quá 12 tháng kể từ khi ban hành nhưng UBND cấp huyện chưa ban hành quyết định, giao UBND cấp huyện tổ chức khảo sát kỹ, đánh giá biến động giá đất trên thị trường khu vực, nếu biến động thì đề xuất xác định lại giá đất làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định. Hiện nay, một số dự án quá 12 tháng, UBND quận, huyện đã tiến hành đánh giá biến động giá đất trên thị trường khu vực, đề xuất xác định lại giá đất [như dự án Vành đai 1].

Thực hiện quy định tại Điều 25 Luật Đất đai 2013 về hỗ trợ khác đối với người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất, thuộc thẩm quyền quyết định của UBND TP, căn cứ vào tình hình thực tế, UBND TP ban hành nhiều văn bản tháo gỡ, hỗ trợ khác [cao hơn chính sách GPMB chung theo Luật Đất đai] bảo đảm hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất người có đất thu hồi.

Đẩy nhanh tiến độ xác giá đất nông nghiệp: Ngày 25/12/2014 UBND TP ban hành Văn bản số 10114/UBND-TNMT, quy định: Trường hợp thu hồi đất nông nghiệp, nếu kết quả khảo sát giá đất tại khu vực phù hợp với giá đất quy định trong Bảng giá đất do UBND TP ban hành hoặc ở khu vực không có giao dịch mua bán, chuyển nhượng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật thì cho phép UBND quận, huyện, thị xã áp dụng mức giá đất nông nghiệp UBND TP ban hành hàng năm làm căn cứ lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ mà không phải làm thủ tục xác định lại giá đất nông nghiệp theo quy trình, thủ tục hiện hành.

Như vậy, áp dụng mức giá đất nông nghiệp UBND TP ban hành có hiệu lực hàng năm nhân hệ số 1 làm căn cứ lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ. Ngày 8/11/2016, UBND TP ban hành Quyết định số 47/2016/QĐ-UBND về việc phê duyệt mức hỗ trợ tự lo tái định cư bằng tiền đối với trường hợp được bố trí nhà tái định cư, mức hỗ trợ là 6.800.000 đồng/m2.

Về bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai năm 2013, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải đất thuê trả tiền hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của luật này mà chưa được bồi thường, hỗ trợ theo quy định.

Bên cạnh đó, UBND TP Hà Nội cũng xem xét chính sách hỗ trợ đất nông nghiệp trồng cây lâu năm trong cùng thửa đất ở, nhà ở. Trước đây theo quy định của Luật Đất đai 2003 và Nghị định hướng dẫn thi hành, UBND TP quyết định mức hỗ trợ [Điều 13 Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND], cụ thể: Đất nông nghiệp vườn ao cùng thửa đất có nhà ở không được công nhận là đất ở, hỗ trợ theo đơn giá đất ở 70% [đối với trường hợp sử dụng trước 15/10/1993], 40% [đối với trường hợp sử dụng từ 15/10/1993 đến trước 1/7/2004].

Đất nông nghiệp thuộc địa giới hành chính phường, hỗ trợ 30% đơn giá đất ở trung bình tại khu vực. Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, đất này chỉ được bồi thường bằng giá đất nông nghiệp; Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm ở mức tối đa [quy định tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CP] là 5 lần giá đất nông nghiệp.

Video liên quan

Chủ Đề