Đốt nương làm rẫy sẽ làm cho đất như thế nào

Hiện nay, tình trạng đốt rừng làm nương rẫy vẫn diễn ra hàng ngày; trở thành vấn đề cấp bách cần giải quyết. Vậy cần phải làm gì để khắc phục được tình trạng này?

Thực trạng đốt rừng làm nương rẫy ở nước ta

Diện tích rừng phòng hộ đang ngày càng suy giảm; thay vào đó là diện thích sản xuất tăng. Nguyên nhân là do người dân đốt rừng là nương rẫy.

Báo cáo của Cục kiểm lâm cho biết hiện nay tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ngày càng phức tạp hơn nên cơ quan chức năng khó phát hiện. Người dân thường khai phá vào đêm, chỉ vài mét vuông mỗi ngày. Sau một thời gian dài, diện tích lớn rừng bị đốt khai phá thành đất nông nghiệp. Khi bị phát hiện thì cây trồng đã được trồng, vài năm sau, người dân biến đất lâm nghiệp thành đất canh tác của nhà mình.

Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ở Kon Tum

Dọc theo quốc lộ 24, rất nhiều mảng rừng phòng hộ bị đốt phá nham nhở. Màu xanh của rừng tự nhiên bị thay bằng màu xanh của sắn; thậm chí vẫn chỉ là những chồi sắn mới nhú.

Tại đèo Măng Đen, nơi giáp ranh Kon Rẫy và Kon Plông, nhiều mảng rừng bị đốt các cây gỗ to vẫn cháy âm ỉ. Mặc dù đã được dựng biển “Rừng phòng hộ đầu nguồn, cấm phát nương, làm rẫy” nhưng rừng vẫn bị đốt phá. Đặc biệt nguy hiểm là diện tích rừng bị khai phá lại nằm ngay đỉnh đèo. Nếu không có rừng che phủ thì rất dễ xảy ra sạt lở, mưa lũ, lũ quét.

Các cánh rừng phòng hộ dọc theo tuyến Đông Trường Sơn hướng về huyện K’Bang bị đốt phá liên tục cả ngày lẫn đêm. Theo thống kê, từ năm 2016 đến nay, có 12 vụ đốt rừng làm nương rẫy; làm suy giảm hơn 3 ha rừng ở khu vực rừng do Lâm trường Măng La quản lý.

Ngoài ra, những dự án thủy điện thu hồi đất sản xuất của người dân cũng dẫn đến tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ngày càng tăng.

Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ở Núi Voi

Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ở Núi Voi vẫn đang diễn ra. Chính điều này làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp; ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái; là tác nhân gây biến đổi khí hậu.

Theo báo cáo, hai bên sườn đồi dọc theo đường Hoa Đỗ Quyên nối liền Phường 3, TP Đà Lạt với huyện Đức Trọng, diện tích rừng phòng hộ đang bị suy giảm do người dân đốn hạ, đốt rừng. Khu vực này khá hoang vắng nên người dân thường đốt phá rừng vào ban đêm; cơ quan chức năng khó phát hiện. Như vậy, diện tích đất rừng bị thu hẹp, diện tích đất vườn được mở rộng.

Biện pháp khắc phục tình trạng đốt rừng làm nương rẫy

Cần khắc phục được những hạn chế của pháp luật

Các luật về bảo vệ rừng vẫn còn nhiều thiếu sót. Cần phải tiếp tục rà soát, sửa đổi và bổ sung những quy định phù hợp. Có như vậy mới đáp ứng tốt hơn trong công tác đấu tranh phòng chống hành vi đốt rừng làm nương rẫy, phá hủy rừng phòng hộ đầu nguồn.

Cần chú ý phải cụ thể hóa các quy định trong luật bảo vệ rừng. Chẳng hạn như về nghĩa vụ, quyền lợi của cá nhân, tổ chức được giao đất trồng rừng. Cũng như các quyền lợi và nghĩa vụ của cơ nhà nước từ trung ương tới địa phương trong quản lý rừng. Bên cạnh đó, nhà nước cần ban hành các văn bản quy định cụ thể vai trò; địa vị pháp lý của lực lượng kiểm lâm trong việc thi hành pháp luật và bảo vệ rừng.

Những vấn đề này đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay khi mà tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ngày càng nghiêm trọng, phức tạp và tinh vi hơn.

Khắc phục yếu kém, hạn chế trong quản lý hành chính nhà nước

Phải thẳng thắn thừa nhận rằng, hoạt động quản lý hành chính nhà nước hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém. Đây cũng chính là một yếu tố tác động khiến tình trạng đốt rừng làm nương rẫy diễn ra phức tạp hơn. Do đó, cần phải khắc phục yếu kém trong quản lý nhà nước là hết sức cần thiết. Một số biện pháp khắc phục như:

  • Tăng cường sự quản lý của nhà nước về lâm nghiệp ở các địa phương có rừng. Tổ chức thực hiện nghiêm túc và quyết liệt những văn bản chỉ đạo của Chính phủ, ngành về việc phòng chống đốt phá rừng và bảo vệ rừng.
  • Ngăn chặn và xử lý nghiêm đối tượng có hành vi phá rừng và chống người thi hành công vụ.
  • Phối hợp liên ngành như người dân, chủ rừng, chính quyền địa phương, lực lượng kiểm lâm… trong việc quản lý và bảo vệ rừng. Bộ máy quản lý cần phải được vận hành liên tục và thường xuyên.
  • Phát hiện, ngăn chặn và giải quyết kịp thời những hành vi đốt phá hủy hoại rừng.
  • Cần phải tăng cường sự quản lý trong việc khai thác rừng. Cách tốt nhất về lâu dài là chỉ cho phép những chủ rừng được khai thác theo phương án quản lý và bảo vệ rừng được duyệt.

Khắc phục hạn chế trong tuyên truyền, giáo dục phòng chống đốt phá rừng

Công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật bảo vệ rừng hiện nay vẫn còn hạn chế, chưa đúng mức. Người thực hiện công việc này có khi chưa có nhiều kinh nghiệm và cách tuyên truyền không phù hợp. Dẫn đến người dân không hiểu dẫn đến tình trạng đốt rừng làm nương rẫy vẫn diễn ra.

Đặc biệt ở những nơi vùng sâu vùng xa, người dân thường không thấy được sự cần thiết của việc bảo vệ rừng. Do đó, họ vẫn tiếp tục đốt rừng làm nương rẫy; thậm chí tiếp tay cho những kẻ buôn bán gỗ trái phép hoạt động.

Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng đốt rừng làm nương rẫy hiệu quả thì cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho người dân về luật bảo vệ rừng.

Những trường hợp đốt phá rừng thì cần xét xử lưu động tại địa phương ở những nơi đông dân cư, tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Thông qua đó, người dân được tuyên truyền pháp luật và răn đe để có ý thức chấp hành luật về bảo vệ rừng tốt hơn.

Trên đây là thực trạng đốt rừng làm nương rẫy và các biện pháp khắc phục hiệu quả nhất. Rừng phòng hộ đóng vai trò quan trọng đối với môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu; con người, sự phát triển kinh tế xã hội. Do đó, mỗi người cần phải có ý thức bảo vệ rừng ngay từ hôm nay; để bảo vệ cuộc sống xanh – sạch – đẹp của chúng ta.

SocialForestry.org.vn được biết đến là cổng điện tử cung cấp những thông tin, kiến thức liên quan tới sức khỏe hệ tiêu hóa nói chung và các bệnh về dạ dày nói riêng. Chúng tôi luôn tập chung để xây dựng và phát triển website với hệ thống nội dung đầy đủ và chính xác, nhằm cung cấp các lý thuyết và kinh nghiệm trong việc chăm sóc và điều trị sức khỏe cho các độc giả một cách tốt nhất.

Việc những người dân đốn củi, lấy gỗ trong rừng và đốt cây lấy đất làm nương, rẫy vẫn diễn ra với một số hộ dân sống gần rừng. Đây là một tập quán canh tác có lịch sử ở nước ta diễn ra từ lâu nhưng lại mang lại hiệu quả kinh tế thấp. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm sát sao đến an sinh xã hội của nhân dân. Chính vì vậy, tập quán đốt rừng làm nương rẫy cần được thay thế nhưng việc tự ý đốt rừng làm nương rấy có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì sẽ bị xử lý như thế nào? Luật Sư X sẽ trả lời câu hỏi trên ngay sau đây:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

1. Tự ý đốt rừng làm nương rẫy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Tập quán đốt nương, làm rẫy là tập quán lâu đời, diễn ra phổ biến ở một bộ phận dân cư ở miền núi. Đây là một tập quán canh tác cần khuyến khích loại bỏ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái – ở đây chính là rừng. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định việc tự ý đốt rừng làm nương rẫy sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội hủy hoại rừng” theo Điều 243 khi đủ đáp ứng những điều kiện cấu thành tội phạm của tội này.

2. Các yếu tố cấu thành tội phạm 

Huỷ hoại rừng bao gồm hành vi đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có hành vi khác làm cho rừng mất hoàn toàn giá trị hoặc làm cho rừng giảm giá trị đáng kể. Tội huỷ hoại rừng được quy định tại Điều 243 Bộ luật hình sự. Một người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại rừng nếu có đủ căn cứ của các yếu tố cấu thành tội phạm như sau:

  • Về khách thể: Tội huỷ hoại rừng là tội xâm phạm đến chế độ quản lý rừng của Nhà nước, xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho đời sống xã hội. Đối tượng tác động của tội phạm này chính là rừng bao gồm: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
  • Về khách quan: Người phạm tội huỷ hoại rừng có thể thực hiện một hoặc một số hành vi sau:
    • Đốt rừng là dùng lửa hoặc các hoá chất phát lửa làm cho rừng bị cháy, có thể cháy toàn bộ hoặc chỉ cháy một phần; Hành vi đốt rừng làm rẫy của đồng bào ở vùng cao nếu được chính quyền cho phép thì không coi là huỷ hoại rừng. Tuy nhiên, việc đốt rừng làm rẫy cho đến nay hầu như không được phép.
    • Phá rừng là chặt phá cây trong rừng hoặc khai thác tài nguyên của rừng không được các cơ quan Nhà nước có  thẩm quyền cho phép như: khai thác gỗ, khai thác các lâm sản trái phép.v.v…

Hành vi khác hủy hoại rừng là ngoài hai hành vi đốt rừng và phá rừng trái phép thì bất cứ hành vi nào làm cho rừng bị tàn phá đều là hủy hoại rừng như: dùng hoá chất độc phun hoặc rải xuống đất làm cho cây rừng bị chết khô, thả gia súc vào rừng mới trồng để gia súc phá hoại cây rừng v.v…

  • Về chủ quan: Người thực hiện hành vi phạm tội này là do lỗi cố ý. Điều này thể hiện ngay ở tên tội danh “huỷ hoại” và trong điều văn của điều luật. Khái niệm “huỷ hoại” đã chứa đựng ý thức chủ quan của người có hành vi đốt, phá rừng rồi. Cũng tương tự như đối với tội “huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” nhà làm luật chỉ quy định cố ý làm hư hỏng chứ không quy định cố ý huỷ hoại.
  • Về chủ thể: hủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đến một độ tuổi theo quy định của Bộ luật hình sự thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

3. Xử lý hình sự 

Tội hủy hoại rừng theo quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 bao gồm 5 khung hình phạt, bao gồm 4 khung hình phạt đầu tiên dành cho chủ thể là cá nhân và 1 khung hình phạt thứ 5 dành riêng cho pháp nhân. Cụ thể là:

a] Đối với cá nhân

Khung hình phạt ở Khoản 1: Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  • Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ trên 30.000 mét vuông [m2] đến dưới 50.000 mét vuông [m2];

  • Rừng sản xuất có diện tích từ trên 5.000 mét vuông [m2] đến dưới 10.000 mét vuông [m2];

  • Rừng phòng hộ có diện tích từ trên 3.000 mét vuông [m2] đến dưới 7.000 mét vuông [m2];

  • Rừng đặc dụng có diện tích từ trên 1.000 mét vuông [m2] đến dưới 3.000 mét vuông [m2];

  • Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ trên 30.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ trên 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu;

  • Diện tích rừng hoặc giá trị lâm sản, thực vật dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khung hình phạt ở Khoản 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng có diện tích từ 50.000 mét vuông [m2] đến dưới 100.000 mét vuông [m2];
  • Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông [m2] đến dưới 50.000 mét vuông [m2];
  • Rừng phòng hộ có diện tích từ 7.000 mét vuông [m2] đến dưới 10.000 mét vuông [m2];
  • Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 mét vuông [m2] đến dưới 5.000 mét vuông [m2];
  • Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu;
  • Thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loại thực vật khác thuộc Nhóm IA trị giá từ trên 60.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực vật thuộc Nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

Khung hình phạt ở Khoản 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng có diện tích 100.000 mét vuông [m2] trở lên;
  • Rừng sản xuất có diện tích 50.000 mét vuông [m2] trở lên;
  • Rừng phòng hộ có diện tích 10.000 mét vuông [m2] trở lên;
  • Rừng đặc dụng có diện tích 5.000 mét vuông [m2] trở lên;
  • Gây thiệt hại về lâm sản trị giá 120.000.000 đồng trở lên đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; 200.000.000 đồng trở lên đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu;
  • Thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loại thực vật khác thuộc Nhóm IA trị giá 100.000.000 đồng trở lên; thực vật thuộc Nhóm IIA trị giá 200.000.000 đồng trở lên.

Khung hình phạt ở Khoản 4: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

b] Đối với pháp nhân thương mại 

Khoản 5 Điều này quy định pháp nhân thương mại phạm tội bị phạt như sau:

  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
  • Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

4. Trường nào không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 20 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính hành vi phá rừng trái pháp luật thì người có hành vi chặt phá cây rừng; đào bới, san ủi, nổ mìn, đào, đắp ngăn nước, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì [trừ hành vi quy định tại Điều 12 của Nghị định này] mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nhưng không thực hiện đúng quy định cho phép bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    • Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c dưới 1.500 m2.
    • Rừng sản xuất dưới 800 m2.
    • Rừng phòng hộ dưới 500 m2.
    • Rừng đặc dụng dưới 200 m2.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    • Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ 1.500 m2 đến 5.000 m2. 

    • Rừng sản xuất từ 800 m2 đến 1.000 m2.

    • Rừng phòng hộ từ 500 m2 đến 800 m2

    • Rừng đặc dụng từ 200 m2 đến 300 m2.

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    • Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 5.000 m2 đến 10.000 m2.

    • Rừng sản xuất từ trên 1.000 m2 đến 2.000 m2

    • Rừng phòng hộ từ trên 800 m2 đến 1.500 m2.

    • Rừng đặc dụng từ trên 300 m2 đến 500 m2.

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    • Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 10.000 m2 đến 20.000 m2.

    • Rừng sản xuất từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2.

    • Rừng phòng hộ từ trên 1.500 m2 đến 2.000 m2.

    • Rừng đặc dụng từ trên 500 m2 đến 700 m2.

  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    • Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 20.000 m2 đến 30.000 m2.

    • Rừng sản xuất từ trên 3.000 m2 đến 5.000 m2.

    •  Rừng phòng hộ từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2.

    • Rừng đặc dụng từ trên 700 m2 đến 1.000 m2.

Hy vọng bài viết hữu ịch với bạn! Trận trọng.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư hình sự tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X mời quý khách hàng liên hệ hotline: 0833.102.102

0 bình luận

0

FacebookTwitterPinterestEmail

Video liên quan

Chủ Đề