Cao huyết áp có nên uống nước đường

Your browser does not support the audio element.

A- A+

Dùng đồ uống phù hợp có thể sẽ giúp người bệnh cao huyết áp giữ được mức huyết áp ở ngưỡng ổn định, bài viết dưới đây là 11 thức uống giúp huyết áp được kiểm soát tốt.

Huyết áp cao là một vấn đề sức khỏe phổ biến. Nếu như không được điều trị nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, nhất là dẫn tới suy tim và đột quỵ do tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và tử vong. Nhưng để hạ huyết áp không quá khó, bạn chỉ cần thay đổi đơn giản trong chế độ ăn và lối sống, chẳng hạn như thường xuyên bổ sung 11 loại đồ uống cho người cao huyết áp dưới đây. 

Trà xanh giảm huyết áp sau 12 tuần sử dụng

25 thử nghiệm năm 2004 cho thấy uống trà xanh giúp giảm huyết áp ở người. Nếu tiêu thụ trà lâu dài, hoặc ít nhất là 12 tuần hứa hẹn mang đến lợi ích tốt hơn để kiểm soát áp huyết.

Bị cao huyết áp nên uống trà xanh mỗi ngày thay cho cà phê

Trong trà xanh còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch, làm bền vững thành mạch.

Nước ép củ dền giúp chỉ số huyết áp thấp hơn

Các nhà nghiên cứu ở London trước đây đã phát hiện ra rằng uống một cốc nước ép củ dền mỗi ngày giúp duy trì và đưa huyết áp về mức bình thường. Nhóm đã phân tích tác dụng của nước ép ở 64 người bị tăng huyết áp.

Cơ chế nằm ở chỗ nước ép củ dền thúc đẩy cơ thể sản sinh ra NO – hợp chất giúp giãn mạch máu và tăng cường tuần hoàn, từ đó hạ áp huyết.

Các nhà nghiên cứu đề nghị người dùng không luộc củ dền mà nên hấp, rang hoặc làm nước ép để giữ được hợp chất cần thiết và tận hưởng hết lợi ích sức khỏe của nó. Mỗi ngày chỉ 2 ly là đủ nhé

Nếu muốn huyết áp trong giới hạn cho phép, bạn nên dùng nước ép củ dền mỗi ngày

Trà bụp giấm – Atiso đỏ giúp hạ huyết áp tự nhiên

Trà bụp giấm có tác dụng giảm huyết áp vì nó chứa chất phytochemical, hoạt động tương tự như chất chống oxy hóa và ức chế men chuyển tự nhiên, từ đó hạ huyết áp.

Thức uống này rất dễ thêm vào thực đơn mỗi ngày của bạn, đơn giản nhất là thay cà phê bằng trà và lý tưởng nhất là 3 ly mỗi ngày để thấy chỉ số huyết áp trên giảm rõ rệt. Bạn không nên làm siro vì nó có chứa rất nhiều đường. Thay vào đó  bạn nên đun sôi lên để uống hoặc phơi/sấy khô và pha như trà thông thường.

Trà bụp giấm giúp hạ huyết áp nhanh chóng tại nhà

Nước lọc giúp giảm huyết áp lâu dài

Uống đủ nước mỗi ngày không giúp hạ huyết áp ngay lập tức, nhưng nó có thể giúp bạn giảm huyết áp theo thời gian. Người bị mất nước sẽ giảm khả năng lưu thông máu trong cơ thể, làm huyết áp tăng lên.

Tối thiểu mỗi người nên bổ sung 2 lít nước mỗi ngày từ tất cả các nguồn. Bạn nên chia nhỏ thành nhiều lần uống thay vì 1 lần để tránh tăng gánh nặng cho thận. Luôn mang theo bên mình 1 chai nước lọc là bí quyết giúp bạn có 1 huyết áp ổn định.

Sữa ít hoặc đã tách béo giúp duy trì huyết áp khỏe mạnh

Trong sữa có nhiều phốt pho, kali và canxi, vitamin D - những chất dinh dưỡng giúp duy trì mức huyết áp khỏe mạnh. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh, sữa ít béo hoặc đã tách béo sẽ có tác dụng giúp giảm huyết áp. Bởi trong sữa đầy đủ chất béo chứa một lượng đáng kể axit palmitic làm ngăn chặn các tín hiệu làm giãn mạch máu, khiến các động mạch bị căng lên và co lại, dẫn đến huyết áp tăng cao.

Nếu như bạn không dung nạp sữa nguồn gốc động vậy, bạn có thể dùng sữa hạnh nhân không đường để thay thế.

Sữa ít béo giúp cung cấp nhiều vi chất cho cơ thể để duy trì huyết áp khỏe mạnh

Nước ép lựu giảm huyết áp lên tới 30%

Nước ép lựu là thức uống tuyệt vời cho người cao huyết áp. Bản thân nó cũng là một chất ức chế men chuyển tự nhiên – giống một loại thuốc hạ huyết áp thường được kê đơn. Đã có nghiên cứu cho thấy nước ép lựu giảm huyết áp trên tới 30%. Bạn có thể ăn quả lựu hoặc uống nước ép lựu điều được.

Giống như nước ép củ dền, hương vị của nước ép lựu có thể không phù hợp với một số người. Bạn có thể thêm chút đường nhỏ và thưởng thức hay phối hợp với các loại trái cây khác để làm nước ép.

Nước ép việt quất bảo vệ thành mạch

Việt quất có khả năng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Những đặc tính tuyệt vời này giúp giảm thiểu tổn thương mạch máu, cuối cùng là hạ huyết áp. Ngoài ra, trái cây này cũng được chứng minh là làm thư giãn mạch máu và tăng tuần hoàn. Chúng rất giàu vitamin giúp cho giảm huyết áp một cách tự nhiên.

Bạn có thể ép lấy nước việt quất và uống mà không cho thêm đường để mang lại lợi ích tốt nhấ cho sức khỏe.

Rượu vang đỏ làm hạ huyết áp, sạch mạch máu

Rượu bia và các chất kích thích chưa bao giờ tốt cho huyết áp, nhưng rượu vang đỏ là ngoại lệ. Nó làm tăng HDL – cholesterol tốt, giúp ích trong việc làm sạch mạch máu, giảm trình trạng xơ vữa động mạch. Khi đó, máu lưu thông sẽ dễ dàng hơn và huyết áp thấp hơn.

Có được lợi ích này là nhờ hoạt chất resveratrol, giống như một chất chống đông máu có tác dụng hạ huyết áp.

Chỉ 2 ly rượu vang đỏ mỗi ngày cho nam giới và 1 ly cho nữ giới để giúp giảm huyết áp hiệu quả

Nước cam, chanh giảm huyết áp và bảo vệ mạch máu

Người cao huyết áp nên uống nước cam chanh mỗi ngày vì lượng vitamin C cao trong loại nước ép này là chất chống oxy hóa tự nhiên, bảo vệ tim mạch và cơ thể khỏi tổn thương, giúp máu lưu thông trong lòng mạch tốt hơn, nhờ đó giảm huyết áp hiệu quả..

Mỗi người có thể uống từ 1 – 3 ly nước ép cam chanh không đường mỗi ngày, vào sau bữa ăn hoặc vào bữa phụ đều được. Đặc biệt hơn, 1 cốc nước cam, chanh mỗi sáng có thể giúp bạn điều chỉnh mức huyết áp về giới hạn bình thường.

Giấm táo đẩy lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể

Giấm táo được bí như thần dược cho sức khỏe. Một trong những công dụng chính của loại nước uống này là cung cấp Kali, đồng thời loại bỏ natri dư thừa và chất độc ra khỏi cơ thể. Giấm táo còn chứa enzym renin làm giảm huyết áp. Bạn có thể pha giấm táo với một ít mật ong trong một cốc nước và uống vào buổi sáng.

Giấm táo không chỉ giúp thải độc mà còn giảm huyết áp hiệu quả

Nước hạt Chia giảm huyết áp sau 1 tháng sử dụng

Hạt Chia được chứa nhiều axit béo omega-3, đã được chứng minh có tác dụng hoạt huyết, tăng lưu thông máu và có thể làm giảm huyết áp.

Bạn có thể chế biến thức uống này bằng cách ngâm 1 thìa canh hạt Chia trong khoảng 300ml nước, để 30 phút và uống nước. Bạn nên dùng loại nước này 2 lần/ngày, sau 1 tháng bạn sẽ thấy huyết áp của mình có sự thay đổi tích cực.

Người bị huyết áp cao ngoài việc lưu ý uống gì còn cần phải kết hợp với chế độ ăn cân bằng, tham gia thể dục thể thao mỗi ngày và theo dõi huyết áp tại nhà. Nếu được chỉ định thuốc, bạn cũng nên tuân thủ để giữ được huyết áp khỏe mạnh lâu dài.

Xem thêm:

Lời khuyên về các loại thực phẩm giúp hạ huyết áp

- Phục hồi sau suy tim do tăng huyết áp

- Phục hồi sau suy tim do tăng huyết áp

Nguồn tham khảo:

 msn vivehealth food.ndtv.com

Uống nước đúng cách không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, mà còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh. Đây là cách uống nước tốt cho bệnh nhân huyết áp, bạn nên giới thiệu cho người cao tuổi.

Nước là nguồn gốc của sự sống, vì thế bạn đã biết tác dụng của nước lên huyết áp của cơ thể. Mạch máu giống như ống dẫn nước, do độ đậm đặc của máu [như máu nhiễm mỡ, nhiều cholesterol, máu vón cục hoặc nhớt máu] sẽ làm tắc nghẽn mạch. Nếu uống nước hợp lý sẽ có tác dụng quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp.

Nếu bạn bị huyết áp cao - căn bệnh đang được cho là nguy hiểm nhất thế giới, kết hợp với việc uống nước không đủ, sẽ dẫn đến độ đậm đặc của máu tăng lên, làm cho thể tích máu thiếu, 3 điều kiện này dễ dàng dẫn đến tình trạng xuất hiện cục máu đông trong não. Nhưng không phải cứ uống càng nhiều thì càng tốt.

Vậy làm thế nào để những người bị huyết áp cao uống nước đúng cách, giúp điều trị và giảm huyết áp?

Quy tắc uống nước để hỗ trợ điều trị bệnh cho người huyết áp cao

1, Không uống quá nhiều nước mỗi ngày

Bệnh nhân cao huyết áp nên uống nước khoa học và hợp lý, bổ sung nước theo nhu cầu, trong đó nên áp dụng cách uống số lượng ít, số lần nhiều.

Nếu uống không đủ nước, dung tích máu sẽ không đủ, dẫn đến nồng độ máu trăng cao, độ nhớt máu cao gây ra bệnh huyết khối [cục máu đông]

Nhưng có người lại nghĩ rằng, uống càng nhiều nước càng tốt. Thực tế nếu uống quá nhiều, đưa vào cơ thể quá nhiều muối, dễ dẫn đến tiêu thụ quá nhiều muối, làm cho nồng độ natri tăng, từ đó làm tăng gánh nặng lên tim và thận, và tăng huyết áp.

2, Nhiệt độ nước không thể quá nóng hoặc quá lạnh

Nếu nhiệt độ nước quá cao, có thể dễ dàng gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa , đẩy nhanh sự vận hành của tuần hoàn máu và tăng gánh nặng cho tim.

Nước quá lạnh có thể dễ dàng gây ra hiện tượng các mạch máu của đường tiêu hóa bị ảnh hưởng và co lại, tao ra phản xạ gây co thắt tim và mạch máu não, dẫn đến thiếu máu cung cấp cho tim và não.

3, Chú ý bổ sung khoáng chất khi uống nước

Nếu bạn đổ mồ hôi quá nhiều, bạn cần phải bổ sung một số lượng muối khoáng thích hợp và cố gắng không uống nước tinh khiết hoàn toàn. Nước khoáng có nhiều khoáng chất. Ngoài ra, hàm lượng khoáng chất trong nước trà cũng rất phong phú, nhưng tốt nhất là uống trà xanh hoặc trà nhạt.

Bệnh nhân huyết áp cao cần lưu ý khi uống nước

Thông thường, trong khoảng thời gian từ 9 - 10 giờ sáng là thời gian cao điểm của quy trình tăng huyết áp. Lý do là hầu hết mọi người hiếm khi có thói quen uống bổ sung nước vào ban đêm, trong khi quá trình trao đổi chất của cơ thể đã không dừng lại.

Trong khi ngủ, nước vẫn bị thất thoát từ ​​các kênh khác nhau như đường hô hấp, da và nước tiểu, làm cho lượng nước của cơ thể giảm, khiến máu ngưng tụ, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, gây chóng mặt, đau đầu và tim đập nhanh.

Đặc biệt là người cao tuổi bị tăng huyết áp và xơ cứng động mạch não, nếu uống quá ít nước, sẽ làm tăng độ nhớt máu, dễ hình thành huyết khối não, gây nguy hiểm.

Để tránh tăng huyết áp lúc 9 giờ sáng, phương pháp hiệu quả nhất là uống bổ sung nước vào buổi sáng, giúp giảm độ nhớt máu, ngăn ngừa huyết khối não và nhồi máu cơ tim.

Trong những trường hợp bình thường, bạn nên uống nước phải đảm bảo đủ 1500 - 2000 ml mỗi ngày, chú ý lượng muối ăn vào phải kiểm soát nghiêm ngặt, hạn chế ăn quá mặn.

Video liên quan

Chủ Đề