Dung dịch bazơ tan kiềm không có những tính chất hóa học nào sau đây

Trang chủ » Hóa Học lớp 9 » Tính chất hóa học của Bazơ – Bazơ tan và bazơ không tan trong nước

Chúng ta đã biết khái niệm về bazơ. Vậy tính chất hóa học của bazơ có gì đặc biệt. Bazơ có 2 loại là bazơ tan trong nước như NaOH, KOH… và bazơ không tan trong nước như Cu[OH]2, Fe[OH]2… Vậy tính chất hóa học của chúng giống hay khác nhau. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm câu trả lời cho những thắc này nhé!

tinh-chat-hoa-hoc-cua-bazo

Tính chất hóa học của bazơ

1. Làm đổi màu chất chỉ thị

Dung dịch bazơ làm đổi màu một số chất chỉ thị:

– đổi màu quỳ tím sang màu xanh.

– đổi màu dd phenolphtalein từ không màu thành màu đỏ.

2. Tác dụng với axit

Bazơ [cả bazơ tan và bazơ không tan] tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Bazơ + Axit → Muối + H2O

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Fe[OH]2 + H2SO4 loãng → FeSO4 + 2H2O

3. Tác dụng với oxit axit

Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

Bazơ + Oxit Axit → Muối + H2O

2KOH + SO2 → K2SO3 + H2O

3Ca[OH]2 + P2O5 → Ca3[PO4]2 ↓ + 3H2O

4. Tác dụng với muối

Dung dịch bazơ tác dụng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới.

Bazơ + Muối → Bazơ mới + Muối mới

Ba[OH]2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaOH

2KOH + Fe[NO3]2 → Fe[OH]2 ↓ + 2KNO3

5. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy

Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit bazơ và nước

Bazơ không tan → Oxit bazơ + H2O

Cu[OH]2 [t°] → CuO + H2O

Fe[OH]2 [t°] → FeO + H2O

Giải bài tập về tính chất hóa học của Bazơ

Câu 1. Có phải tất cả các chất kiềm đều là bazơ không? Dẫn ra CTHH của 3 chất để kiềm để minh họa.

Có phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm không? Dẫn ra CTHH của những bazơ để minh họa.

Bài làm:

Kiềm là một loại bazơ tan được trong nước nên tất cả các chất kiềm đều là bazơ.

VD: NaOH, KOH, Ca[OH]2

Không phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm vì có những bazơ không tan trong nước.

VD: Mg[OH]2, Al[OH]3, Cu[OH]2, Fe[OH]2…

Câu 2. Có những bazơ sau: Cu[OH]2, NaOH, Ba[OH]2. Hãy cho biết những bazơ nào:

a] tác dụng được với với dd HCl.

b] bị nhiệt phân hủy.

c] tác dụng được CO2.

d] đổi màu quỳ tím thành xanh.

Viết các PTHH.

Bài làm:

a] Bazơ tác dụng được với dd HCl:

Cu[OH]2 + HCl → CuCl2 + 2H2O

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Ba[OH]2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

b] Bazơ bị nhiệt phân hủy:

Cu[OH]2 [t°] → CuO + H2O

c] Bazơ tác dụng được với CO2:

NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Ba[OH]2 + CO2 → BaCO3 ↓ + H2O

d] Bazơ đổi màu quỳ tím thành màu xanh: NaOH và Ba[OH]2.

Câu 3. Từ những chất có sẵn là: Na2O, CaO, H2O. Hãy viết các PTHH điều chế các dd bazơ.

Bài làm:

Điều chế NaOH: Na2O + H2O → 2NaOH

Điều chế Ca[OH]2: CaO + H2O → Ca[OH]2

Câu 4. Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dd không màu sau: NaCl, Ba[OH]2, NaOH và Na2SO4. Chỉ được dùng quỳ tím, làm thế nào nhận biết dd đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học? Viết các PTHH.

Bài làm:

Dùng quỳ tím ta phân biệt được 2 nhóm chất:

  • Làm quỳ tím hóa xanh: NaOH và Ba[OH]2 [Nhóm 1].
  • Không làm đổi quỳ tím: NaCl, Na2SO4 [Nhóm 2].

Lấy lần lượt chất ở nhóm [1] lần lượt cho vào mỗi chất ở nhóm [2], quan sát hiện tượng.

  • Nếu có kết tủa xuất hiện: chất lấy ở nhóm [1] là Ba[OH]2, chất ở nhóm [2] là Na2SO4.
  • Còn lại không có hiện tượng: chất lấy ở nhóm [1] là NaOH, chất ở nhóm [2] là NaCl.

Ba[OH]2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + NaOH

Câu 5. Cho 15,5 g Na2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dd bazơ.

a] Viết PTHH và tính nồng độ mol CM của dd bazơ thu được.

b] Tính thể tích dd H2SO420% [khối lượng riêng 1,14 g/ml] cần dùng để trung hòa dd bazơ nói trên.

Bài làm:

Ta có: nNa2O = 15,5 / 62 = 0,25 mol

a] PTHH:

Na2O + H2O → 2NaOH

Theo PTHH, ta có: nNaOH = 2nNa2O = 2 x 0,25 = 0,5 [mol]

⇒ CM NaOH = nNaOH/VNaOH = 0,5 / 0,5 = 1M.

b] Phương trình phản ứng trung hòa dd bazơ:

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

Theo PTHH, ta có: nH2SO4 = 1/2nNaOH = 0,5 / 2 = 0,25 [mol]

⇒ mH2SO4 = 0,25 x 98 = 24,5 g

⇒ mdd H2SO4 = [mH2SO4 x 100] / C% = [24,5 x 100] / 20 = 122,5 g

⇒ VH2SO4 = m/d = 122,5 / 1,14 = 107,5 ml

A: Làm quỳ tím hóa xanh. B: Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước. C: Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

D. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Trong những đáp án trên, nếu như không nhớ chắc chắn được kiến thức về Bazơ thì thực sự rất khó chọn do ở đâu đó hay loáng thoáng chỗ nào đó chúng ta nhớ: Bazơ có làm quỳ tím hóa xanh. Bazơ cũng bị nhiệt phân tạo thành oxit tương ứng và nước. Bazơ cũng tác dụng được với oxit axit. Như vậy thôi cũng làm cho chúng ta nghi ngờ đến tính chính xác của câu hỏi trắc nghiệm hóa học trên rồi. Nhưng, hãy đọc qua đáp án cuối cùng ngay nào. Axit tác dụng với Bazơ tạo thành muối và nước. Điều này là chắc chắn rồi, vậy tất cả các đáp án đều đúng sao ? Không, chắc chắn không phải là như vậy rồi, vậy những đáp án trên là thì đáp án nào đúng và những đáp án còn lại tại sao lại sai ?

Trong đáp án A, chúng ta phải nhớ được Bazơ có làm quỳ tím hóa xanh nhưng trước khi làm được điều đó thì Bazơ cần phải được hòa tan cái đã. Như vậy, Bazơ tan mới làm quỳ tím hóa xanh và tiện thì nói luôn Bazơ tan có thể làm cho phenol phtalein chuyển màu đỏ.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bazơ là những hợp chất hóa học mà trong phân tử gồm có nguyên tố kim loại liên kết với gốc -[OH]. Bazơ có thể tồn tại ở trạng thái rắn hoặc trạng thái dung dịch nếu như bazơ được hòa tan trong dung môi nên có thể chia bazơ thành 2 loại là bazơ tanbazơ không tan.
Bazơ tan được trong nước gồm bazơ của kim loại nhóm IA, IIA hay chính là những bazơ của kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ như: NaOH, KOH, Ca[OH]2, Ba[OH]2. Bazơ không tan là những bazơ còn lại ví dụ như Mg[OH]2, Zn[OH]2, Al[OH]3 . . .

Bazơ làm thay đổi màu quỳ tím thành xanh và dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng. Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước. NaOH + CO2 ➝ Na2CO3.

Ca[OH]2 + CO2 ➝ CaCO3

3. Bazơ tác dụng với dung dịch axit.

Hầu hết Bazơ tan và không tan đều tác dụng được với dung dịch axit tạo thành muối và nước. Phản ứng giữa bazơ và axit được gọi là phản ứng trung hòa. KOH + HCl ➝ KCl + H2O Cu[OH]2 + H2SO4 ➝ CuSO4 + H2O

Al2O3 + HCl ➝ AlCl3 + H2O

4. Bazơ không tan, bị nhiệt phân hủy

Một trong những trường hợp đối lập nhau giữa bazơ tan và không tan ở tính chất này. Sách giáo khoa có ghi rất rõ ràng là Bazơ không tan mới bị nhiệt phân ở nhiệt độ cao để tạo thành oxit tương ứng và hơi nước. Cu[OH]2 ➝ CuO + H2O Fe[OH]3 ➝ Fe2O3 + H2O Trong trường hợp này tôi cũng lấy ví dụ luôn về những bazơ của sắt là Fe[OH]2 và Fe[OH]3 bị nhiệt phân thì sản phẩm sẽ là gì nhé. Trước tiên, Fe[OH]3 ở trong hợp chất này thì sắt đang có hóa trị là III cao nhất rồi và không tăng thêm được nữa do vậy dù có nhiệt phân trong môi trường nào đi chăng nữa thì sản phẩm thu được đều là Fe2O3 mà thôi. Tôi nhấn mạnh lại một lần nữa là nhiệt phân Fe[OH]3 trong mọi điều kiện chúng ta sẽ thu được Fe2O3 nhé. Sau đó, chúng ta sẽ dành nhiều thời gian để bàn luận về Fe[OH]2 hơn một chút là vì: - Fe[OH]2 nhiệt phân trong môi trường không có chứa oxi như: Bình kín hoặc đề bài ghi rõ nhiệt phân trong điều kiện không có oxi thì sản phẩm cuối cùng chúng ta thu được sau khi nhiệt phân hoàn toàn chính là sắt [II] oxit [FeO] mà thôi. - Fe[OH]2 nhiệt phân trong môi trường có oxi như: nhiệt phân Fe[OH]2 trong không khí hoặc đề bài ghi rõ nhiệt phân trong điều kiện có oxi thì sản phẩm cuối cùng chúng ta thu được sau khi nhiệt phân hoàn toàn lại là sắt [III] oxit [Fe2O3]. Điều này được lý giải bởi khi nhiệt phân Fe[OH]2 ➝ FeO thì ngay sau đó FeO tác dụng với oxi có trong môi trường quanh nó để tạo thành Fe2O3. Fe[OH]2 ➝ FeO ➝ Fe2O3. Phương trình phản ứng như sau: - Nhiệt phân Fe[OH]2 trong điều kiện không có oxi: Fe[OH]2 ➝ FeO + H2O - Nhiệt phân Fe[OH]2 trong điều kiện có oxi: Fe[OH]2 ➝ FeO + H2O

FeO + O2 ➝ Fe2O3 + H2O.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề