Đứt gân bao lâu thì lành

Gửi câu hỏi

by ankhang · Tháng Một 20, 2020

Tags: đứt gân ngón cáiđứt gân ngón chân

Hỏi: Tại sao tập vật lý trị liệu rất quan trọng sau khâu nối gân?

Đáp: Gân gấp được sửa chữa trải qua chương trình di động sớm sẽ lành nhanh hơn, đạt được lực căng nhanh hơn và di động tốt hơn.Tuy nhiên, nếu tập không đúng cách có thể làm đứt gân lại. Ngược lại, không dám tập luyện cũng gây ra dính gân, yếu cơ, cứng khớp…Tập vật lý trị liệu sớm và đúng cách ngay từ những ngày đầu sau mổ sẽ giúp lành gân với điều kiện tối ưu.

Hỏi: Có bao nhiêu loại chương trình tập sau mổ nối gân gấp ngón tay?

Đáp: Có 3 loại chương trình tập, khác nhau chủ yếu trong 3 tuần đầu

  • Chương trình bất động: hoàn toàn bất động trong bột hay nẹp, chỉ dùng trong một số ít trường hợp
  • Chương trình gấp thụ động sớm: khi mổ dùng kĩ thuật nối gân 2 sợi lõi
  • Chương trình gấp chủ động sớm: khi mổ dùng kĩ thuật nối gân từ 4 sợi lõi trở lên

Hỏi: Đứt gân gấp tập luyện tốt bao lâu có thể sinh hoạt bình thường?

Đáp: 12 tuần có thể gấp duỗi ngón tay bình thường. Tuy nhiên thường có tổn thương thần kinh đi kèm nên cần thời gian dài, có thể đến 9-12 tháng để phục hồi chức năng.

Hỏi: Nẹp bảo vệ có tiêu chuẩn gì?

Đáp: Nẹp bảo vệ cẳng bàn tay đặt ở mặt lưng với cổ tay gập 20 – 30 độ , khớp bàn đốt gập 50 – 70 độ, các khớp liên đốt duỗi hoàn toàn.

Hỏi: Nẹp bảo vệ được sử dụng theo thời gian như thế nào?

Đáp: Mang nẹp liên tục trong 3 tuần đầu sau mổ, ngay cả khi tập. Sau đó bỏ nẹp gián đoạn tăng dần trong ngày, đến 6 tuần thì bỏ hoàn toàn.

Hỏi: Khi nào có thể di động sẹo?

Đáp: Sau khi cắt chỉ và vết thương lành tốt, thực hiện di động sẹo giúp lành thương, ngăn ngừa sẹo dính. Siêu âm trị liệu giúp làm mềm sẹo, dày dính phần mềm, có thể được áp dụng ngay từ tuần đầu tiên.

Hỏi: Chương trình tập thụ động sớm thường dùng cụ thể như thế nào?

Đáp: Thường gồm 3 giai đoạn:

  • 3 tuần đầu: tập trong nẹp bảo vệ, gấp thụ động ngón, duỗi ngón thụ động và chủ động.
  • Tuần thứ 4 đến 8: gấp ngón chủ động có trợ giúp tăng dần đến có đề kháng trung bình. Tuần thứ 7 có thể mang nẹp kéo dãn nếu có co rút ngón.
  • Tuần thứ 8-12: gấp chủ động có đề kháng trung bình đến mạnh, tập chức năng sinh hoạt hằng ngày

Đứt gân ngón chân cái. Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Chào em,

Điều trị đứt gân tay không giống với gãy xương, có trường hợp đứt gân tay phải được phẫu thuật khâu nối gân phối hợp với phục hồi chức năng thì khả năng hồi phục hoàn toàn mới cao. Gân sau khi được khâu dính sẽ trải qua giai đoạn viêm: các tế bào bạch cầu sẽ ăn các mô bị tổn thương, mô chết, dọn dẹp sạch sẽ “chiến trường”. Kế tiếp là các nguyên bào sợi sẽ đổ nguyên liệu để hàn gắn vết thương làm hai đầu gân dính lại. Giai đoạn này rất quan trọng và bắt đầu từ tuần lễ thứ 4-6 trở đi. Tuy nhiên, nguyên vật liệu kết nối gân sẽ không chắc chắn nếu không có lực tác động định hướng để tạo sự dẻo dai cho gân.

Do đó, sau mổ nối gân, em phải bất động 4-6 tuần để gân lành, sau đó tập vật lý trị liệu chủ động để định hướng lực co gân nhằm tăng sức chịu lực của gân. Đến ba tháng sau có thể xem như gân lành hoàn toàn. Em nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để bác sĩ tư vấn hướng điều trị thích hợp, chi phí cho mổ nối gân dao động từ 3 đến 10 triệu đồng tùy loại hình dịch vụ.Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Nên tập luyện như thế nào để phục hồi ngón chân sau đứt gân?

>> Vì sao bị đau nhức và nóng ngón chân khác sau đứt gân ngón chân cái?

Gân là phần chuyển tiếp của cơ, từ đó bám vào các mấu xương, các vị trí để khi cơ co - dãn sẽ hình thành động tác cụ thể cho từ vị trí. Nếu chỉ đứt gân đơn thuần [không kèm theo tổn thương xương, mạch máu, thần kinh] thì sẽ chỉ có các triệu chứng như: Không gấp, duỗi được ngón chân,…

Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác đó có phải là đứt gân hay không và mức độ đứt nặng nhẹ thế nào thì cần có sự thăm khám trực tiếp của các bác sỹ chuyên khoa.Vết thương sẽ để lại sẹo xấu và ảnh hưởng đến khả năng vận động nếu không được bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình điều trị và tư vấn cách chăm sóc đúng cách sau phẫu thuật, hoặc có thể dẫn đến biến chứng bị viêm dính gân và khó phục hồi.

Hầu hết trường hợp đứt gân cần phải phẫu thuật, dùng chỉ y tế khâu cá đầu gân lại với nhau, nẹp cố định khu vực bị ảnh hưởng 4 - 6 tuần sau khi phẫu thuật.


Đứt gân chân xảy ra do chấn thương, tai nạn thậm chí là bệnh lý khiến gân bị đứt. Tình trạng này khiến chân không thể vận động bình thường, gây nên những cơn đau khó chịu, nặng hơn mỗi khi cử động ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng đi lại của đôi chân. Để kịp thời điều trị cũng như phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, tàn phế cho người bệnh, cần nhận biết đúng các triệu chứng đứt gân chân và tìm đến các cơ sở y tế thăm khám.

  • Cách Xử Lí Bong Gân Ngón Chân Cái giúp NHANH KHỎI nhất
  • Viêm gân cơ nhị đầu vai triệu chứng thế nào?

Dấu hiệu nhận biết đứt gân chân

Gân là phần chuyển tiếp của cơ, bám vào các mấu xương. Khi cơ co giãn sẽ hình thành động tác cụ thể nên nếu gân bị đứt, chân sẽ không gấp, duỗi được kèm theo đau nhức khó chịu.

Đứt gân chân ảnh hưởng lớn để khả năng vận động của người bệnh

Cơn đau tăng lên mỗi khi đi lại, thậm chí có sưng ở bắp chân nếu là đứt gân gót chân, đứt gân bàn chân. Tuy nhiên, để xác định chính xác người bệnh có bị đứt gân hay không, cần có sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế.

Yếu tố làm tăng nguy cơ đứt gân chân

Đứt gân chân có thể xảy ra sau tai nạn, chấn thương nhưng một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ đứt gân, bao gồm:

Tuổi tác: Từ giai đoạn trung tuổi 40 – 50 trở đi, nguy cơ đứt gân tăng lên cao hơn do cơ thể dần lão hóa nhưng độ tuổi này vẫn phải vận động khá nhiều.

✲ Giới tính: Nam giới có nguy cơ đứt gân chân cao hơn gấp 5 lần so với nữ giới

✲ Tác dụng phụ của thuốc: Tiêm steroid khớp mắt cá chân, kháng sinh điều trị bệnh có thể làm tăng nguy cơ đứt gân gót chân.

Đứt gân chân có nguy hiểm không?

Đứt gân chân là tổn thương nghiêm trọng ảnh hưởng tới chức năng vận động của chân. Người bị đứt gân chân có thể không thể đi lại, đi thành tật thậm chí tàn phế nếu không điều trị. Do vậy, ngay khi có bất thường, cần đến các cơ sở y tế để được điều trị sớm.

Điều trị đứt gân chân như thế nào?

Gân chân bị đứt được điều trị bằng nhiều phương pháp như bó bột, phẫu thuật nối gân. Sau ca phẫu thuật, người bệnh được bó bột cố định ở các vị trí khác nhau. Thời gian bó bột có thể kéo dài từ 10 – 12 tuần.

Tuy điều trị sớm có thể giảm được biến chứng và giúp chân sớm phục hồi nhưng sau điều trị, bệnh nhân cần kết hợp vật lý trị liệu, tập luyện để có thể đi lại bình thường.

Đứt gân bao lâu thì lành?

Thời gian phục hồi đứt gân ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, có thể kéo dài đến 6 tháng tính cả thời gian tập luyện và vật lý trị liệu. Tuy nhiên, nếu kiên trì, bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn. Để làm được điều này, người bệnh cần lựa chọn các cơ sở điều trị uy tín, có chế độ tập luyện khoa học, kiên trì.

Ngoài tập luyện, tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, để bệnh phục hồi nhanh hơn, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể để gân lành nhanh, tránh các biến chứng xương khớp trong quá trình hồi phục.

Cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp người bệnh sớm hồi phục

Đứt gân chân nên ăn gì?

Khi bị đứt gân chân, người bệnh không nên kiêng khem quá mức mà nên ăn đa dạng các loại thực thẩm để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Chỉ nên tránh các chất có hại cho cơ thể như rượu bia, chất kích thích, đồ ngọt…

Một số món ăn có tác dụng bổ gân, làm chắc xương như sụn mềm, thịt, cá, trứng, sữa… nên được bổ sung nhiều hơn trong thực đơn hàng ngày.

Rau xanh và trái cây chứng nhiều vitamin cần thiết, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Omega-3 cũng là vi chất rất tốt cho quá trình liền gân, ngăn ngừa lão hóa mà người bệnh đứt gân chân nên ăn thường xuyên.

Nếu cần tư vấn chi tiết về đứt gân chân, vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ  theo số 0904 97 0909 hoặc 1900 558892 để được tư vấn cụ thể nhất về trường hợp của bạn.

TIN LIÊN QUAN:

Video liên quan

Chủ Đề