Em hiểu như thế nào về câu nhất tự vi sư bán tự vi sư

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ. Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

Định nghĩa - Khái niệm

nhất tự vi sư, bán tự vi sư có ý nghĩa là gì?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu nhất tự vi sư, bán tự vi sư trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ nhất tự vi sư, bán tự vi sư trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ nhất tự vi sư, bán tự vi sư nghĩa là gì.

Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Phải tôn kính, biết ơn người dạy bảo mình [dù chỉ là nửa chữ].
  • mưu toan thì dễ, sự thành không dễ làm nên là gì?
  • giật đầu cá, vá đầu tôm là gì?
  • khôn ba năm, dại một giờ là gì?
  • hùm mất hươu như mèo mất thịt là gì?
  • thăm ván bán thuyền là gì?
  • gần mực thì đen, gần đèn thì sáng là gì?
  • một hội một thuyền là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

nhất tự vi sư, bán tự vi sư có nghĩa là: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Phải tôn kính, biết ơn người dạy bảo mình [dù chỉ là nửa chữ].

Đây là cách dùng câu nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Thực chất, "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thành ngữ nhất tự vi sư, bán tự vi sư là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Hôm kia có bạn trẻ đã hỏi tôi ý nghĩa của câu nói này là gì?
Sau đây xin mời Quý Vị cùng tìm hiểu :

  • Nhất có nghĩa là một. [Như Quý Vị vẫn hay nghe Nhất, Nhị, Tam, Tứ,… là một, hai, ba, bốn…].
  • Tự có nghĩa là chữ.
  • Vi có nghĩa : là, coi như là.
  • là Thầy.
  • Bán là một nữa.

Vậy nếu ta gộp cả câu lại thì câu : Nhất tự vi sư bán tự vi sư,

sẽ có nghĩa là : Một chữ cũng là thầy, nữa chữ cũng là thầy.

Câu này người xưa nói ra nhằm để nhắc nhở chúng ta rằng đừng nên quên ơn những gì mình đã học được.

Dù Quý Vị chỉ học được ở người nào đó một vài điều, rất ít ỏi nhưng Quý Vị vẫn phải thể hiện tâm biết ơn và luôn kính trọng họ.

Thường thì chúng ta rất là dễ quên ơn, hay xem nhẹ những người đã từng hướng dẫn ta, đã giúp đỡ cho ta trong việc học hành, và cả trong học nghề, hay học đạo. [Người xưa có câu: Tôn sư trọng đạo]

Người thầy, nếu mà nói rộng ra trong cuộc sống thì không phải đơn thuần là chỉ có thầy giáo dạy học.

Trong cuộc đời của mỗi người chúng ta đã học được rất nhiều điều từ nhiều người, có thể học được từ cha mẹ, anh chị em, bạn bè hàng xóm, đồng nghiệp,……

Những người này đều có ít nhiều gì cũng đã từng dạy cho chúng ta một kiến thức gì đó.

Vậy thì chúng ta phải luôn luôn thể hiện sự biết ơn họ, người nào mà có được cái tâm đó thì thật là đáng trân quý biết bao.

Trong xã hội hiện nay, tôi thấy cái lòng biết ơn đó của mỗi người nhiều khi đang còn xem nhẹ, thậm chí vô ơn.

Và đối với các con cháu chúng ta, ngay từ nhỏ mình cũng nên dạy chúng về sự biết ơn như câu nói trên.
Và khi con cháu mà đã hiểu được những đạo lý rất cao đẹp như thế thì chính Quý Vị là người sẽ có được những lợi ích đầu tiên chứ không ai khác.

Còn đối với người tu theo Phật thì Quý Vị cần thể hiện sự biết ơn đối với Phật, một bậc Thầy vĩ đại của trời người.

Sau đó là những đệ tử của Phật, những Vị xuất gia hay là tại gia nhưng mà đều có tâm huyết giảng dạy những điều đạo lý tốt đẹp cho đời.

Quý Vị nào mà có tâm như thế, tôi nghĩ tương lai của họ chắc sẽ thành công, và cũng sẽ trở thành Thầy của thiên hạ vào một ngày không xa.

Nam Mô A Di Đà Phật

Cư sĩ Nhuận Hòa

>> Tìm hiểu thêm tại: Tu học mỗi ngày trên Ô-Hay.Vn

FB Tu học mỗi ngày

Thầy giáo và nghề dạy học đã được xã hội Việt Nam tôn vinh từ xa xưa, qua câu nói quen thuộc: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” [một chữ là thầy, nữa chữ cũng là thầy]. Ta thử đi tìm khởi nguyên của câu nói ấy, tại sao ý nghĩa sâu xa của nó vẫn còn phù hợp trong bối cảnh xã hội hiện nay?

Việt Nam là đất nước có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, người Việt tiếp thu văn hóa thế giới bằng cách chiết xuất, thúc đẩy và kiềm tỏa lấy phần tinh hoa, rồi qua hệ thống lăng kính [bằng chính bản sắc văn hóa dân tộc] gạn lọc khiến phần tinh hoa ấy được tỏa sáng và phong phú thêm. Từ câu “nhất tự vi sư”, người Việt Nam nâng lên thành quan niệm “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” - một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Nếu đầu tiên là “ông thầy dạy một chữ cho mình” thì “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là hai nội dung xác định.

Trước hết, hàm ý của câu nói trên phản ánh truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, tôn kính, quí trọng người thầy giáo. Khẳng định thái độ trách nhiệm của xã hội, của người trò đối với thầy, dù chỉ dạy một chữ hay nửa chữ vẫn là thầy của mình “Không thầy đố mày làm nên”, “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.

Mặt khác, câu nói trên còn mang một ý nghĩa cao hơn, nó đòi hỏi ở những người làm nghề giáo dục cái đạo làm thầy, phải có trách nhiệm trước sự dạy. Dù chỉ dạy một chữ, hay nửa chữ đi nữa cũng phải luôn nhớ mình là thầy, dạy cho tường, cho tỏ, chưa biết thì không nói, sự học là vô cùng. Câu nói không chỉ đặt ra cho người thầy về nội dung giảng dạy mà còn cả về nhân cách làm thầy [một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy] cái bục giảng tự nó đã xếp người thầy [như là sự cam kết của xã hội] luôn luôn cao hơn người ngồi dưới một bậc. Mỗi người thầy vừa là tấm gương sáng cho người học, vừa là chủ thể cải tạo môi trường nghề nghiệp. Nếu biết chung tay xây dựng môi trường sư phạm thì mái trường sẽ là đại gia đình hạnh phúc. Người thầy được xã hội tôn vinh là thế, trọng trách mà xã hội đặt ra cho người thầy là thế và hết sức nặng nề. Khi người thầy có một bài giảng giàu chất sáng tạo được học viên nhiệt tình hưởng ứng; khi người thầy cùng đồng nghiệp trao đổi chuyên môn với tinh thần khoa học cầu thị, trung thực; khi bước chân khỏi nhà, chúng ta gặp sự kính trọng của người đời và bao cựu sinh viên do mình đào tạo đã trưởng thành đang làm việc nhiều nơi... thì lúc ấy ta không cảm thấy làm nhà giáo nhàm chán, buồn tẻ. Chúng ta mới nhận ra dưới dòng sông yên ả, phẳng lặng bề ngoài của trường học lại cuộn chảy bao sức mạnh dâng trào của cuộc sống trẻ trung, đầy niềm tin, nghị lực, tình thầy trò, đồng nghiệp.

Hiện tại ở các trường thường treo khẩu hiệu: “Tiên học lễ, hậu học văn”, chính là phương châm của các nhà trường theo một tinh thần mới và một nội dung mới cao hơn để phục vụ đắc lực sự nghiệp cách mạng. Lễ là đạo đức, văn là tri thức khoa học. Đạo đức và kiến thức phải đi đôi, hỗ trợ nhau để tạo ra con người mới, đó chính là chúng ta trở lại với tư tưởng của người xưa. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần đề cập tới dạy đạo đức công dân, một nội dung học không phải xa lạ, cao siêu, khó thực hiện, mà nó nằm ngay bên trong và là nền tảng của đời sống hàng ngày. Đó là lòng yêu nước và những tình cảm tốt đẹp, trước hết là tình thương yêu người ruột thịt, thầy cô giáo, bạn bè, đồng chí, yêu đồng bào, yêu Tổ quốc. Mỗi người có quan hệ và ứng xử tốt đẹp với người khác, với xã hội, thiên nhiên và với chính bản thân mình. Đó là lối sống có tổ chức, thật thà, khiêm tốn, giản dị... đạo lý, đạo đức chính là chữ “tâm” của người dạy, người học.

Ngẫm lại, trong công cuộc đổi mới hôm nay, chất lượng giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu về chất lượng và hiệu quả. Sự nghiệp giáo dục đang đứng trước một mâu thuẫn khá lớn giữa số lượng với yêu cầu nâng cao chất lượng. Vì thế người học và người dạy cần phải có cuộc đổi mới trong tư duy, nhất là đội ngũ nhà giáo. Nếu còn chần chừ, chờ đợi sự ban phát từ đâu đó, thậm chí chỉ bực bội, trách móc... thì mãi mãi giáo dục không tiến kịp yêu cầu của xã hội và thời đại.

Câu tục ngữ: Nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì ?

A. Lòng tôn trọng đối với thầy giáo.

B. Lòng trung thành đối với thầy giáo.

C. Lòng tự trọng đối với thầy giáo.

D. Lòng vị tha đối với thầy giáo.

Câu tục ngữ: Nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì ?

A. Lòng tôn trọng đối với thầy giáo.

B. Lòng trung thành đối với thầy giáo.

C. Lòng tự trọng đối với thầy giáo.

D. Lòng vị tha đối với thầy giáo.

Câu tục ngữ: Nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì ?

A. Lòng tôn trọng đối với thầy giáo.

B. Lòng trung thành đối với thầy giáo.

C. Lòng tự trọng đối với thầy giáo.

D. Lòng vị tha đối với thầy giáo.

Video liên quan

Chủ Đề