Gãy xương bàn chân bó bột bao lâu

Gãy xương bàn chân là tình trạng một hoặc nhiều xương ở khu vực bàn chân bị vỡ, nứt gãy hay xoắn vặn gây nên sự đau đớn vô cùng khó chịu. Khi bị gãy xương, người bệnh cần phải được chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời để chân lành hẳn và không gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới hoạt động sau này.

Nguyên nhân gây ra tình trạng gãy xương bàn chân

- Khi sử dụng chân đá những vật cứng có thể bị gãy ngón chân.

- Khi bị ngã từ trên cao xuống, gót chân rất dễ bị tổn thương dẫn đến gãy xương.

- Một số trường hợp các xương khác ở khu vực bàn sẽ bị gãy hoặc xoắn do tai nạn, vấp ngã,..

Có đôi lúc, ban đầu xương ở chân chỉ bị một vết nứt nhỏ, nhưng nếu để một thời gian không xử lý và điều trị sẽ làm vết nứt lan rộng và nhiều lên. Đây gọi là hiện tượng gãy xương do áp lực tạo thành.

Tỉ lệ xương bàn chân bị gãy khi gặp tai nạn là khá cao. Khi đó, người bệnh cần phải được khám và điều trị ngay tức thời mới có thể phục hồi nhanh chóng và tránh để lại di chứng đáng tiếc sau này.

Gãy xương bàn chân thường gặp khi xảy ra tai nạn hoặc chân va chạm mạnh với vật cứng

Thời gian hồi phục chấn thương bàn chân 

Đã là bệnh nhân thì ai cũng mong muốn được hồi phục nhanh chóng. Do đó, rất nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi rằng: Sau khi được điều trị gãy xương bàn chân thì sau bao lâu sẽ được khỏi hoàn toàn?

Trên thực tế không thể có một câu trả lời chính xác 100% về thời gian được vì điều này còn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh.

Tùy vào mức độ vết thương ở bàn chân nặng hay nhẹ mà thời gian phục hồi của mỗi bệnh nhân cũng rất khác nhau, chẳng hạn như:

- Đầu tiên, căn cứ tình trạng xương bàn chân bị gãy như thế nào: Nứt, gãy, bị xoắn hay bị dập nát. Mỗi trường hợp khác nhau kéo theo thời gian hồi phục cũng thay đổi. 

- Thứ hai, sức khỏe của người bệnh: Nếu có sức khỏe tốt chắc chắn thời gian hồi phục sẽ nhanh hơn so với người ốm yếu.

- Thứ ba, số lượng tổn thương trên cơ thể của người bệnh. Bệnh nhân ngoài bị gãy xương bàn chân còn bị những chấn thương ở các bộ phận khác thì thời gian hồi phục sẽ chậm hơn so với bình thường.

- Thứ tư, cơ địa của mỗi người: Khi người bệnh có cơ địa xấu thì vết thương sẽ rất lâu lành và ngược lại, nhiều người khả năng hồi phục là rất nhanh với cơ địa tốt.

Một điều quan trọng đối với những người bị gãy xương bàn chân là phải đến bác sĩ chuyên khoa ngay khi mới bị tổn thương, làm theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị để hồi phục nhanh, không để lại di chứng.

Thời gian phục hồi phần bàn chân bị gãy ở mỗi người là khác nhau

Điều trị gãy xương bàn chân bằng bảo tồn đạt hiệu quả cao

1. Chẩn đoán

- Qua thăm khám bên ngoài: Bác sĩ hỏi thăm tình trạng sức khỏe cũng như biểu hiện cụ thể ở vùng chân bị gãy. Sau đó là quan sát vết thương xem kín hay hở, sự ảnh hưởng tới chức năng vận động và đánh giá nguy cơ nhiễm trùng.

- Chẩn đoán bằng X - quang: Xác định các loại xương bị gãy, đường gãy, mức độ gãy và tổn thương tới các bộ phận xung quanh.

2. Điều trị

- Sử dụng nạng hỗ trợ: Trường hợp gãy xương bàn chân không quá nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng nạng hỗ trợ. Người bệnh cần lưu ý không sử dụng lực ở bàn chân gãy khi di chuyển và vận động để tránh tăng vết nứt.

- Bó bột chân: Phương pháp này áp dụng khi tình trạng gãy nặng hơn nhưng xương không bị di lệch nhiều. Trước khi bó bột bàn chân, bác sĩ sẽ tiến hành nắn hoặc kéo nắn.

Ngoài ra, trong điều trị bảo tồn còn kết hợp dùng thuốc Tây để giảm đau, chống sưng và kháng viêm. Thời gian hồi phục cũng không quá lâu và đảm bảo xương lành hẳn sau một thời gian.

Điều trị gãy xương bằng phương pháp bảo tồn đem lại hiệu quả tốt và không gây ra biến chứng

Phòng khám La Văn Lường – Địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh về cơ xương khớp uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh. Bác sĩ nhiều kinh nghiệm trong nghề, thành thạo chuyên môn về Đông y lẫn Tây y. Cùng với đó là trang thiết bị hiện đại và sự chăm sóc tận tình giúp người bệnh không còn lo lắng khi cơ thể gặp vấn đề nữa.

Trên đây là những thông tin cần thiết mà bạn cần nắm về gãy xương bàn chân. Truy cập vào website //phongkhamlavanluong.vn/ để tìm hiểu thêm về các loại bệnh khác.

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM

Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567

Email:

Website: //phongkhamlavanluong.vn

Giờ làm việc

+ Thứ 2 – Chủ nhật: Sáng [8h – 12h] – Chiều [15h – 19h30].

+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.

Vì phải chống đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể nên bàn chân rất dễ bị chấn thương. Trong đó, gãy xương bàn chân là một trong những chấn thương thường xảy ra nhất, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Vậy dấu hiệu gãy xương bàn chân là gì và làm cách nào để điều trị hiệu quả? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu chung

Gãy xương bàn chân là gì?

Gãy xương bàn chân là một chấn thương gây rạn nứt hoặc gãy hoàn toàn xương ở cổ chân hoặc bàn chân. Bạn có thể bị gãy xương bàn chân sau một tai nạn hoặc té ngã. Mức độ nghiêm trọng của loại chấn thương này có thể khác nhau, từ nứt xương bàn chân đến tình trạng xương gãy đâm xuyên qua da. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải nói chuyện với bác sĩ nếu nghĩ rằng xương ở bàn chân của mình bị gãy. Bác sĩ có thể đưa ra một kế hoạch điều trị để giúp bạn hồi phục.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng gãy xương bàn chân là gì?

Các triệu chứng gãy xương bàn chân thường gặp là:

  • Đau nhói tức thì
  • Đau tăng khi hoạt động và giảm khi nghỉ ngơi
  • Bầm tím
  • Nhạy cảm
  • Sưng
  • Gặp khó khăn khi đi bộ hoặc đặt trọng lượng lên bàn chân
  • Biến dạng như xương bị gãy chọc ra khỏi da hoặc bàn chân bị trẹo đi.

Các dấu hiệu gãy xương bàn chân có thể khác nhau, nhưng bầm tím, sưng và đau nhức xương bàn chân thường là những dấu hiệu phổ biến.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn nhận thấy các biến dạng rõ ràng ở bàn chân hoặc tình trạng đau và sưng không thuyên giảm, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây gãy xương bàn chân?

Các xương thường bị nứt gãy khi có yếu tố nào đó nghiền nát, uốn cong, xoắn vặn hoặc kéo căng xương. Chẳng hạn như:

  • Tai nạn: Các chấn thương do tai nạn xe có thể gây gãy hoặc dập nát các xương bàn chân.
  • Vấp ngã: Vấp ngã có thể làm gãy xương bàn chân, đặc biệt gót chân thường bị gãy khi bạn ngã từ trên cao xuống đất.
  • Tác động từ một vật nặng: Vật nặng rơi lên chân là nguyên nhân phổ biến gây nứt xương bàn chân hoặc gãy.
  • Va vào vật khác: Ngón chân có thể bị gãy do va chạm mạnh vào các vật cứng.
  • Lạm dụng: Gãy xương do căng thẳng thường gặp ở các xương chịu trọng lượng của bàn chân. Những vết nứt nhỏ sẽ được tạo ra và lớn dần theo thời gian bởi lực lặp đi lặp lại hoặc do sử dụng quá mức. Tình trạng này xảy ra phổ biến nhất ở những người lính hành quân với đầy đủ tư trang hoặc các vận động viên như vũ công, vận động viên điền kinh và vận động viên thể dục dụng cụ.

Bàn chân có chức năng chống đỡ toàn bộ cơ thể nên khi bị gãy xương bàn chân rất nhiều người bệnh muốn biết gãy xương bàn chân bao lâu thì lành? Bao lâu hết sưng và đi được? Mời các bạn cũng NextG Cal tìm hiểu về chấn thương gãy xương chân qua bài viết này nhé! 

Hình ảnh gãy xương bàn chân .

I – Xương bàn chân là xương gì? 

Bàn chân được chia thành 3 phần là trước, giữa, sau và gồm có 26 xương. Trong đó:

– Bàn chân trước: Có tới 19 xương. 

– Bàn chân sau: Có 2 xương là xương sên và xương gót.

– Bàn chân giữa: Có 5 xương là xương ghe, xương hộp và 3 xương chêm.

– Ngoài ra, bàn chân còn có một số xương nhỏ được gọi là xương vừng. 

Bàn chân có chức năng nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể nên rất dễ gặp phải các chấn thương.

Xương bàn chân gồm có 26 xương.

II – Gãy xương bàn chân là như thế nào? 

Gãy xương bàn chân là một chấn thương gây rạn nứt hoặc gãy hoàn toàn xương ở bàn chân. Chấn thương này khá phổ biến, chiếm tới 10% tổng số gãy xương trong cơ thể.

Chấn thương gãy bàn chân có nhiều mức độ khác nhau, từ vết nứt nhỏ cho đến đầu xương gãy đâm xuyên ra ngoài da. Đặc biệt, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, gãy xương bàn chân có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Gãy xương bàn chân là chấn thương gây rạn nứt hoặc gãy hoàn toàn xương ở bàn chân.

Biến chứng của gãy xương bàn chân là không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra. Một số biến chứng hiếm gặp của gãy xương bàn chân gồm: Viêm khớp, nhiễm trùng xương [viêm tủy xương], tổn thương mạch máu hoặc thần kinh.

III – Nguyên nhân bị gãy xương bàn chân

Gãy xương bàn chân số 1, gãy xương bàn chân số 2 3 4, gãy xương bàn chân số 5 nói riêng và gãy xương bàn chân nói chung xảy ra khi có yếu tố nào đó nghiền nát, xoắn vặn, uốn cong hoặc kéo căng xương. Chẳng hạn như:

– Tai nạn giao thông.

– Té ngã từ trên xuống.

– Tác động từ vật nặng.

– Va chạm với vật cứng.

– Lạm dụng xương bàn chân: Thường gặp ở các vận động viên điền kinh, vận động viên thể dục dụng cụ, vũ công hoặc người làm công việc mang vác nặng.

Gãy xương bàn chân xảy ra khi có yếu tố nào đó nghiền nát, xoắn vặn, uốn cong hoặc kéo căng xương.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị gãy xương bàn chân gồm:

– Người tham gia các môn thể thao cường độ cao như quần vợt, thể dục dụng cụ, bóng đá.

– Tăng tần suất hoạt động đột ngột.

– Làm việc trong một số ngành nghề, chẳng hạn như công trường xây dựng.

– Đang mắc các bệnh lý về xương khớp như ung thư xương, loãng xương.

Chấn thương gãy xương bàn chân thường gặp ở trẻ em hơn người lớn.

IV – Dấu hiệu gãy xương bàn chân

Các dấu hiệu bị gãy xương bàn chân số 3, gãy xương bàn chân số 4 nói riêng và gãy xương bàn chân nói chung thường gồm: 

– Đau nhói: Đây là triệu chứng gãy xương bàn chân xuất hiện đầu tiên khi xương bàn chân bị gãy. Tình trạng đau sẽ tăng lên khi vận động bàn chân và giảm khi nghỉ ngơi.

– Sưng.

– Bầm tím.

– Gặp khó khăn khi cử động, đi bộ.

– Ngón chân/ bàn chân biến dạng.

– Cử động bất thường ở bàn chân bị gãy.

Đau nhói, chân biến dạng, cử động bất thường, có tiếng lạo xạo xương là dấu hiệu khi bị gãy xương bàn chân.

– Nghe thấy tiếng lạo xạo xương khi sờ nắn hoặc cử động.

– Tê bàn chân.

– Bàn chân bị gãy xanh và lạnh hơn bàn chân không gãy.

– Vết thương rách da, chảy máu.

– Xương chân bị gãy đâm ra ngoài da.

– Sưng, nóng, đỏ, đau nơi tổn thương: Đây là dấu hiệu vết thương đã bị nhiễm trùng.

Cần đưa bệnh nhân bị gãy xương bàn chân đến ngay bệnh viện khi thấy xuất hiện các triệu chứng kể trên. Không nên tự ý di chuyển, hãy gọi xe cứu thương nếu trường hợp bị gãy xương bàn chân nặng và nghiêm trọng. 

V – Gãy xương bàn chân bao lâu thì lành? Bao lâu hết sưng? 

Gãy xương bàn chân bao lâu thì khỏi? Gãy xương bàn chân bao giờ lành? Thời gian xương bàn chân bị gãy phục hồi ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của xương bị gãy. Trong hầu hết các trường hợp bị gãy xương bàn chân, người bệnh sẽ mất khoảng 6- 8 tuần để xương gãy có thể liền.

Gãy xương bàn chân bao lâu thì đi được? Đa phần bệnh nhân có thể đi lại bình thường sau khoảng 2 tháng điều trị. Tuy nhiên, thời gian này có thể nhanh hoặc lâu hơn tùy theo mức độ nghiêm trọng của gãy xương bàn chân.

Hầu hết các trường hợp bị gãy xương bàn chân, người bệnh sẽ mất khoảng 6- 8 tuần để xương gãy có thể liền.

Một số trường hợp, sau khi phẫu thuật hoặc bó bột, người bệnh vẫn còn tình trạng phù nề, sưng đau. Nguyên nhân là do sự ứ trệ tuần hoàn. Khi xương bàn chân bị gãy sẽ làm kích thích máu đến để nuôi ổ gãy, trường hợp máu bị cản trở và không thể lưu thông sẽ khiến bệnh nhân dễ sưng và đau hơn. 

Vậy gãy xương bàn chân bao lâu hết sưng hoàn toàn? Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng gãy xương và phương pháp điều trị. Để giảm bớt hiện tượng sưng đau, trong quá trình hồi phục, bệnh nhân nên tập vận động đều đặn và khi ngủ nên kê chi bị gãy cao hơn lồng ngực để giúp máu tĩnh mạch về tim dễ dàng hơn.

VI – Cách điều trị gãy xương bàn chân

Sau khi thăm khám và chẩn đoán vị trí cũng như mức độ nghiêm trọng gãy xương bàn chân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:

1. Trường hợp nhẹ

– Người bệnh có thể chỉ cần nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau, chống viêm, chống phù nề.

– Nắn xương, đeo nẹp, bó bột, mang ủng hoặc giày đặc biệt cho bàn chân nếu gãy xương bàn chân di lệch ít hoặc không di lệch.

2. Trường hợp nặng

– Trong trường hợp gãy xương bàn chân nặng hơn [xương bàn chân bị gãy di lệch nhiều], phẫu thuật có thể cần thiết.

– Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật đặt đinh, que, ốc vít hoặc tấm ván để kết hợp xương.

Hình ảnh trước và sau khi phẫu thuật gãy xương bàn chân.

VII – Cách chăm sóc bệnh nhân gãy xương bàn chân

Chăm sóc bệnh nhân gãy xương bàn chân đúng cách giúp hỗ trợ đẩy nhanh quá trình xương lành và phục hồi. Do đó, khi chăm sóc người bị gãy xương bàn chân, bạn cần lưu ý một số vấn đề trong cách ăn uống và đi lại hàng ngày.

1. Cách tập đi sau khi gãy xương bàn chân

– Gãy xương bàn chân bao lâu tập đi được: Theo các bác sĩ chỉnh hình xương khớp, 2 – 4 tuần sau khi bó bột hoặc phẫu thuật là khoảng thời gian tốt nhất để bệnh nhân gãy xương chân có thể bắt đầu tập đi.

Gẫy xương bàn chân tập đi thế nào? Cách tập đi sau khi gãy xương bàn chân đúng cách như sau: Nếu sử dụng nạng, bạn cần lựa chọn loại nạng vừa vặn và sử dụng đúng cách.

Khi tập đi với nạng, cần dồn dồn lực vào cả phần vai và hai cánh tay theo chiều thẳng đứng để chống lên nạng, tạo lực đẩy cho chân có thể bước đi mà không cần phải sử dụng quá nhiều lực.

Không đặt trọng lượng cơ thể lên nách vì có thể làm tổn thương các dây thần kinh ở vị trí này. Tương tự với khung tập đi, các loại gậy, bạn cũng luyện tập như vậy.

Bệnh nhân có thể tập đi sau 2-4 tuần bó bột hoặc phẫu thuật gãy xương bàn chân.

2. Cách ăn uống sau khi gãy bàn chân

Bên cạnh tập đi, chế độ ăn uống hàng ngày cũng đóng vai trò rất quan trọng giúp xương bàn chân bị gãy mau lành. Vậy bị gãy xương bàn chân nên ăn gì? Dưới đây là một số dưỡng chất trong thực phẩm tốt cho quá trình phục hồi và liền xương:

– Kẽm: Có nhiều trong các loại cá biển, ngũ cốc, hải sản,  giá đỗ…

– Phosphat: Có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, trứng cá, phô mai, gan bò, yến mạch…

– Magie: Có nhiều trong cá thu, cá chép, cá trích,tôm, sữa, ngũ cốc…

– Axit folic: Dưỡng chất này có nhiều ở các loại hoa quả như cam, chuối, quýt…

– Canxi: Có nhiều trong cá hồi, sữa, cá mòi, sữa tươi, bắp cải…

Bệnh nhân bị gãy xương bàn chân cần bổ sung một lượng canxi lớn để quá trình phục hồi xương diễn ra nhanh chóng hơn.

Do chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo cung cấp đủ canxi nên người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc bổ sung canxi.

NextG Cal là thuốc bổ sung canxi có nguồn gốc hữu cơ tự nhiên, được chiết xuất từ xương bò non của Úc rất giàu canxi và photpho. Khi kết hợp với vitamin K1 và D3 sẽ giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, đưa canxi vận chuyển tới tận các mô xương.

Viên uống canxi NextG Cal của Úc

*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.

Nếu cần tìm hiểu thêm về gãy xương bàn chân hoặc thông tin về sản phẩm NextG Cal, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 [miễn phí cước gọi] để được dược sĩ tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề