Vì cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ

Năm 2001 ở cái tuổi 18, gia cảnh khó khăn rồi thi rớt Đại học… Buồn tình tôi ngồi viết mấy dòng thơ tự sự:

Dòng đời tấp nập

Trăm chiều ngược xuôi

Biết đâu là bờ

Nơi đâu là cuối!

Cơm áo gạo tiền

Đau khổ triền miên

Đam mê danh vọng

Lo lắng ưu phiền

Ta tìm góc vắng

Ngả lưng nhìn đời

Đảo điên số phận

Muốn bỏ cuộc chơi

Muốn lên đỉnh núi

Tan vào trùng khơi

Muốn xuống đại dương

Chôn vùi lỗi tội…

Thất vọng và chán nản cuộc sống nên hay thả hồn trong thi ca, và nhạc phẩm Mưa Hồng của Trịnh Công Sơn với lời ca ấn tượng : Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ ! đã đưa quan niệm cuộc sống của tôi về một hướng khác.

Tiểu thuyết gia người Canada Stephen Leacock viết : Cuộc đời ngắn ngủi của chúng ta mới kỳ lạ làm sao ! Khi còn bé, ta thường bắt đầu câu chuyện của mình bằng câu nói : ‘Sau này lớn lên tôi sẽ…’. Đến khi lớn lên rồi, ta lại nói : ‘Khi nào trưởng thành tôi sẽ…’. Và khi kết hôn xong, ta vẫn mơ màng : ‘Đến lúc được ngỉ hưu tôi sẽ…’. Rồi đến khi nghỉ hưu, nhìn lại cuộc đời, con người ngỡ ngàng khi thấy dường như có một cơn gió lạnh đã cuốn trôi tất cả..

Nhiều bạn trẻ than thở rằng cuộc sống sao chán quá, nặng nề quá, mệt mỏi quá…và đó là lý do để các bạn không chịu suy tư làm việc và cống hiến. Các bạn luôn đòi hỏi cuộc sống phải diễn ra đúng với ý muốn và sở thích của mình. Thế nên có những bạn đi học cho có lệ chứ không muốn nỗ lực trau dồi kiến thức, có bạn mới hai mươi tuổi mà đã trải qua 4 hay 5 nơi làm việc…chỉ vì chỗ nào cũng không như ý của mình. Chán nản, hụt hẫng với cuộc sống, thiếu kiến thức vào đời nên nhiều bạn lao mình vào hưởng thụ với chất kích thích và các tệ nạn xã hội để rồi đánh mất cả đời người.

Thi sĩ Horace của La mã viết :

Hạnh phúc thay cho một người, và chỉ những người

Dám khẳng định rằng ngày hôm nay là ngày của riêng họ

Họ sống thật bình tâm và thốt lên trong niềm kiêu hãnh :

Ngày mai ư ? Mặc kệ ! Vì tôi đã sống hết mình cho ngày hôm nay

Lm Giuse Nguyễn Đức Thịnh

Chúng ta vẫn đi trên con đường của mình cho dù có nắng lên hay mưa đến. Có đoạn gập ghềnh khúc khuỷu cũng có nơi đầy hoa thơm cỏ lạ, trên hành trình ấy cuộc sống sẽ cho ta những bài học, để ở mỗi một khúc quanh cuộc đời, ta lại lên đường hành trang đầy ắp những điều mới mẻ. Hãy yêu lấy con đường mà ta đi, đừng hững hờ với giọt sương buổi sớm đọng trên ngọn cỏ, với nắng hoàng hôn trên ngã ba sông.
 


Thân phận đời người chỉ là hữu hạn trong cái vô hạn của đất trời. Rồi còn lại gì ngoài cái bao la hư vô, như một vì sao xa chợt tắt , tất cả chỉ là khoảng không vĩnh cửu.


Ta đợi ngày bờ lau tóc trắng  Ngồi bên nhau hát khúc phiêu du  Cuộc đời ơi ! mây trôi qua cửa 

Nắm tay nhau ta về chốn hư không.....

Cuộc đời con người thật sự dài được bao nhiêu, mới đó đã đi được nửa chặng đường cuộc sống. Mỗi ngày thức dậy cảm nhận được hơi thở của cuộc sống quanh ta, vẫn cảm thấy mình hừng hực những đam mê những khát vọng. Nhưng ngày tháng đã dần ngắn lại, mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày gần hơn cho một sự chia ly. Hôm qua đi chợ gặp một phụ nữ quen, bà đã gần bảy mươi, tóc đã bạc trắng nhưng vẫn còn lưu lại dấu vết của một thời xuân sắc. Bà đi giữa chợ, đầu ngẩng cao, những nếp nhăn hằn sâu trên da thịt, lẻ loi giữa những ồn ào náo nhiệt. Tôi chợt tự hỏi, đâu rồi cô thiếu nữ như hoa tươi buổi sớm một thời đã làm say đắm biết bao chàng trai, đâu rồi người phụ nữ nhan sắc mặn mà làm say mê bao gã đàn ông. Tất cả rồi đã đi qua, nghiệt ngã và lạnh lùng! Ta của một ngày nào trẻ trung sức sống, tưởng chừng có thể lấp bể dời non, thoáng chốc đá da mồi tóc bạc.

Ước mơ vẫn còn phía trước mà thời gian đã ở lại phía sau rồi.

Mỗi chúng ta đều phải làm người lữ hành trên con đường của riêng mình. Chỉ là đường một chiều! sẽ không có chuyện phân vân quay đầu khi phía trước gập ghềnh khúc khuỷu. Cha tôi năm nay đã trên tám mươi tuổi rồi, ngày nào sau buổi cơm chiều hai cha con củng pha một bình trà ngồi uống trên bộ ván, nơi nhìn ra khoảng sân sau có gốc khế rụng đầy hoa tím. Câu chuyện của ông phần nhiều là những hoài niệm về một thời đã qua, về những bạn bè mà phần đông đã về chốn hư vô.

Đôi khi hàng giờ liền hai cha con không nói câu nào, chỉ lẳng lặng uống trà. Những lúc ấy đôi mắt ông xa xôi nhìn ra cái khoảng sân sau tím màu hoa khế. Ông đang sống lại với những tháng ngày của mình, cái thời mà ông vẫn hay gọi là "hồi ấy" mỗi khi ông kể chuyện về cuộc đời mình. Tôi hiểu và thương ông vô hạn. Nhưng làm sao?, khả năng con người quá nhỏ bé trước quy luật khắc nghiệt của tạo hóa. "Một cõi đi" rồi lại phải "về"! Cái nghiệt ngã của cuộc sống là bạn phải chấp nhận đi đến cuối đoạn đường, cho dù những viên sỏi nhọn có làm cho bạn tóe máu bàn chân. Cái đích cuối cùng rồi củng sẽ đến bất chấp chúng ta có cố trì hoãn đến đâu. Thân phận đời người chỉ là hữu hạn trong cái vô hạn của đất trời. Rồi còn lại gì ngoài cái bao la hư vô, như một vì sao xa chợt tắt , tất cả chỉ là khoảng không vĩnh cửu.


Chỉ một lần ta đi qua đây  Một lần thôi rong chơi trần thế  Một lần rồi chẳng là lần nào nữa 

Đừng hững hờ với nắng ấm ngày lên.

Chúng ta vẫn đi trên con đường của mình cho dù có nắng lên hay mưa đến. Có đoạn gập ghềnh khúc khuỷu cũng có nơi đầy hoa thơm cỏ lạ, trên hành trình ấy cuộc sống sẽ cho ta những bài học, để ở mỗi một khúc quanh cuộc đời, ta lại lên đường hành trang đầy ắp những điều mới mẻ. Hãy yêu lấy con đường mà ta đi, đừng hững hờ với giọt sương buổi sớm đọng trên ngọn cỏ, với nắng hoàng hôn trên ngã ba sông.

Hãy chân thành và rộng mở tâm hồn ra với mọi người, bạn sẽ nhận biết được giá trị đích thực của cuộc sống. Chúng ta sẽ chẳng còn là kẻ lữ hành cô độc, một mình một bóng nữa nếu chúng ta biết lắng nghe và quan tâm và sẽ chia. Bạn sẽ tìm ra rất nhiều điều thú vị và mới mẽ trong chính cuộc sống xung quanh mình. Hãy mở lòng ra đừng hững hờ với cuộc sống, tôi tin rằng bạn sẽ có rất nhiều những người bạn đồng hành cùng sẽ chia trên suốt quãng đường đời, bạn sẽ không còn là kẻ lữ hành cô độc.


Ban Biên Tập

Tôi đang nghe lại bài Mưa Hồng của Trịnh Công Sơn trong một buổi chiều tháng tám mưa vừa tạnh, trời ấm lên những hạt nắng cuối cùng. Những con nắng xám trắng trên những tàng cây. Nắng rong chơi làm tôi mệt mỏi, buồn rầu. Nắng vô tâm không biết rằng mình cũng như mưa, chỉ là một hạt bụi nhỏ nương náu qua nhân gian này..

Lâu lắm rồi tôi không có một chút thảnh thơi để khắc hoạ lại khuôn mặt của chính mình. Ý tôi là khuôn mặt mà những người yêu thương tôi vẫn nhận ra ở bất cứ lúc nào, nơi nào chứ không phải là những nét kí họa vội vàng, rời rạc.

Này em, “cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”…

Giọng hát của Khánh Ly trong ca khúc này làm tôi liên tưởng đến những chiếc lá xoay xoay, chao chao trong mưa. Những chiếc lá thích ở lưng chừng, nhìn đời nghiêng nghiêng chứ chưa vội rơi xuống im lìm cùng mặt đất. Tôi đang nhớ về những cơn mưa ngày xưa nay đi vắng đã lâu.

Trời ươm nắng vàng hoe cho mây hồng tụ lại tan chảy thành những cơn mưa. Những cơn mưa nhòa đi trong xác phượng đỏ rực thành những cơn mưa hồng rỉ rả. Mưa hồng là ảo ảnh trong đôi mắt, đau vùi trên đôi tay. Tôi chỉ thấy cơn mưa ấy nơi đây, trong các sáng tác của người nhạc sĩ họ Trịnh, bên cạnh những con phố hẹn và bàn tay chờ, những dòng sông đã qua đời gọi trùng dương khơi nước lên sóng mềm.

Thời còn nhỏ, tôi thắc mắc sao lại là mưa hồng? Có bao giờ mưa lại màu hồng. Nhưng rồi có một lần trời mưa trong cơn nắng, và ánh nắng soi vào màn mưa một màu hồng lung linh, tôi mới chợt hiểu, có mưa hồng thật. Và rất đẹp nữa.

Trời ươm nắng cho mây hồng
Mây qua mau em nghiêng sầu
Còn mưa xuống như hôm nào
Em đến thăm mây âm thầm mang gió lên

Những ngày hè, trời xanh và rất cao, những đám mây bồng bềnh phiêu lãng có một màu hồng nhẹ rất đẹp. Giữa trời hè đó, lá xanh hơn, tiếng ve rộn ràng hơn, con tim cũng loạn nhịp hơn khi thấy bước chân người con gái mong manh đi lại. Một chút buồn len lỏi, một niềm vui âm thầm, một tình cảm lâng lâng khó gọi thành tên trong trái tim chàng trai mới lớn cứ dâng tràn. Thành thơ thành nhạc là thế. Nhưng tình đầu thường quá mong manh, tuổi hoa qua cũng nhanh, chia ly sớm tới để kéo dài thêm nỗi đợi chờ, để người ngồi ngóng mưa, và buồn vương vấn, cho dù ngoài kia vạn vật vẫn theo quy luật của tự nhiên, mưa vẫn rơi và nắng vẫn lên, lá vẫn xanh và phượng vẫn hồng.

Người ngồi đó trông mưa nguồn
Ôi yêu thương nghe đã buồn
Ngoài kia lá như vẫn xanh
Ngoài sông vắng nước dâng lên hồn muôn trùng

Tôi thấy đâu đó trong tiếng cười hồn nhiên của trẻ nhỏ là “tiếng khóc tiếc thương những ngày vui ngắn ngủi”. Tôi thấy trên từng phiến lá, “loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng”, màu vàng úa đang lấn dần màu xanh. Tôi thấy ở đâu đó trong trăm năm, tiếng hoang vu vọng về. Cuộc đời tạm bợ chỉ là cõi ngụ để ta ghé chân qua…
Và tôi nghe thấy tiếng em khóc trong một chiều mưa hồng từng cánh phượng tả tơi. Tiếng khóc như tiếng nấc nghẹn nức lòng lời ca muộn phiền.

Này em đã khóc chiều mưa đỉnh cao
Còn gì nữa đâu sương mù đã lâu
Em đi về cầu mưa ướt áo
Đường phượng bay mù không lối vào
Hàng cây lá xanh gần với nhau…

Trong tiếng guốc mộc mòn tê của tuổi, em đi về phía con “đường phượng bay mù không lối vào”. Cuộc đời lận đận, vô thường, long rong. Em đi về phía ấy làm gì. Đường mưa ướt áo, “vai em gầy guộc nhỏ, như cánh vạc về chốn xa xôi…”…

Khi xa thật rồi, lòng mới thấy nuối tiếc cho những lời chưa nói, cho những ánh mắt chưa trao. Rụt rè, e thẹn, bối rối, hình như tuổi trẻ ngày nay với thời đại internet không còn những trạng thái cảm xúc ấy nữa rồi. Bọn trẻ yêu cuồng sống vội, nhạc trẻ bây giờ cũng loạn những ca từ nghe phát kinh, chẳng còn chút nào lãng mạn như xưa. Những hẹn hò trên net thật chóng vánh, những cuộc vui thâu đêm, những mối tình yêu cuồng sống vội, những tranh giành vật chất phù du, hiếm thấy còn người trẻ nào biết nghe và sống như nhạc Trịnh. Họ bảo rằng nhạc này xưa rồi. Thật buồn, sao họ không nghe những ca từ này đi để thấy nó đẹp và buồn nao lòng thế nào:

Này em đã khóc chiều mưa đỉnh cao
Còn gì nữa đâu sương mù đã lâu
Em đi về cầu mưa ướt áo
Đường phượng bay mù không lối vào
Hàng cây lá xanh gần với nhau

Người ngồi xuống mây ngang đầu
Mong em qua, bao nhiêu chiều
Vòng tay đã xanh xao nhiều
Ôi tháng năm gót chân mòn trên phiếm du…

Mây thường trên cao, làm sao có mây ngang đầu? Nhưng không phải mây thật, mà là mây trong tưởng tưởng, là tóc mây hờ hững vai thon. Có khi cũng là mây mù trong ký ức nhớ nhung khi người ngồi đó ngắm dòng người qua lại mà không thấy bóng dáng người xưa đâu sau bao nhiêu chiều ngóng đợi. Tháng năm qua những gót chân đi về đã mòn mỏi trên những viên gạch lát đường, những rêu phong xưa đã che lấp dấu yêu ngày cũ, những vòng tay học trò vụng dại đã xa dần theo kỷ niệm. Sao ta vẫn lẫm cẫm còn mãi mong nhớ kỷ niệm xưa.

Người ngồi xuống xin mưa đầy
Trên hai tay cơn đau dài
Người nằm xuống nghe tiếng ru
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ

Câu kết nghe thật ý nghĩa: cuốc đời thật ngắn ngủi và qua mau; sao không yêu thương nhau, sao không tử tế với nhau, chân thành và nồng nhiệt với nhau; sao nỡ hững hờ để những ân tình trôi mau như nước mưa qua ô cửa, để những cơn đau nối dài những chuyến mưa qua trên những bàn tay chờ đợi những bàn tay?

Những bài hát của Trịnh luôn có một nỗi buồn, nhưng lại luôn có những thông điệp rất thiền như thế. Sống, là không hờ hững, sống là không chờ đợi, là biết tận dụng mọi cơ hội của cuộc sống để sống chân thành và yêu thương hết mình; để được nhận lại những gì đáng có; biết cho đi sẽ được hạnh phúc, biết đón nhận mọi điều với tâm thế thật thoải mái và tích cực, bởi: cuộc đời đó, có bao lâu mà hững hờ.

Nguồn: bacsiletrungngan.wordpress.com

Video liên quan

Chủ Đề