Kinh phí quản lý hành chính là gì

Nguồn thu phí được để lại cũng thuộc phạm vi xác định kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ. Ảnh: ST.

Nhiều điểm chưa thực sự khả thi

Trong đề xuất được Bộ Tài chính công bố mới đây, nội dung đáng chú ý nhất là quy định về kinh phí quản lý hành chính giao thực hiện tự chủ, cụ thể là cơ quan soạn thảo đề nghị rà soát quy định các nội dung kinh phí quản lý hành chính giao tự chủ.

Về nội dung này, theo quy định hiện hành, phạm vi kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ bao gồm: Quỹ tiền lương theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao; chi hoạt động thường xuyên, chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định; các khoản chi nghiệp vụ đặc thù thường xuyên mà tại thời điểm phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định đã có dự toán chi tiết theo khối lượng công việc và tiêu chuẩn, chế độ định mức quy định. Đối với cấp xã, phường, thị trấn: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ cách thức xác định kinh phí giao để thực hiện chế độ tự chủ...

Trong thực tế, việc xác định kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ đối với các khoản chi nghiệp vụ đặc thù thường xuyên mà tại thời điểm phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định đã có dự toán chi tiết theo khối lượng công việc và tiêu chuẩn, chế độ định mức quy định chưa thực sự khả thi trong thực tế vì khi giao dự toán, hầu như rất ít cơ quan quy định chi tiết theo khối lượng công việc và tiêu chuẩn, chế độ định mức để đủ điều kiện giao kinh phí tự chủ. Còn có những quan điểm tranh luận khác nhau về việc xác định nghiệp vụ nào là đặc thù, nghiệp vụ nào chưa phải đặc thù; xác định kinh phí được giao tự chủ giữa các cơ quan ở Trung ương và địa phương cũng còn khác nhau, dẫn đến mặt bằng để xác định kinh phí chi hoạt động nghiệp vụ hoạt động đặc thù thường xuyên để xác định kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ chưa thống nhất.

Ngoài quy định xác định kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ tại Nghị định số 130 và Nghị định số 117, một số văn bản quy phạm pháp luật khác đã quy định về kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ, dẫn đến có sự chưa thống nhất về nội dung kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ. Đơn cử như Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí quy định nguồn thu phí được để lại để chi cho các nội dung tự chủ, không tự chủ của cơ quan nhà nước. Việc quy định phạm vi nguồn kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ bao gồm nguồn thu phí được để lại theo quy định đã tạo thuận lợi cho các cơ quan trong việc chủ động sử dụng nguồn thu phí được để lại, cơ quan có nguồn thu phí được để lại sẽ có điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. Tuy nhiên điều này dẫn đến một số bất cập trong triển khai thực hiện, như bộ, ngành nào có nguồn thu phí được để lại vẫn được giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ từ nguồn ngân sách nhà nước theo biên chế được giao, cũng như khó tách bạch nội dung chi nào từ nguồn thu phí được để lại, nội dung chi nào từ nguồn ngân sách nhà nước vì trong thực tế khó tách bạch nhiệm vụ thu phí với nhiệm vụ khác trong cùng một cơ quan.

Hơn thế nữa, một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quy định về cơ chế tự chủ đối với cơ quan nhà nước đã được sửa đổi, bổ sung hoặc đang rà soát sửa đổi, bổ sung như: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, bãi bỏ việc xác định kinh phí giao khoán đối với cấp xã. Hiện nay, Bộ Tài chính đang thực hiện việc trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 120, trong đó có việc rà soát quy định về nguồn thu phí được để lại đối với các cơ quan nhà nước theo hướng phí thu từ hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước, chi phí cung cấp dịch vụ thu phí do ngân sách nhà nước đảm bảo.

Đáp ứng yêu cầu cải cách tiền lương

Một vấn đề nữa liên quan đến kinh phí quản lý hành chính giao thực hiện tự chủ được Bộ Tài chính nêu ra là yêu cầu cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc tiếp tục thực hiện cơ chế khoán kinh phí quản lý hành chính gắn với chế độ tiền thưởng để khuyến khích những người làm việc tốt, hiệu quả. Trong đó, Nghị quyết số 39-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã đề ra có chủ trương tiếp tục thực hiện cơ chế khoán kinh phí quản lý hành chính gắn với chế độ tiền thưởng để khuyến khích những người làm việc tốt, hiệu quả. Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp đã đề ra nội dung thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản [chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương] và các khoản phụ cấp [chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương]; bổ sung tiền thưởng [quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp]. Đồng thời, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và quyết định mức chi trả thu nhập tương xứng với nhiệm vụ được giao. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng quy chế để thưởng định kỳ cho các đối tượng thuộc quyền quản lý, gắn với kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của từng người.

Như vậy, để đảm bảo thống nhất về nguyên tắc giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ, cũng như hoàn thiện cơ sở pháp lý về việc giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ đối với cơ quan nhà nước tại địa phương, dự thảo Nghị định cần rà soát quy định về giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ đối với các cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của trung ương và địa phương.

Căn cứ tình hình thực tiễn xác định kinh phí giao tự chủ trong giai đoạn 2014-2018, căn cứ Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung phạm vi khoán bao gồm quỹ tiền thưởng theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, đồng thời rà soát bỏ quy định về giao tự chủ đối với hoạt động chi nghiệp vụ đặc thù để phù hợp với tình hình thực tế và thống nhất về nguyên tắc giao kinh phí tự chủ giữa các cơ quan; bỏ quy định về giao tự chủ từ nguồn thu phí được để lại theo quy định. Theo đó, phạm vi kinh phí quản lý hành chính giao tự chủ bao gồm: Quỹ lương [bao gồm các khoản đóng góp theo chế độ quy định], định mức chi thường xuyên hàng năm và quỹ tiền thưởng theo Nghị quyết 27.

Mục lục bài viết

  • 1. Văn bảnquy định đơn vị hành chính sự nghiệp:
  • 2. Đơn vị hành chính sự nghiệp là gì ?
  • 3. Chế độ kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp
  • 3.1. Chứng từ kế toán
  • 3.2. Hệ thống tài khoản
  • 3.3. Sổ sách kế toán
  • 3.4. Hệ thống sổ kế toán theo chế độ kế toán mới
  • 3.5. Hệ thống báo cáo

>>Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

Luật sư phân tích:

1. Văn bảnquy định đơn vị hành chính sự nghiệp:

- Luật ngân sách nhà nước năm 2015

- Luật kế toán năm 2015

- Thông tư 107/2017/TT-BTC

2. Đơn vị hành chính sự nghiệp là gì ?

Đơn vị hành chính sự nghiệp [HCSN] là các đơn vị, cơ quan hoạt động bằng nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên cấp phát hoặc bằng nguồn kinh phí khác như hội phí, học phí, viện phí, kinh phí được tài trợ, thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ,…để phục vụ các nhiệm vụ của Nhà nước, chủ yếu là các hoạt động chính trị xã hội.

3. Chế độ kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp

Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng cho các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp [DN] áp dụng chế độ kế toán DN khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

Chế độ kế toán mới đã có những thay đổi khá cơ bản so với chế độ kế toán theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính, từ hệ thống chứng từ [Phụ lục 1], tài khoản, nguyên tắc hạch toán [Phụ lục 2], hệ thống sổ kế toán [Phụ lục 3] và báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán [Phụ lục 4].

Đặc biệt, chế độ kế toán mới đã tách biệt hóa chủ thể tài chính là đơn vị HCSNvới chủ thể quản lý ngân sách nhà nước, qua đó giúp tăng cường tính độc lập về mặt tài chính, nâng cao tính tự chủ và tăng cường khả năng đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị HCSN.

Với quan điểm đó, chế độ kế toán mới ghi nhận “doanh thu”, “chi phí” và theo dõi kết quả, đánh giá hiệu quả tài chính của từng hoạt động, bao gồm hoạt động HCSN, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác.

3.1. Chứng từ kế toán

Giống như chế độ kế toán theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC, chế độ kế toán mới quy định 04 mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc áp dụng thống nhất, bao gồm Phiếu thu [Mẫu C40-BB], Phiếu chi [Mẫu C41-BB], Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng [Mẫu C42-BB] và Biên lai thu tiền [Mẫu C45-BB].

Tuy nhiên, chế độ kế toán theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ban hành 37 mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn, theo đó, đơn vị HCSN không được áp dụng mẫu chứng từ kế toán ngoài các mẫu trong chế độ hoặc các văn bản pháp luật khác mà chưa được chấp thuận của Bộ Tài chính.

Chế độ kế toán mới đã linh hoạt hơn, cho phép các đơn vị HCSN được tự thiết kế các mẫu chứng từ ngoài 04 mẫu bắt buộc để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chưa có quy định mẫu chứng từ bắt buộc tại chế độ kế toán mới hoặc các văn bản pháp luật khác [với yêu cầu các mẫu chứng từ tự thiết kế phải đảm bảo đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật Kế toán 2015].

Việc không quy định các mẫu chứng từ hướng dẫn cụ thể mà cho phép đơn vị tự thiết kế mẫu chứng từ giúp các đơn vị HCSN có thể chủ động áp dụng mẫu chứng từ phù hợp với nhu cầu quản lý, bộ máy quản lý và đặc thù nghiệp vụ kinh tế phát sinh của mình.

3.2. Hệ thống tài khoản

Về tổ chức hệ thống tài khoản,quy định về chế độ kế toán theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC, hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị HCSN bao gồm 7 loại: Từ loại 1 đến loại 6 là các tài khoản trong bảng, Loại 0 là các tài khoản ngoài bảng. Các tài khoản trong bảng bao gồm các nhóm: [1] Tiền và vật tư; [2] Tài sản cố định; [3] Thanh toán; [4] Nguồn kinh phí; [5] Các khoản thu và [6] Các khoản chi.

Hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán mới bao gồm các tài khoản trong bảng và các tài khoản ngoài bảng được mở rộng, chi tiết và cụ thể hơn. Các tài khoản trong bảng [tài khoản loại 1 đến loại 9] là các tài khoản theo dõi tình hình tài chính [hay tài khoản kế toán tài chính], được phân định cụ thể hơn theo đối tượng kế toán, tạo điều kiện phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị HCSN minh bạch theo các hoạt động và theo nguồn tài chính.

Các tài khoản ngoài bảng [tài khoản loại 0] được cụ thể hóa hơn về quản lý dự toán theo tính chất và nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp [hay tài khoản kế toán ngân sách], được hạch toán đơn. Nếu một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh mà liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước thì kế toán phải hạch toán kế toán tài chính [hạch toán kép các tài khoản trong bảng], đồng thời hạch toán kế toán ngân sách [hạch toán đơn các tài khoản ngoại bảng].

Đối với tổ chức các tài khoản trong bảng, chế độ kế toán theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC theo dõi nguồn tài chính của đơn vị theo tính chất hoạt động thành 05 nhóm chính: kinh phí hoạt động, kinh phí dự án, kinh phí đơn đặt hàng nhà nước, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn vốn sản xuất kinh doanh.

Chế độ kế toán mới phân loại nguồn tài chính của đơn vị HCSN theo nguồn hình thành [nguồn ngân sách nhà nước cấp, nguồn phí-lệ phí được khấu trừ, để lại, nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn vốn kinh doanh và nguồn khác] và phân chia và xác định kết quả hoạt động của đơn vị HCSN trên 04 nhóm: Hoạt động HCSN, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, hoạt động tài chính và hoạt động khác.

Ngoài việc tổ chức, sắp xếp lại các tài khoản doanh thu - chi phí và bổ sung các tài khoản thu nhập khác, chi phí khác, xác định kết quả và thặng dư [thâm hụt] lũy kế, hệ thống tài khoản trong bảng theo chế độ kế toán mới cũng bổ sung, phân loại lại một số tài khoản: phải thu, phải trả, tạm thu, tạm chi, công nợ, quỹ đặc thù…

Đối với các tài khoản ngoài bảng, chế độ kế toán mới đã bỏ một số TK như TK 005: Dụng cụ lâu bền đang sử dụng, sửa đổi TK 008: Dự toán chi hoạt động và TK 009: Dự toán đầu tư xây dựng cơ bản và bổ sung thêm một số TK mới để theo dõi thu- chi các nguồn do NSNN cấp hoặc có nguồn gốc NSNN như TK 004: Dự toán viện trợ không hoàn lại...

Có thể thấy, chế độ kế toán mới đã bổ sung thêm nhiều tài khoản theo dõi dự toán của từng nguồn tài chính của đơn vị, từng hình thức cấp phát [dự toán- lệnh chi], hình thức rút kinh phí [thực chi- tạm ứng], và theo năm ngân sách [năm trước, năm nay, năm sau]. Phân chia như vậy sẽ giúp kế toán đơn vị HCSN dễ dàng hơn trong việc theo dõi thu- chi các nguồn tài chính khác nhau tại đơn vị HCSN và phục vụ cho công tác kiểm soát, quyết toán NSNN theo quy định.

Về nguyên tắc hạch toán,nếu như chế độ kế toán theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC coi các nguồn tài chính từ NSNN của đơn vị là “nguồn kinh phí” và chỉ yêu cầu hạch toán theo dõi “thu”- “chi” các nguồn này, chế độ kế toán mới coi các nguồn tài chính trên là “nguồn vốn”, ghi nhận “doanh thu” và “chi phí” [đặc biệt là nghiệp vụ trích hao mòn vào chi phí hoạt động và phân bổ các khoản nhận trước vào doanh thu] theo cơ sở dồn tích để xác định hiệu quả của từng hoạt động vào cuối kỳ kế toán.

Nguyên tắc cơ sở dồn tích [ghi nhận doanh thu khi đạt được và chi phí khi phát sinh, không quan tâm đến việc thu - chi tiền hay chưa] chính là điểm thay đổi căn bản trong nguyên tắc hạch toán các tài khoản trong bảng của chế độ kế toán mới.

Việc tổ chức lại hệ thống tài khoản và phương pháp hạch toán giúp chế độ kế toán mới cho phép đánh giá hiệu quả tài chính một cách thuận lợi hơn, qua đó tăng cường trách nhiệm về quản lý tài chính tại đơn vị HCSN, đồng thời vẫn đáp ứng yêu cầu theo dõi, kiểm soát về thu - chi NSNN, đảm bảo trách nhiệm về ngân sách của các đơn vị HCSN.

3.3. Sổ sách kế toán

Chế độ kế toán mới quy định rõ, mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm, bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Tuỳ theo hình thức kế toán đơn vị áp dụng, đơn vị phải mở đầy đủ các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và thực hiện đầy đủ, đúng nội dung, trình tự và phương pháp ghi chép đối với từng mẫu sổ kế toán.

Căn cứ vào yêu cầu quản lý và yêu cầu hạch toán của từng đối tượng kế toán riêng biệt, đơn vị được phép bổ sung các chỉ tiêu [cột, hàng] trên sổ, thẻ kế toán chi tiết để phục vụ lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo yêu cầu quản lý. Ngoài ra, đơn vị cũng được mở thêm các sổ kế toán chi tiết khác theo yêu cầu quản lý của đơn vị.

3.4. Hệ thống sổ kế toán theo chế độ kế toán mới

Sổ tổng hợp gồm Sổ nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian; Sổ cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế [theo tài khoản kế toán].

Các sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán theo yêu cầu quản lý mà Sổ Cái chưa phản ánh chi tiết. Với việc tổ chức lại hệ thống tài khoản, chế độ kế toán mới đồng thời bổ sung nhiều sổ kế toán chi tiết phục vụ nhu cầu quản lý, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Chế độ kế toán mới đã làm rõ hơn nguyên tắc mở, khóa sổ kế toán tại đơn vị HCSN. Theo đó, sổ kế toán phải được mở vào đầu kỳ kế toán năm hoặc ngay sau khi có quyết định thành lập và bắt đầu hoạt động của đơn vị kế toán và theo dõi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong 01 năm tài chính từ ngày 01/01 đến hết 31/12 hàng năm.

Đối với các sổ kế toán theo dõi tiếp nhận và sử dụng nguồn NSNN, các nghiệp vụ tài chính phát sinh sau ngày 31/12 được chuyển sổ từ tài khoản năm nay của năm N sang tài khoản năm trước của năm N+1 để tiếp tục theo dõi số liệu phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán, phục vụ lập báo cáo quyết toán NSNN theo quy định.

3.5. Hệ thống báo cáo

Chế độ kế toán mới đã sửa đổi, bổ sung các mẫu biểu báo cáo quyết toán ngân sách bao gồm Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động [Mẫu B01/BCQT] với 02 phụ biểu: Báo cáo chi tiết chi từ nguồn NSNN và nguồn phí được khấu trừ, để lại [Mẫu F01-01/BCQT] và Báo cáo chi tiết kinh phí chương trình, dự án [Mẫu F01-02/BCQT]; Báo cáo thực hiện xử lý kiến nghị của kiểm toán, thanh tra, tài chính [Mẫu B02/BCQT]; Thuyết minh báo cáo quyết toán [Mẫu B03/BCQT].

Điểm đặc biệt của chế độ kế toán mới là hệ thống báo cáo tình hình tài chính, bao gồm Báo cáo tình hình tài chính [Mẫu B01/BCTC] phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của đơn vị HCSN tại thời điểm nhất định; Báo cáo kết quả hoạt động [Mẫu B02/BCTC] phản ánh doanh thu- chi phí và thặng dư/thâm hụt của từng hoạt động tại đơn vị trong kỳ báo cáo; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ [Mẫu B03a và B03b/BCTC] phản ánh tình hình luân chuyển tiền tại đơn vị HCSN trong kỳ báo cáo và Thuyết minh báo cáo tài chính [B04/BCTC].

Ngoài ra, một số đơn vị đặc thù quy định tại điểm b, Khoản 5, Điều 7 của Thông tư được phép sử dụng hình thức báo cáo đơn giản theo mẫu Báo cáo tài chính [Mẫu B05/BCTC] thay cho các báo cáo theo hình thức đầy đủ kể trên.

Về kỳ hạn lập báo cáo; chế độ kế toán theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC quy định, các đơn vị HCSN, tổ chức có sử dụng NSNN phải lập báo cáo tài chính hàng quý và cuối năm và báo cáo quyết toán hàng năm sau thời gian chỉnh lý theo quy định; các đơn vị, tổ chức không sử dụng NSNN lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm. Chế độ kế toán mới có quy định riêng về kỳ hạn lập báo cáo đối với từng loại báo cáo [Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán NSNN, báo cáo quyết toán kinh phí nguồn khác]

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạigọi ngay số:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê [Sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề