Giải bài tập lý sách bài tập lớp 8

Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 IT

Bạn đang xem: Giải sách bài tập vật lí 8


Để học tốt Vật Lí lớp 8, loạt bài Giải sách bài tập Vật Lý 8 [Giải sbt Vật Lý 8] được biên soạn bám sát theo nội dung Sách bài tập [SBT] Vật Lý 8.

Mục lục Giải sách bài tập Vật Lí 8

Chương 1: Cơ học


24 videos Giải sách bài tập Vật Lí lớp 8 - Thầy Đặng Tài Quang [Giáo viên firmitebg.com]

27 Bài giảng Vật Lí lớp 8 - Cô Phạm Thị Hằng [Giáo viên firmitebg.com]

Bên cạnh đó là các video giải bài tập, bài giảng Vật Lí 8 chi tiết cũng như lý thuyết, bộ câu hỏi trắc nghiệm theo bài học các dạng bài tập và bộ đề thi Vật Lí 8 giúp học sinh ôn tập đạt điểm cao trong bài thi Vật Lí lớp 8.

Tham khảo tài liệu học tốt môn Vật Lí lớp 8 hay khác:


Trang web chia sẻ nội dung miễn phí dành cho người Việt.

Lớp 1-2-3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Lập trình Tiếng Anh


Chính sách bảo mật

Hình thức thanh toán

Chính sách đổi trả khóa học

Chính sách hủy khóa học

Tuyển dụng

Xem thêm: Lời Chúc Sinh Nhật Bằng Tiếng Anh Cho Người Yêu, Top 13 Lời Chúc Sinh Nhật Bằng Tiếng Anh Hay Nhất

Tầng 2, số nhà 541 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

gmail.com


Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền

Bài 14.5 trang 40 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Vật A ở hình 14.2 có khối lượng 2kg. Hỏi lực kế chỉ bao nhiêu? Muốn vật A đi lên được 2cm, ta phải kéo lực kế đi xuống bao nhiêu cm?

Giải:

Có hai cách giải:

Cách 1:

Gọi trọng lượng của vật là P. Lực căng của sợi dây thứ nhất là \[{P \over 2}\] . Lực căng của sợi dây thứ hai là \[{P \over 4}\]. Lực căng của sợi dây thứ ba sẽ là \[{P \over 8}\]. Vậy lực kéo của lò xo chỉ bằng \[{P \over 8}\] [H.14.1G] . Vậy có khối lượng 2kg thì trọng lượng P = 20N. Do đó lực kế chỉ 2,5N

Như vậy ta được lợi 8 lần về lực [chỉ cần dùng lực kéo nhỏ hơn 8 lần so với khi kéo trực tiếp] thì phải thiệt 8 lần về đường đi, nghĩa là muốn kéo vật đi 2cm, tay kéo dây một đoạn dài hơn 8 lần, tức là kéo dây một đoạn 16cm.

Cách 2:

Muốn cho vật đi lên 2cm thì đầu dây thứ nhất phải đi lên 4cm, đầu dây thứ hai phải đi lên 8cm và đầu dây thứ ba phải đi lên 16cm. vậy tay phải kéo lực kế di chuyển 16cm. Như vậy đã thiệt về đường đi 8 lần thì sẽ được lợi về lực 8 lần. Thế nghĩa là lực kéo chỉ bằng \[{1 \over 2}\] trọng lượng của vật. Vậy lực kéo chỉ là 2,5N.

Bài 14.6 trang 40 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Nối các ròng rọc động và ròng rọc cố định với nhau như thế nào để được hệ thống nâng vật nặng cho ta lợi về lực 4 lần, 6 lần?

Giải:

- Bố trí một ròng rọc cố định và hai ròng rọc động như hình 14.2G.a sẽ được lợi 4 lần về lực.

- Bố trí ba ròng rọc cố định và ba ròng rọc động như hình 14.2Gb sẽ được lợi 6 lần về lực.

Bài 14.7 trang 40 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao 2m.

a] Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125N. Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng.

b] Thực tế có ma sát và lực kéo vật là 150N. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.

Chú ý: Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là:

\[H = {{{A_1}} \over A}.100\%  = {{Ph} \over {Fl}}.100\% \]

Trong đó :

P là trọng lượng của vật,

h là độ cao,

F là lực kéo vật theo phương mặt phẳng nghiêng,

l là chiều dài mặt phẳng nghiêng.

Giải:

a] Công của lực kéo trên mặt phẳng nghiêng:

A1 = F1

Công của lực kéo trực tiếp vật theo phương thẳng đứng:

A2 = p.h = 500.2 = 1 000J

Theo định luật về công: A1 = A2 ⇒ Fl = A2

\[ \Rightarrow l = {{{A_2}} \over F} = {{1000} \over {125}} = 8m\]

b]

Công có ích: A1 = p.h = 500.2 = 1000J

Công toàn phần: A = f.l = 150.8 = 12000J

\[H = {{P.h} \over {Fl}}.100\%  = {{500.2} \over {150.8}}.100\%  \approx 83\% \]

Bài 14.8 trang 40 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Một người nâng một vật nặng lên cùng một độ cao bằng hai cách. Cách thứ nhất, kéo vật bằng một ròng rọc cố định [H.14.3a]. Cách thứ hai kết hợp một ròng rọc cố định và một ròng rọc động [H.14.3B]. Nếu bỏ qua trọng lượng của ma sát và ròng rọc thì:

A. công thực hiện ở hai cách đều bằng nhau

B. công thực hiện ở cách thứ nhất lớn hơn vì lực kéo bằng trọng lượng của vật

C. công thực hiện ở cách thứ hai lớn hơn vì phải kéo dây dài hơn

D. công thực hiện ở cách thứ hai nhỏ hơn vì phải kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật

Giải

=> Chọn A. công thực hiện ở hai cách đều bằng nhau

Giaibaitap.me

Page 2

Bài 14.12 trang 41 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Hình 14.5 là sơ đồ một trục kéo vật p có trọng lượng là 200N buộc vào sợi dây cuốn quanh trục A có bán kính R1 = 10cm. Lực kéo F kéo dây cuốn vào trục quay B có bán kính R2 =40cm. Tính lực kéo F và công của lực kéo khi vật p được nâng lên độ cao 10cm

Giải

Nhận xét: Từ hình vẽ ta thấy nếu lực kéo F dịch chuyển một đoạn là h thì vật lên cao một đoạn là 4h. Do đó lực kéo F có độ lớn là

\[F = {P \over 4} = {{200} \over 4} = 50N\]

Công lực kéo F khi nâng vật lên cao 10cm là A = P.h = 200.0,1 = 20J.

Bài 14.13 trang 42 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Tính lực căng của sợi dây ở hình 14.6 cho biết OB = 20cm, AB = 5cm và trọng lượng của vật là 40N.

Giải:

Nhận xét: OB = 20cm; OA = 25cm;

\[F.OA = P.OB \Rightarrow F = {{P.OB} \over {OA}}\]

\[ \Rightarrow F = {{4P} \over 5} = 32N\]

Bài 14.14 trang 42 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Hai công nhân, hàng ngày phải chất các thùng sơn, mỗi thùng nặng 500N, lên xe tải, mỗi xe chở được 5 tân, sàn xe cách mặt đất 0,8m. Một người chủ trương khiêng thẳng thùng sơn lên xe, một người chủ trương [lùng ván nghiêng, rồi đấy cho thùng sơn lăn lên.

a] Trong hai cách làm này, cách nào lợi hơn về công? Cách thứ nhất có lợi về mặt nào ? Cách thứ hai có lợi về mặt nào ?

b] Tính công mà mỗi công nhân phải sản ra để chất đầy một xe. Bỏ qua ma sát trong các trường hợp

Giải

a]  Trong cả hai cách công thực hiện là như nhau. Cách thứ nhất cho lợi về đường đi. Cách thứ hai cho lợi về lực.

b] Công mà mỗi công nhân phải sản ra để chất đầy một xe hàng:

A = p.h = 50 000. 0,8 = 40 000J

Giaibaitap.me

Page 3

Bài 15.5 trang 43 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Một tòa nhà cao 10 tầng, mỗi tầng cao 3,4m, có một thang chở tối đa được 20 người, mỗi người có khối lượng trung bình 50kg. Mỗi chuyển lên tầng 10, nếu không dừng ở các tầng khác, mất một phút.

a] Công suất tối thiểu của động cơ thang máy phải là bao nhiêu ?

b] Để đảm bảo an toàn, người ta dùng một động cơ có công suất lớn gấp đôi mức tối thiểu trên. Biết rằng giá lkWh điện là 800 đồng. Hỏi chi phí mỗi lần lên thang máy là bao nhiêu ? [lkWh = 3.600.000J]

Giải:

a] Để lên đến tầng 10, thang máy phải vượt qua 9 tầng, vậy phải lên cao

h = 3,4 . 9 = 30,6m

Khối lượng của 20 người là m = 50.20 = 1000 kg

Trọng lượng của 20 người là: p = 10 000N

Vậy công phải tiêu tốn cho mỗi lần thang lên tối thiểu là:

A = p.h = 10 000 . 30,6 = 306 000 J

Công suất tối thiêu của động cơ kéo thang lên là:

\[\wp  = {A \over t} = {{306000} \over {60}} = 5100W = 5,1kW\]

b] Công suất thực của động cơ: 5100 . 2 = 10 200W = 10,2kW

Chi phí cho 1 lần thang lên là:

\[T = 800.{{10,2} \over {60}} = 136\] đồng 

Bài 15.6 trang 43 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng 80N và đi được 4,5km trong nửa giờ. Tính công và công suất trung bình của con ngựa.

Giải

F = 80N, s = 4,5km = 4500m, t = 30phút = 1800s

Công của ngựa: A = F.s = 80. 4500 = 360 000J

Công suất trung bình của ngựa:

\[\wp  = {A \over t} = {{360000} \over {1800}} = 200W\]

Bài 15.7 trang 43 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Trên một máy kéo có ghi: công suất 10CV [mã lực]. Nêu coi 1CV = 736W thì điều ghi trên máy kéo có ý nghĩa là:

A. máy kéo có thể thực hiện công 7360kW trong 1 giờ

B. máy kéo có thế thực hiện công 7360W trong 1 giây

C. máy kéo có thể thực hiện công 7360kJ trong 1 giờ

D. máy kéo có thể thực hiện công 7360J trong 1 giây

Giải

=> Chọn D. máy kéo có thể thực hiện công 7360J trong 1 giây

Bài 15.8 trang 44 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Một cần trục nâng một vật nặng 1500N lên độ cao 2m trong thời gian 5 giây. Công suất của cần trục sản ra là:

A. 1500W                                           B. 750W            

C. 600W                                             D. 300W

Giải

=> Chọn C. 600W

Ta có:           

\[\wp  = {A \over t} = {{P.h} \over t} = {{1500.2} \over 5} = 600W\]

Giaibaitap.me

Page 4

Bài 15.9 trang 44 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Cần cẩu thứ nhất nâng một vật nặng 4000N lên cao 2m trong 4 giây. Cần cẩu thứ hai nâng vật nặng 2000N lên cao 4m trong vòng 2 giây. So sánh công suất của 2 cần cẩu:

A. ℘1 > ℘2

B. ℘1  = ℘2

C. ℘1 < ℘2   

D. Không đủ dữ kiện so sánh

Giải

=> Chọn C. ℘1 < ℘2   

Vì:

\[\eqalign{ & {\wp _1} = {{4000.2} \over 4} = 2000W \cr & {\wp _2} = {{2000.4} \over 2} = 4000W \cr

& \Rightarrow {\wp _1} < {\wp _2} \cr} \]

Bài 15.10 trang 44 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Một thác nước cao 120m có lưu lượng 50m3/s, khối lượng riêng cùa nước là 1000kg/m3. Tính công suất cực đại mà ta có thể khai thác được của thác nước. Giả sử một máy phát điện sử dụng được 20% công suất của thác, thì cùng một lúc máy phát điện có thể thắp sáng bình thường tối đa bao nhiêu bóng điện 60W?

Giải:

h = 120m, A = 50m3/s, D = 1000kg/m3,

H = 20%

Công mà thác nước thực hiện trong 1 giây bằng:

A = P.h = 10mh = 10.50000. 120 = 60 000 000 J

Công suất cực đại của thác nước:

\[{\wp _{\max }} = {A \over t} = 60000000W\]

Công suất có ích mà ta khai thác :

\[H = {{{\wp _{ci}}} \over {{\wp _{\max }}}} \Rightarrow {\wp _{ci}} = H.{\wp _{\max }} = 12000000W\]

Số bóng đèn: \[n = {{{P_{ci}}} \over {60}} = 200000\] bóng

Bài 15.11 trang 44 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Một cần cẩu mỗi lần nâng được một contennơ 10 tấn lên cao 5m mất 20 giây

a] Tính công suất do cần cẩu sản ra

b] Cần cẩu này chạy bằng điện, với hiệu suất 65%. Hỏi, để bốc xếp 300 contennơ thì cần bao nhiêu điện năng ?

Giải:

m = 10tấn = 10 000kg, h = 5m, t = 20s

a] Công suất do cần cẩu sinh ra:

\[\wp  = {A \over t} = {{P.h} \over t} = {{10.10000.5} \over {20}} = 25000W\]

b] Công đưa 300 contennơ lên cao 5m là:

Aci  = 10m.h = 10. 300. 10. 103. 5 = 15.107 J

Điện năng cần tiêu thụ:

\[H = {{{A_{ci}}} \over {{A_{tp}}}} \Rightarrow {A_{tp}} = {{{A_{ci}}} \over H} = {{{{15.10}^7}} \over {0,65}} = 230769230J\] 

Giaibaitap.me

Page 5

Bài 16.5 trang 45 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Muốn đồng hồ chạy, hàng ngày ta phải lên dây cót cho nó. Đồng hồ hoạt động suốt một ngày nhờ dạng năng lượng nào?

Giải

Đồng hồ hoạt động suốt một ngày nhờ thế năng của dây cót

Bài 16.6 trang 45 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Động năng là cơ năng của vật có được do đang chuyển động

B. Vật có động năng có khả năng sinh công

C. Động năng của vật không thay đổi khi vật chuyển động đều

D. Động năng của vật chỉ phụ thuộc vận tốc, không phụ thuộc kJ lượng của vật

Giải

=> Chọn D. Động năng của vật chỉ phụ thuộc vận tốc, không phụ thuộc kJ lượng của vật

Bài 16.7 trang 45 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn

B. Một vật chỉ có khả năng sinh công khi có thế năng hấp dẫn

C. Một vật càng lên cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn

D. Thế năng hấp dần của một vật phụ thuộc vào mốc tính độ cao.

Giải

=> Chọn B. Một vật chỉ có khả năng sinh công khi có thế năng hấp dẫn

Giaibaitap.me

Page 6

Bài 16.1 trang 45 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?

A. Viên đạn đang bay.

B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt sắt.

C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất.

D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.

Giải

=> Chọn C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất.

Bài 16.2 trang 45 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Ngân và Hằng quan sát một khách ngồi trong một toa tàu đang chuyển động :

Ngân nói : “Người hành khách có động năng vì đang chuyển động”. Hằng phản đối : “Người hành khách không có động năng vì đang ngồi yên trên tàu”.

Hỏi ai đúng, ai sai ? Tại sao ?

Giải

Ngân nói đúng, nếu lấy cây bên đường làm môc chuyển động. 

Hằng nói đúng, nếu lấy toa tàu làm mốc chuyển động

Bài 16.3 trang 45 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay của cánh cung ? Đó là dạng năng lượng nào?

Giải

Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của cánh cung. 

Đó là thế năng.

Bài 16.4 trang 45 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Búa đập vào đinh làm đinh ngập sâu vào gỗ. Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng nào ? Đó là dạng năng lượng gì?

Giải

Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng của búa.

Đó là động năng

Giaibaitap.me

Page 7

Bài 16.8 trang 46 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Bỏ qua sức cản của không khí. Tại vị trí nào vật không có thế năng? Một vật được ném lên theo phương xiên góc với phương nằm ngang từ vị trí A, rơi xuống mặt đất tại vị trí D [H. 16.1].

A. Vị trí A               

B. Vị trí B

C. Vị trí c                 

D. Vị trí D

Giải

=> Chọn D. Vị trí D

Bài 16.9 trang 46 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Một vật nặng được móc vào một đầu lò xo treo như hình 16.2, cách mặt đất một khoảng nhất định. Khi vật ở trạng thái cân bằng hệ vật và lò xo có dạng cơ năng nào?

A. Động năng và thế năng hấp dẫn

B. Chỉ có thế năng hấp dẫn

C. Chỉ có thế năng đàn hồi

D. Có cả thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi

Giải:

Chọn D. Có cả thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi

Bài 16.10 trang 46 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Một vật có khối lượng m được nâng lên độ cao h rồi thả rơi

a] Tính công mà vật thực hiện được cho đến khi chạm mặt đất

b] Lập công thức tính thế năng của vật ở độ cao h

Giải:

a] A = P.h = 10m.h   

b] Wt = P.h = 10mh

Giaibaitap.me

Page 8

Bài 17.1 trang 47 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Thả viên bi lăn trên một cái máng có hình vòng cung [H.17.1].

a] Ở vị trí nào viên bi có động năng lớn nhất ?

A. Vị trí C.        

B. Vị trí A.

CVị trí B.

D. Ngoài ba vị trí trên.                                                          

b] Ở vị trí nào viên bi có thế năng nhỏ nhất ? Hãy chọn câu trả lời đúng:

A. Vị trí B.                B. Vị trí c.

C. Vị trí A.                D. Ngoài ba vị trí trên.

Giải

a] => Chọn CVị trí B.       

b] => Chọn A. Vị trí B.

Bài 17.2 trang 47 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Hai vật đang rơi có khối lượng như nhau. Hỏi thế năng và động năng của chúng ở cùng một độ cao có như nhau không?

Giải

Thế năng giống nhau. Động năng tùy thuộc vào vận tốc rơi của 2 vật

Bài 17.3 trang 47 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Từ độ cao h, người ta ném một viên bi lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu là v0. Hãy mô tả chuyển động của viên bi và trình bày sự chuyển hóa qua lại giữa động năng và thế năng của viên bi trong quá trình chuyển động cho đến khi rơi tới mặt đất.

Giải:

Viên bi chuyển động đi lên. Khi có vận tốc bằng 0 thì dừng lại. Có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang thế năng.

Sau đó, viên bi rơi xuống đất. Thế năng chuyển hóa thành động năng.

Bài 17.4 trang 47 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Có hệ cơ học như hình 17.2. Bỏ qua ma sát, khối lượng của lò xo. Lúc đầu hệ cân bằng. Nén lò xo lại một đoạn l, sau đó thả ra. Hãy mô tả chuyển động của vật m và trình bày sự chuyển hóa qua lại giữa động năng của vật và thế năng của lò xo.

Giải:

- Vật chuyển động qua lại [dao động] quanh vị trí cân bằng        

- Có sự chuyển hóa từ thế năng thành động năng và ngược lại

Giaibaitap.me

Page 9

Bài 17.5 trang 47 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Người ta ném một vật theo phương nằm ngang từ một độ cao nào đó cách mặt đất. Thế năng và động năng của vật thay đổi như thế nào từ lúc ném đến lúc vật chạm đất? Bỏ qua sức cản của không khí, cơ năng của vật lúc chạm đất và lúc ném có như nhau không ?

Giải:

- Thế năng giảm dần, động năng tăng dần

- Nếu bỏ qua sức cản của không khí thì cơ năng của vật khi chạm đất bằng cơ năng của vật khi được ném đi.

Bài 17.6 trang 48 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Từ điểm A, một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm bất kì trên đoạn AB [H.17.3]. Phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Động năng của vật tại A lớn nhất

B. Động năng của vật tại A bằng thế năng của vật tại B

C. Động năng của vật ở tại C là lớn nhất

D. Cơ năng của vật tại A nhỏ hơn tại C

Giải

=> Chọn C. Động năng của vật ở tại C là lớn nhất

Bài 17.7 trang 48 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng để quả cầu của con lắc ở vị trí A rồi buông tay cho con lắc dao động [H.17.4]. Bỏ qua ma sát của không khí. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A.  Con lắc chuyển động từ A về đến vị trí c động năng tăng dần, thế năng giảm dần

B. Con lắc chuyển động từ c đến B, thế năng tăng dần, động năng giảm dần

C. Cơ năng của con lắc ở vị trí c nhỏ hơn ở vị trí A

D. Thế năng của con lắc ở vị trí A bằng ở vị trí B

Giải

=> Chọn C. Cơ năng của con lắc ở vị trí c nhỏ hơn ở vị trí A

Bài 17.8 trang 48 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Một vật rơi từ vị trí A xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Khi vật rơi đến vị trí B [H.17.5] thì động năng của vật bằng \[{1 \over 2}\] thế năng của nó. Động năng của vật tiếp tục tăng thêm một lượng là 100J thì có giá trị bằng thế năng.

Thế năng của vật ở vị trí A là:

A. 50J                          B. 100J                     

C. 200J                        D. 600J

Giải

=> Chọn D. 600J

Giải thích: Gọi wđ: động năng, wt: Thế năng; w.ể Cơ năng

Theo đề bài: Tại B: WđB = \[{1 \over 2}\] - WtB

Tại C: WđB + 100 = WtB - 100

         WđB + 100 = 2WđB - 100

    =>WđB = 200 J

         WtB = 400 J

         WB = 600J = WtA

Giaibaitap.me

Page 10

Bài 17.9 trang 49 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Một con lắc đang dao động từ vị trí A sang vị trí C và ngược lại [H.17.6]. Nếu lấy mốc tính độ cao là mặt đất và bỏ qua ma sát với không khí thi tại điểm A và điểm c, con lắc

A. có cơ năng bằng không

B. chỉ có thế năng hấp dẫn

C. chỉ có động năng

D. có cả động năng và thế năng hấp dẫn

Giải:

=> Chọn B. chỉ có thế năng hấp dẫn

Bài 17.10 trang 49 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Đưa một vật có khối lượng m lên độ cao 20m. Ở độ cao này vật có thế năng 600J

a] Xác định trọng lực tác dụng lên vật

b] Cho vật rơi với vận tốc ban đầu báng không. Bỏ qua sức cản không khí. Hỏi khi rơi tới độ cao băng 5m, động nàng của vật có giá trị băng bao nhiêu?

Giải:

a] Trọng lực tác dụng lên vật: \[P = {A \over h} = {{600} \over {20}} = 30N\]

b] Thế năng tại độ cao 5m là 150J

=> Động năng tại độ cao 5m là 450J

Bài 17.11 trang 49 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Hãy chỉ ra sự biến đổi từ một dạng năng lượng này sang một dạng năng lượng khác trong các trường hợp sau:

a] Khi nước đổ từ thác xuống

b] Khi ném một vật lên theo phương đứng thẳng

c] Khi lên dây cót đồng hồ

Giải

a] Có sự biến đổi từ thế năng hấp dẫn sang động năng

b] Có sự biến đổi từ động năng sang thế năng hấp dẫn

c] Có sự thực hiện công biến đổi thế năng đàn hồi

Bài 17.12 trang 49 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Hãy lấy ví dụ các vật vừa có thế năng và vừa có động năng

Giải

 Ví dụ:

- Máy bay đang bay trên bầu trời

- Chim đang bay trên bầu trời

- Nước chảy từ trên cao xuống...

Giaibaitap.me

Page 11

Bài 19.1 trang 50 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.

B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại

C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài

D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.

Giải

=> Chọn D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.

Bài 19.2 trang 50 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, ta thu được một hỗn hợp rượu - nước có thể tích

A. Bằng 100 cm3 

B. Lớn hơn 100 cm3

C. Nhỏ hơn 100 cm3                      

D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100 cm3

Hãy chọn câu trả lời đúng và giải thích tại sao.

Giải

=> Chọn C

Vì giữa các phân tử nước và phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi đổ rượu vào nước thì các phân tử rượu xen lẫn vào các phân tử nước nên thể tích của hỗn hợp rượu nước giảm.

Bài 19.3 trang 50 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Mô tả một hiện tượng chứng tỏ các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách.

Giải

Lấy 1 cốc nước đầy. Dùng thìa lấy 1 thìa muối tinh thả vào cốc nước mà cốc nước vẫn không tràn ra ngoài. Chứng tỏ giữa các phân tử có khoảng cách, nếm nước có vị mặn chứng tỏ nước được cấu tạo từ các hạt riêng biệt chứ không phải liền 1 khối

Bài 19.4 trang 50 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Tại sao các chất trông đều có vẻ như liền một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt?

Giải

Vì các hạt vật chất rất nhỏ nên mắt thường không thể nhìn thấy được khoảng cách giữa chúng.

Giaibaitap.me

Page 12

Bài 19.5 trang 50 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Lấy một cốc nước đầy và một thìa con muối tinh. Cho muối dần dần vào nước cho đến khi hết thìa muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài. Hãy giải thích tại sao và làm thí nghiệm kiểm tra?

Giải

Vì phân tử muối xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.

Bài 19.6 trang 50 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Kích thước của 1 phân tử hiđrô vào khoảng 0,00 000 023mm. Hãy tính độ dài của một chuồi gồm 1 triệu phân tử này đứng nối tiếp nhau.

Giải

Độ dài 1 chuỗi gồm 1 triệu phân tử:

1000 000 x 0,0 000 0023 = 0,23mm 

Bài 19.7 trang 51 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Cách đây khoảng 300 năm, một nhà bác học người I-ta-li-a đã làm thí nghiệm để kiểm tra xem có nén được nước hay không. Ông đổ đầy nước vào một bình cầu bằng bạc hàn thật kín rồi lấy búa nện thật mạnh lên bình cầu. Nếu nước nén được thì bình phải bẹp. Nhưng ông đã đạt được kết quả bất ngờ. Sau khi nện búa thật mạnh, ông thấy nước thấm qua thành bình ra ngoài trong khi bình vẫn nguyên vẹn. Hãy giải thích tại sao.

Giải

Vì giữa các phân tử bạc có khoảng cách, nên khi bị nén các phân tử nước có thể chui qua các khoảng cách này ra ngoài.

Bài 19.8 trang 51 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Khi dùng pit-tông nén khí trong một xi-lanh kín thì

A. Kích thước mỗi phân tử khí giảm

B. Khoảng cách giữa các phân tử khí giảm,

C. Khối lượng mỗi phân tử khí giảm

D. Số phân tử khí giảm

Giải

=> Chọn B. Khoảng cách giữa các phân tử khí giảm,

Giaibaitap.me

Page 13

Bài 19.9 trang 51 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Khi nhiệt độ của một miếng đồng tăng thì

A. Thể tích của mỗi nguyên tử đồng tăng

B.  Khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng

C. Số nguyên tử đồng tăng

D. Cả ba phương án trên đều không đúng.

Giải

=> Chọn B.  Khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng

Bài 19.10 trang 51 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Biết khối lượng riêng của hơi nước bao giờ cũng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. Hỏi câu nào sau đây so sánh các phân tử nước trong hơi nước và các phân tử nước trong nước là đúng ?

A. Các phân tử trong hơi nước có cùng kính thước với các phân tử trong nước nhưng khoảng cách giữa các phân tử trong hơi nước lớn hơn.

B. Các phân tử trong hơi nước có kích thước và khoảng cách lớn hơn các phân tử trong nước.

C. Các phân tử trong hơi nước có kích thước và khoảng cách bằng các phân tử trong nước

D. Các phân tử trong hơi nước có cùng kích thước với các phân tử trong nước, nhưng khoảng cách giữa các phân tử trong hơi nước nhỏ hơn.

Giải

=> Chọn A. Các phân tử trong hơi nước có cùng kính thước với các phân tử trong nước nhưng khoảng cách giữa các phân tử trong hơi nước lớn hơn.

Bài 19.11 trang 51 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Các nguyên tử trong một miếng sắt có tính chất nào sau đây?

A. Khi nhiệt độ tăng thì nở ra

B. Khi nhiệt độ giảm thì co lại

C. Đứng rất gần nhau                                              

D. Đứng xa nhau.

Giải

=> Chọn C. Đứng rất gần nhau             

Bài 19.12 trang 51 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Tại sao khi muối dưa, muối có thể thấm vào lá dưa và cọng dưa?

Giải

Giữa các phân tử cấu tạo nên lá dưa và cọng dưa có khoảng cách nên các phân tử muối có thể khuếch tán vào dưa.

Giaibaitap.me

Page 14

Bài 19.13 trang 51 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Nếu bơm không khí vào một quả bóng bay thì dù có buộc chặt không khí vẫn thoát được ra ngoài, còn nếu bơm không khí vào một quả cầu bằng kim loại rồi hàn kín thì hầu như không khí không thể thoát được ra ngoài. Tại sao?

Giải

Khoảng cách giữa các phân tử của vỏ bóng bay lớn nên các phân tử không khí trong bóng bay có thể lọt ra ngoài. Khoảng cách giữa các nguyên tử kim loại rất nhỏ nên các phân tử không khí trong quả cầu hầu như không thể lọt ra ngoài được.

Bài 19.14 trang 52 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Tại sao săm xe đạp sau khi được bơm căng, mặc dù đã vặn van thật chặt, nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A.  Vì lúc bơm, không khí vào săm còn nóng, sau đó không khí nguội dần, co lại, làm săm bị xẹp.

B. Vì săm xe làm bằng cao su là chất đàn đồi, nên sau khi giãn ra thì tự động co lại làm cho săm để lâu ngày bị xẹp

C. Vì giữa các phân tử cao su dùng làm săm có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể thoát ra ngoài làm săm xẹp dần.

D. Vì cao su dùng làm săm đẩy các phân tử không khí lại gần nên săm bị xẹp.

Giải

Chọn C. Vì giữa các phân tử cao su dùng làm săm có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể thoát ra ngoài làm săm xẹp dần.

Bài 19.15 trang 52 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Hình 19.1 mô tả một thí nghiệm dùng để chứng minh các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách.

Hãy dựa vào hình vẽ trên để mô tả cách làm thí nghiệm, cách giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.

Giải

Mô tả thí nghiệm: Lấy 100cm3 nước và 50cm3 sirô đổ chung vào bình ta thu được thể tích hồn hợp là 140 cm3

Giải thích:

Khi đổ nước và sirô chung với nhau thì các phân tử nước xen lẫn vào các phân tử sirô làm cho thể tích hỗn hợp giảm.

Rút ra kết luận: Giữa các phân tử có khoảng cách

Giaibaitap.me

Page 15

  • Giải bài 28.5, 28.6, 28.7 trang 77 Sách bài tập...
  • Giải bài 28.8, 28.9, 28.10, 28.11 trang 77, 78...
  • Giải bài 28.1, 28.2, 28.3, 28.4 trang 77 Sách bài...
  • Giải bài 27.11, 27.12, 27.13 trang 76 Sách bài...
  • Giải bài 27.8, 27.9, 27.10 trang 75, 76 Sách bài...
  • Giải bài 27.5, 27.6, 27.7 trang 75 Sách bài tập...
  • Giải bài 27.1, 27.2, 27.3, 27.4 trang 74, 75 Sách...
  • Giải bài 26.9, 26.10, 26.11 trang 72, 73 Sách bài...
  • Giải bài 26.5, 26.7, 26.8, 26.9 trang 72 Sách bài...
  • Giải bài 26.1, 26.2, 26.3, 26.4 trang 71, 72 Sách...

Page 16

Bài 20.5 trang 53 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Nhỏ một giọt mực vào một cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực. Tại sao có hiện tượng trên? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh lên hay chậm đi? Tại sao?

Giải

Nhỏ một giọt mực vào một cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực do các phân tử chuyển động không ngừng, giữa chúng có khoảng cách.

Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh lên vì các phân tử chuyển động nhanh hơn trong nhiệt độ cao

Bài 20.6 trang 53 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Nhúng đầu một băng giấy hẹp vào dung dịch phênolphtalêin rồi đặt vào một ống nghiệm. Đậy ống nghiệm băng một tờ bìa cứng có dán một ít bông tẩm dung dịch amôniac [H. 20.1]Khoảng nửa phút sau ta thấy đầu dưới của băng giấy ngả sang màu hồng mặc dù hơi amôniac nhẹ hơn không khí. Hãy giải thích tại sao.

Giải

Do hiện tượng khuếch tán, nên các phân tử phênolphtalêin có thể đi lên miệng ống nghiệm và tác dụng với amôniác tẩm ở bông.

Bài 20.7 trang 53 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây?

A. Chuyển động không ngừng.

B. Giữa chúng có khoảng cách,

C. Nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm

D. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.

Giải

Chọn C. Nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm

Bài 20.8 trang 54 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Trong thí nghiệm của Bơ-rao các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng vì:

A. Giữa chúng có khoảng cách

B. Chúng là các phân tử

C. Các phân tử nước chuyển động không ngừng, va chạm vào chúng mọi phía.

D. Chúng là các thực thể sống.

Giải

=> Chọn C. Các phân tử nước chuyển động không ngừng, va chạm vào chúng mọi phía.

Giaibaitap.me

Page 17

Bài 20.9 trang 54 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng xác định xảy ra hay chậm phụ thuộc vào

A. Nhiệt độ chất lỏng           

B. Khối lượng chất lỏng

C. Trọng lượng chất lỏng                    

D. Thể tích chất lỏng

Giải

=> Chọn A. Nhiệt độ chất lỏng           

Bài 20.10 trang 54 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Tính chất nào sau đây không phải của phân tử chất khí?

A. Chuyển động không ngừng

B. Chuyển động càng chậm thì nhiệt độ của khí càng thấp

C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của khí càng cao

D. Chuyển động không hỗn độn

Giải

=> Chọn D. Chuyển động không hỗn độn

Bài 20.11 trang 54 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Đối với không khí trong một lớp học thì nhiệt độ tăng

AKích thước các phân tử không khí tăng

B. Vận tốc các phân tử không khí tăng

C. Khối lượng không khí trong phòng tăng

D. Thể tích không khí trong phòng tăng

Giải

=> Chọn B. Vận tốc các phân tử không khí tăng

Bài 20.12 trang 54 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Vật rắn có hình dạng xác định vì phân tử cấu tạo nên vật rắn:

A. Không chuyển động

B. Đứng sát nhau

C. Chuyền động với vận tốc nhỏ không đáng kể

D. Chuyển động quanh một vị trí xác định

Giải

=> Chọn D. Chuyển động quanh một vị trí xác định

Giaibaitap.me

Page 18

Bài 20.13 trang 54 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Khi tăng nhiệt độ của khí đựng trong một bình kín làm bằng inva [một chất hầu như không nở vì nhiệt] thì:

A. Khoảng cách giữa các phân tử khí tăng

B. Khoảng cách giữa các phân tử khí giảm

C. Vận tốc của các phân tử khí tăng

D. Vận tôc của các phân tử khí giảm

Giải

=> Chọn C. Vận tốc của các phân tử khí tăng

Bài 20.14 trang 55 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Hiện tượng khuếch tán xảy ra chỉ vì

A. Giữa các phân tử có khoảng cách

B. Các phân tử chuyển động không ngừng

C. Các phân tử chuyển động không ngừng và giữa chúng có khoảng cách.

D. Cả ba phương án trên đều đúng

Giải

=> Chọn C. Các phân tử chuyển động không ngừng và giữa chúng có khoảng cách.

Bài 20.15 trang 55 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Bỏ một cục đường phèn vào trong một cốc đựng nước. Đường chìm xuống đáy cốc. Một lúc sau, nếm nước ở trên vẫn thấy ngọt. Tại sao?

Giải

Do các phân tử đường chuyển động hỗn độn về mọi phía và giữa các phân tử nước có khoảng cách, nên một số phân tử đường có thể chuyển động lên gần mặt nước, vì vậy nếm nước ở trên vần thấy ngọt.

Giaibaitap.me

Page 19

Bài 20.16 trang 55 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Người ta mài thật nhẵn bề mặt của một miếng đồng và một miếng nhôm rồi ép chặt chúng vào nhau. Sau một thời gian, quan sát thấy ở bề mặt của miếng nhôm có đồng, ở bề mặt của miếng đồng có nhôm. Hãy giải thích tại sao.

Giải

Do các phân tử đồng và nhôm khuếch tán vào nhau.

Bài 20.17 trang 55 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Trò chơi ô chữ  [H.20.2]

Hàng ngang

1. Tên của một vật được dùng trong thí nghiệm của Bơ-rao

2. Tên một tính chất của chuyển động của các nguyên tử, phân tử.

 3. Các phân tử các chất này chuyển động hoàn toàn hỗn độn về mọi p

4. Nhờ có cái này mà phân tử các chất có thể khuếch tán vào nhau

5. Hiện tượng này xảy ra được là nhờ các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng, giữa chúng có khoảng cách

6. Tên gọi các hạt cấu tạo nên các vật.

Hàng dọc bôi sẫm: Tên gọi một loại hạt cấu tạo nên các vật

Giải

Hàng ngang

1. Hạt phấn hoa                                                   

2. Không ngừng

3Chất khí                                                           

4. Khoảng cách

5. Khuếch tán

6. Nguyên tử phân tử

Hàng dọc: Phân tử

Bài 20.18 trang 55 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Tại sao đun nóng chất khí đựng trong một bình kín thì thể tích của chất khí có thể coi như không đổi, còn áp suất chất khí tác dụng lên thành bình lại tăng?

Giải

Khi bị đun nóng các phân tử khí chuyển động nhanh lên, va chạm vào thành bình nhiều hơn và mạnh hơn, nên áp suất chất khí tác dụng lên thành bình tăng.

Bài 20.19 trang 55 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Trong một cuốn SGK Vật lí, người ta đã dùng hình vẽ 20.3 để minh họa cho hiện tượng khuếch tán.

Các phân tử đồng sun-phát được ví như những con dê còn các phân tử nước được ví như những con cừu. Mới đầu chúng ở hai chuồng khác nhau, nhưng sau một thời gian, chúng hòa lẫn với nhau giống như các phân tử đồng sun-phát mới đầu ở dưới còn các phân tử nước  mới đầu ở trên, nhưng sau một thời gian chúng đã hòa lẫn vào nhau. Hỏi:

a] Các con vật trên có những đặc điểm gì giống các phân tử đế được ví như các phân tử ?

b] Có thể coi các con vật trên đúng là các phân tử không? Tại sao?

c] Có thể dùng hình ảnh trên để khẳng định là giữa các phân tử có khoảng cách và các phân tử luôn chuyến động không? Tại sao?

Giải

a] Giữa các con vật có khoảng cách và chúng chuyến động không ngừng về mọi phía giống như các phân tử.

b] Không, vì kích thước của các con vật vô cùng lớn so với kích thước của phân tử.

c] Hình ảnh này chỉ dùng để minh họa cho hiện tượng khuếch tán, không thể dùng để khẳng định giữa các phân tử có khoảng cách và các phân tử chuyển động không ngừng.

Giaibaitap.me

Page 20

Bài 21.1 trang 57 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng?

A. Nhiệt độ

B. Nhiệt năng

C. Khối lượng

D. Thế tích

Giải

=> Chọn C. Khối lượng

Bài 21.2 trang 57 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Nhỏ một giọt nước đang sôi vào một cốc đựng nước ấm thì nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?

A. Nhiệt năng của giọt nước tăng, của nước trong cốc giảm

B. Nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng

C. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều giảm

D. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều tăng.

Giải

=> Chọn B. Nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng

Bài 21.3 trang 57 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Một viên đạn đang bay trên cao có những dạng năng lượng nào mà em đã được học?

Giải

Một viên đạn đang bay trên cao có những dạng năng lượng động năng, thế năng, nhiệt năng

Bài 21.4 trang 57 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Đun nóng một ống nghiệm nút kín có đựng nước. Nước trong ống nghiệm nóng dần, tới một lúc nào đó hơi nước trong ống làm bật nút lên [H.21.1]. Trong thí nghiệm trên, khi nào thì có truyền nhiệt, khi nào thì có thực hiện công?

Giải

Khi đun nước có sự truyền nhiệt; khi nút bật lên có sự thực hiện công.

Giaibaitap.me

Page 21

Bài 21.5 trang 57 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Khi để bầu nhiệt kế vào luồng khí phun mạnh ra từ một quả bối thì mực thủy ngân trong nhiệt kế dâng lên hay tụt xuống. Tại sao?

Giải

Không khí phì ra từ quả bóng, một phần nhiệt năng của nó chuyển thành cơ năng nên nhiệt độ của nó giảm làm mực thủy ngân trong nhiệt kế tụt xuống.

Bài 21.6 trang 57 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Một chai thủy tinh được đậy kín bằng một nút cao su nối với một bơm tay. Khi bơm không khí vào chai, ta thấy tới một lúc nào đó nút cao su bật ra, đồng thời trong chai xuất hiện sương mù do những giọt nước rất nhỏ tạo thành [H21.2]. Hãy giải thích tại sao.

Giải

Không khí trong chai thực hiện công làm bật nút ra. Một phần nhiệt năng của không khí chuyển thành cơ năng nên nó lạnh đi làm cho hơi nước trong chai ngưng tụ tạo thành sương mù.

Bài 21.7 trang 58 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Câu nào sau đây nói về nhiệt năng của một vật là không đúng?

A. Nhiệt năng của một vật là một dạng năng lượng

B. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng và thế năng của vật

C. Nhiệt năng của một vật là năng lượng vật lúc nào cũng có

D. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử câu tai nên vật.

Giải:

Chọn B. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng và thế năng của vật

Bài 21.8 trang 58 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Nhiệt lượng là:

A. Một dạng năng lượng có đơn vị là jun

B. Đại lượng chỉ xuất hiện trong sự thực hiện công

C. Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt trong sự truyền nhiệt

D. Đại lượng tăng khi nhiệt độ của vật tăng, giảm khi nhiệt độ của vật giảm

Giải

=> Chọn C. Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt trong sự truyền nhiệt

Giaibaitap.me

Page 22

Bài 21.9 trang 58 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Nhiệt năng của một vật:

A. Chỉ có thể thay đổi băng truyền nhiệt

BChỉ có thể thay đổi bằng thực hiện công

C. Chỉ có thể thay đổi bằng cả thực hiện công và truyền nhiệt

D. Có thể thay đổi băng thực hiện công hoặc truyền nhiệt, hoặc bằng cả thực hiện công và truyền nhiệt.

Giải

=> Chọn C. Chỉ có thể thay đổi bằng cả thực hiện công và truyền nhiệt

Bài 21.10 trang 58 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì

A. Động năng của vật càng lớn

B. Thế năng của vật càng lớn

C. Cơ năng của vật càng lớn      

DNhiệt năng của vật càng lớn

Giải

=> Chọn A. Động năng của vật càng lớn

Bài 21.11 trang 58 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Nhiệt năng của vật tăng khi

A. Vật truyền nhiệt cho vật khác

B. Vật thực hiện công lên vật khác

C. Chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên

D. Chuyển động cúa vật nhanh lên

Giải

Chọn C. Chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên

Bài 21.12 trang 58 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Đại lượng nào dưới đây của vật rắn không thay đổi, khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật thay đổi?

A. Nhiệt độ của vật   

B. Khối lượng của vật

C. Nhiệt năng của vật                        

D. Thể tích của vật

Giải

=> Chọn B. Khối lượng của vật

Giaibaitap.me

Page 23

Bài 21.16 trang 59 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Gạo đang nấu trong nồi và gạo đang xát đều nóng lên. Hỏi về mặt đổi nhiệt năng thì có gì giống nhau, khác nhau trong hai hiện tượng trên?

Giải

+ Giống nhau: Nhiệt năng đều tăng

+ Khác nhau: Khi nấu nhiệt năng tăng do truyền nhiệt, khi xát nhiệt năng tăng do nhận công.

Bài 21.17 trang 59 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Hãy so sánh hai quá trình thực hiện công và truyền nhiệt

Giải

+ Giống nhau: Đều có thể làm tăng hoặc giảm nhiệt năng

+ Khác nhau: Trong sự truyền nhiệt không có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác; trong sự thực hiện công có sự chuyển hóa từ cơ năng sang nhiệt năng và ngược lại.

Bài 21.18 trang 59 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Một học sinh nói: “Một giọt nước ở nhiệt độ 60°C có nhiệt năng lớn hơn nước trong một cốc nước ở nhiệt độ 30°C"

Theo em bạn đó nói đúng hay sai? Tại sao? Phải nói thế nào mới đúng.

Giải

Sai, vì nhiệt năng của một vật không những phụ thuộc nhiệt độ mà còn phụ thuộc số phân tử cấu tạo nên vật đó, nghĩa là còn phụ thuộc khối lượng của vật.

Bài 21.19 trang 59 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Ở giữa một ống thủy tinh được hàn kín có một giọt thủy ngân. Người ta quay lộn ngược ống nhiều lần. Hỏi nhiệt độ của giọt thủy ngân có tăng hay không? Tại sao?

Giải

Có tăng. Nhiệt độ của giọt thủy ngân tăng do thủy ngân ma sát với thủy tinh. Đó là sự tăng nhiệt năng do nhận được công.

Giaibaitap.me

Page 24

Bài 21.13 trang 59 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Người ta có thể nhận ra sự thay đổi nhiệt năng của một vật rắn dựa vào sự thay đổi:

A. Khối lượng của vật

B. Khối lượng riêng của vật

C. Nhiệt độ của vật

D. Vận tốc của các phân tử cấu tạo nên

Giải

=> Chọn C. Nhiệt độ của vật

Bài 21.14 trang 59 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Ở giữa một ống thủy tinh được hàn kín hai đầu có một giọt thủy ngân. Dùng đèn cồn hơ nóng nửa ống bên phải thì giọt thủy ngân chuyển về phía bên trái ống.

Hãy cho biết nhiệt năng của khí trong nửa ống bên phải đã thay bằng những quá trình nào?

Giải

Nhiệt năng của khí trong nửa ống bên phải đã thay đổi băng các quá trình:

- Truyền nhiệt khi được đốt nóng.

- Thực hiện công khi dãn nở đẩy giọt thủy ngân chuyển dời

Bài 21.15 trang 59 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Hãy giải thích sự thay đổi nhiệt năng trong các trường hợp sau:

a] Khi đun nước, nước nóng lên

b] Khi cưa, cả lưỡi cưa và gỗ đều nóng lên

c] Khi tiếp tục đun nước đang sôi, nhiệt độ của nước không tăng

Giải

a] Truyền nhiệt;

b] Thực hiện công;

c] Nhiệt năng của nước không thay đổi vì nhiệt độ của nước không đổi. Nhiệt lượng do bếp cung cấp được dùng để biến nước thành hơi nước.

Giaibaitap.me

Page 25

Bài 22.1 trang 60 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào là đúng ?

A. Đồng, nước, thủy tinh, không khí.

B. Đồng, thủy tinh, nước, không khí.

C. Thủy tinh, đồng, nước, không khí.

D. Không khí, nước, thủy tinh, đồng.

Giải

=> Chọn B. Đồng, thủy tinh, nước, không khí.

Bài 22.2 trang 60 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt tự truyền

A. từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.

B. từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.

C. từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

D. Cả 3 câu trả lời trên đều đúng.

Giải

=> Chọn C. từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

Bài 22.3 trang 60 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào?

Giải

Rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra và làm vỡ cốc. Nếu cốc mỏng thì cốc nóng lên đều và không bị vỡ.

Vì vậy, muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì người ta thường nhúng cốc thủy tinh vào nước ấm trước để cốc nóng đều và không bị vỡ

Bài 22.4 trang 60 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

 Đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào sẽ chóng sôi hơn?

Giải

Ấm nhôm sẽ chóng sôi hơn do nhôm là chất dẫn nhiệt tốt hơn đất

Giaibaitap.me

Page 26

Bài 22.5 trang 60 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Tại sao về mùa lạnh khi sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ ? Có phải vì nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ không?

Giải

Do đồng dẫn nhiệt tốt hơn nên ta thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ.

Không phải do nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ

Bài 22.6 trang 60 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Một hòn bi chuyến động nhanh va chạm vào một hòn bi chuyển động chậm hơn sẽ truyền một phần động năng của nó cho hòn bi này và chuyển động chậm đi trong khi hòn bi chuyên động chậm hơn sẽ chuyển động nhanh lên. Hiện tượng này tương tự như hiện tượng truyền nhiệt năng giữa các phân tử trong sự dẫn nhiệt.

Hãy dùng sự tương tự này để giải thích hiện tượng xảy ra khi thả một miếng đồng được nung nóng vào một cốc nước lạnh.

Giải:

Khi thả miếng đồng được nung nóng vào nước thì các phân tử đồng sẽ truyền một phần động năng cho các phân tử nước. Kết quả là động năng của các phân tử đồng giảm, còn động năng của các phân tử nước tăng, do đó đồng lạnh đi còn nước nóng lên.

Bài 22.7 trang 60 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của

A. chất rắn                                        

B. chất khí và chất lỏng

C. chất khí                                            

D. chất lỏng

Giải

=> Chọn A. chất rắn   

Bài 22.8 trang 60 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Bản chất của sự dẫn nhiệt là

A. sự truyền nhiệt độ từ vật này đến vật khác

B. sự truyền nhiệt năng từ vật này đến vật khác

C. sự thực hiện công từ vật này lên vật khác

D. sự truyền động năng của các nguyên tử, phân tử này sang các nguyên tử, phân tử khác.

Giải

=> Chọn D. sự truyền động năng của các nguyên tử, phân tử này sang các nguyên tử, phân tử khác.

Giaibaitap.me

Video liên quan

Chủ Đề