Giám định thương tích ở đâu

Thủ tục giám định thương tật là một trong những vấn đề quan trọng trong các vụ án để có thể xác định chính xác mức độ thương tật cũng như hành vi phạm tội xâm hại cá nhân khác. Vậy thủ tục giám định thương tật ra sao mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết sau đây của chúng tôi để có câu trả lời.

Giám định thương tật là gì?

Khi bị cá nhân bị xâm hại đến thân thể sức khỏe thì để có căn cứ trong vụ án hình sự cần được xác định thương tật. Thương tật là những dị tật đã được cơ quan có thẩm quyền xác định sau khi vết thương đã được điều trị. Phần trăm thương tật và tỷ lệ thương tật là căn cứ trực tiếp để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Giám định thương tật là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đưa ra kết luận giám định về tỷ lệ thương tích hoặc tổn thương cơ thể của một người bằng kiến thức chuyên môn, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật. Kết quả giám định về tỉ lệ thương tật của cá nhân là cơ sở để xác định việc hành vi của một cá nhân có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự hay không, đồng thời cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại.

Thẩm quyền giám định thương tật

Theo quy định tại Điều 12 Luật Giám định tư pháp năm 2012 thì cá nhân khi bị người khác gây thương tích, bị ảnh hưởng về sức khỏe có thể điều trị tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên kết luận giám định tỷ lệ thương tật chỉ được công nhận khi thực hiện việc giám định tại các tổ chức giám định tư pháp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập như sau:

 + Trong lĩnh vực pháp y: Viện pháp y của Bộ Y tế, Viện pháp y quân đội thuộc Bộ quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh hoặc của Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.

+ Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y Tế hoặc Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y Tế

+ Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an, Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh.

Như vậy, khi một cá nhân bị xâm phạm thân thể do hành vi của người khác gây nên thì khi muốn xác định tỷ lệ thương tật cần phải đến một trong những tổ chức nêu trên để tiến hành giám định. Vậy thủ tục giám định ra sao? Mời bạn đọc quan tâm theo dõi phần tiếp theo để có câu trả lời.

Nhằm giúp độc giả có thể hình dung bài viết chúng tôi xin đưa ra thủ tục giám định thương tật để bạn đọc tham khảo.

Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định:

Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định khi thuộc một trong các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám. Cụ thể căn cứ theo quy định tại điều 206 của Luật Tố tụng hình sự 2015 các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định thương tật gồm:

+ Nguyên nhân chết người;

+ Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;

Ngoài các trường hợp bắt buộc trên thì đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.

+ Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định.

+ Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

Bước 2: Tiến hành giám định thương tật

Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, người yêu cầu giám định có thể tham dự giám định nhưng phải báo trước cho người giám định biết. Việc giám định do cá nhân hoặc do tập thể thực hiện.

Thời gian giám định thương tật:

+ Thời hạn giám định thông thường không quá 01 tháng đối với trường hợp nguyên nhân chết người

+ Không quá 09 ngày đối với trường hợp Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động; hợp khác thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định.

+ Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.

Bước 3: Gửi kết quả giám định cho cơ quan đã trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định;

Kết luận giám định của tổ chức được yêu cầu phải được gửi đến cơ quan đã ra quyết định trưng cầu hoặc cá nhân yêu cầu giám định về tỷ lệ thương tật trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận. [Theo Khoản 2 Điều 213 Bộ luật tố tụng hình sự 2015].

Chi phí giám định thương tật

Theo quy định tại Điều 36 Luật Giám định tư pháp năm 2012, cơ quan trưng cầu giám định hoặc người yêu cầu giám định về thương tật phải có trách nhiệm trả chi phí giám định cho tổ chức đã thực hiện giám định thương tật theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Thủ tục giám định thương tật. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khoẻ người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khoẻ của người khác.

 1. Luật sư tư vấn tội cố ý gây thương tích

Tội cố ý gây thương tích là tội phạm phổ biến ở nước ta hiện nay, hành vi phạm tội này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác. Các nguyên nhân dẫn đến hành vi cố ý gây thương tích chủ yếu xuất phát từ các mẫu thuẫn, bất đồng giữa các cá nhân trên thực tế…

Hành vi cố ý gây thương tích không chỉ gây ảnh hưởng đến người thực hiện hành vi và ảnh hưởng đến sức khỏe người bị hại mà quan trọng hơn hành vi cố ý gây thương tích gây ảnh hưởng lớn đến trật tự an toàn xã hội. Hành vi cố ý gây thương tích tùy từng mức độ có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự.

Để được tư vấn cụ thể các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi cố ý gây thương tích quý khách hàng hãy liên hệ với công ty Luật Minh Gia thông qua các hình thức như gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số 1900.6169 để được đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật giàu kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn cụ thể về các vấn đề này, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

2. Quy định về việc trưng cầu giám định tỷ lệ thương tích

Hỏi: Em bị người ta hành hung gây thương tích. Em đã tới cơ quan công an trình báo làm đơn tố cáo về việc người ta hành hung em gây thương tích. 

Em bị rách mi trên và mi trong xuất huyết giác mạc, giãn đồng tử đau ê ẩm 1 số chỗ, xưng phù nề phải điều khâu 4 mũi ở mắt và nằm điều trị. Nhưng em không nằm viện mà em điều trị tại nhà ra phòng khám tư nhân của bác sĩ về hưu điều trị giúp. Và cơ quan công an bảo em cung cấp bệnh án, nhưng em không nằm viện thì lấy đâu ra bệnh án, vậy em phải làm như thế nào ạ? Và em muốn giám định tổn thương sức khoẻ thì khi nào mới giám định được, khỏi mới đi giám định hay bây giờ đi giám định? Vì hiện tại em phải nằm bất động không được đi lại ạ. Em xin chân thành cảm ơn!

Quy định về việc trưng cầu giám định tỷ lệ thương tích

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì hiện bạn đang điều trị bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh tư nhân nên không có bệnh án. Hiện nay, bạn cần làm giám định thương tật để biết mình bị thương tật bao nhiêu phần trăm.

Căn cứ theo quy định tại Điều 205 về Trưng cầu giám định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau:

1. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

2. Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:

a] Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;

b] Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;

c] Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;

d] Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo [nếu có];

đ] Nội dung yêu cầu giám định;

e] Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

Căn cứ theo quy định tại Điều 22  về Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp của Luật giám định tư pháp 2012 như sau:

1. Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

2. Người yêu cầu giám định có quyền:

a] Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu;

b] Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định;

c] Đề nghị Toà án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định;

d] Yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.

3. Người yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:

a] Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp;

b] Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.

4. Người yêu cầu giám định chỉ được thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

Đối với trường hợp này của bạn, bạn có quyền yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành giám định thương tích của bạn do bị hành hung. Nếu như thấy việc giám định là cần thiết thì có quan điều tra sẽ tiến hành thủ tục trưng cầu giám định. Bạn nên giám định sức khỏe trong thời gian hiện tại để biết chính xác nhất về mức thương tật của mình và để cơ quan điều tra có cơ sở khởi tố người gây ra thương tích đối với bạn ra trước pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. Việc bạn không đi lại được không ảnh hưởng đến việc trưng cầu giám định. Gia đình bạn có thể thu xếp đưa bạn di giám định để xác định tỷ lệ thương tích một cách chính xác nhất.

Trân trọng

Phòng luật sư tư vấn - Công ty Luật Minh Gia

Video liên quan

Chủ Đề