Giãn phế nang phổi là gì

Một loại bệnh tắc nghẽn mãn tính [COPD] liên quan đến tổn thương các túi khí [phế nang] trong phổi. Nguyên nhân phổ biến nhất của khí phế thũng là hút thuốc. Các bức tường của các phế nang bị phá hủy làm giảm khả năng đưa oxy vào máu của bệnh nhân. Nếu tiếp tục hút thuốc hậu quả là phế nang bị tổn thương nghiêm trọng bệnh nhân sẽ phải sử dụng oxy mãn tính, mắc bệnh về tim và suy phổi.

Triệu chứng

Các triệu chứng ban đầu thường nhẹ sau đó trở nên nhanh chóng tồi tệ hơn và bao gồm: Khó thở; thở khò khè;tức ngực; suy giảm khả năng hoạt động thể chất; ăn mất ngon; sút cân.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Các xét nghiệm khác để xác định chẩn đoán có thể bao gồm: xét nghiệm chức năng phổi, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính ngực, kiểm tra khí máu động mạch và kiểm tra đờm.

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Điều trị bao gồm thuốc giãn phế quản [Albuterol/Proventil, Combivent, Duoneb, Xopenex], Steroid dạng hít [Advair, Symbicort, Pulmicort], oxy, phục hồi chức năng phổi, và thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng liên quan. Trường hợp nặng có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ tổn thương phổi, và/hoặc ghép phổi. Khía cạnh quan trọng nhất của điều trị là ngừng hút thuốc.

Bệnh khí phế thũng thay đổi cấu trúc của phổi theo một số cách 

  • Bình thường phổi rất xốp và đàn hồi. Khi hít vào, thành ngực nở ra làm phổi cũng nở ra. Tương tự như một miếng xốp đang bị bóp chặt khi được thả ra sẽ hút nước vào bên trong nó, phổi cũng hút không khí vào bên trong nó khi thành ngực nở ra. Không khí đi vào qua khí quản, các phế quản [hai ống dẫn khí chính đi vào phổi phải và phổi trái]. Hai ống này tiếp tục chia ra thành những ống nhỏ hơn và nhỏ hơn nữa đến đơn vị nhỏ nhất được gọi là phế nang. Phế nang là cấu trúc nhỏ nhất trong phổi, nó là một túi khí được sắp xếp tương tự như một chùm nho. Phế nang nằm ở đầu tận của ống dẫn khí nhỏ nhất có tên là tiểu phế quản. Các phế nang và tiểu phế quản là những cấu trúc rất quan trọng của phổi giúp thực hiện tốt chức năng của mình. Đó cũng chính là những cấu trúc bị phá hủy trong bệnh khí phế thũng.

  • Miếng xốp hút nước được là do tất cả những lỗ nhỏ li ti bên trong nó nở ra cùng lúc sau khi được vắt khô. Nếu những lỗ này lớn hơn, miếng xốp không thể hút nước nhiều được. Đó là do những lỗ lớn không thể tự nở lớn ra bằng nhiều lỗ nhỏ hơn. Hãy tưởng tượng phổi cũng tương tự như vậy sẽ hiểu được vì sao khí phế thũng lại gây suy giảm chức năng phổi. Phổi cần phải có tính đàn hồi để có thể giãn ra và co lại tốt. Cũng tương tự như miếng xốp, phổi cần rất nhiều phế nang [hàng trăm triệu] để hút đủ khí vào bên trong. Các phế nang càng ít và càng lớn thì hiệu quả sẽ càng kém đi.

Phân loại

  • Khí phế thũng nguyên phát: có 3 loại chính theo vị trí tổn thương.

    • Khí phế thũng trung tâm tiểu thuỳ hoặc trung tâm tuyến nang [còn gọi là khí phế thũng týp B, hoặc týp xanh hay phù tím: Blue Bloater] là một biến chứng thứ phát sau viêm phế quản mạn. Viêm phế quản mạn lan từ trên xuống tới các tiểu phế quản tận ở trung tâm tiểu thuỳ, các tiểu phế quản này vì không có sụn nên nhanh chóng bị phá huỷ và giãn ra [do thường xuyên bị tăng áp lực ở thì thở ra], tạo thành các bóng khí thũng ở trung tâm tiểu thuỳ. Các phế nang ở ngoại vi tiểu thuỳ vẫn bình thường, các mao mạch phổi không bị phá huỷ, vì thế khi thiếu Oxy sẽ tạo nên các Shunt giải phẫu [thông giữa động mạch và tĩnh mạch phổi, do VA/QC giảm]. Hậu quả sẽ làm cao áp tiểu tuần hoàn, dẫn đến ứ huyết ở tim phải và trở thành tâm phế mạn. Trên lâm sàng thấy bệnh nhân vừa có phù, vừa có tím.

    • Khí phế thũng toàn tiểu thùy hoặc đa tuyến nang [còn gọi là khí phế thũng týp A, hoặc týp hồng thổi: Pink Puffer]. Do thiếu hụt a1 kháng Proteaza, a1 Antitr bệnh nhân phải làm động tác thổi để chống lại xu hướng đó [hồng thổi].

    • Khí phế thũng tuyến nang xa [còn gọi là khí phế thũng cạnh vách]. Tổn thương các ống phế nang và túi phế nang ở ngoại vi tuyến nang. Thường ở ngoại vi phổi, sát màng phổi, hoặc dọc theo các vách liên tiểu thuỳ. Có thể có một hoặc nhiều bóng khí từ 1cm đến chiếm hết một bên lồng ngực.

  • Khí phế thũng thứ phát:

    • Khí phế thũng điểm [Focal] hoặc khí phế thũng quanh tiểu phế quản: do tiểu phế quản bị giãn và bị xơ hoá. Thường ở người bị bệnh bụi phổi.

    • Khí phế thũng cạnh tổ chức xơ: Thường phát sinh cạnh các tổn thương xơ [thứ phát sau lao].

  • Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ của khí phế thũng làm đẩy nhanh tiến trình bệnh qua 2 cách. Nó phá hủy nhu mô phổi, là nguyên nhân gây tắc nghẽn và nó gây viêm và kích thích đường dẫn khí có thể làm cho bệnh nặng hơn.

  • Sự phá hủy nhu mô phổi có thể xảy ra theo nhiều cách. Đầu tiên, khói thuốc sẽ tác động trực tiếp lên các tế bào ở đường thở chịu trách nhiệm làm sạch chất nhầy và các chất xuất tiết khác ra khỏi đường thở. Hút thuốc là không thường xuyên sẽ chỉ ngăn chặn tạm thời hoạt động quét của các lông nhỏ li ti của các tế bào này [được gọi là lông chuyển] nằm trên lớp niêm mạc đường thở. Nếu tiếp tục hút sẽ dẫn đến rối loạn chức năng của các lông chuyển. Tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài sẽ làm các lông chuyển này biến mất khỏi các tế bào bề mặt đường thở. Không được quét bởi các lông chuyển, các chất tiết nhầy không thể bị loại bỏ ra khỏi đường hô hấp dưới. Ngoài ra, khói thuốc còn làm cho dịch nhầy tiết ra nhiều hơn cùng lúc với hiện tượng đường hô hấp bị giảm khả năng làm sạch những chất tiết và kết quả là chất nhầy tích tụ lại tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến nhiễm trùng.

  • Những tế bào miễn dịch của phổi, vốn có chức năng phòng ngừa và chống lại nhiễm trùng, cũng bị ảnh hưởng bởi khói thuốc. Chúng không thể chống lại vi khuẩn một cách hiệu quả nữa, và chúng cũng không loại bỏ được những thành phần chứa trong thuốc lá ra khỏi phổi. Bằng những cách đó, khói thuốc lá tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng xuất hiện thường xuyên. Mặc dù những đợt nhiễm trùng này có thể sẽ không nghiêm trọng đến mức phải nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ nhưng quá trình viêm gây ra bởi hệ miễn dịch để chống lại vi khuẩn và những thành phần của thuốc lá dẫn đến việc phóng thích những enzyme có tính chất phá hủy từ các tế bào miễn dịch.

  • Theo thời gian, những Enzyme được phóng thích trong quá trình viêm kéo dài này làm mất những Protein chịu trách nhiệm giữ cho phổi được đàn hồi. Ngoài ra, những mô nằm giữa để chia tách các phế nang riêng với nhau cũng bị phá hủy. Nhiều năm sau đó, nếu vẫn tiếp tục tiếp xúc với khói thuốc thì sự giảm đàn hồi của phổi cùng với sự phá hủy các phế nang sẽ làm chức năng phổi bị hủy hoại từ từ.

  • Alpha-1-Antitrypsin là một chất chống lại một loại Enzyme phá hủy bên trong phổi có tên là Trypsin. Trypsin là một Enzyme tiêu hóa, thường thấy trong các ống tiêu hóa được cơ thể sử dụng để tiêu hóa thức ăn. Chúng cũng được các tế bào miễn dịch tiết ra để chống lại vi khuẩn và những chất khác. Những người bị thiếu men Alpha-1-Antitrypsin sẽ không thể chống lại được tác dụng phá hủy của Trypsin một khi nó bị tiết vào phổi. Sự phá hủy mô của Trypsin cũng cho những tác động tương tự như sự phá hủy của khói thuốc. Nhu mô phổi sẽ bị phá hủy dần dần dẫn đến giảm khả năng thực hiện những chức năng bình thường của phổi.

  • Không khí ô nhiễm cũng có các tác động tương tự như khói thuốc lá. Chúng gây viêm đường hô hấp dẫn đến phá hủy nhu mô phổi.

  • Những người có họ hàng gần với bệnh nhân bị khí phế thũng cũng có khả năng bị bệnh này, đây được gọi là thể bệnh do di truyền, tuy nhiên vai trò của Gen di truyền trong cơ chế phát sinh bệnh cho đến nay vẫn chưa được biết rõ.

  • Phản ứng bất thường của đường dẫn khí, chẳng hạn như hen phế quản, cũng là yếu tố nguy cơ gây khí phế thũng.

  • Nam giới dễ bị khí phế thũng hơn nữ, tuy nhiên nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết đến, có thể là do sự khác nhau về Hormon giữa nam và nữ. Lớn tuổi cũng là yếu tố nguy cơ của khí phế thũng. Chức năng phổi sẽ suy giảm theo tuổi. Do đó, có thể đây là lý do vì sao những người lớn tuổi, khi mà nhu mô phổi của họ bị phá hủy một lượng vừa đủ để có thể gây ra bệnh khí phế thũng.

  • Phòng ngừa khí phế thũng liên quan mật thiết với việc phòng tránh khói thuốc. Yếu tố nguy cơ duy nhất của bệnh này mà bạn có thể kiểm soát được là khói thuốc lá. 
  • Cơn bùng phát của khí phế thũng có thể được phòng ngừa bằng cách dùng thuốc đã được kê đơn và đi khám bệnh khi gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của nhiễm trùng đường hô hấp hoặc thở hụt hơi.
  • Ngoài ra, nếu bị khí phế thũng, bạn nên theo đúng lịch tiêm vắc-xin để phòng ngừa nhiễm trùng hô hấp. Điều quan trọng là nên tiêm Vắc-xin Pneumococcal 5 năm/lần và Vắc-xin phòng cúm hằng năm, trước khi mùa cúm diễn ra.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Bcare.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Giãn phế quản là một trong những bệnh lý về phổi thường gặp ở người lớn tuổi, giãn phế quản tiến triển nhanh kéo dài, trong quá trình bệnh có những đợt cấp [ho, khạc đờm mủ, khó thở]. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể có những biến chứng như viêm phổi tái phát, ho ra máu nặng, khó thở – suy hô hấp xuất hiện thường xuyên. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm bệnh giãn phế quản để có hướng điều trị đúng đắn?

Giãn phế quản chiếm 6% các bệnh lý phổi, nam bị nhiều hơn nữ. Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ, tuy nhiên theo nghiên cứu của GS.TS.BS Ngô Quý Châu có khoảng 1,86% các bệnh nhân nhập khoa Nội hô hấp điều trị nội trú vì giãn phế quản. Bệnh có xu hướng gia tăng do liên quan đến nhiễm khuẩn phế quản trong bối cảnh ô nhiễm môi trường không khí, biến đổi khí hậu ngày một nặng nề.

Giãn phế quản [tiếng Anh là Bronchiectasis] tình trạng giãn không hồi phục một phần của cây phế quản, có thể giãn ở phế quản lớn trong khi phế quản nhỏ vẫn bình thường, hoặc giãn ở phế quản nhỏ trong khi phế quản lớn bình thường. [1]

Bệnh là tình trạng không hồi phục một hoặc nhiều phế quản

Giãn phế quản được chia thành giãn phế quản hình túi, giãn phế quản hình trụ và giãn phế quản hình tràng hạt dựa trên giải phẫu bệnh lý.

GS.TS.BS Ngô Quý Châu cho biết, có rất nhiều nguyên nhân khiến phế quản của người bệnh bị giãn, trong đó: [2]

  • Giãn phế quản do tắc phế quản:
    • Tắc phế quản do dị vật: Khi dị vật vào phế quản làm tắc phế quản, dẫn đến phế quản dưới chỗ tắc bị giãn do quá trình viêm nhiễm gây hủy hoại thành phế quản. Thường xuất hiện từ 6-8 tuần sau khi có dị vật.
    • Tắc phế quản do u trong lòng phế quản: Tiến triển nhanh hay chậm tùy theo tiến triển của khối u và mức độ bội nhiễm.
    • Tắc phế quản do sẹo cũ của các chấn thương, viêm nhiễm.
  • Giãn phế quản do viêm, hoại tử thành phế quản: Sau khi nhiễm khuẩn phổi như lao, viêm phổi do vi khuẩn, virus sởi, ho gà,…
  • Giãn phế quản do dị tật bẩm sinh ở cấu trúc phế quản: Hội chứng Kartagener, hội chứng Williams – Campbell,…
  • Giãn phế quản nguyên phát, không rõ nguyên nhân.

Theo GS.TS.BS Ngô Quý Châu, bệnh thường bắt đầu từ những tổn thương phế quản khi còn nhỏ, nhưng chỉ đến khi tình trạng nhiễm trùng phổi tái đi tái lại nhiều lần mới xuất hiện các biểu hiện và triệu chứng bệnh rõ rệt. Các triệu chứng này sẽ phát triển nhanh và trở nên tồi tệ theo thời gian, thậm chí trở thành mãn tính. Do đó, người bệnh cần nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh để có hướng điều trị kịp thời.

  • Triệu chứng điển hình và thường gặp nhất là ho, ho khạc đờm kéo dài trong nhiều năm.
  • Đờm mủ có màu xanh hoặc màu vàng, một số trường hợp đờm có lẫn máu;
  • Khạc đờm thường tăng lên khi có bội nhiễm;
  • Có một số trường hợp ho khan hoặc không ho [Giãn phế quản thể khô ở các thùy trên];
  • Một số trường hợp có dấu hiệu của viêm đa xoang làm hướng tới hội chứng xoang phế quản.

Người mắc bệnh có triệu chứng ho, ho khạc đờm kéo dài, thậm chí ho ra máu

Ho ra máu cũng là một trong những triệu chứng của bệnh giãn phế quản. [5]

  • Có thể là triệu chứng duy nhất của bệnh;
  • Ho ra máu tái phát nhiều lần, có thể kéo dài nhiều năm;
  • Mức độ ho ra máu có thể  ít hoặc nhiều từ ho máu nhẹ, trung bình, ho máu nặng, ho máu rất nặng và/hoặc gây suy hô hấp cấp.

Ho ra máu cũng là một trong những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc ung thư phổi. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết tổng quan của ung thư ở phổi tại đây để biết thêm một số triệu chứng khác, tránh sự nhầm lẫn giữ 2 căn bệnh này.

Thường xuất hiện muộn, là biểu hiện của suy hô hấp do tổn thương lan tỏa hai phổi, có thể có tím.

Khi xuất hiện tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp dưới, sốt thường kèm theo khạc đờm tăng và/hoặc thay đổi màu sắc của đờm

Đây là dấu hiệu của nhiễm khuẩn phổi ở vùng gần màng phổi hoặc túi phế quản giãn căng.

Các triệu chứng này thường phát triển trong nhiều năm và trở nên nặng hơn theo thời gian hoặc khi bị nhiễm trùng hô hấp.

“Bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách có thể chữa khỏi hoàn toàn. Trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, hoặc phát hiện bệnh nhưng chủ quan không điều trị đúng cách có thể khiến ổ giãn phế quản lan rộng, dẫn đến bội nhiễm tái phát, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm”, GS.TS.BS Ngô Quý Châu khuyến cáo.

Khi ổ giãn phế quản lan rộng và kéo dài, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như áp xe phổi, mủ màng phổi, xơ phổi, khí phế thũng, mủ phế quản, nhiễm mủ phổi gây khó thở, suy hô hấp trầm trọng, thậm chí ảnh hưởng chức năng tim, gây suy tim.

  • Suy hô hấp: Tình trạng này xảy ra khi phổi không cung cấp đủ oxy cho cơ thể ngay cả khi nghỉ ngơi.
  • Suy tim phải: Người bệnh khó thở thường xuyên, ngày một nặng dần.
  • Viêm phổi tái phát.
  • Ho ra máu nặng, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh do các cục máu lấp đầy đường thở.

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm

Đầu tiên, giãn phế quản được chẩn đoán xác định dựa vào diễn biến ho và khạc đờm kéo dài, hoặc ho ra máu tái phát ở người bệnh, có thể có móng tay khum.

Sau đó, để chẩn đoán chính xác mức độ tổn thương phế quản, cũng như tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị hiệu quả nhất, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh.

  • Chụp cắt lớp vi tính ngực độ phân giải cao có hình ảnh giãn phế quản.
  • Soi phế quản: Nhằm phát hiện dị vật, các phế quản bị gấp khúc, bị chít hẹp, xác định vị trí chảy máu và hút dịch phế quản tìm vi khuẩn.
  • Các xét nghiệm đờm: Tìm vi khuẩn, nấm, trực khuẩn lao, từ đó giúp lựa chọn kháng sinh điều trị phù hợp.
  • Làm điện tâm đồ, siêu âm tim để phát hiện sớm biến chứng ở tim.
  • Đo chức năng hô hấp: Đánh giá chức năng và hoạt động của phổi, xác định mức độ tổn thương ở phổi.

Theo GS.TS.BS Ngô Quý Châu, giãn phế quản là tổn thương không thể hồi phục được. Tuy nhiên, việc điều trị sẽ giúp giảm triệu chứng và sự tiến triển của bệnh, ngăn chặn vòng luẩn quẩn của việc nhiễm trùng lặp đi lặp lại, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. [3]

Hướng dẫn người bệnh cách ho khạc đờm và vỗ rung lồng ngực kết hợp với dẫn lưu theo tư thế.

Kháng sinh được sử dụng trong đợt cấp tính của giãn phế quản có bội nhiễm.

  • Thuốc giãn phế quản được chỉ định điều trị khi nghe phổi có ran rít, ngáy.
  • Thở oxy trong đợt cấp khi có thiếu oxy máu.

Tùy theo mức độ ho máu nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị khác nhau.

Cắt thùy phổi hoặc một bên phổi trong trường hợp ho ra máu nặng hoặc dai dẳng, tắc do khối u…

Người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị và tái khám theo lịch hẹn

Bệnh có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành do các virus gây bệnh thông qua đường hô hấp. Việc phòng ngừa các tác nhân gây bệnh giúp đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời tiết kiệm được chi phí do việc điều trị khá phức tạp và tốn kém. [4]

GS.TS.BS Ngô Quý Châu chia sẻ một số biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả như:

  • Tiêm vắc xin phòng cúm, phế cầu hàng năm;
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh môi trường có nhiều khói bụi;
  • Vệ sinh răng miệng, tai mũi họng sạch sẽ;
  • Điều trị sớm nếu mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn vùng tai mũi họng, răng miệng và các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản cấp, áp xe phổi;
  • Tập luyện thể dục thể thao, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giữ ấm cổ ngực… nhằm đề phòng các đợt bội nhiễm đối với những người bệnh có tiền sử mắc bệnh.
  • Đề phòng và lấy sớm các dị vật trong phế quản.
  • Điều trị sớm lao sơ nhiễm ở trẻ em.

Tiêm phòng đầy đủ giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh sau lao phổi

Việc phát hiện sớm các dấu hiệu giãn phế quản sau lao phổi có ý nghĩa quan trọng đối với việc chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả. Người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết trong những trường hợp ho khạc đờm kéo dài.

Thúy Nguyễn

Video liên quan

Chủ Đề