Giáo dục sức khỏe cho trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy làm bé bị mất nước và điện giải theo phân. Điều này rất nguy hiểm, cơ thể bé sẽ nhanh chóng bị khô kiệt và có thể dẫn đến tử vong nếu không được bù nước nhanh chóng và thích hợp. 

Tiêu chảy còn là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy dinh dưỡng. Lý do chính là trẻ ăn ít đi trong khi bị tiêu chảy và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng bị giảm một phần, trong khi đó nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lại cần phải cao hơn để chống lại bệnh.

Có cần thiết phải cho trẻ nhập viện khi bị tiêu chảy

Hầu hết các trường hợp trẻ bị tiêu chảy đều được điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi đó, những người trong gia đình, nhất là bà mẹ giữ một vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công trong việc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà. Nếu biết chăm sóc trẻ đúng cách, trẻ sẽ tránh được nguy hiểm, mau lành bệnh và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà

● Cho trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày để ngừa mất nước do tiêu chảy

- Trẻ bị tiêu chảy cần nhiều dịch hơn bình thường để bù lại lượng dịch đã mất qua phân và chất nôn ói.

- Cho trẻ uống nhiều tùy theo khả năng của trẻ, cần phải uống chậm, từng muỗng.

- Sữa mẹ vừa là thức ăn vừa là loại “nước” rất tốt, vì thế nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn và mỗi bữa cho bé bú lâu hơn.

- Có thể cho trẻ uống thêm các loại nước sau: nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt [không thêm hoặc thêm rất ít đường], nước dừa tươi, nước chín.

- Cần tránh các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt vì chúng làm cho bệnh xấu hơn. Tuy nhiên nếu trẻ quá “thèm”, có thể pha loãng ít nhất 3 - 4 lần.

- Để ngừa mất nước, cho trẻ uống dung dịch ORESOL sau mỗi lần trẻ tiêu lỏng. ORESOl là một dung dịch điện giải, không có tác dụng cầm tiêu chảy nhưng rất hiệu quả trong việc bù lại số lượng nước và các chất điện giải bị mất qua phân.

Cách pha dung dịch ORESOL: một gói pha với 1 lít nước chín, lượng uống tùy theo lứa tuổi. Nếu không có ORESOL có thể pha nước muối đường theo tỷ lệ: 1 muỗng cà phê muối - 8 muỗng cà phê đường - 1 lít nước cho người bệnh uống.

● Cho trẻ ăn và bú nhiều bữa hơn thường ngày để có sức, mau lành bệnh

- Chế độ ăn thích hợp cho trẻ bị tiêu chảy cấp là đủ dưỡng chất và cân đối giữa sữa và thức ăn đặc, phù hợp với lứa tuổi. Bởi vì, khi trẻ bị tiêu chảy thì chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn đặc và sữa đều bị tổn thương, nên nếu cho bé ăn lệch nhiều một loại thức ăn cũng sẽ làm “quá tải” phần ruột này.

- Một số trẻ bị tiêu chảy nhiều hơn rõ rệt sau khi dùng sữa, phân thường tóe nước, có mùi chua và gây hăm đỏ da vùng hậu môn. Khi đó trẻ nên giảm sữa [ăn đặc nhiều hơn để bù lại năng lượng] hoặc dùng sữa có ít hoặc không có đường lactose.

- Cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày. Thức ăn cần nấu nhừ. Không kiêng ăn, kiêng sữa. Không cần pha loãng sữa.

- Tuyệt đối không bắt trẻ nhịn ăn để “ruột nghỉ ngơi”. Điều này rất sai lầm và nguy hiểm. Thực tế dù trẻ bị tiêu chảy nhưng vẫn còn khả năng hấp thu hơn 70 % chất dinh dưỡng.

● Cho trẻ tái khám đúng lúc để được theo dõi và xử lý kịp thời khi bệnh diễn tiến nặng hơn.

Tiêu chảy thường giảm sau 5 - 12 ngày, trẻ bắt đầu chơi và đòi ăn trở lại và lúc này cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong ít nhất 2 tuần để phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, một số ít trường hợp trẻ bị tiêu chảy có diễn biến phức tạp. Trong thời gian chăm sóc tại nhà cần theo dõi và phát hiện những diễn biến không thuận lợi và nhanh chóng đưa trẻ đi khám lại ngay để xử trí kịp thời.

● Cho trẻ uống viêm kẽm lúc đói [20mg kẽm nguyên tố/ngày trong vòng 10 - 14 ngày] để sớm phục hồi sức khỏe.

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy

- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn cho đến 6 tháng tuổi và cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt.

- Thường xuyên rửa tay cho trẻ và người chăm sóc trẻ với nước sạch và xà phòng: trước và sau khi chăm sóc trẻ; trước khi cho trẻ ăn, trước và sau khi chế biến thức ăn; sau khi đi vệ sinh; sau khi che miệng khi ho, hắt hơi.

- Vệ sinh môi trường: nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi, vệ sinh nhà cửa hàng ngày, diệt ruồi.

- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: ăn chín, uống chín.

- Bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước sạch. Dùng nguồn nước sạch để chải răng cho trẻ, khi tắm nên khuyên trẻ ngậm miệng và không nuốt nước khi tắm.

- Uống vitamin A định kỳ theo hẹn của nhân viên y tế.

Trẻ phải được tiêm chủng vắc-xin đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia, đặc biệt là tiêm phòng bệnh sởi, uống vắc-xin ngừa Rotavirus.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Troeger C, Blacker B, et al [2018]. Estimates of the global, regional, and national morbidity, mortality, and aetiologies of lower respiratory infections in 195 countries, 1990–2016: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2016. The Lancet infectious diseases. 18[11],1191-1210.

Kirk MD, Angulo FJ, et al [2017]. Diarrhoeal disease in children due to contaminated food. Bulletin of the World Health Organization. 95[3],233

Bộ Y Tế [2015]. Xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em. Nhà Xuất bản Y học. 41-46.

Bộ Y Tế [2009]. Tài liệu hướng dẫn chăm sóc và xử trí tiêu chảy ở trẻ em [ Ban hành kèm theo Quyết định số: 4121 /QĐ - BYT ngày 28 tháng 10 năm 2009 của Bộ Trưởng - Bộ Y Tế].

Tưởng Thị Huế [2017]. Thay đổi kiến thức chăm sóc và phòng bệnh của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy điều trị tại bệnh viện Nhi Nam Định sau can thiệp giáo dục. Luận văn thạc sĩ Điều dưỡng, Trường Đại Học Điều dưỡng Nam Định.

Mạc Hùng Tăng, Trần Đỗ Hùng [2012]. Khảo sát kiến thức phòng chống tiêu chảy cấp của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở xã Thuận Hoà, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang năm 2010. Tạp chí Y học thực hành. 816[4],130-134.

Nguyễn Đức Hùng [2013]. Thực trạng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, thực hành của bà mẹ tại bệnh viện Nhi Hải Dương năm 2013, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng.

Nguyễn Việt Hùng và cộng sự [2011]. Sự lan truyền và tính kháng kháng sinh của Escherichia coli trong nước thải ở Hà Nam. Tạp chí Y tế công cộng. 12[8],63-67.

Nguyễn Thị Việt Hà [2014]. Đồng thuận về chẩn đoán và điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em. Hội nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ XXI, Bệnh viện Trung ương Huế, ngày 16-17/5/2014

Page 2

Troeger C, Blacker B, et al [2018]. Estimates of the global, regional, and national morbidity, mortality, and aetiologies of lower respiratory infections in 195 countries, 1990–2016: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2016. The Lancet infectious diseases. 18[11],1191-1210.

Kirk MD, Angulo FJ, et al [2017]. Diarrhoeal disease in children due to contaminated food. Bulletin of the World Health Organization. 95[3],233

Bộ Y Tế [2015]. Xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em. Nhà Xuất bản Y học. 41-46.

Bộ Y Tế [2009]. Tài liệu hướng dẫn chăm sóc và xử trí tiêu chảy ở trẻ em [ Ban hành kèm theo Quyết định số: 4121 /QĐ - BYT ngày 28 tháng 10 năm 2009 của Bộ Trưởng - Bộ Y Tế].

Tưởng Thị Huế [2017]. Thay đổi kiến thức chăm sóc và phòng bệnh của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy điều trị tại bệnh viện Nhi Nam Định sau can thiệp giáo dục. Luận văn thạc sĩ Điều dưỡng, Trường Đại Học Điều dưỡng Nam Định.

Mạc Hùng Tăng, Trần Đỗ Hùng [2012]. Khảo sát kiến thức phòng chống tiêu chảy cấp của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở xã Thuận Hoà, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang năm 2010. Tạp chí Y học thực hành. 816[4],130-134.

Nguyễn Đức Hùng [2013]. Thực trạng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, thực hành của bà mẹ tại bệnh viện Nhi Hải Dương năm 2013, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng.

Nguyễn Việt Hùng và cộng sự [2011]. Sự lan truyền và tính kháng kháng sinh của Escherichia coli trong nước thải ở Hà Nam. Tạp chí Y tế công cộng. 12[8],63-67.

Nguyễn Thị Việt Hà [2014]. Đồng thuận về chẩn đoán và điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em. Hội nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ XXI, Bệnh viện Trung ương Huế, ngày 16-17/5/2014

Lúc 14 giờ ngày 06/04/2018, tại Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, T3G Phòng CTXH đã tổ chức buổi truyền thông giáo dục sức khỏe với chủ đề “Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ”.

Tại buổi truyền thông, BS CKI Đặng Công Chánh – TK Tiêu Hóa đã chia sẻ một số kiến thức cơ bản về bệnh tiêu chảy cấp, căn bệnh phổ biến ở trẻ cho trên 40 thân nhân bệnh nhi có con, em đang điều trị tại khoa. Theo BS Chánh, tiêu chảy là một bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tiêu hóa, do vi khuẩn gây nên. Đặc biệt trong thời tiết hiện nay, giao mùa của mùa nắng và mùa mưa thì trẻ càng dễ mắc phải.

Đa số trường hợp bệnh hồi phục tốt nếu được chăm sóc đúng cách, ngược lại bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng thậm chí tử vong. Vậy vì sao trẻ bị tiêu chảy? Làm sao biết trẻ bị mất nước? Khi nào cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế? Điều trị trẻ bị tiêu chảy như thế nào?...là những tiêu đề đã được BS Chánh đặt ra và giải thích cặn kẽ. BS Chánh còn chỉ ra một số sai lầm khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy như: dùng thuốc chống nôn, thuốc cầm ỉa, ăn kiêng, bù dịch và điện giải không đúng cách, hoặc tự dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sỹ.

Cuối buổi truyền thông là phần trả lời những câu hỏi ngắn nhằm tổng hợp những kiến thức mà bác sỹ đã chia sẻ. Nhân đây, những phụ huynh tham dự truyền thông đã đặt nhiều câu hỏi xung quanh chủ đề bệnh tiêu chảy cấp, những vấn đề liên quan đến tình hình bệnh hiện tại của con em mình; tất cả đều được bác sỹ Chánh giải thích thỏa đáng và đưa ra những lời khuyên bổ ích. 

Thanh Thuận

T3G P. CTXH

Video liên quan

Chủ Đề