Giáo sư ngô bảo châu là ai

GS Ngô Bảo Châu sinh năm 1972 tại Hà Nội, là con duy nhất của GS TSKH Ngô Huy Cẩn, chuyên gia hàng đầu về cơ học và PGS TS Trần Lưu Vân Hiền. Anh từng học tại trường thực nghiệm Giảng Võ, trước khi vào khối chuyên toán của ĐH Khoa học Tự nhiên [ĐH Quốc gia Hà Nội].

Năm 1988, Bảo Châu tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Australia và giành huy chương Vàng. Năm sau, anh tiếp tục giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế tại Đức. Cũng trong năm 1989, anh sang Pháp học tại ĐH Paris 6 và bảo vệ luận án tiến sĩ khi mới 25 tuổi tại ĐH Sư phạm Paris - ngôi trường danh tiếng bậc nhất nước Pháp. Năm 2003, ở tuổi 31, anh hoàn thành luận án habilitation [tương đương tiến sĩ khoa học] tại ĐH Paris 11 và đầu năm sau trở thành giáo sư của đại học này. Năm 2005, ở tuổi 33, Ngô Bảo Châu được đặc cách phong hàm giáo sư và trở thành giáo sư trẻ tuổi nhất Việt Nam. Năm 2007, sau khi chứng minh được “Bổ đề cơ bản”, một giả thuyết then chốt của Chương trình Langlands, anh được trao Giải thưởng Oberwolfach của Đức, Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp. Từ năm 2007 đến nay, GS Ngô Bảo Châu trở thành giáo sư đặc biệt tại Viện Toán học Việt Nam và tháng 9 tới, GS Ngô Bảo Châu sẽ bắt đầu làm việc tại khoa Toán ĐH Chicago [Mỹ]. Đầu tháng 8, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã mời Ngô Bảo Châu về Việt Nam công tác và đóng góp cho chương trình nhằm đưa nước ta trở thành cường quốc về Toán. Chính phủ cũng đã phê duyệt Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010-2020, với tâm điểm là xây dựng Viện Nghiên cứu cấp cao về Toán. Ngày 19/8/2010 tại lễ khai mạc Đại hội Toán học thế giới tổ chức ở Hyderabad, Ấn Độ, bà Pratibha Patil - Tổng thống Ấn Độ đã trao huy chương Fields - giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực toán học cho GS Ngô Bảo Châu.

Đây là niềm tự hào của người Việt Nam nói chung, của thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng, khi trí tuệ Việt vươn lên đỉnh cao của khoa học nhân loại và được khẳng định trên trường quốc tế.

Bà Pratibha Patil - Tổng thống Ấn Độ trao huy chương Fields - giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới cho GS Ngô Bảo Châu.

Khi Đại hội Toán học thế  giới vừa xướng tên GS Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields, những người có mặt như vỡ òa ra trong niềm vui khôn tả, tự hào vì người Việt Nam đã chinh phục được đỉnh cao của nền khoa học nhân loại.

GS. Ngô Bảo Châu [thứ hai, bên trái] cùng các nhà Toán học quốc tế tại lễ khai mạc Đại hội Toán học thế giới tổ chức ở Hyderabad, Ấn Độ ngày 19/8/2010

GS Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam khẳng định: “Giải thưởng Fields mà GS Ngô Bảo Châu đạt được không chỉ có ý nghĩa ở Việt Nam mà còn có ý nghĩa lớn trong khu vực và thế giới. Việt Nam là một đất nước nghèo, không có truyền thống về khoa học, về Toán lại được giải thưởng Fields. Nó đã chứng minh, nếu có cách làm đúng thì những người từ vùng lạc hậu như đất nước chúng ta cũng có thể đạt được đỉnh cao trong khoa học. Đó là ý nghĩa sâu sắc đối với quốc tế”.

GS. Ngô Bảo Châu trở thành người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng danh giá Fields.

Đằng sau sự thành công trong khoa học của GS Ngô Bảo Châu là sự đóng góp lớn lao, âm thầm của mẹ anh PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền. Bà đã từng tâm sự với báo chí rằng: "Bổ đề cơ bản" là người bạn thân thiết của Châu suốt 15 năm qua, nhưng khi Châu chứng minh được bổ đề này thì nó lại là của mọi người, không còn là của riêng Châu nữa. Cô cũng vậy, mừng cho con nhưng thấy lòng một chút hụt hẫng, trống trải, Châu được nhiều người biết đến thì cảm giác không thuộc về riêng mình nữa". Giải thưởng Fields được như Giải thưởng Nobel trong Toán học, bởi vì theo di chúc từ năm 1901 của người sáng lập Thụy Điển A. Nobel, Giải thưởng Nobel không dành cho Toán học. Thế nhưng Giải thưởng Fields lại chỉ được trao cho những thiên tài toán học phát lộ sớm, vì điều kiện tiên quyết của nó là chỉ trao cho những người không quá 40 tuổi vào năm trao giải. Cứ bốn năm một lần, Giải thưởng Fields được trao tại các kì Đại hội Toán học thế giới và mỗi lần có không quá  4 người được nhận. Như vậy, tính bình quân, mỗi năm có tối đa một người được nhận Giải thưởng Fields.

Trong 70 năm qua, 1936 - 2006, cả thế giới có tất cả 48 nhà toán học được trao Giải thưởng Fields. Mới chỉ có 11 nước vinh dự có  công dân của mình đạt Giải thưởng Fields. Đó là: Mỹ, Pháp, Nga, Anh, Nhật, Phần Lan, Italia, Thụy Điển, Đức, New Zealand và Úc, trong đó chỉ có 3 người có quốc tịch châu Á, đều là người Nhật và có hai người gốc Hong Kong - Trung Quốc là  Shing-Tung Yau [quốc tịch Mỹ ] và Terence Tao [quốc tịch Úc] đã được trao Giải thưởng Fields.

Theo www.thanhcong.ssc.vn

Cùng đó, còn thông tin lan truyền rằng GS Ngô Bảo Châu lấy tên tiếng Trung là Wu Baozhu - 吴宝珠 và chức danh của ông là giáo sư chủ nhiệm, thuộc biên chế chính thức của viện chứ không phải khách mời hay giáo sư thỉnh giảng.

Hình ảnh GS Ngô Bảo Châu trên website của Viện Toán thuộc Học viện Cáp Nhĩ Tân

Những thông tin này nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. 

Trao đổi với VietNamNet, GS Ngô Bảo Châu cho hay: “Cách đây mấy năm tôi có đi Cáp Nhĩ Tân một vài lần để thỉnh giảng và tham gia hội đồng đánh giá hoạt động của viện nghiên cứu bên đó. Trong một chuyến đi như thế, hiệu trưởng trường Cáp Nhĩ Tân đã có buổi tiếp chính thức, tặng kỷ niệm chương và thông báo rằng trường luôn tiếp đón tôi bất kỳ lúc nào ở tư cách giáo sư thỉnh giảng. Tôi có đi thỉnh giảng, hợp tác nhiều nơi, nên tôi không thấy việc đi thăm Cáp Nhĩ Tân có gì đặc biệt hơn. Thường khi đi thỉnh giảng ở đâu đó, tôi sẽ quay lại một vài lần để công việc đi đến một kết quả gì đó, chứ không thuần tuý chỉ đi cho biết. Vì thế tôi chấp nhận lời mời của ông hiệu trưởng với ý định sẽ còn quay lại đó 2-3 lần, hợp tác nghiên cứu với một nhà toán học ở đó. Tuy nhiên vì dịch bệnh nên tôi chưa quay lại được. Trong thời gian đó tôi cũng có thêm nhiều kế hoạch khác phát sinh nên thực tế không rõ có đi thăm Cáp Nhĩ Tân trong tương lai gần nữa không”.

GS Ngô Bảo Châu.

GS Ngô Bảo Châu cũng cho rằng chuyện mình lấy tên tiếng Trung là Wu là hoàn toàn sai sự thật. 

“Có lẽ nhà trường đã đưa tin về buổi gặp của tôi với ông hiệu trưởng kia bằng tiếng Trung Quốc. Người Trung Quốc thường sẽ phiên âm tên người Việt Nam qua chữ của họ. Sau đó có thể do dịch qua Google thành như thế. Quay lại thì thành “tin vịt” trên mạng xã hội Việt Nam”.

GS Ngô Bảo Châu một lần nữa nhấn mạnh những thông tin đang được chia sẻ trên mạng xã hội về việc ông “trở thành thành viên của Viện toán thuộc Học viện Cáp Nhĩ Tân”, “lấy tên tiếng Trung là Wu Baozhu” hay “Chức danh của GS Ngô Bảo Châu là giáo sư chủ nhiệm, thuộc biên chế chính thức của Viện toán thuộc Học viện Cáp Nhĩ Tân” là không chính xác. 

“Tôi không có trong biên chế ở trường đại học nào ở Trung Quốc. Nói chung, tôi không có ý định đi làm việc lâu dài ở bất kỳ chỗ nào ở Trung Quốc mà chỉ đi thỉnh giảng, hợp tác khoa học”.

GS Châu khẳng định, hiện nay biên chế của ông là giáo sư ở Đại học Chicago và trách nhiệm ở Việt Nam là Giám đốc khoa học của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán. GS Châu cũng cho biết thêm, trong 5 năm từ 2020-2025, ông sẽ thỉnh giảng ở College de France [Pháp] và việc đi thỉnh giảng các nơi khác sẽ không có định kỳ, chỉ là các chuyến đi ngắn.

Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân [HIT] được thành lập vào năm 1920, là một trong 2 trường đại học đầu tiên được mô phỏng theo các trường đại học ở Liên Xô. Sau gần 100 năm, HIT đã phát triển thành một trường đại học nghiên cứu nổi tiếng ở Trung Quốc, cung cấp các bằng cấp về khoa học, kỹ thuật, quản lý, nghệ thuật, kinh tế và luật.

Năm 1954, trường được xếp vào 6 trường đại học trọng điểm đầu tiên của nước này và được coi là cái nôi đào tạo các kỹ sư. Năm 1996, trường nằm trong “Dự án 211″ và được một trong 9 trường đại học đầu tiên trong “Dự án 985” vào năm 1999.

Năm 2017, HIT lọt vào danh sách các trường hạng A. Hiện tại, HIT đã phát triển thành một học viện hàng đầu về kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán học [IASM] của Học viện đã được thành lập nhằm thúc đẩy phát triển chương trình giảng dạy toán học, nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học.

Theo thông tin trên trang chủ, Viện Toán thuộc Học viện Cáp Nhĩ Tân - thuộc hệ thống Viện Khoa học hàn lâm Trung Quốc cho biết nhà toán học Ngô Bảo Châu là giáo sư thỉnh giảng.

 Thanh Hùng - Doãn Hùng

Nêu quan điểm về việc nuôi dạy các con, GS Ngô Bảo Châu cho biết, bản thân không đặt nặng về kết quả học tập hay điểm số. Điều ông mong muốn là các con trở thành những người độc lập, hạnh phúc và làm chủ cuộc sống của mình.

Khi được bổ nhiệm làm giáo sư, GS Ngô Bảo Châu nghĩ từ đây mình sẽ có cuộc sống dư dả hơn. Nhưng ông đã sốc trong ngày nhận tháng lương đầu tiên. Với số tiền này, còn không đủ để mua vé máy bay về Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề