Graphical User Interface la gì

Phần mềm mà các công trình tại các điểm tiếp xúc (giao diện) giữa một máy tính và người sử dụng của nó, và trong đó sử dụng các yếu tố đồ họa (hộp thoại, biểu tượng, các menu, thanh cuộn) thay vì ký tự văn bản để cho các lệnh người dùng cung cấp cho máy tính hoặc để thao tác những gì trên màn hình. yếu tố GUI thường được truy cập thông qua một thiết bị trỏ như một con chuột, bút, hoặc bút stylus. Tất cả các chương trình đang chạy dưới một giao diện sử dụng một tập hợp các yếu tố đồ họa để khi người dùng biết được một giao diện cụ thể, họ có thể sử dụng tất cả các chương trình mà không cần học các lệnh bổ sung hoặc mới. Đi tiên phong bởi Xerox và phát triển bởi các máy tính Apple, giao diện hiện nay được sử dụng bởi tất cả các hệ điều hành hiện đại và các chương trình ứng dụng.

Definition - What does Graphical user interface (GUI) mean

Software that works at the point of contact (interface) between a computer and its user, and which employs graphic elements (dialog boxes, icons, menus, scroll bars) instead of text characters to let the user give commands to the computer or to manipulate what is on the screen. GUI elements are usually accessed through a pointing device such as a mouse, pen, or stylus. All programs running under a GUI use a consistent set of graphical elements so that once the user learns a particular interface, he or she can use all programs without learning additional or new commands. Pioneered by Xerox and developed by Apple computers, GUI is now employed by all modern operating systems and application programs.

Một giao diện người dùng đồ họa (GUI) là một giao diện mà qua đó một tương tác người dùng với các thiết bị điện tử như máy tính, các thiết bị cầm tay và các thiết bị khác. Giao diện này sử dụng các biểu tượng, menu và chỉ báo trực quan (đồ họa) khác đại diện để hiển thị thông tin và điều khiển người dùng có liên quan, giao diện dựa trên văn bản không giống, nơi dữ liệu và các lệnh trong văn bản. cơ quan đại diện Guil đang thao túng bởi một thiết bị trỏ như một con chuột, trackball, bút, hoặc một ngón tay trên màn hình cảm ứng.

Xem thêm: Thuật ngữ công nghệ A-Z

Giải thích ý nghĩa

Vào cuối những năm 1970, các phòng thí nghiệm nghiên cứu Xerox Palo Alto tạo GUI, mà bây giờ là phổ biến trong Windows, Mac OS, và nhiều ứng dụng phần mềm. Bằng việc sử dụng thiết kế đặc biệt và dán nhãn hình ảnh, hình ảnh, hình dạng và kết hợp màu sắc, các đối tượng được mô tả trên màn hình máy tính mà một trong hai giống như các hoạt động được thực hiện hoặc được bằng trực giác công nhận bởi người sử dụng. Hôm nay, mỗi hệ điều hành có giao diện riêng của mình. ứng dụng phần mềm sử dụng những điều này và thêm GUIs thêm của riêng mình.

What is the Graphical User Interface (GUI)? - Definition

A graphical user interface (GUI) is an interface through which a user interacts with electronic devices such as computers, hand-held devices and other appliances. This interface uses icons, menus and other visual indicator (graphics) representations to display information and related user controls, unlike text-based interfaces, where data and commands are in text. GUIl representations are manipulated by a pointing device such as a mouse, trackball, stylus, or a finger on a touch screen.

Understanding the Graphical User Interface (GUI)

In the late 1970s, the Xerox Palo Alto research laboratory created GUIs, which are now common in Windows, Mac OS, and many software applications. By using specially designed and labeled images, pictures, shapes and color combinations, objects were depicted on the computer screen that either resembled the operation to be performed or were intuitively recognized by the user. Today, each OS has its own GUI. Software applications use these and add additional GUIs of their own.

Thuật ngữ liên quan

  • Application Programming Interface (API)
  • Interface (I/F)
  • Open Application Program Interface (Open API)
  • Macintosh Operating System (Mac OS)
  • Cyberduck
  • Limited Connected Device User Interface (LCDUI)
  • File Explorer
  • Unity
  • Grayed Out
  • Graphical User Interface Testing (GUI Testing)

Source: Graphical User Interface (GUI) là gì? Technology Dictionary - Filegi - Techtopedia - Techterm

GUI là gì?


GUI viết tắt cho chữ “graphic user interface” hay “graphical user interface”, dịch sang tiếng Việt thường là “giao diện đồ họa người dùng” hay “giao diện đồ họa”. GUI được dùng để chỉ cách mà con người có thể tương tác với máy tính thông qua những hình ảnh được vẽ trên màn hình, những đối tượng đồ họa đó sẽ mang thông tin, đại diện cho các hành động mà người dùng có thể làm.

Trước khi có GUI, người ta phải tương tác với máy tính thông qua các thẻ đục lỗ, sau đó phải dùng các dòng lệnh phức tạp (command line interface) và không thân thiện với những người không rành công nghệ. Chỉ riêng việc nhớ các lệnh cần dùng để xem danh sách thư mục, để xem các mạng mà máy tính đang dùng, để kích hoạt một phần mềm nào đó… đã là một vấn đề lớn. Khi GUI ra mắt, nó đem lại một cách trực quan để giao tiếp với máy tính vì đa số các GUI mô phỏng lại những thứ bạn đã quen thuộc trong cuộc sống.

Màn demo năm 1968 của Doug Engelbart, một kĩ sư, một người tiên phong trong lĩnh vực máy tính, có thể xem như là những thể hiện đầu tiên của GUI, bao gồm việc di chuyển con trỏ chuột, chỉnh sửa văn bản, gắn các đường link những tài liệu với nhau…


Quảng cáo


GUI và UI


Gần như mọi chiếc máy đều có cách để bạn tương tác với chúng. Một cái nút nhấn để khởi động máy, một cái nút nhấn vào remote để chuyển kênh trên TV, một vòng xoay để điều chỉnh nhiệt độ trong tủ lạnh, vòng xoay hẹn giờ trên lò vi sóng… Tất cả những thứ này đều có thể gọi là user interface, trong đó interface (UI) - có nghĩa là một giao diện để bạn làm gì đó. Chữ giao diện cần phải được hiểu rộng hơn, chứ không chỉ dùng để ám chỉ “giao diện đồ họa người dùng” như cách mà chúng ta thường hay nói với nhau.

Graphic user interface (GUI) là một định nghĩa hẹp hơn của UI, khi mà UI được thể hiện lên màn hình bằng một số đối tượng đồ họa như nút, chữ, menu, các đường link, hình ảnh của các cửa sổ, các biểu tượng, thông báo… và bạn sẽ dùng chuột hoặc ngón tay (thông qua màn hình cảm ứng) để bấm vào chúng.

Ví dụ với chiếc điện thoại của bạn, nút nguồn, nút tăng giảm âm lượng là những thành phần của hệ thống UI, và giao diện mà bạn tương tác trong hệ điều hành chính là GUI. Máy tính cũng thế, gần như máy nào cũng có nút nguồn, nút tăng giảm âm lượng…

Một số cột mốc quan trọng trong sự phát triển của GUI


Năm 1973, Xerox PARC phát triển chiếc Alto (hình dưới), chiếc máy tính đầu tiên dùng GUI. Nó sử dụng màn hình bitmap và cũng là chiếc máy đầu tiên giới thiệu khái niệm “desktop”. Đây không phải là sản phẩm thương mại, nhưng vài nghìn chiếc đã được sản xuất và sử dụng ở PARC. Một số trường đại học cũng dùng Alto torng nhiều năm.


Graphical User Interface la gì


Năm 1979, trung tâm nghiên cứu của Xerox ở Palo Alto phát triển một nguyên mẫu mới của GUI. Khi đó Steve Jobs đang muốn tìm kiếm một cách mới để tương tác với máy tính Apple nên đã chấp nhận đưa 1 triệu USD tùy chọn mua cổ phiếu cho Xerox để đổi lại một tour tham quan cơ sở nghiên cứu và được xem các dự án hiện tại mà công ty đang xây dựng.

Trong số các dự án này có một nguyên mẫu GUI với một giao diện đồ họa và một con chuột 3 nút. Khi Jobs thấy nguyên mẫu đó, ông muốn đem nó ra thế giới. Apple sau đó phát triển Lisa năm 1983 với GUI. Chiếc máy này rất đắt tiền, bán không chạy, nhưng nó chính là bước đầu tiên để thay đổi ngành máy tính và thay đổi cả thế giới về sau.

Quảng cáo



Graphical User Interface la gì


Năm 1984, chiếc Macintosh ra đời và được quảng cáo là “tuyệt vời một cách điên rồ”, nó cũng dẫn đến một đoạn quảng cáo khá nổi tiếng thời đó (xem bên dưới) mô tả người dùng máy tính IBM PC như là một đoàn quân mất hồn, sử dụng dòng lệnh để tương tác với máy tính, rồi nói về Macintosh có thể thay đổi điều đó.



Nhờ giá bán rẻ hơn so với Lisa và khả năng dễ sử dụng, chiếc Macintosh đã thành công dù rằng sức mạnh xử lý và bộ nhớ không quá lớn. Các phần mềm như MacPaint đã giúp nhiều nghệ sĩ thể hiện được tác phẩm của mình, dần dần làm quen với nghệ thuật số. Các ứng dụng xử lý văn bản trên giao diện đồ họa giúp mọi thứ đơn giản và hiệu quả hơn. Thời mới ra mắt Macintosh cũng gặp tình trạng thiếu phần mềm, nhưng các nhà phát triển nhanh chóng làm ra giao diện app của họ cho Mac. Và một trong những công ty tích cực phát triển phần mềm cho Macintosh nhất chính là Microsoft.

Không lâu sau đó, Microsoft dưới thời quản lý của Bill Gates cũng gia nhập cuộc chơi GUI. Windows 1.0 ra đời năm 1985 lấy nhiều thành phần giao diện của Macintosh GUI, trong đó copy cả một số khái niệm như thùng rác, và đem đi phân phối cho các máy tính tương thích DOS. Apple có đi kiện Microsoft nhưng sau đó tòa nói việc lấy giao diện và cảm giác (look and feel) không vi phạm vì cơ chế bên trong khác nhau. Apple thua kiện, Microsoft được tiếp tục phát triển GUI.

Graphical User Interface la gì

Quảng cáo



Năm 1999, BlackBerry 850 là thiết bị di động kết nối mạng đầu tiên ra đời. Nó có một số thành phần cơ bản của GUI nhưng khi đó màn hình vẫn là trắng đen, người ta vẫn dùng bàn phím để điều khiển máy. Năm 2003, Palm Treo 600 kết hợp khái niệm PDA với điện thoại di động để ra mắt một trong những thứ có thể xem là chiếc smartphone đầu tiên.

Năm 2007, iPhone ra đời và GUI khi đó được điều khiển bằng màn hình cảm ứng, người ta sẽ dùng ngón tay để chạm vào thay vì dùng bút hay bàn phím cứng truyền thống. Từ đó về sau điện thoại đã bỏ đi bàn phím cứng và dùng màn hình cảm ứng.

Vấn đề của GUI


GUI nghe thì hay và tuyệt vời nhưng không phải là không có vấn đề.

Thứ nhất, GUI có thể khiến người dùng bị rối nếu không được thiết kế kĩ lưỡng, và vấn đề đó vẫn còn xuất hiện cho tới tận ngày nay. Ví dụ, có một icon bạn không hiểu nó là gì thì bạn đâu thể biết chính xác công dụng của nó. Nút save trong nhiều ứng dụng vẫn đang xài biểu tượng của chiếc đĩa mềm, thứ không hề quen thuộc với các bạn trẻ ngày nay. Tương tự, nút delete vẫn đang dùng icon của thùng rác nắp kim loại cũ, ngày nay đâu còn nữa.

Ngoài ra GUI cũng cần nhiều sức mạnh tính toán và sức mạnh đồ họa hơn, nên một chiếc máy có GUI phải cần cấu hình cao hơn. Nó cũng khiến quá trình khởi động thiết bị kéo dài hơn. Nhưng đây có thể xem như một sự đánh đổi để có được tính dễ dùng. Thế nên nhiều thiết bị hiện nay nếu không cần người dùng tương tác nhiều thì không cần phải hỗ trợ GUI.



Nhìn chung, những vấn đề này không phải là quá lớn, và nó không cản trở việc áp dụng GUI cho gần như mọi thiết bị điện tử hiện đại ngày nay. TV, máy tính, điện thoại, hệ thống điều khiển máy móc công nghiệp cho đến máy pha cà phê, máy nấu ăn… đều dùng GUI để đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

Tham khảo: Makeuseof, Computerhope, Wired