Hải quỳ có kiểu tổ chức cơ thể là

Ngành Ruột khoang có khoảng 10 nghìn loài, hầu hết các loài ruột khoang sống ở biển. Đặc điểm nào dưới đây không có ở hải quỳ?

Câu hỏi:

Đặc điểm nào dưới đây không có ở hải quỳ?

A. Kiểu ruột hình túi.

B. Cơ thể đối xứng toả tròn.

C. Sống thành tập đoàn.

D. Thích nghi với lối sống bám.

Đáp án đúng C.

Đặc điểm nào dưới đây không có ở hải quỳ: sống thành tập đoàn, hải quỳ gồm nhiều loài khác nhau, đa số cơ thể có hình trụ, nhiều màu sắc, hải quỳ chủ yếu sống bám vào đá hoặc các sinh vật khác.

Giải thích lý do vì sao chọn C là đúng

Ngành Ruột khoang có khoảng 10 nghìn loài. Trừ số nhỏ sống ở nước ngọt như thủy tức, còn hầu hết các loài ruột khoang sống ở biển. Các đại diện thường gặp như sứa, hải quỳ, san hô.

Ngành Ruột khoang rất đa dạng và phong phú:

+ Số lượng loài nhiều

+ Cấu tạo cơ thể và lối sống phong phú

+ Các loài có kích thước và hình dạng khác nhau

 Hải quỳ

– Hải quỳ gồm nhiều loài khác nhau, đa số cơ thể có hình trụ, nhiều màu sắc.

– Cấu tạo của hải quỳ:

+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn, hình trụ, kích thước khoảng 2cm – 5 cm, có thân và đế bám, trên thân có tế bào gai tự vệ và bắt mồi.

+ Lỗ miệng có nhiều tua miệng xếp đối xứng nhau và có màu rực rỡ như cánh hoa.

– Sống bám vào bờ đá và ăn động vật nhỏ.

– Di chuyển: hải quỳ chủ yếu sống bám vào đá hoặc các sinh vật khác. Hải quỳ dựa vào tôm ở nhờ mà di chuyển được và xua đuổi kẻ thù, giúp loài tôm nhút nhát này tồn tại → Cả hai bên đều có lợi.

Sứa 

– Cấu tạo cơ thể sứa:

+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn.

+ Phủ ngoài cơ thể là lớp ngoài. Lớp trong tạo thành khoang vị và ống vị giữa hai lớp có tầng trung gian dầy chứa nhiều chất keo trong suốt giúp cho cơ thể sứa nổi trên mặt nước và khoang tiêu hóa thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới.

+ Thân sứa có hình bán cầu, trong suốt.

+ Phía lưng có hình dù, bên trên có nhiều tua dù. Phía miệng có miệng và các tua miệng. Bên trên các xúc tua có nọc độc làm tê liệt con mồi và kẻ thù [tự vệ bằng gai].

– Thành phần chủ yếu của sứa là nước.

– Có một số loại sứa ăn được có tác dụng giải khát: sứa sen, sứa rô…

– Di chuyển: Khi di chuyển, sứa co bóp dù → đẩy nước ra qua lỗ miệng → tiến về phía trước và ngược lại.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 7
  • Giải Sinh Học Lớp 7
  • Giải Sinh Học Lớp 7 [Ngắn Gọn]
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 7
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7

Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây có ở sứa?

A. Miệng ở phía dưới.

B. Di chuyển bằng tua miệng.

C. Cơ thể dẹp hình lá.

D. Không có tế bào tự vệ.

Câu 2. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau :

…[1]… của sứa dày lên làm cơ thể sứa …[2]… và khiến cho …[3]… bị thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới.

A. [1] : Khoang tiêu hóa ; [2] : dễ nổi ; [3] : tầng keo

B. [1] : Khoang tiêu hóa ; [2] : dễ chìm xuống ; [3] : tầng keo

C. [1] : Tầng keo ; [2] : dễ nổi ; [3] : khoang tiêu hóa

D. [1] : Tầng keo ; [2] : dễ chìm xuống ; [3] : khoang tiêu hóa

Câu 3. Loài ruột khoang nào có cơ thể hình trụ, kích thước khoảng từ 2 cm đến 5 cm, có nhiều tua miệng xếp đối xứng và có màu rực rỡ như cánh hoa ?

A. Thuỷ tức.B. Hải quỳ.C. San hô.D. Sứa.

Câu 4. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau :

Ở san hô, khi sinh sản …[1]… thì cơ thể con không tách rời mà dính với cơ thể mẹ tạo nên …[2]… san hô có …[3]… thông với nhau.

A. [1] : mọc chồi ; [2] : tập đoàn ; [3] : khoang ruột

B. [1] : phân đôi ; [2] : cụm ; [3] : tầng keo

C. [1] : tiếp hợp ; [2] : cụm ; [3] : khoang ruột

D. [1] : mọc chồi ; [2] : tập đoàn ; [3] : tầng keo

Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây có ở san hô ?

A. Cơ thể hình dù.

B. Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai.

C. Luôn sống đơn độc.

D. Sinh sản vô tính bằng cách tiếp hợp.

Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây là của san hô?

A. Cơ thể hình dù.

B. Luôn sống đơn độc.

C. Sinh sản vô tính bằng tiếp hợp.

D. Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai.

Câu 7. Đặc điểm nào dưới đây không có ở hải quỳ?

A. Kiểu ruột hình túi.

B. Cơ thể đối xứng toả tròn.

C. Sống thành tập đoàn.

D. Thích nghi với lối sống bám.

Câu 8. Tầng keo dày của sứa có ý nghĩa gì?

A. Giúp cho sứa dễ nổi trong môi trường nước.

B. Làm cho sứa dễ chìm xuống đáy biển.

C. Giúp sứa trốn tránh kẻ thù.

D. Giúp sứa dễ bắt mồi.

Câu 9. Đâu là điểm khác nhau giữa hải quỳ và san hô?

A. Hải quỳ có khả năng di chuyển còn san hô thì không.

B. Hải quỳ có cơ thể đối xứng toả tròn còn san hô thì đối xứng hai bên.

C. Hải quỳ có đời sống đơn độc còn san hô sống thành tập đoàn.

D. San hô có màu sắc rực rỡ còn hải quỳ có cơ thể trong suốt.

Câu 10. Sinh sản kiểu này chồi ở san hô khác thuỷ tức ở điểm nào?

A. San hô nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi còn non; thuỷ tức nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi trưởng thành.

B. San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ; thuỷ tức nảy chồi, khi chồi trưởng thành sẽ tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.

C. San hô nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi trưởng thành ; thuỷ tức khi chồi trưởng thành vẫn không tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.

D. San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ ; thuỷ tức khi chồi chưa trưởng thành đã tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án A C B A B
Câu 6 7 8 9 10
Đáp án D C A C B

Các bài tập trắc nghiệm sinh 7 khác

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 7
  • Giải Sinh Học Lớp 7
  • Giải Sinh Học Lớp 7 [Ngắn Gọn]
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 7
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

I. Sứa [trang 24 VBT Sinh học 7]

1. [trang 24 VBT Sinh học 7]: Quan sát hình 9.1 [SGK] đánh dấu [✓] vào bảng 1:

Trả lời:

Bảng 1. So sánh đặc điểm của sứa với thủy tức

2. [trang 24 VBT Sinh học 7]: Đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống bơi lội tự do là:

Trả lời:

– Cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn

– Miệng phía dưới, có tế bào tự vệ

– Di chuyển bằng cách co bóp dù

II. Hải quỳ [trang 24 VBT Sinh học 7]

1. [trang 24 VBT Sinh học 7]: Nêu cấu tạo, lối sống của hải quỳ:

Trả lời:

– Cơ thể hình trụ to, ngắn, miệng ở trên, tầng keo dày, rải rác có gai xương, khoang tiêu hoá xuất hiện vách ngăn

– Không di chuyển có đế bám

– Có lối sống tập trung một số cá thể

III. San hô [trang 25 VBT Sinh học 7]

1. [trang 25 VBT Sinh học 7]: Quan sát hình 9.3 [SGK] đánh dấu [✓] vào bảng 2.

Trả lời:

Bảng 2. So sánh san hô với sứa

Ghi nhớ [trang 25 VBT Sinh học 7]

Ruột khoang biển có rất nhiều loài, đa dạng và phong phú. Cơ thể sứa hình dù, cấu tạo cơ thể thích nghi với lối sống bơi lội. Hải quỳ, san hô cơ thể hình trụ, thích nghi với lối sống bám. Riêng san hô còn phát triển khung xương bất động và có tổ chức cơ thể kiểu tập đoàn. Chúng đều là động vật ăn thịt và có các tế bào gai độc tự vệ.

Câu hỏi [trang 25 VBT Sinh học 7]

1. [trang 25 VBT Sinh học 7]: Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào?

Trả lời:

Sứa di chuyên bằng dù, khi dù phồng lên, nước biền được hút vào. Khi đầy nước, dù cụp lại nước biển thoát mạnh ra phía sau, gây ra phàn lực đây sứa tiến nhanh về phía trước. Như vậy, sứa di chuyển bằng tạo ra phản lực, thức ăn cũng theo dòng nước vào lỗ miệng.

2. [trang 25 VBT Sinh học 7]: Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?

Trả lời:

Sự sinh sản vô tính mọc chồi ở thủy tức và san hô cơ bản là giống nhau. Chúng chi khác nhau ở chỗ: Ở thủy tức khi trưởng thành, chồi tách ra đế sống độc lập. Còn ở san hô, chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển đế tạo thành tập đoàn.

3. [trang 25 VBT Sinh học 7]: Cành san hô được dùng để trang trí là bộ phận nào của cơ thế chúng?

Trả lời:

Cành san hô dùng trang trí thực chất chính là khung xương bằng đá vôi của san hô.

Video liên quan

Chủ Đề