Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân sẽ rút ngắn khoảng cách từ đầu

Cách trở không còn

Cung đường đèo Hải Vân dài 20 km quanh co men theo triền núi, uốn lượn như dải lụa vắt ngang trời, ẩn hiện giữa núi rừng nhưng một thời gian dài, cung đường này đã xảy ra biết bao tai nạn giao thông [TNGT] đáng tiếc. Nhiều người còn chưa quên vụ TNGT ngày 8-1-2019, xe khách BKS 51B-22.930 chở hơn 20 sinh viên Trường cao đẳng Kiên Giang đi thực tập, khi lưu thông qua đèo Hải Vân, do địa hình hiểm trở, chiếc xe bị mất lái, đâm vào vách núi rồi lật xuống vực sâu hơn 20 m. Vụ TNGT thảm khốc này đã khiến một nữ sinh tử vong trên đường đi cấp cứu, 21 người bị thương phải đi bệnh viện.

Trong dịp tri ân các gia đình chính sách nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ [27-7] năm ngoái, Phó Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả Nguyễn Tấn Đông dẫn chúng tôi thăm các gia đình chính sách khu vực thị trấn Lăng Cô [Thừa Thiên Huế]. Trong số họ, có nhiều gia đình thuộc diện phải di dời khi giải phóng mặt bằng phục vụ việc thi công hạng mục dự án hầm Hải Vân 2. Chúng tôi vào nhà bà Ngô Thị Lợ, là chiến sĩ cách mạng từng bị địch bắt tù đày, năm nay bà gần 90 tuổi với gần 60 năm tuổi Đảng. Gia đình bà Ngô Thị Lợ có nhà nằm trong diện giải phóng mặt bằng công trình hầm Hải Vân 2. Sau khi tiên phong thực hiện bàn giao mặt bằng và di dời đến nơi ở mới, giờ đây gia đình bà Lợ đã có cuộc sống yên ấm trong căn nhà mới khang trang tại nơi tái định cư cách nơi ở cũ không xa. Bà Lợ xúc động, bày tỏ cảm ơn Đảng, Nhà nước, Tập đoàn Đèo Cả và chính quyền thị trấn Lăng Cô đã đến thăm hỏi. Cách đó không xa là nhà ông Nguyễn Văn Cận, cán bộ lão thành cách mạng nằm ngay cạnh chân đèo Hải Vân. Dành cả tuổi thanh xuân đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, khi chiến trường lắng mùi khói súng, ông Cận trở về quê hương tiếp tục lao động sản xuất. Mấy chục năm sống bình lặng dưới chân đèo, gần 90 tuổi ông lại được chứng kiến sự đổi thay không ngờ. Năm 2005, sau nhiều năm thi công xây dựng, hầm đường bộ Hải Vân hoàn thành, lần đầu tiên ông được đi xuyên núi. “Chỉ người dân Lăng Cô có người thân sống ở Đà Nẵng mới cảm nhận được giá trị của tuyến hầm này, bởi trước đây muốn qua lại thăm nhau phải trèo đèo vượt dốc rất khổ cực”, ông Cận nói. “Lúc Nhà nước chuẩn bị đào hầm xuyên núi Hải Vân, tôi nghĩ không biết đến khi nào xong, cứ mong được sống đến lúc đó để chứng kiến. Người dân Lăng Cô mong đợi công trình này lắm”, ông Nguyễn Văn Cận tâm đắc. 

Ông Nguyễn Tấn Đông cho biết, các hộ gia đình trong diện giải phóng mặt bằng, khi chính quyền địa phương đặt vấn đề di dời chỗ ở, họ đã đồng ý đến nơi ở mới không một chút đắn đo, với mục đích quê nhà có thêm một công trình để đời mang tầm vóc thế kỷ, hiện đại, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội không chỉ cho Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng mà cho các tỉnh khu vực miền trung cũng như cả nước. 

Công trình tầm vóc thế kỷ

Ngày 11-1-2021, tại cửa phía nam hầm Hải Vân, quận Liên Chiểu [TP Đà Nẵng], Tập đoàn Đèo Cả phối hợp Bộ Giao thông vận tải [GTVT], chính quyền hai địa phương Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng khánh thành, đưa vào khai thác hầm Hải Vân 2. Đây là một công trình khẳng định năng lực của doanh nghiệp Việt Nam trong việc thực hiện một dự án mang tầm cỡ quốc tế. Đại diện lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả cho biết: “Khi đề xuất triển khai dự án, đơn vị ý thức được tầm quan trọng to lớn và những khó khăn thách thức phải đối mặt. Chúng tôi xác định đây là sứ mệnh lịch sử, tư tưởng xuyên suốt và chi phối toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Chúng tôi tham gia dự án không chỉ vì lợi nhuận, doanh thu, mà còn vì sự đóng góp cho sự phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước, khẳng định năng lực, tầm vóc của doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc đua tranh quốc tế”. Cùng chuỗi các hầm do Tập đoàn Đèo Cả thực hiện, hầm Hải Vân sau khi đi vào vận hành đã giúp giảm thiểu tai nạn giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển, mang lại lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội. Đây là công trình minh chứng cho trí tuệ, bản lĩnh người Việt ngang tầm thế giới trong cuộc đua tranh phát triển ngày càng quyết liệt.

15 năm vận hành, khai thác [từ tháng 6-2005 đến nay], đã có hơn 20 triệu lượt xe qua hầm Hải Vân. Mỗi lần có sự cố như ô-tô chết máy hoặc va chạm trong hầm là một lần đội ngũ quản lý vận hành lại phải đóng hầm giải quyết sự cố. Quản lý vận hành đã ứng trực giải quyết TNGT rất tốt, có những cuộc giải cứu chỉ tính bằng phút. Dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 vừa qua, trong hai ngày đã có khoảng 30 nghìn lượt xe lưu thông qua hầm Hải Vân, bình quân mỗi ngày có gần 15 nghìn lượt xe lưu thông qua hầm. Ông Võ Ngọc Trung, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả, đơn vị quản lý vận hành hầm Hải Vân cho biết: “Dịp lễ năm nay, lưu lượng giao thông qua hầm tăng hơn so ngày thường. Tuy nhiên, xe được lưu thông cả hai ống hầm cho nên không còn tình trạng ùn tắc kéo dài trên hai tuyến đường dẫn nam - bắc, trong hầm và kể cả tại trạm thu phí Bắc Hải Vân. Giao thông thông suốt so dịp lễ các năm trước”. Các lái xe cho biết, thời gian lưu thông qua hầm của phương tiện nhanh, bình quân khoảng 5 đến 6 phút, tầm nhìn trong hầm thông thoáng, các phương tiện chấp hành tốt các quy định khi lưu thông, bên cạnh đó, khi có sự cố xe hỏng trong hầm, việc điều tiết hướng dẫn giao thông cũng không gây ùn tắc như lưu thông hai chiều trong một ống hầm trước đây. Như vậy, hầm Hải Vân với hai ống hầm và hệ thống đường dẫn hoàn chỉnh lần đầu tiên phục vụ dịp nghỉ lễ của đất nước, lưu lượng tăng cao nhưng hoàn toàn không còn cảnh ùn tắc là sự kiện chưa từng có. Hầm Hải Vân 2 đi vào khai thác được xem như cuộc “giải cứu” từ trong lòng núi.

PGS, TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam cho rằng: “Chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào vận hành, hầm Hải Vân 2 đã khẳng định sự ưu việt của việc lưu thông hai ống hầm. Nó đã khắc phục tối đa các hạn chế về tổ chức giao thông và quản lý vận hành hầm Hải Vân 1 như quẩn khí, tốn kém trong vận hành hệ thống lọc bụi tĩnh điện [3 trạm lọc bụi tĩnh điện], hệ thống hút khí bẩn, cấp khí tươi và nguy cơ mất an toàn giao thông do lưu thông 2 làn xe ngược chiều trong một ống hầm”. Bộ Giao thông vận tải cũng đánh giá việc triển khai giai đoạn 2 của dự án sẽ góp phần bảo đảm năng lực vận hành, khai thác hầm Hải Vân, nhất là trước đà tăng trưởng lưu lượng phương tiện từ 10 đến 15%/năm, ngăn ngừa tình trạng quá tải ở ống hầm Hải Vân 1 hiện nay, đồng thời đồng bộ quy mô bốn làn xe trên toàn tuyến quốc lộ 1.

QUANG THÀNH

Sáng 21- 8, Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả - đơn vị thực hiện dư án, tổ chức lễ thông xe chính thức đưa hầm đường bộ đèo Cả vào vận hành khai thác sau gần 6 năm xây dựng.

Hầm đường bộ qua đèo Cả nằm giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, điểm đầu dự án tại Km1353+150 quốc lộ 1 trên địa bàn tỉnh Phú Yên, điểm cuối dự án tại Km1374+525 quốc lộ 1 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, tổng chiều dài dự án 13,19km.

Trong đó, hầm đèo Cả dài 4.125m, hầm Cổ Mã dài 500m.

Hai hạng mục chính của dự án là hầm đèo Cả và hầm Cổ Mã có hai ống hầm song song, mỗi ống có hai làn xe khai thác cùng chiều đảm bảo vận tốc khai thác 80km/h.

Ảnh: T.Tân - Trọng Đài - Xuân Đào - Đồ họa: Việt Thái

Đây là công trình hầm đường bộ quy mô lớn đầu tiên được thực hiện theo hình thức BOT bằng nguồn vốn trong nước bởi chủ đầu tư và các nhà thầu Việt Nam.

Việc đưa hầm vào vận hành khai thác sẽ rút ngắn thời gian qua đèo Cả từ 60 phút xuống còn 10 phút.

Khi đi qua đèo Cả, người dân có quyền lựa chọn đi qua hầm hoặc đi qua đường đèo cũ.

Sau ngày thông xe qua hầm, các phương tiện được miễn phí lưu thông qua hầm từ ngày 25-8 đến 2-9-2017 trước khi thu phí chính thức [dự kiến từ ngày 3-9-2017].

Mức thu phí dịch vụ sử dụng hầm đường bộ đèo Cả cao nhất cho mỗi lượt xe 288.000 đồng, thấp nhất 60.000 đồng.

Đoàn xe đầu tiên qua hầm Đèo Cả sáng 21-8 - Ảnh: THANH TRÚC
Đường dẫn vào hầm ở phía bắc đèo Cả - Ảnh: LÊ XUÂN

Đèo Cả có chiều dài khoảng 12km nhưng có đến 98 vòng cua, trong đó có 10 vòng cua nguy hiểm. Đây là con đèo nguy hiểm nhất còn lại trên tuyến quốc lộ 1 từ Bắc vào Nam sau khi hầm đèo Hải Vân [nối hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà nẵng] hoàn thành năm 2005.

Hầm đèo Cả thông xe sẽ cùng hầm đèo Cù Mông [nằm giữa Bình Đình và Phú Yên hoàn thành vào năm 2019] và hầm Hải Vân tạo ra một con đường thuận lợi xuyên qua các đèo thông suốt từ Bắc vào Nam.

XUÂN ĐÀO

Ngày 11/1, hầm Hải Vân 2 được thông xe, vượt tiến độ xây dựng 3 tháng so với kế hoạch. Tại buổi Lễ khánh thành, ông Hồ Minh Hoàng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả đã chính thức thông báo việc Tập đoàn Đèo Cả sẽ cố gắng tổ chức vận hành cho các phương tiện lưu thông qua 2 ống hầm trong 20 ngày, từ ngày 01/02/2021 đến hết ngày 21/02/2021 [tức từ ngày 20 tháng Chạp năm Canh Tý đến ngày 10 tháng Giêng năm Tân Sửu].

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và các đại biểu cắt băng khánh thành hầm đường bộ Hải Vân 2 ngày 11/1/2021.

Sau thời gian trên, hầm Hải Vân 2 sẽ tạm dừng vận hành, hầm Hải Vân 1 vẫn hoạt động bình thường, để chờ cơ quan chức năng giải quyết các kiến nghị mà nhà đầu tư đã báo cáo nhiều lần trước đây.

Chưa được bố trí vốn, doanh nghiệp không đủ tiền vận hành?

Lý giải vì việc đóng cửa hầm Hải Vân 2, ông Hồ Minh Hoàng cho rằng, việc này sẽ ảnh hưởng đến nhân dân nhưng không thể nào làm khác hơn khi gần 3 năm qua, các vướng mắc vẫn chưa được giải quyết. Điều đó dẫn tới một sự lãng phí tài sản rất lớn của doanh nghiệp và người dân chính là đối tượng chịu thiệt.

Do những vướng mắc, bất cập, dù đã kiến nghị nhiều lần vẫn chưa được giải quyết, thường trong tình trạng “được xem xét” và “tiếp tục xem xét”. Áp lực tài chính, trả nợ ngân hàng, chi phí vận hành hầm không đảm bảo, trong khi đó khả năng giải quyết của cơ quan chức năng thường luẩn quẩn, làm mất niềm tin từ phía nhà đầu tư.

Còn theo ông Ngọ Trường Nam, Tổng giám đốc Công ty CP Đèo Cả [đơn vị vận hành-khai thác hầm Hải Vân], kinh phí vận hành hầm Hải Vân 1 là gần 100 tỷ mỗi năm, hầm Hải Vân 2 cũng tương tự.

"Đóng hầm Hải Vân 2 do chủ đầu tư đang khó khăn về tài chính, thiếu kinh phí vận hành. Đây là việc không mong muốn để chờ cơ quan quản lý giải quyết các kiến nghị về tài chính của dự án", ông Nam nói.

Xe ô tô lưu thông ngay sau khi hầm Hải Vân 2 được cắt băng thông xe.

Theo đại diện Chủ đầu tư, hầm Hải Vân 2 là một trong bốn dự án thành phần thuộc dự án hầm đường bộ Đèo Cả, bao gồm hầm Đèo Cả, Cổ Mã, hầm Cù Mông và Hải Vân 2 với tổng vốn đầu tư vốn đầu tư 21.612 tỷ đồng. Trong đó, vốn Nhà nước hỗ trợ 5.048 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư huy động 16.564 tỷ đồng.

Ngoài ra, Bộ GTVT cho phép nhà đầu tư sử dụng 6 trạm thu phí là Đèo Cả, Bàn Thạch, Cù Mông, La Sơn - Túy Loan, Phước Tượng - Phú Gia và Ninh An để hoàn vốn cho các hầm trong khoảng 27 năm.

Riêng hầm Hải Vân 2 và đường dẫn hai đầu cầu có tổng mức đầu tư 8.516 tỷ đồng, là tuyến hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, được xây dựng trên nền hầm lánh nạn của Hải Vân 1 trước đây.

Công trình hầm đường bộ trên tuyến QL1 đang phát huy sức mạnh liên kết của miền Trung.

Năm 2017, sau khi hoàn thành giải phóng mặt bằng, tái định cư hầm Cổ Mã, phần vốn Nhà nước 5.048 tỷ đồng còn lại 1.180 tỷ đồng. Chính phủ đã quyết định sử dụng kinh phí này để giải phóng mặt bằng, tái định cư hai dự án hầm Cù Mông và Hải Vân 2. Tuy nhiên hiện số vốn này vẫn chưa được bố trí, hoàn trả lại cho các dự án hầm.

Ngoài ra, trong 6 trạm thu phí được Nhà nước cam kết cho doanh nghiệp ký hợp đồng thu phí để hoàn vốn dự án, đến nay cao tốc La Sơn - Túy Loan chưa thực hiện được. Theo tìm hiểu, đây là dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nên doanh nghiệp không được quyền thu phí.

Cửa hầm Hải Vân 1 và 2 phía Đà Nẵng.

"Dự án hầm Hải Vân 2 là công trình xây dựng cuối cùng trong số bốn hầm đường bộ, việc không nhận được khoản hỗ trợ 1.180 tỷ đồng và không được thu phí cao tốc La Sơn - Túy Loan khiến phương án tài chính bị phá vỡ", ông Ngọ Trường Nam cho hay.

Thời gian qua, để hoàn thành dự án theo đúng kế hoạch, nhà đầu tư đã chịu khoản lãi vay ngân hàng để bù đắp nguồn vốn thiếu, riêng chi phí lãi vay cho phần vốn 1.180 tỷ đồng đã phát sinh thêm khoảng 300 tỷ đồng.

"Việc thu phí tại trạm Bắc Hải Vân là để hoàn vốn cho việc sửa chữa hầm Hải Vân 1 và dự án Phú Gia - Phước Tượng, không đủ kinh phí vận hành hầm Hải Vân 2", ông Nam giải thích thêm và cho rằng việc đóng cửa hầm gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư.

Tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp

Được biết, trong năm 2020, Bộ GTVT đã nhiều lần kiến nghị Thủ tướng xem xét bố trí vốn ngân sách hỗ trợ dự án hầm Hải Vân 2, qua đó thực hiện cam kết hợp đồng và bảo đảm hiệu quả tài chính của dự án. Ngoài ra, để bù đắp nguồn vốn không thu phí trạm La Sơn - Túy Loan, nhà nước cần bù đắp cho dự án khoảng 2.280 tỷ đồng.

Hầm Hải Vân 2 được gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Gần nhất vào ngày 28/12/2020, Bộ GTVT tiếp tục kiến nghị Chính phủ giải ngân vốn nhà nước cam kết hỗ trợ cho dự án hầm Hải Vân 2, với số tiền 1.180 tỷ đồng. Bộ này đề xuất trước mắt Chính phủ chấp thuận bố trí 50 tỷ đồng từ nguồn dự phòng cho dự án, phần còn lại cân đối trong năm 2020, 2021 và kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021- 2025.

Theo ông Nguyễn Viết Huy, Phó vụ trưởng Vụ Đối tác công tư [Bộ GTVT], các dự án PPP cần có sự hỗ trợ của nhà nước để bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên. Do đó, Bộ GTVT đã kiến nghị Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư.

"Đóng cửa hầm Hải Vân 2 gây thiệt hại của người dân và doanh nghiệp, không ai mong muốn điều đó. Chúng tôi hy vọng Chính phủ sớm giải quyết kiến nghị của Bộ GTVT và doanh nghiệp", ông Huy nói.

Đường dẫn phía Bắc [địa phận Thừa Thiên Huế] đi kèm hạng mục cầu qua đầm Lập An thuộc Dự án mở rộng ống hầm Hải Vân 2 đang hiện thực hóa nhiều quy hoạch đô thị, du lịch.

Tại lễ khánh thành hầm Hải Vân 2, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, hầm Hải Vân 2 là "món quà" rất quý chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, đón Xuân mới Tân Sửu 2021.

Để công trình khai thác, sử dụng an toàn, chất lượng, hiệu quả, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT tập trung chỉ đạo và phối hợp với các địa phương cùng Tập đoàn Đèo Cả tổ chức quản lý, khai thác, vận hành công trình thông suốt và hiệu quả, bảo đảm an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành có liên quan xem xét tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp và người dân nói chung, trong đó có những doanh nghiệp tham gia vào công trình hạ tầng giao thông và cụ thể là công trình hầm Đèo Cả, hầm đèo Hải Vân 2.

“Chỉ có như vậy mới khuyến khích được doanh nghiệp trong nước tham gia phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải”, Phó Thủ tướng nói./.

Hầm Hải Vân 2 dài 6,2 km được xây dựng nhằm ngăn ngừa tình trạng quá tải ở hầm Hải Vân 1 hiện nay, là công trình hầm đường bộ dài nhất khu vực Đông Nam Á. Công trình hầm đường bộ Hải Vân rút ngắn đáng kể đoạn đường qua đèo Hải Vân, nối liền Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng từ 21 km xuống còn hơn 6,2 km, bảo đảm an toàn cho các phương tiện lưu thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho các địa phương trong khu vực.

Hầm Hải Vân 2 được Tập đoàn Đèo Cả đề xuất đầu tư, triển khai sau khi thực hiện một loạt công trình hầm: Đèo Cổ Mã, Đèo Cả, Đèo Cù Mông.

Đây là một công trình khẳng định năng lực của Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam trong việc thực hiện một dự án mang tầm cỡ quốc tế, đã làm chủ và sáng tạo công nghệ đào hầm tiên tiến của thế giới để thực hiện dự án.

Video liên quan

Chủ Đề