Hạn chế của việc áp dụng máy dệt chạy bằng sức nước trong sản xuất

[ĐTTCO] - Ngày 16-6, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế [OECD] tổ chức hội thảo “Cách mạng sản xuất mới và hàm ý chính sách” tại Hà Nội. Nhân sự kiện này, ĐTTC cùng nhìn lại những cuộc cách mạng sản xuất đã và đang làm thay đổi thế giới, cụ thể là các cuộc cách mạng công nghiệp [CMCN].Bạn đang xem: Máy kéo sợi chạy bằng sức nước

Cỗ máy hơi nước đầu tiên của nhân loại do Thomas Newcomen phát minh [năm 1712] đã giúp nước Anh đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nửa đầu thế kỷ 18, tạo điều kiện cho sự bùng nổ của cuộc CMCN lần thứ nhất, thay thế sức lao động chân tay bằng máy móc.

Bạn đang xem: Máy kéo sợi chạy bằng sức nước

Khởi nguồn từ Anh

Năm 1764, thợ dệt James Hargreaves đã sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình là Jenny đặt cho máy. Khác với xa quay tay kéo sợi, người thợ chỉ dùng được 1 cọc suốt, máy Jenny đã sử dụng 16-18 cọc suốt và chỉ cần 1 công nhân điều khiển. Đến năm 1769, Thomas Arkwright chế ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước. 2 năm sau, ông cho xây dựng xưởng dệt đầu tiên của nước Anh trên bờ sông ở Manchester. Máy Jenny kéo được sợi nhỏ nhưng không bền, trong khi máy của Arkwright sản xuất được sợi chắc hơn, song lại thô. Vì vậy, trên nền tảng 2 loại máy này, năm 1779, Cromton đã cải tiến máy với kỹ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, vải dệt ra vừa đẹp vừa bền. Nhờ những phát minh trên, năng suất lao động trong ngành kéo sợi tăng lên rất nhiều. Phát minh quan trọng giúp ngành dệt có bước nhảy vọt là máy dệt chạy bằng sức nước của linh mục Edmund Cartwright vào năm 1785. Máy dệt này có năng suất tăng gần 40 lần so với dệt tay.

Cơ giới hóa

Phát minh trong ngành dệt cũng tác động sang các ngành khác. Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy, điều đó bất tiện rất nhiều mặt. Năm 1784, dựa trên máy hơi nước dùng ở hầm mỏ của Thomas Newcomen trước đây, James Watt [một phụ tá thí nghiệm của trường Đại học Glasgow, Scotland] đã phát minh ra máy dệt chạy bằng hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Không những thế phát minh này còn có thể coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hóa. Ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn. Năm 1784 Henry Cort đã tìm ra cách luyện gang thành sắt. Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép. Phát minh này đã đáp ứng được yêu cầu cao về số lượng và chất lượng thép hồi đó. Cách mạng cũng diễn ra trong ngành giao thông vận tải. Năm 1814, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước đã ra đời. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở châu Âu và châu Mỹ. Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.

Để có thể tiến hành CMCN, cần có những điều kiện về tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật và chính trị, cụ thể hơn chính là nguồn vốn, khoa học công nghệ, máy móc kỹ thuật, con người, vị trí địa lý… Về chính trị, hầu hết cuộc CMCN đều được sự hỗ trợ và hậu thuẫn đáng kể từ chính phủ. Ở Anh, nhà nước đưa ra những chính sách bảo hộ mậu dịch, hỗ trợ xuất-nhập khẩu máy móc thiết bị. Còn ở Nhật Bản, chính phủ đóng vai trò chủ đạo trong cuộc CMCN khi phát triển giao thông, đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở hạ tầng rồi bán lại với giá ưu đãi… Cùng với đó nhà nước ban hành những chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển, thúc đẩy doanh nghiệp và các nhà tư bản tham gia sản xuất, thương mại.

Thay đổi xã hội

CMCN lần thứ nhất đã làm thay đổi vị thế của nước Anh, trở thành cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới, là công xưởng của thế giới [năm 1848 sản lượng công gnhiệp Anh chiếm 45% tổng sản lượng công nghiệp thế giới], nước Anh trở thành trung tâm thương mại và tài chính quốc tế [năm 1870 khoảng 38% mức lưu chuyển hàng hóa qua nước Anh]. Hoa Kỳ từ một nước kém phát triển do hậu quả của nhiều năm làm thuộc địa, bị kìm hãm đã dần trở thành nước có vị thế cao trên thế giới. Giá trị sản phẩm dệt tăng từ 2,6 triệu USD năm 1778 lên 68,6 triệu USD năm 1860. Luyện kim năm 1810 sản lượng 33.908 tấn, năm 1870: 68.700 tấn. Giao thông vận tải cũng phát triển không ngừng đặc biệt là ngành đường sắt. CMCN cũng biến Nhật Bản từ một nước nghèo, không đáp ứng đủ lương thực, nền kinh tế chỉ dựa vào nông nghiệp là chính, tài nguyên thiên nhiên hạn chế… thành quốc gia có nền kinh tế phát triển, nông sản không chỉ đủ ăn mà còn có thể xuất khẩu.

Một trong những hệ quả quan trọng nhất của CMCN Anh là sự thay đổi căn bản trong cấu trúc giai cấp, khi tư sản và vô sản trở thành 2 giai cấp cơ bản trong xã hội. Với việc sử dụng máy móc rộng rãi, công nhân bị bóc lột thậm tệ, trở nên phụ thuộc vào máy móc. Khi những công xưởng đầu tiên xuất hiện, lao động nữ và trẻ em thay thế cho lao động nam giới, họ bị đối xử tàn tệ, bị bóc lột tàn nhẫn, lương rất thấp. Ngày làm việc bị kéo dài, điều kiện lao động tồi tệ, sinh hoạt thiếu thốn. Vì vậy, ngay từ lúc mới ra đời, giai cấp công nhân Anh đã đứng lên đấu tranh nhưng do ý thức chính trị còn non kém, những cuộc đấu tranh ban đầu của họ mang tính tự phát, thể hiện qua việc đập phá máy móc. Phong trào này phát triển và lan rộng từ những năm 70 của thế kỷ 18 đến những năm đầu thế kỷ 19. Phải trải qua thời gian dài đấu tranh, giai cấp công nhân mới nhận thức được nguyên nhân sự cùng khổ của họ là do sự bóc lột của giai cấp tư sản, từ đó phong trào công nhân có những chuyển biến rõ rệt.

I. Cách mạng công nghiệp

1. Cách mạng công nghiệp ở Anh.

- Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, máy móc được phát minh và sử dụng trong sản xuất đầu tiên ở Anh, trước hết ở ngành dệt, với sự ra đời của máy kéo sợi Gien-ni.

+ Thời bây giờ, hàng dệt của Anh bán chạy làm cho nghề dệt rất phát đạt, mặc dù có sự mất cân đối giữa khâu kéo sợi và dệt vải - cứ 10 người kéo sợi mới đủ sợi cho một thợ dệt.

+ Để khắc phục tình trạng "đói sợi", năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình đặt cho máy, gọi là máy Gien-ni.

+ Máy xe được 16 sợi bông một lúc, năng suất tăng 8 lần.

- Năm 1769, Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước. Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo ra máy dệt đầu tiên ở Anh, làm cho năng suất dệt tăng gần 40 lần so với dệt bằng tay, về sau, máy dệt cũng chạy bằng sức nước.

Do máy dệt chạy bằng sức nước nên các nhà máy phải đặt gần những khúc sông chảy xiết. Về mùa đông, máy phải ngừng hoạt động vì nước đóng băng.

- Năm 1784, Giêm Oát hoàn thành việc phát minh ra máy hơi nước. Từ đó, các nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào thuận tiện.

- Lúc đầu máy móc mới được sử dụng trong ngành dệt vải, về sau được đưa dần vào các ngành kinh tế khác. Nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu đến nhà máy và đưa hàng hóa đi các nơi ngày một tăng. Từ đó, máy móc được sử dụng trong giao thông vận tải.

+ Đầu thế kỉ XIX, tàu thủy chạy bằng máy hơi nước thay thế dần thuyền buồm; xe lửa và đường sắt bắt đầu phục vụ đời sống xã hội.

+ Năm 1825, đoạn đường sắt đầu tiên ở nước Anh được khánh thành, năm 1830, cả nước Anh chi có 108 km đường sắt, đến năm 1850 - tăng lên 10.000 km.

+ Máy móc và đường sắt phát triển đòi hỏi công nghiệp nặng phát triển. Năm 1850, Anh sản xuất được một nửa số gang, thép và than đá của thế giới.

- Từ năm 1760 - 1840, ở Anh diễn ra quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc. Đây là cuộc cách mạng công nghiệp [công nghiệp hóa việc sản xuất] đã làm cho sản xuất phát triển nhanh chóng, của cải ngày càng dồi dào. Công nghiệp hóa diễn ra đầu tiên ở Anh, sớm hơn các nước khác khoảng 60 đến 100 năm và trở nên phổ biến ở các nước tư bản chủ nghĩa. Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới. Thời bấy giờ, nước Anh được gọi là '‘công xưởng của thế giới”.

2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức.

- Ở Pháp, cách mạng công nghiệp bắt đầu từ năm 1830. Trong 20 năm [1830 - 1850], sản lượng gang, sắt tăng 3 lần, độ dài đường sắt tăng 100 lần [từ 30 km lên đến 3.000 km]. Giữa thế kỉ XIX, Pháp có trên 5.000 máy hơi nước, đến năm 1870 - khoảng 27.000 chiếc.

- Nước Pháp hoàn thành cách mạng công nghiệp, kinh tế phát triển, đứng thứ hai sau Anh, hơn hẳn các nước khác trên lục địa châu Âu.

- Ở Đức, tuy đất nước chưa thống nhất nhưng cách mạng công nghiệp vẫn diễn ra vào những năm 40 của thế kỉ XIX. Trong những năm 1850 – 1860, kinh tế phát triển với tốc độ nhanh và đạt được nhiều kết quả.

+ Sản lượng than, sắt, thép và độ dài đường sắt tăng từ 2 đến 3 lần, số máy hơi nước tăng 6 lần.
+ Nhờ tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật mới, công nghiệp hóa chất, công nghiệp luyện kim phát triển và có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Đức.

- Máy móc cũng được sử dụng trong nông nghiệp. Trên đồng ruộng của các nước tiến hành cách mạng công nghiệp đã xuất hiện máy cày, máy bừa, máy gặt đập. Đồng thời, phân bón hóa học được sử dụng rộng rãi, làm tăng năng suất cây trồng.

3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp.

- Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản: nhờ phát minh máy móc, nhiều khu công nghiệp lớn, nhiều thành phố mọc lên, thu hút dòng người từ nông thôn đến tìm việc làm.

- Về mặt xã hội, hệ quả quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp là hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

+ Do nắm được kinh tế, giai cấp tư sản thống trị xã hội.

+ Giai cấp vô sản là những người lao động làm thuê, bị áp bức, bóc lột.

+ Ngay từ đầu họ đã đứng lên đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản với các hình thức: đập phá máy móc, nêu yêu cầu về quyền lợi, khởi nghĩa vũ trang.

II. Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thế giới

1. Các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX.

- Sang thế kỉ XIX, do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư bản chủ nghĩa, phong trào dân tộc dân chủ ở các nước châu Âu và châu Mĩ ngày càng dâng cao, tấn công mạnh mẽ vào thành trì của chế độ phong kiến.

- Do tác động của Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, nhân lúc thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang suy yếu, các thuộc địa của hai nước này ở khu vực Mĩ La-tinh đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập, dẫn đến sự ra đời của một loạt quốc gia tư sản mới.

- Ở châu Âu, tháng 7/1830, phong trào cách mạng tư sản lại nổ ra ở Pháp, lật đổ nền thống trị của triều đại Buốc-bông [từng bị lật đổ trong cách mạng 1789, được phục hồi từ năm 1815]. Sau đó, cách mạng lan nhanh sang các nước Bỉ, Đức, I-ta-li-a, Ba Lan, Hi Lạp...

- Trong những năm 1848 – 1849, cách mạng tư sản diễn ra sôi nổi ở nhiều nước châu Âu. Những cuộc cách mạng này đã củng cố sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Pháp, làm rung chuyển chế độ phong kiến ở Đức, I-ta-li-a và đế quốc Áo – Hung.

+ Ở Đức, l-ta-li-a, nhiệm vụ của cách mạng là thống nhất đất nước, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

+ Các dân tộc trong đế quốc Áo - Hung như Hung-ga-ri, Séc, Slô-va-ki-a, Ru-ma-ni, Ba Lan, các dân tộc trên bán đảo Ban-căng... đấu tranh đòi giải quyết vấn đề dân tộc, thành lập các quốc gia độc lập.

- Mười năm sau cách mạng 1848 - 1849, cơn bão táp cách mạng mới lại bùng lên ở châu Âu.

- Từ năm 1859 - 1870, dưới sự lãnh đạo của tư sản mà đại diện là Ca-vua - một quý tộc tư sản hóa, 7 quốc gia ở bán đảo I-ta-li-a đã thống nhất thành Vương quốc I-ta-li-a. Trong sự nghiệp thống nhất này, quần chúng nhân dân, dưới sự lãnh đạo của người anh hùng dân tộc Ga-ri-ban-đi đã đóng vai trò quan trọng.

- Cùng thời gian đó, từ năm 1864 đến đầu năm 1871, nước Đức được thống nhất từ 38 quốc gia lớn nhỏ bằng các cuộc chiến tranh chinh phục dưới sự lãnh đạo của quý tộc quân phiệt Phổ, đứng đầu là Thủ tướng Bi-xmác.

- Ở Nga, dưới áp lực các cuộc bạo động của nông nô diễn ra dồn dập trong những năm 1858 – 1860, tháng 2/1861, Nga hoàng ban bố “Sắc lệnh giải phóng nông nô". Cuộc cải cách có tính chất tư sản dù rất hạn chế, đã mở đường cho nước Nga chuyển nhanh sang chủ nghĩa tư bản.

2. Sự xâm lược của tư bản phương Tây đối với các nước Á, Phi.

- Trong thời kì cách mạng công nghiệp, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh và Pháp phát triển nhanh chóng làm tăng nhu cầu tranh giành thị trường, đẩy mạnh việc xâm lược các nước ở phương Đông, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á.

+ Ấn Độ từ lâu là nơi tranh chấp giữa Anh và Pháp. Cuối thế kỉ XVIII, Pháp phải để cho Anh độc chiếm Ấn Độ.

+ Năm 1840, Anh gây ra cuộc Chiến tranh thuốc phiện với triều đình Mãn Thanh, mở đầu sự xâm chiếm Trung Quốc. Sau đó, các nước khác như Mĩ, Pháp, Đức... đua nhau xâu xé Trung Quốc, biến Trung Quốc thành nước nửa thuộc địa.

+ Đông Nam Á nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, tiếp giáp với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, có một vị trí chiến lược quan trọng và giàu tài nguyên, nên sớm bị tư bản phương Tây nhòm ngó.

+ Phi-líp-pin đã là thuộc địa của Tây Ban Nha từ thế kỉ XVI.

+ Quần đảo ln-đô-nê-xi-a bị Hà Lan xâm lược từ thế kỉ XVI - XVII.

+ Năm 1824, Anh bắt đầu xâm lược Miến Điện; đến cuối thế kỉ XIX, hoàn thành công cuộc chinh phục nước này.

+ Mã Lai cũng rơi vào tay Anh.

+ Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào lần lượt bị Pháp đô hộ.

+ Xiêm trở thành nơi tranh chấp thế lực giữa các nước Anh và Pháp.

- Châu Phi vào nửa đầu thế kỉ XIX còn là một lục địa bí hiểm đối với các nước tư bản phương Tây. Các nước này mới đạt được một số căn cứ thương mại ở ven biển. Riêng Anh có thuộc địa Kếp ở Nam Phi, Pháp có thuộc địa An-giê-ri ở Bắc Phi. Đến nửa sau thế kỉ XIX. thực dân phương Tây mới tìm cách đi sâu vào đất liền.

- Hầu hết các nước châu Á, châu Phi lần lượt trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của thực dân phương Tây.

Page 2

SureLRN

Video liên quan

Chủ Đề