Hạnh khô chua là gì

Hành là loại gia vị phổ biến trong gian bếp của mỗi gia đình, bên cạnh đó hành cũng được biết đến là một loại thuốc rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nhiều người vẫn băn khoăn không biết ăn nhiều hành có tốt hay không và ăn hành lá có tác dụng gì.

Hành là một loại thực phẩm rất quen thuộc trong cuộc sống. Theo đông y, hành có vị cay, tính ôn, không độc. Hành có công dụng thông dương, hoạt huyết, giúp ra mồ hôi, lợi tiểu và sát trùng. Ngoài ra, hành còn có tác dụng chữa cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, ho sốt.

Bên cạnh đó, hành còn giúp tăng tiết dịch tiêu hóa, chữa bệnh ăn không ngon, khó tiêu, đầy bụng. Tác dụng làm ấm thận và ấm tử cung.

Theo Tây y, hành còn là một loại kháng sinh rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Do đó, hành giúp tăng cường miễn dịch và diệt khuẩn. Chính vì lý do này mà hành có tác dụng chữa trị rất hiệu quả đối với các bệnh cảm cúm, viêm nhiễm trong cơ thể.

Ăn hành thường xuyên còn giúp giảm cholesterol máu và làm tiêu cục máu đông gây tắc mạch máu. Vì vậy mà giảm nguy cơ gây tắc mạch và các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, hành còn là bài thuốc rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường do có chứa “insulin thảo mộc”.

Ăn hành thường xuyên rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cần có cách chế biến thích hợp để duy trì các chất dinh dưỡng và tinh dầu trong hành.

Tốt nhất nên ăn hành sống thay vì hành đã chế biến chín. Khi hành còn sống, tinh dầu và men trong hành được bảo toàn, do đó có hiệu quả hơn. Nên nghiền nát hành và để vài phút mới dùng. Việc này giúp các tế bào giải phóng hoạt chất và chuyển các chất này thành chất cho tác dụng dược lý cần thiết.

Mọi người nên ăn uống hợp lý và không nên ăn hành nhiều quá trong thời gian dài

Khi nấu ăn, cho hành vào thức ăn sau khi đã nấu chín và không đun ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Việc tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ làm phá hủy các hoạt chất có trong đó.

Hành có rất nhiều công dụng và lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc ăn hành nhiều quá cũng dẫn đến một số rối loạn sau:

  • Mờ mắt
  • Tóc bạc sớm
  • Cản trở ra mồ hôi

Do hành là loại thực phẩm có tính ấm, do đó, không nên dùng hành cho người dương thịnh, bốc hỏa. Ngoài ra, không được dùng chung hành với mật ong và người cao huyết áp. Một điểm nữa cần lưu ý là đối với những phụ nữ có kinh sớm hoặc kinh ra nhiều cần tránh ăn hành nhiều quá.

Như vậy, hành là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn hành nhiều quá cũng sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ cho sức khỏe. Do đó, cần sử dụng đúng số lượng và đúng cách để có được hiệu quả tốt nhất từ hành.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có được câu trả lời cho câu hỏi, ăn nhiều hành có tốt không? Cũng như biết cách sử dụng hành sao cho hiệu quả và an toàn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Hành khô chứa rất ít calories và giàu vitamin A, B, C, E. Dùng hành khô thường xuyên giúp giảm cholesterol và tăng cường lưu thông máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

  • Lá chanh trong ẩm thực
  • Ly trà gừng ấm bụng ngày gió mùa
  • Tôm xào bơ tỏi thơm ngon dễ làm

Hành khô là một trong những loại củ không thể thiếu trong nhà bếp của các bà nội trợ từ Âu sang Á, từ già đến trẻ. Được dùng trong rất nhiều món ăn, hành khô có mùi hăng đặc trưng pha trộn giữa mùi hành tây và tỏi.

Ở Việt Nam, bạn thường thấy những củ hành khô với màu vàng nâu đặc trưng. Tuy nhiên hành khô còn có thể có màu hồng và màu tím nữa. Loại màu hồng có mùi vị mạnh nhất, giòn hơn và rất được ưa chuộng trong các món xốt của người Pháp.



Nếu được cất giữ tốt ở nơi khô ráo, thoáng mát; củ hành khô có thể dùng được trong vài tháng. Tuy nhiên bạn không nên cất hành khô trong ngăn mát tủ lạnh bởi nhiệt độ thấp khiến hành dễ mọc mầm. Khi bạn thấy hành khô đã mọc mầm xanh thì không nên sử dụng nữa, hoặc nếu dùng bạn nên cắt bỏ đoạn mầm hành mọc ra.


Có rất nhiều cách để sử dụng hành khô trong ẩm thực. Bạn có thể nướng cả củ hành, ngâm dấm, xắt lát trong các món salad hoặc thêm hương vị cho món xào, nấu, hầm.


Chứa một lượng đường lớn và rất ít nước so với hành tây, khi xào nấu với hành khô bạn nên dùng lửa nhỏ - vừa để hành không bị cháy.


Khi dùng hành xắt lát cho món salad, rất nhiều người cảm thấy khó ăn bởi vị hăng của nó. Để giảm độ hăng của hành và giúp món salad của bạn dễ ăn hơn, sau khi xắt lát bạn cho hành vào một chiếc khăn sạch, vắt khăn thật mạnh để tinh dầu hành thấm bớt ra khăn rồi mới trộn vào salad.



Nếu cần hành tây mà bạn chỉ còn hành khô? Bạn có thể dùng 3-4 củ hành khô thay cho 1 củ hành tây. Và ngược lại nếu không có hành khô bạn có thể dùng hành tây hoặc thậm chí hành lá để thay thế.


Hành khô chứa rất ít calories và giàu vitamin A, B, C và E. Dùng hành khô thường xuyên giúp giảm cholesterol và tăng cường lưu thông máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Hành khô hay còn được gọi là hành tím, là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày cũng như trong ẩm thực của toàn thế giới và Việt Nam. Tuy nó là một loại gia vị nhưng lại mang nhiều giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe con người vì vậy mà chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Ảnh 0- Hình ảnh hành khô

Những sự thật thú vị về hành khô

Hành khô hay còn được gọi là củ hành tím có vỏ tím đậm, màu tím hồng hay có vỏ màu vàng nâu. Nó có tên Tiếng Anh gọi là onion, có mùi hăng, vị hơi cay, nó thường dùng để làm gia vị món ăn và để ăn sống.

Sau khi thu hoạch hành tím thì người ta bảo quản lâu nên được gọi là củ hành khô. Trong nấu ăn, người ta thường phi vàng thơm hành lên để tăng hương vị các món ăn như bún riêu, xôi mặn, món xào, hủ tiếu, bánh cuốn,...Bên cạnh đó, hành tím còn rất được yêu thích trong các món sốt ở Châu Âu.

Ảnh 1- Củ hành tím

Phân loại các loại hành 

Ngày nay, trên thị trường phổ biến rất nhiều loại hành như là:

  • Hành tím: Loại hành củ này được nước ta trồng và sử dụng nhiều nhất.

  • Hành tím Trung Quốc: Đây là loại củ hành to thường một nhánh nhưng không thơm và ngon bằng hành tím nước ta.

  • Hành tây: Loại củ hành này to và được dùng cho các món xào, dưa muối.

  • Hành lá: Đây là phần thân và lá khi trồng củ hành tím mà ta thường sử dụng làm hương vị

Đặc điểm cây hành tím

Ảnh 2-Đặc điểm cây hành tím
  • Đây là loại cây thân thảo có lá mọc từ gốc và thời gian sinh trưởng trong từ 55-60 ngày.

  • Hành tím thường có 2 loại củ là củ nhỏ dài và củ to tròn, có màu tím ở vỏ bên ngoài và bên trong cắt đôi ra thành từng lớp giống như hành tây.

  • Cây thường được trồng ở cát hay trên đất thịt, nó là loại cây ưa ẩm và bóng râm.

Hành tím thường được phân bố ở đâu?

Hầu hết các nước Châu Á đều trồng hành tím vì nó rất dễ trồng. Còn ở Việt Nam, có rất nhiều vùng trồng hành tím nổi tiếng như là ở các xã Lý Sơn – Quảng Ngãi, Vĩnh Châu – Sóc Trăng, Gò Công – Tiền Giang, Ninh Hải – Ninh Thuận,…

Thường sau 60 ngày trồng hành tím, củ hành đã chuyển sang màu tím thì ta bắt đầu nhổ sau đó phơi nắng tầm 2-3 ngày để cho vỏ khô rồi ta bảo quản lâu dài nha.

Ảnh 3 -Thu hoạch hành tím

Các thành phần dinh dưỡng của hành tím 

Các thành phần dinh dưỡng trong 100 gram hành tím khô như sau là:

  • Lượng calo: 75 kcal

  • Carbonhydrate: 17 gr

  • Chất xơ: 3 gr

  • Chất đạm: 2.5 gr

  • Canxi: 3%

  • Sắt: 7%

  • Photpho: 5%

  • Kali: 7%

  • Magie: 5%

  • Kẽm: 4%

  • Folate: 9%

Ảnh 4- Các chất dinh dưỡng trong hành tím 

Ăn hành sống có tốt không?

Ăn hành sống rất tốt cho sức khỏe con người vì nó cải thiện được nhiều tình trạng bệnh nhưng bạn vẫn phải dùng với liều lượng thích hợp. Vậy hành có những tác dụng gì và ta nên ăn bao nhiêu là đủ, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Những tác dụng của hành tím đối với sức khỏe con người 

Hành tím chứa nhiều chất oxy hóa

Ảnh 5-Hành khô chứa nhiều chất chống oxy hoá
  • Hành tím rất giàu các chất chống oxy giúp ta tăng cường sức khỏe và bảo vệ tế bào cơ thể không bị tổn thương bởi các gốc tự do.

  • Các chất chống oxy hóa giúp phòng chống ung thư, giúp cơ thể ngăn ngừa, kìm hãm các quá trình lão hóa sớm và giúp làm đẹp cho phụ nữ.

Hành tím giúp giảm sốt và ổn định huyết áp

Trong hành khô có chứa nhiều chất tự nhiên giúp hạ huyết áp cũng như có tác dụng đánh tan các cục máu đông, làm loãng máu và lọc máu ra khỏi các chất béo không lành mạnh. Khi bạn bị cảm cúm hay sốt thì nên sử dụng hành tím vì vị hăng của nó giúp tăng tiết mồ hôi và thúc đẩy lưu thông máu.

Hành tím giúp làm dịu các triệu chứng bị dị ứng

Ảnh 6-Làm dịu các triệu chứng dị ứng
  • Các tác nhân bên ngoài như là do bụi, thời tiết, thực phẩm,...khi mà cơ thể bị dị ứng thì trong cơ thể thường giải phóng các chất histamine, là nguyên nhân gây ra các triệu chứng bị dị ứng.

  • Trong hành tím chứa nhiều quercetin giúp làm giảm các triệu chứng bị dị ứng và ngăn chặn sự giải phóng histamine.

  • Bên cạnh đó, hành tím còn làm giảm các triệu chứng như giảm các vết sưng tẩy của các vết mụn rộp và các dị ứng,...

Hành khô hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn máu 

Ảnh 7-Hỗ trợ tuần hoàn máu và hô hấp

Trong hành khô có các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông, có khả năng làm giảm các nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, giúp làm tuần hoàn máu tốt hơn và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Bên cạnh đó, việc ta dùng hành tím thường xuyên giúp làm giảm các lượng cholesterol, cải  thiện huyết áp, các chất béo tích tụ trong máu và làm giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Hành khô làm giảm các triệu chứng của viêm khớp 

Trong hành tím có các hoạt chất vitamin B6 giúp bạn kiểm soát các cơn đau viêm khớp, đau khớp,...Ngoài ra, hành tím còn giúp làm giảm nguy cơ gây viêm loãng xương, thấp khớp và làm giảm nguy cơ loãng xương,...

Ảnh 8 -Giảm các triệu chứng của viêm khớp

Hành tím giúp làm giảm căng thẳng hơn, cải thiện cảm xúc, tinh thần và điều hòa nội tiết tố, điều hòa hormon nhờ có các chất  acid folic .

Hành khô tốt cho hệ tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch

Trong hành khô chứa lượng lớn lưu huỳnh nên nó rất tốt cho gan. Bên cạnh đó, mỗi ngày bạn nên ăn khoảng 1 củ hành khô sẽ giúp ngăn ngừa các cơn đột quỵ, đau tim và làm hạ mức độ Cholesterol xấu LDL. Một chất rất tốt trong hành tím nữa là các chất Flavonoids có tác dụng như một chất chống oxy hóa thúc đẩy khả năng miễn dịch của cơ thể và ngăn chặn các khối u phát triển và hình thành.

Ảnh 9- Giảm căng thẳng thần kinh

Hành khô có tác dụng đối với nam giới trong việc trị yếu sinh lý

Hành khô giúp trị yếu sinh lý, cải thiện chất lượng tinh trùng và kéo dài thời gian quan hệ, cương dương. Bên cạnh đó, hành khô còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, giúp phòng chống rối loạn cường dương và làm tăng ham muốn tình dục 

Hành khô kiểm soát bệnh tiểu đường

Trong hành tím có các chất Phytochemical giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể và ngăn ngừa biến chứng mắc bệnh đái tháo đường

Ảnh 10 - Kiểm soát bệnh tiểu đường

Bên cạnh đó, hành tím còn có một số công dụng sau:

  • Hành tím điều trị các bệnh về viêm xoang mũi

  • Hành ta giúp điều trị các bệnh về hô hấp

  • Hành tím chống thiếu máu

  • Hành tím làm giảm thiểu các bệnh về gan

  • Hành tím góp phần làm đẹp da

Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh từ củ hành tím

Chữa ho từ hành tím ngâm mật ong

  • Lấy 2 củ hành tím, 1 củ tỏi, bóc vỏ, thái lát mỏng cho vào lọ thủy tinh. Thêm mật ong vào ngập mặt đậy kín để qua 1 ngày rồi cho trẻ uống 2-3 lần mỗi ngày.

  • Lưu ý mỗi lần chỉ dùng 1 muỗng cà phê và không nên dùng nhiều và không dùng cách này với trẻ trơ sinh bạn nhé.

Ảnh 11- Hành tím tỏi ngâm mật ong trị ho

Trị mụn cóc bằng hành tím

  • Ta hòa tan các nước muối ấm vào chậu rồi ta ngâm châm mà có mụn cóc trong khoảng từ 20-25 phút.

  • Tiếp theo, ta dùng khăn thấm khô rồi lấy đá chà nhẹ vào các chỗ mụn nhọn.

  • Sau đó, ta lấy một củ hành tím, giã nhỏ ra rồi đắp vào mụn cóc và buộc lại bằng khăn vải cho đến sáng hôm sau thì bỏ ra rồi rửa lại bằng nước muối loãng.

  • Ta nên làm liên tục từ 8-10 ngày thì mụn cóc sẽ từ từ biến mất.

Ành 12-Trị mụn cóc bằng hành tím

Thông tắc tia sữa bằng hành tím

Những người phụ nữ sau sinh hay gặp tình trạng tắc tia sữa thì các mẹ hãy thử áp dụng mẹo này xem nhé:

  • Ta cắt lát mỏng 1 củ hành tím rồi đắp quanh bầu ngực để tránh vùng đầu ti bị em bé bú bị cay nồng.

  • Tiếp theo, ta dùng vải buộc lại trong khoảng 30 phút rồi mở ra và rửa sạch. Nếu bạn cố gắng làm 2,3 lần trong ngày thì sẽ cải thiện tốt tình trạng tắc tia sữa như này.

  • Bạn hãy lưu ý rằng là ta cần đảm bảo là trước khi bé bú thì mùi hành cay trên bầu ngực mẹ không còn để ta tránh việc tinh dầu hành còn ảnh hưởng đến hô hấp của bé.

Ảnh 13-Thông tắc tia sữa bằng hành tím

Cách làm hành phi từ hành tím

Ngày nay, trong ngành thực phẩm thì hành tím được ứng dụng rất nhiều như làm hành phi thơm ngon, giùn rụm, nó là gia vị không thể thiếu trong nhà hàng, quán ăn, vỉa hè,… như bún, phở, món xào, bánh cuốn, xôi, bánh tráng,…

Trong các quy mô công nghiệp thì quy trình làm hành phi bao gồm các loại máy như sau:

Máy bóc vỏ hành -> Máy thái hành tỏi -> Máy phi hành chiên hành tự động ->

Máy vắt ly tâm văng khô hành phi

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin đầy đủ về hành khô cũng như công dụng và tác dụng của nó. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn, bạn hãy chia sẻ để mọi người cùng biết về những công dụng tuyệt vời của hành khô nhé.

Video liên quan

Chủ Đề