Hay cho biết hình dạng màu sắc kích thước của bọ xít bọ xít pha hại cây bằng cách nào

Bọ xít là loài động vật khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, e dè, đôi khi là sợ hãi về mùi hôi cũng như môi trường sống phức tạp của chúng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về loại vật này trong bài viết dưới đây, cũng như các cách diệt bọ xít gây hại cho cây trồng hiệu quả nhất!

I. Tìm hiểu về bọ xít, nguồn gốc loài bọ xít

Bọ xít là loài côn trùng thuộc bộ cánh nửa, có tên khoa học theo tiếng Anh là Pentatomidae. Cũng như các loài thuộc bộ cánh nửa khác, chúng có thân hình dẹp, có mắt, phần miệng thường phát triển thành vòi để chích hút, có cánh đôi mỏng.

Hình ảnh đặc trưng của loài bọ xít

Bọ xít đa dạng về kích thước và màu sắc, có loại có lợi và có loại có hại. Ngoài ra, hiện nay đang xuất hiện loài bọ xít hút máu gây nguy hiểm cho người dân.

Tùy theo loại bọ xít mà chúng có nguồn gốc từ các nơi khác nhau trên thế giới. Ví dụ loại bọ xít hút máu có nguồn gốc từ Trung – Nam Mỹ và di cư sang châu Á. Bọ xít có mặt hầu hết trên các châu lục vì khả năng sinh sôi và phát triển mạnh.

🔥🔥🔥 BẠN BIẾT GÌ VỀ: Bọ Cạp

II. Đặc điểm của loài bọ xít

Dưới đây, chúng tôi xin gửi tới bạn những thông tin cơ bản về đặc điểm chung của loài bọ xít như vòng đời, tác hại,… Giúp bạn có cái nhìn bao quát nhất về loài côn trùng này.

1. Vòng đời của loài bọ xít

Giống như châu chấu, dế, bọ xít là loài trải qua giai đoạn biến đổi từ ấu trùng trở thành con trưởng thành.

Đây là loài đẻ trứng, trứng của bọ xít trở thành ấu trùng có hình thể khá giống bố mẹ rồi thành nhộng, qua giai đoạn nhộng trở thành con trưởng thành.

Vòng đời sống của bọ xít

Bọ xít trưởng thành thường sống được 06 tháng cho đến 2 năm tùy vào từng giống loài khác nhau.

2. Bọ xít có độc không?

Có một số ít các loại bọ xít có chứa độc tố. Độc tố này chuyển vào cơ thể con người khi chúng ta chạm vào hoặc ăn một số loại bọ xít khi chưa vệ sinh kỹ.

Lúc đó cơ thể sẽ có phản ứng bị sốt, người sưng phù nề, đau đầu, nôn ói hoặc thậm chí hôn mê hoặc năng hơn là tử vong [chết người].

Có rất nhiều loài có hình dáng khá giống với  bọ xít, điển hình là sâu ban miêu [hình dưới].

Đây là loài côn trùng có chứa độc dược cao, nếu chế biến và ăn loại côn trùng này sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe của bạn.

🏵️🏵️🏵️ XEM THÊM VỀ: Bọ cánh cứng

3. Tác hại của bọ xít

Sự đa dạng về chủng loại nên các loại bọ xít với nguồn thức ăn và tập tính khác nhau, điều này sẽ gây ra những tác hại không nhỏ cho cuộc sống của con người:

  • Bọ xít hại cây trồng, đặc biệt là các loại cây trồng có giá trị kinh tế như: lúa, nhãn, vải, chè,…gây ra thiệt hại mùa màng lớn cho người nông dân.

Bọ xít rất gây hại cho cây trồng

  • Bọ xít kí sinh hút máu của con người gây ra sưng đỏ, phù nề trên khu vực da người bị bọ xít đốt.
  • Chất thải của các loại bọ xít gây ngứa ngáy, thậm chí bỏng ngoài da, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
  • Một số loại bọ xít có chứa axit. Khi vô tình chạm phải chúng, da bạn sẽ bị phỏng rộp.

👉👉👉 TÌM HIỂU THÊM: Bọ Rùa

III. Tại sao bọ xít lại hôi?

Mùi hôi là một trong những đặc trưng tiêu biểu khi nhắc đến loài bọ xít. Mùi hôi là vì cấu tạo cơ thể chúng có tuyến hôi nằm ở bụng vốn để bảo vệ trứng và ấu trùng.

Sẽ rất dễ để bạn phát hiện thấy bọ xít trong nhà bởi vì mùi hôi đặc chưng của chúng.

Lúc này, để khử mùi hôi của bọ xít một cách hiệu quả, việc cần làm của bạn là cố gắng tìm ra chúng, vứt ra xa khỏi nhà rồi sau đó vệ sinh sạch sẽ chỗ phát hiện ra chúng.

IV. Trứng bọ xít nằm trên quần áo thì nên làm gì?

Trứng bọ xít màu trắng hoặc vàng nhạt, bám thành từng cụm trên quần áo. Khi gặp trứng bọ xít bám trên quần áo, bạn phải khéo léo gạt trứng ra khỏi quần áo, cố gắng không làm trứng vỡ, rồi đem quần áo đi giặt lại.

Trứng bọ xít bám trên quần áo

Trường hợp bạn vô tình mặc áo làm bể trứng hoặc mặc phải áo mà dính bọ xít non đã nở, lúc này bạn hãy nhẹ nhàng lấy nước muối sinh lý hoặc xà phòng để rửa vùng da chạm phải axit từ bọ xít non.

Khi thu quần áo sau khi phơi, bạn nhớ chú ý kiểm tra để tránh trường hợp mặc phải áo có dính trứng bọ xít.

⚠️⚠️⚠️ XEM THÊM: Giun Quế

V. Phân loại các dòng bọ xít

Bọ xít có rất nhiều loài khác nhau, sau đây, chúng tôi xin thống kê 5 loài bọ xít mà bạn hay gặp nhất ở Việt Nam.

1. Bọ xít hút máu người

Bọ xít hút máu người sống ở những nơi ẩm thấp, gầm tủ, các khu nhà tối tăm, không có người ở,… Bọ xít hút máu người thường có màu đen, có viền màu cam hai bên thân, miệng có vòi.

Để ngăn chặn loài này sinh sôi, gây hại cho con người, việc cần làm của chúng ta là vệ sinh sạch sẽ nhà cửa. Không tạo điều kiện cũng như môi trường sống cho loài này.

2. Bọ xít muỗi

Đúng như tên gọi, bọ xít muỗi có hình dáng khá giống loài muỗi. Chúng hút nhựa cây, thường là các loài cây công nghiệp hoặc cây ăn trái như: điều, nhãn, vải, bơ, mướp, chè, điều, cà phê, ổi, tiêu…

Nước bọt của loài bọ xít muỗi này gây hoại tử cho lá, cành hoặc thân cây làm cây yếu ớt, queo quắt.

🔔🔔🔔 BẠN ĐÃ BIẾT: Con Kỳ Nhông

3. Bọ xít nhãn

Bọ xít nhãn có lớp vỏ cứng màu nâu nhạt hoặc nâu đậm và phần bụng có lớp phấn trắng. Loài bọ xít này hút nhựa cây của cây nhãn, vải làm thức ăn.

Loại bọ xít này có thể ăn được, thường được chế biến thành món bọ xít rang, đây là đặc sản của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

4. Bọ xít đen

Bọ xít đen có kích thước khá nhỏ, chỉ tầm 5mm đến 10mm. Đây là loài bọ xít gây hại lúa và gây thiệt hại lớn cho mùa màng. Loại bọ xít đen này có mùi hôi rất đặc trưng.

5. Bọ xít xanh

Loài bọ xít này khi mới sinh có màu xanh, thân hình dẹt, vai nhọn, nhìn khá giống chiếc lá. Giai đoạn sinh nở của bọ xít xanh thường vào mùa xuân.

Bọ xít xanh sinh sản rất nhiều, nước bọt của loài này có thể gây hại cho các loại cây như: Vải, lúa, bưởi

Ngoài các dòng phổ biến ở trên, bọ xít cũng vấn còn rất nhiều loài như: Bọ xít vải, bọ xít Alydidae,…

✅✅✅ THAM KHẢO THÊM VỀ: Con Rết

VI. Cách chế biến món bọ xít rang

Bọ xít cũng có thể trở thành một món ăn thơm ngon độc đáo nếu biết chế biến đúng cách, đặc biệt là Bọ xít nhãn.

Bọ xít rang – Món ăn đặc sản của Yên Bái

Cách chế biến món ăn này cũng rất công phu, bọ xít nhãn phải còn non và được ngâm muối để hết mùi hôi đặc trưng. Sau đó lọc bỏ sạch đầu, chân, phần ruột và phấn trắng trên bụng và rang lên

Bọ xít rang có mùi thơm và béo ngậy đặc trưng, hương vị rất độc đáo, đặc biệt phù hợp khi ăn kèm với lá chanh, bưởi.

VII. Cách diệt bọ xít hút máu người

Gần đây, loài bọ xít hút máu người vốn có nguồn gốc từ Trung – Nam Mỹ đã sinh sôi và phát triển mạnh ở nước ta.

Chúng vốn là loài hút máu động vật nhưng khi nguồn thức ăn khan hiếm, chúng sẽ hút máu người để làm thức ăn. Vì vậy, bạn cần biết cách để phòng chống và tiêu diệt loại côn trùng nguy hiểm này:

1. Sử dụng thuốc diệt bọ xít

Bạn tìm mua các loại thuốc xịt côn trùng hoặc thuốc diệt sâu hại nông nghiệp có bán trên thị trường. Các loại thuốc diệt bọ xít rất đa dạng và có hiệu quả cao.

Tuy nhiên, bạn cũng nên kiểm tra và đọc cách sử dụng thật kỹ, vì chất độc của các loại thuốc diệt bọ này cũng gây ra nguy hiểm cho sức khỏe con người.

2. Cách diệt bọ xít bằng nước tỏi

Bọ xít là loài có mùi hôi nhưng chúng lại rất ngại mùi của các loại cây như tỏi. Tỏi vốn có mùi nồng là vũ khí lợi hại đuổi lũ bọ xít phiền phức ra khỏi nhà của bạn.

Nước tỏi – Kẻ thù truyền kiếp của Bọ xít

Để diệt trừ bọ xít bằng phương pháp này, bạn chỉ cần trộn dung dịch tỏi với nước và xịt xung quanh các khu vực chúng thường lui tới hay dưới gầm tủ, các khu vực ẩm thấp.

3. Tiêu diệt bọ xít bằng bạc hà

Tương tự như công thức của nước tỏi đuổi bọ xít ở trên, bạn cũng dùng hỗn hợp tinh dầu bạc hà [bột bạc hà] trộn với nước và xịt vào những chỗ bọ xít thường hay lui tới.

👉👉👉 XEM NGAY: Cách diệt gián tận gốc

VIII. Bị bọ xít hút máu cắn gây bệnh không? Chữa thế nào?

Tại vết đốt của loài bọ xít hút máu này, vết đốt sẽ bị sưng đỏ và chai cứng, kèm theo đó là ngứa ngáy hoặc đau rát.

Chúng còn là vật trung gian truyền bệnh Chagas [triệu chứng là loạn nhịp tim, viêm màng não, hoại tử], bệnh ngủ và các bệnh nguy hiểm như bệnh ngủ rất nguy hiểm.

Bệnh Chagas có thể gây đau tim, đột quỵ

Nếu thấy các dấu hiệu bị bọ xít hút máu đốt, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, kiểm tra máu để xem có bị nhiễm kí sinh trùng bệnh Chagas hay không.

🔥🔥🔥 THAM KHẢO: Các loại tắc kè trong tự nhiên

IX. Phòng trừ bọ xít gây hại

Để phòng ngừa bọ xít gây hại bạn nên thường xuyên chú ý vệ sinh môi trường sống. Lau dọn và sử dụng các loại tinh dầu thơm để làm thông thoáng các gầm tủ, góc kín trong nhà và đuổi bọ xít.

Dọn dẹp nhà cửa cũng là một trong những phương pháp phòng trừ bọ xít hiệu quả

Nếu bạn có trồng các loại cây vốn là thức ăn yêu thích của bọ xít thì hãy sử dụng các loài thiên địch như kiến ăn thịt và các loại thuốc trừ sâu phù hợp để diệt bọ xít.

🔔🔔🔔 ĐỌC THÊM: Bị Rết cắn có sao không

X, Mua bọ xít ở đâu, giá bao nhiêu tiền?

Mặc dù là loài vật vốn không dễ thương và đáng yêu gì với hầu hết chúng ta, nhưng bọ xít lại là loài có thể chế biến thành các món đặc sản nổi tiếng.

Hiện nay đã có nhiều đơn vị bán bọ xít cho người có nhu cầu, bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên internet. Giá của bọ xít cũng khá cao, tầm 500.000 đến 600.000 VNĐ cho 1 kg thô.

Là loại côn trùng vừa có lợi vừa có hại, thế giới của bọ xít quả thật là còn rất nhiều điều thú vị mà chúng ta chưa biết.

Hiểu thêm về loài côn trùng này sẽ giúp bạn phòng tránh những tác hại mà chúng gây ra trong cuộc sống của chúng ta.

Video liên quan

Chủ Đề