Hồ thị kim thoa là ai

Ông Xô thông tin thêm: Cảnh sát điều tra đã ban hành lệnh truy nã toàn quốc và truy nã đỏ với bị can Hồ Thị Kim Thoa, hiện đã có thư đề nghị, động viên bà này sớm về nước trình diện, khai báo để được hưởng khoan hồng. Nhưng hiện nay chưa có thông tin các cấp thẩm quyền có liên quan về việc bắt giữ bà Thoa ở nước ngoài.

Ngoài việc vận động gia đình, thiếu tướng Tô Ân Xô cũng kêu gọi nếu ai có quan hệ, manh mối nào thì sớm thông báo cho cơ quan cảnh sát điều tra.

Ngày 2-12, Ban Bí thư đã họp dưới sự chủ trì của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng để xem xét, thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với bà Hồ Thị Kim Thoa, cựu ủy viên Ban cán sự đảng, cựu thứ trưởng Bộ Công thương.

Trong thời gian giữ cương vị ủy viên Ban cán sự đảng, thứ trưởng Bộ Công thương giai đoạn 2010 - 2017, bà Thoa đã có những vi phạm, khuyết điểm liên quan đến dự án khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM trong vụ án "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" đã được Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và có kết luận điều tra, đề nghị truy tố.

Sau khi có quyết định nghỉ hưu, bà Hồ Thị Kim Thoa bỏ sinh hoạt Đảng và đã xuất cảnh ra nước ngoài. Hiện nay bà Thoa đã bị khởi tố và đang bị truy nã.

Bắn pháo hoa dịp Tết: Chỉ được mua pháo hoa của Bộ Quốc phòng sản xuất

Đối với Nghị định 137-2020 về sử dụng pháo hoa, ông Tô Ân Xô cho biết Bộ Công an đã trả lời kỹ về nghị định, quy định rõ về pháo hoa nào, trường hợp nào được sử dụng, tổ chức nào được kinh doanh, việc xuất nhập khẩu… Quy định này nghiêm khắc hơn, định nghĩa rõ về pháo hoa, pháo hoa nổ.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng thông tin thêm, nghị định cũ quy định pháo hoa, pháo nổ chưa rõ nên Bộ Công an trình Thủ tướng ban hành Nghị định 137 thay thế nghị định cũ. 

Theo đó, pháo nổ được cấm sử dụng trừ trường hợp Nhà nước cho phép, còn pháo hoa là không có thuốc nổ, không gây tiếng nổ và chỉ tạo ra màu sắc, âm thanh, ánh sáng thì được phép sử dụng trong một số trường hợp…

"Cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được mua pháo hoa của Bộ Quốc phòng sản xuất trong nước, quy định là rất rõ" - ông Dũng nói.

Khai trừ ra khỏi Đảng cựu thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa

Mấy ngày gần đây trên mạng xã hội lan truyền thông tin về việc cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa [người đang bị truy nã] đã được đưa về nước và đang thực hiện cách ly tại một tỉnh ở khu vực ĐBSCL.

Chiều nay [18/1], trao đổi với phóng viên Dân trí, Thiếu tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, thông tin trên là "tin vịt", không đúng sự thật. 

Bà Hồ Thị Kim Thoa. [Ảnh: TTXVN].

Tối 13/7/2020, nguồn tin của phóng viên cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra [Bộ Công an] đã ra quyết định truy nã đối với bà Hồ Thị Kim Thoa, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương.

Trước đó, ngày 10/7/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn "cấm đi khỏi nơi cư trú" đối với bà Hồ Thị Kim Thoa để điều tra về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Tuy nhiên, hiện bà Thoa đã bỏ trốn, vì thế Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã bị can, tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can đối với bà Thoa, chờ bắt giữ được sẽ xử lý theo quy định.

Giống như cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, những vi phạm của bà Thoa được cho là cũng liên quan đến vụ án tại Tổng công ty Bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn [Sabeco].

Theo kết luận điều tra, bà Hồ Thị Kim Thoa là người có trình độ, kinh nghiệm và hiểu biết trong công tác quản lý Nhà nước về kinh tế, công nghiệp, công tác chỉ đạo, điều hành đối với hoạt động các tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công Thương và trải qua các cương vị như giám đốc công ty bóng đèn Điện Quang, Ủy viên ban chấp hành Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy tinh Việt Nam.

Tháng 5/2010, bà Thoa được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương, được phân công phụ trách trực tiếp Vụ Công nghiệp nhẹ và tổng công ty Sabeco, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sử hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.

Biết khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1 đã được sắp xếp giao cho Bộ Công Thương, tổng công ty Sabeco [là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công Thương vốn mức 89%] để quản lý sử dụng và đầu tư xây dựng khách sạn 6 sao trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, hội thảo văn phòng cho thuê không được thành lập pháp nhân mới.

Nhưng bị can Hồ Thị Kim Thoa vẫn báo cáo bị can Vũ Huy Hoàng phê duyệt, đã ký 3 văn bản chấp thuận chủ trương cho tổng công ty Sabeco liên doanh, liên kết thành lập công ty Sabeco Pearl, lợi dụng việc sắp xếp cơ sở nhà đất của doanh nghiệp Nhà nước làm thủ đoạn để dần chuyển dịch quyền sử dụng đất 2-4-6 Hai Bà Trưng từ tổng công ty Sabeco sang công ty Sabeco Pearl.

Căn cứ ý kiến phê duyệt, chỉ đạo của bị can Vũ Huy Hoàng, Hồ Thị Kim Thoa, ông Phan Đăng Tuất - Chủ tịch hội đồng quản trị phụ trách tại Sabeco đã có văn bản đề nghị UBND TPHCM chấp thuận cho công ty Sabeco Pearl được làm chủ đầu tư dự án, thực hiện nghĩa vụ tài chính và chuyển quyền sử dụng đất từ tổng công ty Sabeco sang công ty Sabeco Pearl, để từ đó các Sở, ban ngành thuộc UBND TPHCM đã tham mưu cho bị can Nguyễn Hữu Tín ban hành quyết định cho công ty Sabeco Paerl thuê đất trái quy định.

Sau khi công ty Sabeco Paerl được làm chủ đầu tư và được chuyển quyền sử dụng đất, mặc dù chưa triển khai hoạt động gì nhưng tháng 2/2016, lợi dụng chủ trương thoái vốn của Chính phủ, thực hiện chỉ đạo của bị can Vũ Huy Hoàng, bị can Thoa đã ký 2 văn bản chỉ đạo tổng công ty Sabeco thoái 26% vốn và đề nghị được mua lại phần vốn góp và phê chuẩn giá khởi điểm đấu giá là 13.000 đồng/cổ phiếu, không xem xét đánh giá chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc của dự án đã được UBND TPHCM chấp thuận, bổ sung thêm chức năng căn hộ ở, thoái toàn bộ 26% vốn góp của tổng công ty Sabeco tại công ty Sabeco Pearl với giá khởi điểm là 13.000 đồng/ cổ phiếu.

Đến nay, công ty cổ phần đầu tư quảng trường Mê Linh [tiền thân là công ty Sabeco Pearl], doanh nghiệp 100% vốn tư nhân là đơn vị đứng tên quyền sử dụng đất 2-4-6 Hai Bà Trưng.

Hành vi trên của bị can Thoa diễn ra trong một thời gian dài, có tính hệ thống, cố ý làm trái quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, gây thiệt hại đặc biệt lớn cho ngân sách Nhà nước. Hành vi của bị can Thoa đã cấu thành tội vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo quy định tại Khoản 3, Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Do đến nay, bị can Hồ Thị Kim Thoa đã bỏ trốn, thời hạn điều tra vụ án đã hết nên cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã bị can, quyết định tạm đình chỉ điều tra đối với bị can Thoa, khi nào bắt được sẽ tiến hành phục hồi điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.

Cơ quan cảnh sát điều tra có thư đề nghị gia đình bà Hồ Thị Kim Thoa động viên bị can sớm về nước trình diện và thành khẩn khai báo các hành vi phạm tội để được hưởng chính sách khoan hồng.

Theo Dân trí

Mất tất cả danh vọng

Ngày 2/12/2020, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Bí thư đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng để xem xét, thi hành kỷ luật bà Hồ Thị Kim Thoa, nguyên Ủy viên Ban cán sự Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương.

Căn cứ Quy định số 102 năm 2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với bà Hồ Thị Kim Thoa.

Bà Hồ Thị Kim Thoa [ảnh: DQC]

Ban Bí thư nhận định, trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công Thương giai đoạn 2010 - 2017, bà Hồ Thị Kim Thoa đã có những vi phạm, khuyết điểm liên quan đến Dự án khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM trong vụ án "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và có kết luận điều tra đề nghị truy tố.

Sau khi có quyết định nghỉ hưu, bà Hồ Thị Kim Thoa bỏ sinh hoạt Đảng và đã xuất cảnh ra nước ngoài.

Vi phạm của bà Hồ Thị Kim Thoa theo Ban Bí thư Trung ương Đảng là rất nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, của Bộ Công Thương.

Thông tin thêm tại cuộc họp báo Chính phủ tối ngày 2/12, Chánh Văn phòng Bộ Công an - Thiếu tướng Tô Ân Xô cho biết, hồi tháng 4 năm nay, lệnh truy nã toàn quốc với cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đã được ban hành. Sau đó, Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế cũng đã truy nã đỏ đối với bị can. Đến thời điểm này, Bộ Công an chưa biết bà Thoa trốn ở đâu.

Trước khi là một chính trị gia thì bà Thoa đã từng là một "nữ tướng", giữ nhiều chức vụ quan trọng tại doanh nghiệp: Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Bóng đèn Điện Quang; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang [tháng 1/2004 - 5/2010].

Sau 18 năm gắn bó tại Bóng đèn Điện Quang, vào năm 2010, bà Hồ Thị Kim Thoa được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng tại Bộ Công Thương.

Mặc dù không còn đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo tại Điện Quang nhưng bà Thoa vẫn là cổ đông tại doanh nghiệp này và nhận cổ tức hàng tỷ đồng sau khi về làm Thứ trưởng Bộ Công Thương.

Đơn cử năm 2016, gia đình bà Thoa nhận khoảng 35,4 tỷ đồng cổ tức tại Điện Quang và riêng cá nhân bà Thoa nhận khoảng 5,1 tỷ đồng [cao hơn rất nhiều so với lương Thứ trưởng].

Đến tháng 10/2018, bà Thoa đăng ký bán ra 1.680.000 cổ phiếu DQC trong tổng số 1686.415 cổ phiếu DQC đang nắm giữ tại Điện Quang [chiếm 5,4% số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty này]. Cuối tháng 11/2018, giao dịch được thoàn thành bằng phương thức thỏa thuận và bà Thoa thu về khoảng trên 38 tỷ đồng.

"Di sản" để lại ở Điện Quang

Ngay sau khi bà Thoa rời công ty thì "ghế" Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Bóng đèn Điện Quang lập tức được chuyển giao cho em trai bà là ông Hồ Quỳnh Hưng đảm nhiệm cho đến nay.

Ông Hưng tham gia Hội đồng quản trị Điện Quang từ 13/4/2009 và đến tháng 5/2010 thì được bổ nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang.

Ông Hồ Quỳnh Hưng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa TPHCM chuyên ngành Khoa học máy tính và Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh trường GRIGGS Hoa Kỳ. Trước khi đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc Điện Quang thì ông Hưng là Phó Tổng Giám đốc công ty kiêm Giám đốc Chi nhánh Đồng An, Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang.

Bên cạnh đó, hai con gái của bà Thoa cũng đảm nhiệm những chức vụ quan trọng tại Điện Quang.

Cụ thể, theo giới thiệu của Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang, con gái đầu của bà Hồ Thị Kim Thoa là Nguyễn Thái Nga hiện đang đảm nhiệm vai trò Thành viên Hội đồng quản trị - Phó Tổng Giám đốc công ty. Bà Nga là thành viên Hội đồng quản trị Điện Quang từ tháng 4/2013.

Bà Nguyễn Thái Nga tốt nghiệp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh trường Đại học Northeastern [Mỹ]. Bà Nguyễn Thái Nga công tác tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang từ tháng 2/2012 và từng đảm nhiệm các chức vụ: Giám đốc Chi nhánh Hà Nội, Phó Giám đốc Xuất nhập khẩu Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang. Từ tháng 11/2015 bà giữ vị trí Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang.

Con gái thứ hai của bà Hồ Thị Kim Thoa là Nguyễn Thái Quỳnh Lê cũng đang giữ chức vụ Giám đốc điều hành Khối dự án của Công ty cổ phần Điện Quang.

Được biết, Nguyễn Thái Quỳnh Lê tốt nghiệp loại giỏi Cử nhân Quản trị kinh doanh trường Đại học Northeastern [Mỹ].

Bà Quỳnh Lê từng công tác tại Mỹ với vị trí chuyên viên phân tích tập đoàn Dịch vụ Tài chính John Hancock, chuyên viên kiểm toán Tổ chức phi lợi nhuận YMCA of Greater Boston. Về Việt Nam, bà Quỳnh Lê công tác tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam [PetroVietnam].

Bà Nguyễn Thái Quỳnh Lê cũng được giới thiệu có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ và bán lẻ: Từ năm 2015 đến nay, là đồng sáng lập và điều hành chuỗi nhà hàng và coffee tại Hà Nội; là đồng sáng lập, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty AM Holdings sở hữu và kinh doanh tòa nhà AM Saigon với hàng trăm căn hộ dịch vụ tại TPHCM.

Từ năm 2018 đến nay, bà Lê là Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THCS - THPT Đinh Tiên Hoàng.

Bà Nguyễn Thái Quỳnh Lê công tác tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang từ tháng 4/2016 đảm nhiệm chức vụ Giám đốc phòng Dự án. Đến tháng 6/2018, bà Lê được bổ nhiệm vị trí Giám đốc điều hành Khối Dự án - Phụ trách vận hành Hệ sinh thái HomeCare bao gồm nền tảng mua sắm đa kênh từ online đến offline [chuỗi showroom] với các đối tác uy tín trong ngành điện và chiếu sáng, dịch vụ tư vấn thiết kế, thi công và bảo trì tận nơi với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Không chỉ là lãnh đạo cấp cao tại Điện Quang mà người thân của bà Thoa còn nắm giữ đáng kể cổ phần tại doanh nghiệp này.

Cụ thể, ông Hồ Quỳnh Hưng nắm 2,52 triệu cổ phiếu DQC tương ứng chiếm tỷ lệ 9,14% vốn điều lệ Điện Quang; hai con gái của bà Thoa là Nguyễn Thái Nga và Nguyễn Thái Quỳnh Lê cũng lần lượt sở hữu 14,97% và 8,09% vốn điều lệ. Một người em trai khác của bà Thoa là ông Hồ Đức Lam cũng đang là cổ đông lớn với sở hữu 6,01% vốn Điện Quang.

Bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1973, Điện Quang phát triển và hiện vẫn đang là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chiếu sáng và thiết bị điện. Doanh thu hàng năm trên 1.000 tỷ đồng, lãi ròng hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng trước khi kinh doanh sa sút trong vài năm trở lại đây.

Video liên quan

Chủ Đề