Tuư duy phản biện là gì

  • Tư duy phản biện là gì?
  • Ví dụ về tư duy phản biện
  • Các loại tư duy phản biện
  • Vai trò của tư duy phản biện
  • Cách rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là một trong các kỹ năng quan trọng vì nó tạo điều kiện cho người ta phân tích, đánh giá, xây dựng những suy nghĩ của mình, làm giảm rủi ro vận dụng, hành động. Vậy tư duy phản biện là gì?

Tư duy phản biện là gì?

Việc giải thích tư duy phản biện là gì đã được đưa ra nghiên cứu bởi rất nhiều ý kiến khác nhau. Theo National Council for Excellence in Critical Thinking, [1987] thì “ Tư duy phản biện là quá trình phát triển tư duy thông qua việc rèn luyện một cách có kỷ luật. Từ đó hình thành những khái niệm, đánh giá, phân tích để định hướng cho các hành động và niềm tin của cá nhân”.

Theo Paul, R. and Elder, L. [2007] đưa ra cách hiểu về khái niệm này như sau: “Tư duy phản biện là nghệ thuật phân tích và đánh giá tư duy với định hướng cải tiến nó” hay  Brookfield, S.D. “Contesting criticality: Epistemological and practical contradictions in critical reflection” in Proceedings of the 41st Annual Adult Education Research Conference [2000] giải thích “tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm”. Hay theo triết học tư duy phản biện đề cập đến 2 khả năng của con người là khả năng suy nghĩ, tư duy rõ rang và khả năng giao tiếp, diễn đạt và lập luận vấn đề đúng đắn.

Tựu chung lại tư duy phản biện hay tư duy phân tích là quá trình tư duy bằng não bộ con người và đòi hỏi chúng ta phải kích hoạt khả năng quan sát, tìm tòi, phân tích, và đánh giá. Tư duy phản biện không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động. Những người có tư duy phản biện sẽ xác định, phân tích và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống thay vì bằng trực giác hay bản năng năng của mình.  Họ tóm tắt, quá trình tư duy tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác để xác định lại tính chính xác của thông tin. Tư duy phản biện không phải chỉ là tích lũy thông tin. Người có trí nhớ tốt và biết nhiều thứ về cơ bản không hẳn là sẽ có tư duy phản biện tốt.

Ví dụ về tư duy phản biện

Trên thực tế dù tư duy phản biện là gì đã được định nghĩa một cách rõ ràng nhưng nhiều người vẫn bị nhầm lẫn. Người ta thường nghĩ đơn giản rằng cứ phản bác có nghĩa là phản biện. Tuy nhiên tư duy phản biện phải được hình thành trên lập luận, kết quả của tư duy logic chứ không phải đáp án của một vấn đề sai.

Thầy giáo đưa ra vấn đề game chỉ có tác động tiêu cực với giới trẻ.Bạn Nguyễn Văn  A dưạ trên tư duy phản biện đã đưa ra phân tích chứng minh cho thầy giáo thấy game cũng có rất nhiều tác động tích cực. Có thể thấy A kích hoạt khả năng quan sát, tìm tòi, phân tích, và đánh giá và đã phân tích và giải quyết vấn đề phản biện lập luận một chiều của thầy giáo để chứng minh ý kiến của mình.

Các loại tư duy phản biện

Tư duy phản biện có thể được chia thành hai loại tư duy phản biện tự điều chỉnh và tư duy phản biện ngoại cảnh.

+ Tư duy phản biện tự điều chỉnh: Trước một vấn đề nào đó, bản thân mỗi người đều sẽ có những ý kiến chủ quan. Những ý kiến đó có thể đúng, hoặc sai. Tuy nhiên, để đánh giá được điều đó, cần phải có tư duy phản biện tự điều chỉnh. Đây là quá trình bản thân mỗi người tự tranh luận với những quan điểm của chính mình trong nội tâm. Chúng ta sẽ tự mình đánh giá, phản bác lại những điều chủ quan trong tư duy bước đầu của mình. Tự hoàn thiện và đưa ra nội dung phản biện hoàn chỉnh nhất.

+ Tư duy phản biện ngoại cảnh: Trong một cộng đồng, mỗi cá thể sẽ có những cách suy nghĩ, lập luận khác nhau. Từ đó, quan điểm, ý kiến cũng sẽ lệch nhau và có thể sẽ lệch đi so với chân lý. Nhiều người cùng đưa ra những ý nghĩ riêng dựa trên những thông tin ngoại cảnh có được từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đó mỗi người sẽ cùng nhau phân tích, đánh giá và phản bác để đưa ra kết luận chính xác nhất về sự việc đó. Tư duy phản biện ngoại cảnh được hình thành nhằm giải quyết vấn đề này.

Vai trò của tư duy phản biện

Tư duy phản biện đóng vai trò như một nhân tố quan trọng để thúc đẩy cá nhân phát triển toàn diện. Người có tư duy phản biện có thể suy luận ra những hệ quả từ những gì họ biết và biết cách sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề, đồng thời tìm kiếm những nguồn thông tin liên quan để tăng hiểu biết của mình về vấn đề đó. Con người không ngừng đặt ra các câu hỏi như phản biện là gì, vai trò của phản biện, cách rèn luyện kỹ năng phản biện như thế nào, ví dụ về tư duy phản biện … Từ đó họ cố gắng tìm kiếm câu trả lời và đưa ra quyết định đúng đắn cho bản thân.

Bên cạnh đó chủ thể có tư duy phản biện thường có thể hiểu sự gắn kết logic giữa các quan điểm, đưa ra lập luận, nhận dạng, phát triển và đánh giá các lập luận đúng sai và biết cách tìm ra những sự không nhất quán và lỗi sai phổ biến trong cách lập luận.

Đối với mỗi vấn đề chủ thể có tư duy phản biện sẽ đưa ra cách giải quyết các vấn đề một cách hệ thống. Nhận dạng sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng. Xem xét cách lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của người khác.

Ngoài ra chỉ khi con người có kiến thức, có sự tự tin, có tư duy phản biện thì mới dám đứng lên thể hiện quan điểm của bản thân mình.

Cách rèn luyện tư duy phản biện

Có rất nhiều cách để có thể rèn luyện tư duy phản biện như:

+ Tích cực trao dồi kiến thức cho bản thân: Để có thể có cái nhìn khách quan, tổng quát thì các chủ thể cần nỗ lực là học tập, không ngừng chau dồi thêm kiến thức của bản thân, đọc sách và rèn luyện khả năng quan sát, đánh giá vấn đề. Một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về vấn đề sẽ có được kỹ năng tự tin. Chủ thể luôn cần tập thói quen quan sát và học hỏi thật nhiều kiến thức để khi biện luận thì mình luôn là người nắm rõ các thông tin chính xác để làm người khác thuyết phục.

+  Hãy có một tầm nhìn khách quan: Một trong những rào cản lớn nhất của tư duy phản biện đó là suy nghĩ chủ quan. Khi các vấn đề được giải quyết theo hướng cảm tính và quá đặt nặng cái tôi vào đó. Muốn có tư duy phản biện tốt thì đòi hỏi phải có cái nhìn khách quan một vấn đề nào đó. Đặc biệt là không suy nghĩ hay giải quyết các vấn đề theo kiểu cảm tính hay để cái tôi quá nhiều để nhìn nhận một vấn đề. Hãy bỏ cái nhìn chủ quan, thay vào đó là suy nghĩ khách quan mọi việc. Có như thế thì các em mới lập luận được những vấn đề một cách logic và chính xác.

+ Hãy tự tạo thắc mắc, luôn nghi ngờ và tự đặt ra câu hỏi: Để tư duy phản biện được rõ ràng, chỉn chu nhất thì việc đưa ra những câu hỏi giả định và lật lại vấn đề là điều không thể thiếu. Khi tiếp cận với một vấn đề hoặc một thông tin mới, cần luôn luôn đặt câu hỏi. Các câu hỏi tự đặt ra để nó thêm hoàn hảo hơn. Điều này giúp cho mọi việc được tốt hơn, phòng những trường hợp không hay xảy ra ngoài suy nghĩ của mình. Đây là cách để mọi thứ của bạn được hoàn hảo hơn và tránh các sai sót.

+ Sử dụng sơ đồ: Sử dụng sơ đồ giúp ý kiến đánh giá phân tích trọn vẹn sâu sắc và toàn diện hơn.

Qua việc nghiên cứu Tư duy phản biện là gì trên đây hy vọng các bạn đã có cái nhìn toàn diện nhất về kỹ năng năng này. Từ đó, có những phương pháp rèn luyện hoàn thiện bản thân.

Chủ Đề