Học hát dân ca cho chúng ta biết điều gì

        Dân ca Việt Nam là một thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam, hiện vẫn đang được nhân dân sáng tác và tìm hiểu. Âm nhạc này có nhiều làn điệu từ khắp mọi miền cộng đồng người, thể hiện qua có lời hoặc không lời của các dân tộc Việt Nam. 

        Do chính người dân lao động tự sáng tác theo tập quán, phong tục. Các làn điệu dân ca thể hiện phong cách bình dân, sát với cuộc sống lao động mọi người. Các dịp biểu diễn thường thường là lễ hội, hát làng nghề. Thường ngày cũng được hát lên trong lao động để động viên nhau, hay trong tình yêu đôi lứa, trong tình cảm giữa người và người. Nó có nhiều chức năng đa dạng trong đời sống mỗi người dân. Sau đây chúng ta sẽ điểm qua một số chức năng của các làn điệu dân ca:

        Dân ca giáo dục con người tình yêu quê hương đất nước, trân trọng giá trị nghệ thuật của  mỗi vùng quê. Dân ca giáo dục tình cảm và thẩm mĩ cho trẻ. Ngoài ra dân ca còn là nền tảng phát triển đạo đức, những bài hát có ca từ dễ thuộc, giai điệu mềm mại, trữ tình có ảnh hưởng nhất định tới trẻ tạo những cảm xúc tương ứng. Những bài dân ca có giai điệu nhẹ nhàng bay bổng cũng tạo cho trẻ biết cách diễn đạt ngôn ngữ hơn còn những bài có tiết tấu sinh động, rộn ràng, lời ca rắn rỏi, mạnh mẽ sẽ tạo cho trẻ phát huy những tình cảm thẩm mĩ và lành mạnh.

                                                                    [Nguồn: Internet]

2] Chức năng lao động

        Dân ca là một thể loại ca hát dân gian, chủ yếu bắt nguồn từ môi trường nông ngư nghiệp ở các vùng nông thôn. Cũng có thể bắt nguồn từ một cá nhân có năng khiếu dệt nhạc vào một bài ca dao [thơ dân gian]. Từ môi trường nông ngư nghiệp đó, dân ca có nhiều chức năng trong các hoạt động  của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao tác lao động trên cạn như: ru em, xay lúa, giã gạo, tát nước, kéo gỗ…, trên sông nước thì có hò chèo thuyền, kéo lưới… làm bớt đi sự căng thẳng mệt mỏi trong quá trình lao động, đồng thời khiến cho tinh thần của người lao động hưng phấn hơn, giúp cho quá trình lao động được năng xuất hơn, đạt kết quả cao hơn.

Hát Trống quân phổ biến ở Bắc bộ thường được tổ chức vào những tuần tháng bảy, tháng tám âm lịch, ngoài ra còn được tổ chức hát thi vào những ngày hội. Trong những ngày mùa, người thợ gặt ở nơi khác đến thường tổ chức hát với trai hoặc với gái trong làng hay giữa họ với nhau vào buổi tối lúc nghỉ việc.

[Nguồn: Internet]

3] Chức năng sinh hoạt

   Được sản sinh trong môi trường diễn xướng, qua những buổi lao động sinh hoạt cộng đồng trên đồng ruộng, bãi lúa, ven sông, những buổi hội làng, tính ngẫu hứng đầy thẩm mỹ của dân ca thực sự chỉ được thể hiện trọn vẹn khi đưa vào môi trường diễn xướng dân ca. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, ngoài lao động người dân còn tổ chức hội hè đình đám trong, những lúc nông nhàn. Có thể thấy rõ chức năng sinh hoạt trong các thể loại hát ví, hát quan họ, trống quân, giặm, hát lý, hát đúm...

4]  Chức năng nghi lễ

      Dân ca nghi lễ thường gắn liền với lễ hội. Để phục vụ cho nghi thức lễ hội, nhiều địa phương đã sáng tạo nên những điệu hát múa cho phù hợp như hát Chầu văn, hát Cửa đình [cửa đền] đây là hình thức hát ca trù phục vụ cho nghi lễ thờ phụng thánh thần ở các đình hay đền làng sở tại. Có thể nói hát cửa đình là hình thái được ưa chuộng nhất trong xã hội thời phong kiến do các tập tục tế lễ thánh thần là một nhu cầu quan trọng không thể thiếu trong đời sống của các cộng đồng cư dân nông nghiệp. Trải qua thời gian thứ âm nhạc trong nghi thức, nghi lễ đó đã dần nâng tầm nghệ thuật. Nhà Nghiên cứu âm nhạc dân tộc Bùi Trọng Hiền ở bài Không gian Văn hóa - Các chức năng văn hóa xã hội và những hình thức biểu hiện của nghệ thuật ca trù - Phần III có viết “Đứng về mặt chức năng xã hội, các hình thức nghi lễ này mang tính thực hành xã hội chứ không phục vụ nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật đơn thuần”.

Nghi lễ hát cửa đình tại đình Lỗ Khê [Đông Anh, Hà Nội]

[Nguồn: Internet]

  5] Chức năng nghệ thuật

       Trên thực tế các chức năng đều chứa đựng yếu tố nghệ thuật. Tuy nhiên, trải qua thời gian với sự sàng lọc tinh hoa của dân tộc, một số thể loại dân ca đã phát triển vượt ra khỏi khuôn khổ đất nước Việt Nam ta như Hò Huế, Ca trù, Quan họ Bắc Ninh, thể loại sân khấu Tuồng, Chèo, cải lương để đến với thế giới và được bạn bè quốc tế yêu thích. Ngoài ra cũng đã có những điệu dân ca đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại như: dân ca Ví giặm của tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Dân ca Quan họ của Bắc Ninh.

        Có thể nói, âm nhạc nói chung và dân ca nói riêng tác động tới con người từ khi mới sinh ra với tiếng ru của mẹ cho đến khi từ giã cõi đời. Tuy không trực tiếp nuôi dưỡng con người như cơm ăn nước uống hàng ngày nhưng âm nhạc lại làm cho con người ta thêm yêu cuộc sống và nhận thức được cuộc sống. Nhờ ngôn ngữ biểu cảm đặc biệt của âm thanh mà con người từ khắp mọi phương trời không cùng ngôn ngữ, không chung phong tục tập quán nhưng lại có thể hiểu thêm được

Trường TH Krông AnaMột số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu họcI. Phần mở đầuI.1. Lý do chọn đề tàiTrong kho tàng âm nhạc dân gian của nước ta, dân ca được xem là di sản vănhóa của dân tộc. Là quốc gia của một cộng đồng với 54 dân tộc anh em chung sống,mỗi dân tộc đều có đặc điểm địa lý, khí hậu, điều kiện, hoàn cảnh sống khác nhau.Điều đó đã sản sinh ra những bài dân ca mang hương sắc riêng, tô điểm thêm chokho tàng dân ca Việt Nam. Cái hay, cái đẹp, cái tinh túy của dân ca đã được nhândân ta chắt lọc, mài dũa, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dân ca đã gắn bóvới cuộc sống con người, đi vào đời sống tinh thần, tham gia vào các sinh hoạt vănhóa, lao động hàng ngày của mỗi người dân lao động.Ngay từ thuở ấu thơ, mỗi trẻ em trong cộng đồng dân tộc Việt đã được tắmmình trong những âm điệu ngọt ngào, thiết tha của những câu hát ru. Những làn điệudân ca tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng miền đã làm rung động tâm hồn mỗi ngườidân Việt. Cho đến ngày nay, những di sản nghệ thuật quý báu ấy vẫn là nhữngnguồn sữa dinh dưỡng để bồi bổ, nuôi dưỡng tâm hồn cho mỗi con người, nhất làtrong bối cảnh của thời kì hội nhập và toàn cầu hóa, khi mà sự giao thoa và tiếpbiến các giá trị văn hóa nói chung và văn hóa dân gian nói riêng đã tạo nênnhững trào lưu mới trong xã hội, và cũng tạo nên những ảnh hưởng không ít tớisự hình thành và phát triển những nét tâm lý, tính cách của thế hệ trẻ.Hát dân ca là một trong những tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam, đã vàđang được gìn giữ, phát triển. Đối với giáo dục, các bài hát dân ca đã được đưa vàotrong chương trình học của các bậc học. Tuy nhiên, trong chương trình môn Âmnhạc của bậc Tiểu học thì các bài hát dân ca còn rất ít. Do vậy sự hiểu biết của cácem học sinh Tiểu học về dân ca chưa thật sự sâu rộng. Mặt khác sự xâm nhập trànlan của những dòng nhạc hiện đại, nhạc giải trí đã khiến cho các em ít quan tâm tớiviệc lưu giữ các làn điệu dân ca riêng của quê hương mình.Trong những năm qua, cùng với phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thânthiện - Học sinh tích cực”, Nhà trường và Phòng giáo dục & ĐT huyện Krông Anađã tổ chức nhiều Hội thi học sinh Tiểu học hát dân ca. Thông qua hội thi nhằm pháttriển phong trào hát dân ca trong các trường tiểu học. Tuy nhiên để phong trào đómãi được duy trì như mục tiêu đã định thì đòi hỏi nhà trường và giáo viên cần phảicó những hoạt động thường xuyên hơn, tích cực hơn. Vì vậy, là một giáo viên Âmnhạc, tôi luôn trăn trở và đặt cho mình câu hỏi: Phải làm gì, và làm như thế nào đểduy trì và phát triển được phong trào hát dân ca trong trường Tiểu học, học sinh đammê tìm hiểu, yêu thích học hát các bài dân ca? Từ thực tế học tập của học sinh vàqua nhiều năm trực tiếp giảng dạy, trao đổi với đồng nghiệp cũng như nghiên cứutrên các tài liệu, phương tiện thông tin đại chúng, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinhnghiệm trao đổi với mong muốn định hướng thị hiếu thưởng thức âm nhạc cho họcsinh, đồng thời góp phần lưu giữ, bảo tồn giá trị văn học truyền thống của dân tộc,giúp cho tất cả học sinh Tiểu học yêu thích học hát, hát hay, hát đúng các bài dân ca,góp phần bảo tồn và phát huy được những giá trị văn hóa to lớn của dân tộc, thông1Trường TH Krông AnaMột số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu họcqua đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học”.I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tàiMục tiêuĐưa ra những biện pháp để học sinh Tiểu học yêu thích học hát các bài dân ca. Đồngthời, giúp các em nhận ra những giá trị văn hóa to lớn, tìm hiểu sâu hơn, tăng cườngvốn hiểu biết về kho tàng dân ca Việt Nam, từ đó các em thêm trân trọng, yêu quý vàbiết lưu giữ những điệu hồn của dân tộc Việt.Nhiệm vụThực hiện các giải pháp trong đề tài nhằm tạo được tâm lí thoải mái, hào hứng,ý thức học tập tốt mỗi khi đến tiết Âm nhạc có nội dung học hát các bài hát dân ca,đồng thời kích thích tiềm năng nghệ thuật, kĩ năng sáng tạo, phát triển khả năng cảmthụ âm nhạc, góp phần học tốt các môn học khác.I.3. Đối tượng nghiên cứuHọc sinh trường Tiểu học Krông Ana, năm học 2013- 2014I. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứuPhần dạy – học hát các bài hát dân ca trong chương trình Âm nhạc Tiểu học.I.5. Phương pháp nghiên cứu- Thu thập các tài liệu về dạy hát dân ca cho học sinh phổ thông.- Phương pháp trải nghiệm thực tế: Vận dụng những kinh nghiệm của cá nhânvào các tiết dạy hát dân ca ở trường.- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trao đổi với đồng nghiệp về những kết quảthu được, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế dạy học tại nhà trường.- Phương pháp quan sát sư phạm- Phương pháp so sánh- Khảo sát trình độ học sinhII. Phần nội dungII.1. Cơ sở lý luậnHọc sinh Tiểu học ở lứa tuổi từ 6 đến 11, đây là lứa tuổi rất nhạy cảm với Âmnhạc. Với nhận thức của học sinh tiểu học thì hát dân ca chiếm vị trí quan trọngtrong nghệ thuật âm nhạc. Âm nhạc dân gian giúp các em hướng tới cái “Chân Thiện - Mỹ”. Việc đưa dân ca vào trường học không chỉ đơn thuần là dạy dân ca, hátdân ca mà quan trọng là giúp học sinh nhận ra được những giá trị to lớn của dân ca,từ đó các em biết trân trọng, yêu quý, biết lưu giữ điệu hồn dân tộc, góp phần giáodục các em trở thành những người phát triển toàn diện. Ngoài ra, còn giúp các em cótâm hồn phong phú và bớt mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng.Trong chương trình Âm nhạc ở Tiểu học, Học hát là nội dung trọng tâm, đượcthực hiện từ lớp 1 đến lớp 5, đây cũng là phân môn học sinh yêu thích nhất. Phânmôn Học hát có ba dạng bài là: Bài hát thiếu nhi Việt Nam, dân ca và các bài hátnước ngoài. Việc dạy hát dân ca cho học sinh tiểu học là rất khó so với dạy các bài2Trường TH Krông AnaMột số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu họchát thiếu nhi trong chương trình sách giáo khoa. Bởi mỗi bài dân ca trong chươngtrình đều gắn liền với đời sống sinh hoạt, những truyền thống văn hóa tốt đẹp củamột vùng, hoặc của đặc thù riêng một dân tộc, có cách nói, cách diễn đạt khác nhaugiữa vùng này với vùng khác, từ thực tiễn đó đã trở thành động cơ để tôi tìm tòikhám phá, thử nghiệm bằng kinh nghiệm và năng lực nghiệp vụ của mình để tìm rakinh nghiệm sư phạm, những phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù của dạy hátdân ca, giúp các em nhanh tiếp cận với văn hóa âm nhạc dân gian, nhẹ nhàng và hiệuquả hơn.II.2. Thực trạnga. Thuận lợi – khó khăn* Thuận lợi:Từ nhiều năm nay, Bộ giáo dục đã đưa chương trình dạy dân ca vào các trườnghọc phổ thông từ cấp học Mầm non với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Dovậy, học sinh sớm được làm quen với các bài hát dân ca, nên khi bước sang Tiểuhọc, nội dung học hát này không còn lạ đối với các em. Theo đó, những điệu hò manmát xa khơi, những tiếng ru vời vợi trưa hè, những bài ca thấm đẫm tình đất, tìnhngười…đã trở nên quen thuộc đối với nhiều học sinh, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn,hình thành nhân cách các em ngay từ nhỏ.* Khó khăn:Theo cấu trúc chương trình bộ môn âm nhạc ở cấp tiểu học mỗi lớp có 12 bàihát chính khóa và 6 bài hát học thêm tự chọn. Với thời lượng khiêm tốn đó, rất khóđể giúp học sinh tìm hiểu được sâu về loại hình văn hóa nghệ thuật này. Hơn nữa cơsở vật chất phục vụ cho giảng dạy dân ca còn nhiều thiếu thốn: phòng dạy môn Âmnhạc vẫn còn chung với phòng học các môn học khác, chưa có trang thiết bị tranhảnh, tư liệu, các nhạc cụ dân tộc…chưa sử dụng phương pháp diễn xướng dân ca [lído không đủ thời gian trong một tiết dạy chỉ 35- 40 phút, thiếu không gian biểudiễn….]Một số CMHS còn chưa quan tâm đến việc học Âm nhạc của con mình.b. Thành công – hạn chế* Thành côngĐa số HS đều hào hứng và yêu thích các bài hát dân ca khi được học.Bước đầu học sinh được tìm hiểu sâu hơn về kho tàng dân ca Việt Nam.Các em đã biết trân trọng, yêu quý, biết lưu giữ những giá trị văn hóa của dântộc.Tham gia các cuộc thi Hát dân ca các cấp đạt giải cao.* Hạn chế- Khả năng tiếp thu và ý thức học tập của một số em còn hạn chế.- Một số em chưa tự tin, chưa mạnh dạn khi học hát.- Một số bậc cha mẹ học sinh chưa quan tâm nhắc nhở con em mình học tập,cũng như chuẩn bị chưa đầy đủ về sách giáo khoa, đồ dùng học tập môn Âm nhạc.3Trường TH Krông AnaMột số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu họcc. Mặt mạnh – mặt yếu* Mặt mạnhNhững nốt nhạc luyến láy, những giai điệu du dương của dân ca tạo nên âmthanh lôi cuốn dễ đi vào lòng người, nên học sinh rất thích nghe, thích hát và thuộcrất nhanh các bài hát dân ca.* Mặt yếuCác bài hát dân ca còn mang tính chất vùng miền, khi dạy hát học sinh chưahiểu hết về tập quán sinh hoạt khi sáng tác bài dân ca của từng vùng khác nhau trênmọi miền đất nước.Vốn kiến thức sơ đẳng về dân ca Việt Nam nói chung của các em rất hạn chế.d. Các nguyên nhân, yếu tố tác động* Nguyên nhân của thành công- Được sự quan tâm của các cấp Lãnh đạo và Nhà trường đã tạo điều kiện tươngđối đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn Âm nhạc như đàn Organ,một số nhạc cụ gõ đệm.- Đa số học sinh ngoan, yêu thích học môn Âm nhạc- Có sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp trong việc góp ý về phươngpháp, hình thức tổ chức dạy học giúp học sinh tiến bộ.- Bản thân luôn nghiên cứu tham khảo tài liệu, tìm tòi sáng tạo và học hỏi kinhnghiệm để lựa chọn, đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đốitượng học sinh nhằm nâng cao kiến thức về dân ca cũng như phương pháp dạy hátdân ca.* Nguyên nhân của hạn chếCSVC chưa đáp ứng đầy đủ những yêu cầu cần thiết để dạy dân ca như: Thiếucác nhạc cụ dân tộc, tranh ảnh minh họa…. Vì theo TS Trần Quốc Việt - Trưởngmôn Âm nhạc, trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội nói: "Đi kèm với việc dạy hát dânca, cần giới thiệu cả các nhạc cụ dân tộc phù hợp với từng vùng miền, tránh lệ thuộcquá nhiều vào nhạc khí phương tây”. Hơn nữa không gian để biểu diễn các bài hátdân ca trong các tiết học cũng chưa được đáp ứng.Thiếu tài liệu, tư liệu về dạy hát dân ca ở trường Tiểu học [chủ yếu là giáo viêntự sưu tầm và chọn lọc trong quá trình giảng dạy]e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt raKhả năng tiếp thu Âm nhạc của học sinh Tiểu học có sự phát triển rõ rệt từ lớp1 đến lớp 5. Ví dụ học sinh lớp 1, 2 có trí nhớ còn hạn chế, các em khó học thuộcnhững bài hát có lời ca tương đối dài hoặc có nhiều lời ca. Nhưng đến lớp 4, 5, khảnăng ghi nhớ của học sinh đã được nâng cao hơn so với giai đoạn trước.Biểu hiện về năng lực âm nhạc của học sinh cũng khác biệt, mỗi lớp thường cócả những em học khá giỏi, trung bình và học yếu. Cũng có những học sinh có năngkhiếu ở mặt này nhưng lại yếu ở mặt khác, ví dụ: hát đúng về cao độ thì lại chưavững về trường độ, có khả năng gõ đệm tốt nhưng lại yếu về vận động theo nhạc…Đa số học sinh có khả năng hát kết hợp các hoạt động khác như: vận động theo nhạc,4Trường TH Krông AnaMột số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu họcgõ đệm, tham gia trò chơi… Hứng thú, sở thích âm nhạc của học sinh không hoàntoàn giống nhau, cảm nhận thẩm mĩ âm nhạc của các em cũng khác biệt.Thực tế hiện nay, trong giảng dạy bộ môn âm nhạc của Tiểu học, chương trìnhhọc dân ca còn ở mức “khiêm tốn”: khối lớp 1,2,3 mỗi lớp có 12 bài chính khóa và 6bài học thêm tự chọn, khối 4,5 mỗi lớp có 10 bài chính khóa và 6 bài học thêm tựchọn. Với thời lượng khiêm tốn đó, dù học sinh thực sự yêu âm nhạc dân tộc mongmuốn biết nhiều bài hát dân ca khó thành hiện thực, mặt khác do số tiết âm nhạckhông nhiều và thời lượng cho một tiết học cũng hạn chế [35 – 40 phút /1 tiết/1tuần], nên việc giáo dục dân ca cho học sinh khó có thể đi vào chiều sâu.Về sách giáo khoa hiện hành, học sinh Tiểu học được học 55 bài hát, trong đócó 11 bài dân ca, đó là:- Quê hương tươi đẹp [dân ca Nùng]- Lícây xanh [dân ca Nam Bộ]- Xoè hoa [dân ca Thái]- Bắc kim thang [dân ca Nam Bộ]- Gà gáy [dân ca Cống]- Ngày mùa vui [dân ca Thái]- Bạn ơi lắng nghe [dân ca Ba na]- Cò lả [dân ca đồng bằng Bắc Bộ]- Chim sáo [dân ca Khmer]- Màu xanh quê hương [dân ca Khmer]- Hát mừng [dân ca Hrê]Để việc dạy và học dân ca trong trường phổ thông phát huy hiệu quả, cần diễnxướng như một phương pháp dạy. Tuy nhiên hiện nay, việc dạy chay vẫn là hiệntượng phổ biến tại các trường học: lên lớp tập thể, học thuộc lời, hát đúng giai điệulà xong, ít giáo viên sử dụng phương pháp diễn xướng [vì không có thời gian chocác hoạt động này]. Phần lớn giáo viên dạy theo sách giáo khoa, kết quả dừng lại ởviệc thuộc lòng lời bài hát, làn điệu, tiết học nhạc khô cứng. Mặt khác, dân ca liênquan đến môi trường diễn xướng như: cây đa, bến nước, sân đình, đời sống sinh hoạtxã hội thường ngày của đồng bào các dân tộc, các vùng miền…các trang phục choviệc biểu diễn các bài hát dân ca chưa được thực hiện thường xuyên.Để thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc. Năm 2013 SởGD&ĐT Tỉnh Đắk Lắk đã tập huấn và đưa vào giảng dạy các bài hát dân ca của địaphương với số lượng một tiết trên một học kì. Tuy số lượng còn ít ỏi nhưng cũng đãgóp phần làm phong phú nguồn tư liệu về dân ca địa phương, nâng cao chất lượnggiáo dục Âm nhạc và giáo dục văn hóa trong trường học.II.3. Giải pháp, biện pháp5Trường TH Krông AnaMột số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu họca. Mục tiêu của giải pháp, biện phápNhững giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm tổng kết các phươngpháp, kĩ năng thu được từ thực tiễn giảng dạy. Mặt khác nhằm trao đổi với các giáoviên dạy Âm nhạc về việc vận dụng các phương pháp vào trong giảng dạy giúp họcsinh nhận ra được những giá trị to lớn của dân ca, từ đó các em biết trân trọng, yêuquý, biết lưu giữ những nét văn hóa của dân tộc, đồng thời giúp học sinh biết đượcnhững phong tục tập quán trên mọi miền đất nước qua đó các em có thể học tốt cácmôn học khác.b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện phápQuy trình dạy hát một bài hát dân ca cũng giống với việc dạy hát các bài hátthiếu nhi và các bài hát nước ngoài [gồm 2 tiết: Tiết dạy bài hát mới và tiết ôn tập],nhưng kĩ thuật dạy hát dân ca có nhiều khác biệt. Sự khác biệt này mới tạo nênnhững phong cách, màu sắc riêng của dân ca. Sau đây là một số kinh nghiệm mà tôiđã vận dụng trong thực tế giảng dạy của mình:Đối với tiết dạy bài hát dân ca* Giới thiệu bài hátBước giới thiệu bài hát, tôi thường dùng bản đồ để giới thiệu vị trí địa lí nơi màbài hát dân ca được ra đời, dùng tranh ảnh để giới thiệu về những nét sinh hoạt vănhoá, sinh hoạt cộng đồng, về phong cảnh các vùng miền, xuất xứ và nét đặc trưngcủa bài dân ca sắp học [như thang âm, các từ đệm, trang phục, các động tác múa…]sao cho phù hợp với sự tiếp thu của học sinh, ngoài ra tôi còn giới thiệu sơ lược vềmột số nhạc cụ dân tộc của vùng miền đó, sau đó tôi gọi 1 – 2 học sinh lên chỉ vị trítrên bản đồ để nhận biết. Bước này rất hấp dẫn học sinh và mang lại cho các emnhiều kiến thức bổ ích, giúp học sinh hiểu sâu hơn về xuất xứ bài hát, là dân ca củavùng nào, vùng dân ca đó ở vị trí nào trên bản đồ đất nước Việt Nam. Trên cơ sở đócác em tuy không được đi thăm quan nhưng cũng có thể hiểu biết sơ lược về vùngđất đó. Mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng, các vùng dân ca nằm khắp đất nướcnhưng mỗi một bài dân ca có những nét đẹp riêng. Việc sử dụng bản đồ nhằm thuhút sự chú ý tò mò ham hiểu biết của học sinh. không những thế nó còn tạo cho giờdạy thêm phong phú và sử dụng đồ dùng đạt hiệu quả.VD: Dạy tiết 19 [Lớp 5] - Học hát: Bài “Hát mừng” dân ca Hrê [Tây Nguyên].Trong phần giới thiệu bài hát, tôi treo bản đồ và yêu cầu học sinh lên chỉ vùngTây Nguyên và nêu những hiểu biết của mình về dân tộc Hrê và những nét đặc trưngriêng của vùng đất này [nếu biết]. Sau đó tôi cung cấp một số kiến thức về TâyNguyên như: Có nhiều lễ hội của đồng bào các dân tộc [như Lễ hội mừng lúa mới,cúng bến nước…khi làm lễ thường sử dụng các nhạc cụ như cồng, chiêng…và giớithiệu trang phục của dân tộc Hrê qua hình ảnh].* Nghe hát mẫuĐối với học sinh Tiểu học thì việc nghe hát mẫu kết hợp động tác minh họa kèm6Trường TH Krông AnaMột số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu họctheo, sẽ làm cho HS cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn được tình cảm của bài dân ca đómang lại và HS sẽ thấy thích thú hơn, mong muốn được học hát hơn. Vì vậy khi choHS nghe bài hát mẫu, tôi thường sưu tầm những băng đĩa có hình ảnh để học sinhvừa được nghe giai điệu bài dân ca, vừa được xem những động tác biểu diễn, giúpcác em hiểu kĩ hơn về trang phục và động tác múa hát đặc trưng của từng vùngmiền. Qua đó, khi dạy các em trình bày bài hát kết hợp vận động, các em đã phầnnào nắm được những động tác múa hát đặc trưng của bài dân ca mình trình bày. Tuynhiên, để thay đổi không khí cho các tiết học, khi hát mẫu - tôi cũng thường tự trìnhbày bài hát dân ca kết hợp với một số động tác biểu diễn đơn giản hoặc sử dụng nhạccụ gõ đệm của dân tộc như: Song loan, thanh phách…tôi quan sát thấy HS rất chămchú khi nghe bài hátVD: Dạy tiết 12 [Lớp 4] - Học hát: Bài “Cò lả” dân ca Đồng bằng Bắc BộKhi hát mẫu bài hát: Lần 1, tôi kết hợp dùng thanh phách gõ đệm theo nhịp củabài hát, lần 2, tôi kết hợp với một số động tác phụ họa đơn giản phù hợp với nộidung bài Cò lả.* Đọc lời caĐể học sinh hiểu được nội dung ý nghĩa của bài dân ca, của từng câu từ, lời cadân gian của một dân tộc, một vùng miền là việc làm rất quan trọng, vì khi HS hiểuđược ý nghĩa nội dung bài dân ca, các em sẽ cảm thấy gần gũi với bài hát hơn.Trong bước đọc lời ca, sau khi đọc, tôi thường cho HS giải nghĩa của một số catừ [nếu các em biết]. Với những từ HS chưa hiểu, tôi giải nghĩa và phân tích kĩ đểHS năm được những từ khó trong bài hát.VD: Từ Xoè hoa trong bài cùng tên có nghĩa là “Múa hoa”. Bài Gà gáy, từ “téle” là một cách cảm nhận của đồng bào Cống về tiếng gáy te te của chú gà trốngchoai. Bài Bắc kim thang, từ “kèo” là thanh gỗ hoặc tre nằm trên cột nhà, làm khungđỡ trần nhà; “té” nghĩa là ngã; “làm chi” nghĩa là làm gì; “le le” nghĩa là con vịt trời;“bìm bịp” là một loài chim. Hoặc bài Cò lả, từ “phủ” là chỉ đơn vị hành chính ngàyxưa, tương đương với “huyện” ngày nay. Hay bài Lí cây xanh, từ “lí” nghĩa là khúchát ngắn về cây xanh….* Khởi động giọngKhi dạy các bài hát thiếu nhi hoặc các bài hát nước ngoài, trong bước khởi độnggiọng, tôi thường sử dụng gam trưởng hoặc gam thứ của Âm nhạc phương Tây choHS khởi động giọng, ví dụ:Nhưng khi dạy hát dân ca. Do sắc thái riêng của từng vùng miền, nên mỗi bàilại có một màu sắc riêng, và thường viết bằng thang âm ngũ cung, như Pha Son La7Trường TH Krông AnaMột số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu họcĐô Rê [Trong bài hát Quê hương tươi đẹp], Đô Rê Mi Son La [Trong bài hát Lí câyxanh]…, vì thế việc sử dụng gam trưởng, thứ của phương Tây là không phù hợp. Dođó tôi thường sử dụng chính thang âm của từng bài làm mẫu âm khởi động. Thậmchí có bài tôi đã dùng giai điệu của bài hát làm mẫu để học sinh khởi động giọng.VD: Dạy tiết 23 [Lớp 4] - Học hát: Bài “Chim sáo” dân ca Khơ me Nam BộTôi đã sử dụng câu hát cuối là mẫu âm dùng để khởi động giọng:Việc sử dụng mẫu âm này vừa giúp học sinh bước đầu được nghe âm hưởngcủa bài hát dân ca, ngoài ra còn giúp các em được tiếp xúc với giai điệu để khi họcbài hát dễ dàng hơn, nhanh hơn.*Chia câu hátKhi dạy bài hát dân ca, việc chia các câu hát trong bài dân ca phải hết sức linhhoạt: có thể có câu hát dài, có câu hát ngắn vì bài dân ca thường được xây dựng từthơ lục bát, lời ca đệm thêm bằng những hư từ như “ơi, à, í a….” nên cấu trúc khôngcân đối.VD: Dạy tiết 4 [Lớp 2] - Học hát: Bài “Xòe hoa” dân ca TháiTôi chia bài hát thành 4 câu hát với độ dài ngắn không đều nhau:Câu 1: Bùng bong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang.Câu 2: Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng.Câu 3: Nghe tiếng khèn tiếng sáo vang lừng.Câu 4: Tay nắm tay ta cùng xoè hoa.* Tập hát từng câuĐặc điểm riêng biệt của dân ca là sử dụng tiếng hát có luyến, láy rất nhiều. Nên khidạy HS hát dân ca, bước tập hát từng câu là bước trọng tâm nhất của việc dạy hát. Vìvậy, tôi giải thích cho HS hiểu: luyến là tiếng hát có 2 hoặc nhiều nốt nhạc khác caođộ được liên kết với nhau và có hình vòng cung phía dưới, nếu nốt nhạc sau cao hơnnốt trước thì là luyến lên và ngược lại. Để HS hát đúng những tiếng hát có dấuluyến, láy cũng như thể hiện được sắc thái của HS tôi thường tăng cường hát mẫu vàhướng dẫn HS vừa nghe hát mẫu, vừa nhìn lời ca, vừa nhìn nốt nhạc, tôi đặt một sốcâu hỏi để HS nắm chắc kiến thức khi học những bài dân ca có nhiều tiếng hátluyến láy. HS trả lời đúng câu hỏi của tôi, có nghĩa là đã nắm được 50% giai điệucủa câu hát.VD: Bài “Cò lả” là bài dân ca có rất nhiều tiếng hát luyến, tôi hướng dẫn HS hátnhư sau: Khi dạy câu hát đầu: con cò cò bay lả lả bay la là câu hát có nhiều tiếng hát8Trường TH Krông AnaMột số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu họcluyến lên và xuống, sau khi hát mẫu, tôi đặt câu hỏi: câu hát đó có mấy tiếng hátluyến, tiếng nào luyến lên, tiếng nào luyến xuống? vì sao em biết? và với câu hát nàytôi thường tập hát nhiều lần hơn, kĩ hơn so với 3 câu khác để HS nắm chắc giai điệucủa bài hát. Trong lớp có những HS hát tốt, hát hay, tôi chỉ định hát mẫu và hướngdẫn cho các bạn hát chưa đúng. Ngoài ra, tôi cũng hướng dẫn các em cách lấy hơi 2lần, ở đầu câu và giữa câu hát* Hát cả bàiĐể giờ học hát dân ca sôi nổi, thu hút được sự chú ý, khơi dậy niềm đam mêyêu thích học hát của HS. Khi hướng dẫn hát cả bài, tôi thường sử dụng nhạc cụ đệmcho các em hát theo. Tôi dùng âm sắc trong đàn để thể hiện âm hưởng dân ca củatừng vùng miền.VD: Bài “Xòe hoa” – Dân ca Thái, tôi dùng âm sắc gần giống tiếng khèn đểđệm hát – Tiếng khèn sẽ làm cho các em liên tưởng đến một không gian bao la củamiền Tây Bắc, với ruộng bậc thang và những điệu múa xòe của các cô gái Thái.Hoặc bài “Bạn ơi lắng nghe” – Dân ca Bana, tôi dùng âm sắc tiếng đàn đá hoặc đànt’rưng. Từ những âm sắc đó, các em tưởng tượng ra những con suối trong vắt haynhững rẫy lúa bạt ngàn của vùng đất Tây Nguyên…Ngoài việc sử dụng nhạc cụ quen dùng, tôi còn hướng dẫn học sinh kết hợp sửdụng các nhạc cụ dân tộc để đệm hát cho bài dân ca [có thể là GV hoặc HS chuẩnbị].VD: Dùng các nhạc cụ như cồng, chiêng, đàn T’rưng nhỏ, tre lắc [GV chuẩn bị]để đệm cho những bài dân ca Tây Nguyên… hoặc dùng thanh phách, song loan,sáo [HS chuẩn bị] để đệm cho những bài dân ca Đồng bằng Bắc Bộ…9Trường TH Krông AnaMột số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu họcĐối với tiết ôn tập bài hát dân ca* Ôn lại kiến thức về dân caTôi yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức hiểu biết của mình về dân ca. Như:Dân ca là gì? [HS trả lời: Là những bài hát khúc ca được sáng tác, lưu truyền trongdân gian mà không có tác giả, có thể truyền miệng từ đời này sang đời khác có thểđược hát hoặc sáng tác khi lao động, khi chơi, khi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ…].Nhắc lại bài dân ca học ở tiết trước là của miền nào? vùng nào? [Bắc Bộ, Nam Bộhay Trung Bộ]. Như vậy các em đã nắm được một số kiến thức cơ bản về dân ca.Để học sinh thuộc và hiểu bài nhanh, tôi hướng dẫn các em cách nhận biết dânca vùng nào bằng cách dựa trên các âm đệm và âm hưởng giai điệu riêng biệt củatừng vùng, miền trong bài hát.VD: Bắc bộ thì các tiếng hát đệm thường là í,a,i…Trung bộ thì các tiếng hát đệm thường là bớ, chi rứa, uẩy, ơ hời…Nam Bộ thì đặc trưng giọng nói chày – chài, quẫy – wẩy…và các tiếng đệmcho bằng, rượng…Dân ca Tây Nguyên mang âm hưởng đặc trưng riêng là nhạc dạo thường dùngcác nhạc cụ như đàn T’rưng, những tiếng suối chảy, chim hót…Qua đó tôi thấy HSnhớ và trả lời nhanh, chính xác*Hát kết hợp phụ họaCũng như các bài hát thiếu nhi khác, hát kết hợp vận động và phụ họa cũng làmột hoạt động không thể thiếu trong tiết học. Tuy nhiên là bài hát dân ca, nên khihướng dẫn HS biểu diễn, tôi thường mở đĩa hình các tiết mục biểu diễn những bàihát dân ca vùng miền của bài dân ca đang học, để HS nắm được các động tác biểudiễn phù hợp, những trang phục biểu diễn cho bài dân ca này…sau đó hướng dẫn HS10Trường TH Krông AnaMột số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu họctập biểu diễn theo nhóm hoặc theo tổ và tổ chức thi đua giữa các nhóm trong lớp.Tuy chưa có không gian biểu diễn nhưng tôi sử dụng bục giảng làm sân khấu choHS. Thành lập ban giám khảo cũng chính là các em. Đây là dịp cho các em chứng tỏđược sự hiểu biết của mình về dân ca, đối với những HS nhút nhát cũng dần mạnhdạn tham gia biểu diễn và tham gia nhận xét bạn bằng sự hiểu biết của mình.Với các tiết học hát dân ca Tây nguyên, tôi hướng dẫn các em một số động tácmúa Tây Nguyên khi ôn tập bài hát “Bạn ơi lắng nghe”, “Hát mừng”, Chiếc gùiđung đưa”…hoặc cho HS kết hợp nhảy sạp khi ôn tập bài hát “Xòe hoa”... để thayđổi không khí học tập và thu hút sự chú ý, yêu thích, ham học hỏi của HS.* Đặt lời mới cho bài dân caCùng với sự phát triển của xã hội, lời ca của các làn điệu dân ca luôn được bổsung để phù hợp với từng giai đoạn của lịch sử, phù hợp với từng nội dung sinh hoạtlao động, phù hợp với từng lứa tuổi. Bên cạnh đó, các bài hát dân ca thiếu nhi thườngcó cấu trúc ngắn gọn và đa số được sáng tác dựa theo các câu ca dao lục bát.VD: Bài “Cò lả” – được sáng tác trên câu ca daoCon cò bay lả bay laBay từ cửa phủ bay ra cánh đồngHoặc bài “Lí cây bông” – Sáng tác trên câu ca daoBông xanh bông trắng bông vàngBông lê bông lựu đố nàng mấy bôngĐối với HS lớp 4,5 - để phát huy tính tích cực và sáng tạo của HS, ngoài việchướng dẫn học hát và tìm hiểu về dân ca, tôi còn hướng dẫn cho những HS có năngkhiếu hoặc tổ nhóm, biết cách tự tìm và đặt lời ca mới cho bài dân ca từ các câu thơlục bát quen thuộc hay do HS tự nghĩ ra. Tôi gợi ý cho HS có thể thêm các từ đệmhay tiếng hát luyến, láy để phù hợp với giai điệu của bài.VD: HS có thể đặt lời mới cho bài dân ca “Cò lả” từ câu ca dao:Trên trời có đám mây xanhỞ giữa mây trắng xung quanh mây vàngHay với những tiết ôn tập, tôi tổ chức cho HS thi theo nhóm để đặt lời ca mớivới bài dân ca tự chọn, đã học, có giai điệu dễ như bài “Xòe hoa”, “Bắc kim thang”.Tôi thấy HS rất hào hứng và tự tin với hoạt động này.VD: Bài “Xòe hoa” – một nhóm HS đặt lời như sau: “Trường em rất vui, trongánh nắng nhẹ ban mai, ngoan rất ngoan em ngồi học bài…..”. Nhóm khác có lời canhí nhảnh hơn: “Tình tang tính tang, em học hát thật là vui, tay vỗ tay em cùng hòanhịp….”Với việc HS được tự sáng tác và đặt lời mới cho bài dân ca, HS rất hào hứnghọc hát và thêm yêu thích các bài hát dân ca, từ đó các em phát huy tính sáng tạo vàmuốn tìm hiểu thêm về các bài dân ca của Việt Nam.* Kết hợp trò chơiTùy vào từng bài dân ca, tôi thường lồng ghép các trò chơi dân gian nhằm tạocho không khí lớp học thêm phong phú, sinh động hơn. Bởi lẽ, trò chơi dân gian11Trường TH Krông AnaMột số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu họckhông chỉ đơn thuần là trò chơi của trẻ em, mà nó còn chứa đựng cả nền văn hóa dântộc Việt nam độc đáo và giàu bản sắc, thông qua trò chơi giúp các em tư duy, sángtạo, đoàn kết, thân thiện với bạn bè, thêm yêu mến quê hương đất nước.VD: Bài “Tập tầm vông” – Lớp 1. Đây không phải là bài hát dân ca, nhưng lờica của bài dựa theo bài đồng dao và giai điệu của bài hát cũng mang âm hưởng dânca. Nên khi học hát, tôi hướng dẫn HS chơi trò chơi “Đố tay”: Với đồ dùng đơn giảnlà một viên phấn nhỏ hay một cục tẩy, chỉ định một em lên giấu vật vào tay, sau khicả lớp hát xong bài hát, em nào đoán chính xác vật ở tay nào thì tiếp tục được lên đốcác bạn.Ngoài trò chơi phát triển trí tuệ, tôi còn kết hợp một số trò chơi vận động để HSđược phát triển thể chất.VD: Tiết Ôn tập bài hát “Bắc kim thang”, tôi hướng dẫn HS ra ngoài trời, xếpthành vòng tròn: vừa ôn tập, vừa biểu diễn bài hát, cuối tiết học dành ít thời gian choHS tham gia các trò chơi như: “Chi chi chành chành” hoặc “Rồng rắn lên mây”, đâylà những trò chơi HS rất yêu thích vì nó mang tính tập thể, HS được tham gia đông,những em hay rụt rè nhút nhát cũng tham gia nhiệt tình, qua đó giáo dục HS tínhđoàn kết thương yêu nhau.Để mở rộng thêm vốn hiểu biết về dân ca, kích thích sự tìm tòi khám phá thêmcác bài hát dân ca ngoài chương trình, trong các tiết ôn tập, tôi thường tổ chức thiđua giữa các nhóm trong lớp học:VD: Nhóm 1: tìm và hát các bài hát dân ca miền BắcNhóm 2: tìm và hát các bài hát dân ca miền TrungNhóm 3: tìm và hát các bài hát dân ca Tây NguyênNhóm 4: tìm và hát các bài hát dân ca miền NamNhóm nào tìm và hát đúng được nhiều bài dân ca thì được thưởng số lượngnhững bông hoa bằng số lượng các bài dân ca tìm được hoặc cộng thêm điểm vàođiểm thi đua của các tổ…Để khuyến khích HS ham tìm hiểu hơn về dân ca.Đối với tiết học có nội dung nghe nhạcTrong chương trình Âm nhạc Tiểu học, ngoài các nội dung học hát, trong tiếtôn tập thường có thêm nội dung Nghe nhạc. Với nội dung này, tôi thường mở băngđĩa nhạc các bài hát dân ca cho các em nghe. Sau khi nghe lần 1, tôi đặt các câu hỏiđể HS hiểu sâu hơn về bài dân ca.VD: Em nào biết tên bài dân ca vừa nghe? Thuộc vùng nào? vì sao em biết? bàidân ca có nội dung gì? Em còn biết bài dân ca nào có xuất xứ giống với bàinày?.v..v..Khi mở nhạc lần 2, tôi hướng dẫn HS hát theo [nếu thuộc], có thể đứng tại chỗbiểu diễn hoặc vận động theo nhạc phù hợp với nội dung bài hát. Hoặc có thể chianhóm tổ chức thi hát đúng lời ca, giai điệu theo nhạc.Các hoạt động ngoài giờ lên lớpNgoài các phương pháp và hình thức áp dụng trên trong tiết học, cùng vớiphong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực”, vào các12Trường TH Krông AnaMột số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu họcdịp khai giảng năm học mới, kỷ niệm các ngày lễ lớn như 20/11, 26/3, Đại hội“Cháu ngoan Bác Hồ”… tôi thường tham mưu với Lãnh đạo Nhà trường và Liên độitổ chức cho HS thi và tìm hiểu về dân ca, tham gia các trò chơi dân gian, thi hát múadân ca. Để HS nắm được những truyền thống, những nét sinh hoạt dân gian đậm đàbản sắc của dân tộc ta. Do dân ca là những bài hát xuất phát từ người dân lao độngnên ai cũng có thể hát được. Vì vậy ta cần tạo môi trường diễn xướng cho tất cả cácem được tham gia.Cụ thể: Lên kế hoạch tổ chức thi văn nghệ vào các ngày lễ lớn: Mỗi lớp 2 tiếtmục trong đó bắt buộc phải có một bài hát dân ca, khuyến khích có múa phụ họa.Thành lập ban giám khảo có năng lực chấm và nhận xét công tâm để giúp các emhiểu được dân ca cần diễn xướng như thế nào, trang phục biểu diễn, động tác múanhư thế nào là phù hợp … tuyên dương và trao giải những tiết mục đặc sắc.Bên cạnh đó, Phòng GD&ĐT huyện thường xuyên tổ chức các Hội thi hát dânca cho HS Tiểu học nhằm tạo điều kiện cho học sinh thể hiện năng khiếu ca hát củamình, được hát lên những bài dân ca mang đậm bản sắc dân tộc, góp phần giữ gìn vàphát huy nền văn hóa truyền thống của dân tộc, tạo sân chơi bổ ích, giúp các em códịp giao lưu và khám phá thêm kho tàng dân ca Việt Nam.Để chuẩn bị cho Hội thi, tôi thường lên kế hoạch cụ thể, bởi theo tôi dạy dân cachưa đủ mà cần cho trẻ hóa thân vào những bài dân ca, điều đó sẽ khắc sâu cho HSnhững hình tượng về con người của từng vùng miền trên đất nước Việt Nam. Chínhvì vậy, tôi thường, lựa chọn những bài dân ca của cả 3 vùng miền Bắc – Trung –Nam phù hợp với chất giọng và lứa tuổi của các em. Trong mỗi chương trình, tôithường chọn một bài dân ca của Tây Nguyên: vì đây là quê hương thứ hai của cácem, khi các em được hát những bài dân ca, ca ngợi về con người và cảnh đẹp Tâynguyên, các em sẽ thêm yêu mến và có ý thức học tập để sau này xây dựng quê13Trường TH Krông AnaMột số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu họchương ngày càng giàu đẹp hơn. Tôi chú ý lựa chọn trang phục, các đạo cụ biểu diễnphù hợp và kết hợp giải thích cho các em hiểu vì sao lại cần mặc những bộ trangphục và các đạo cụ đó.VD: HS hát múa bài dân ca “Đi cấy” thì trang phục phải là yếm, váy đen, thắtkhăn mỏ quạ…đạo cụ là những bó lúa dắt bên hông, và giải thích cho HS hiểu đâylà những bộ trang phục của các bà, các chị thời xưa mặc khi đi cấy lúa.Hoặc biểu diễn bài “Hát mừng” – Dân ca Hơ –rê [Tây nguyên], tôi chọn nhữngbộ trang phục của đồng bào Hơ rê, đạo cụ là những chiếc cồng, chiêng được làm từnhững tấm bìa cứng có in hoa văn thổ cẩm và giải thích: trong các lễ hội của ngườidân Tây Nguyên thì cồng chiêng là một nhạc cụ không thể thiếu, tiếng cồng chiêngvang lên thay cho lời người muốn nói với các thần linh, cầu mong buôn làng có cuộcsống ấm no hạnh phúc… và cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhậnlà văn hóa phi vật thể thế giới, từ đó các em thêm tự hào và yêu mến quê hương hơn.Vào các buổi sinh hoạt tập thể dưới cờ, hoặc trong giờ ra chơi giữa buổi, tôi cònmở băng đĩa các bài dân ca trên hệ thống loa đài của nhà trường, các em vừa vuichơi, sinh hoạt vừa được nghe các bài dân ca Việt Nam hoặc hướng dẫn và giúp đỡmột lớp xây dựng và tập luyện một tiết mục dân ca [có thể là đơn ca, tốp ca hoặc kếthợp múa và hát] hát trong giờ chào cờ đầu tuần, đầu tháng…Bằng cách này, các lànđiệu dân ca cứ dần thấm vào tâm hồn HS một cách tự nhiên. Từ chỗ thuộc, rồi hiểuvà yêu thích. Đây là hoạt động tuyên truyền, giáo dục về dân ca rất hữu ích.Ngoài ra, tôi còn tuyên truyền cho cha mẹ HS biết những lợi ích của dân ca, đểtừ đó các bậc cha mẹ có thể phối hợp cung cấp các kiến thức dân ca ở nhà bằngcách: cho HS nghe dân ca vào các buổi tối qua băng đĩa hoặc bằng các bài hát ruthông thường, hoặc cùng phối hợp với GV chuẩn bị những trang phục cho HS trong14Trường TH Krông AnaMột số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu họccác cuộc thi hát dân ca ….c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp+ Giáo viên phải nắm vững các kiến thức về dân ca, tìm hiểu nguồn gốc, xuấtxứ của từng bài, có kĩ năng sư phạm tốt, sáng tạo, đổi mới trong cách tổ chức cáchoạt động dạy học.+ Tìm hiểu và nắm được trình độ tiếp thu của các đối tượng học sinh trong lớpđể giao nhiệm vụ phù hợp và có những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học saocho tất cả học sinh đều được tham gia hoạt động học tập với ý thức tự giác, tích cực,chủ động.+ Cơ sở vật chất phục vụ môn học phải đảm bảo tương đối đầy đủ như: Cókhông gian lớp học để học sinh được biểu diễn, có một số trang phục phù hợp, đạocụ phù hợp sẵn có hoặc tự làm để tham gia biểu diễn và tham gia các trò chơi nhỏkhi học hát dân ca. Có nhạc cụ đệm hát phù hợp cho giáo viên thay thế các nhạc cụphương tây, nhạc cụ gõ đệm của học sinh tạo không khí sôi động khi học các bài hátdân ca.+ Sự Lãnh đạo sát sao của Nhà trường và sự phối hợp chặt chẽ của Liên độitrong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.+ Sự phối hợp giữa giáo viên Âm nhạc với các thầy, cô giáo chủ nhiệm và chamẹ học sinh trong việc cung cấp các tư liệu, các kiến thức dân ca của từng vùngmiền đến với các em HS ở trường cũng như ở nhà.d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện phápCác biện pháp định hướng cho những giải pháp tiến hành và có mối quan hệchặt chẽ với nhau, luôn có sự tác động hỗ trợ lẫn nhau, bám sát vào điều kiện hoàncảnh, mức độ khả năng tiếp thu của từng đối tượng học sinh. Chính ví thế trong quátrình giảng dạy giáo viên cần đưa ra những giải pháp hữu hiệu để thực hiện và vậndụng các biện pháp vào giảng dạy sao cho đạt kết quả cao nhất.e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu- Kết quả khảo nghiệm học sinh trong năm học 2013 -2014, sau khi tôi áp dụngcác giải pháp trên như sau:Mức độ đạt được của học sinhĐầu năm họcCuối năm họcHát đúng giai điệu, lời ca các bài dân ca đã học75%90%Biết sử dụng nhạc cụ gõ đệm phù hợp với từng bàidân ca80%95%Biết hát kết hợp với biểu diễn động tác phù hợp vớitừng bài dân ca75%Phân biệt được dân ca vùng, miền khi được nghe60%90%80%15Trường TH Krông AnaYêu thích các bài dân caMột số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học65%90%Tỉ lệ học sinh yêu thích học hát các bài dân ca, hát đúng giai điệu và lời ca, biếtsử dụng nhạc cụ gõ đệm và biểu diễn các động tác múa phù hợp với sắc thái củatừng bài hát dân ca đã tăng lên rõ rệt. Tỉ lệ HS phân biệt được dân ca vùng, miền khiđược nghe vẫn chưa cao tuy nhiên cũng đã tăng hơn so với đầu năm học.- Giá trị khoa học: Với những kinh nghiệm trên tôi đã thành công trong việc dạyhát và cung cấp thêm những kiến thức ban đầu về kho tàng dân ca của Việt Nam. HSđược học hát, được nghe các làn điệu dân ca và hiểu được rằng: Dân ca là sản phẩmtinh thần quý giá của ông cha để lại, từ đó các em càng phải trân trọng, giữ gìn, họctập, tiếp tục phát triển những vốn quý ấy, từ đó các em càng thêm yêu mến và tự hàovề nhân dân ta, đất nước ta.II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứuII.4.1. Kết quả thu được qua khảo nghiệmTất cả học sinh đều rất yêu thích và hào hứng học tiết Âm nhạc có bài hát dânca. Đa số HS hát đúng giai điệu, hát đúng các tiếng hát luyến láy của bài hát, một sốem năng khiếu còn biết thể hiện tình cảm của mình vào bài hát.Các em đã biết phân biệt được làn điệu dân ca của từng vùng miền qua nghegiai điệu và lời ca của các bài hát có sử dụng các từ đệm. Từ đó HS học tập sáng tạohơn trong giờ học như: tự tìm tòi chuẩn bị các nhạc cụ gõ đệm phù hợp với bài háthoặc tự sáng tạo những động tác múa, động tác biểu diễn vận động phụ họa phù hợpvới nội dung bài dân ca được học.II.4.2. Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứuDạy hát dân ca không những góp phần gìn giữ và phát huy những bản sắc vănhoá của dân tộc, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể mà còn giáo dục các giá trịthẩm mỹ, đạo đức, định hướng nhân cách cho HS, giáo dục các giá trị văn hóatruyền thống, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, bạn bè…Điều này rấtquan trọng khi giảng dạy những kiến thức về địa phương.Khi lên lớp tôi cảm thấy vững vàng tự tin hơn, có những sáng tạo linh hoạttrong các biện pháp tổ chức lớp học. Qua những tiết học hát dân ca, các em đã cónhững ấn tượng đẹp về âm nhạc dân gian, kích thích hứng thú học tập, ham tìm tòihọc hỏi những cái hay, cái mới, những bài dân ca độc đáo của kho tàng dân ca ViệtNam.HS được phát huy tính sáng tạo bằng việc tự sáng tác lời ca mới cho bài dân ca.Có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, biết ngắm nhìn, biết lắng nghe vàhưởng thụ những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống từ đó tâm hồn trí tuệ cũng ngàycàng giàu hơn, đẹp hơn. Đồng thời phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu vềhát dân ca, làm nguồn cho các cuộc thi đạt nhiều kết quả cao do các cấp tổ chức.III. Phần kết luận, kiến nghịIII.1.Kết luận16Trường TH Krông AnaMột số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu họcDân ca được xem là tài sản vô giá của ông cha ta từ ngàn đời xưa để lại, dân calà hơi thở của dân tộc, lưu giữ và bảo vệ dân ca là bảo vệ dòng máu chảy trong cơthể của mỗi chúng ta. Dân ca là một bức tranh phong phú, đa dạng về màu sắc, mỗiđịa phương đều có những nét đặc trưng riêng, thể hiện phong tục, ngôn ngữ, giọngnói của từng vùng quê của Tổ Quốc. Vì vậy dù là dân ca của bất cứ vùng nào trênđất nước Việt Nam cũng đều đáng trân trọng và cần được gìn giữ, bởi đó là tài sảntinh thần vô giá nhất, là những tinh hoa của dân tộc được chắt lọc qua nhiều thế kỷ.Với HS Tiểu học - thế hệ tương lai của đất nước, để các em vẫn luôn tiếp thuđược các nền văn hóa thế giới mà không quên mất những tinh hoa văn hóa của dântộc thì ngay từ khi còn nhỏ các em đã phải có được vốn hiểu biết, và phải có đượcmột tình yêu thật sự với dân ca. Vì vậy bồi dưỡng và phát huy vốn dân ca cho HSTiểu học luôn là tiền đề đầu tiên trong việc giữ gìn tinh hoa văn hóa dân tộc. Như lờidặn dò cuối cùng của Bác Hồ trước lúc ra đi: “..…rằng đã yêu Tổ Quốc mình, càngyêu tha thiết những khúc hát dân ca….”III.2.Kiến nghịĐể HS thực sự yêu thích học hát các bài dân ca Việt Nam, cần có sự phối hợpgiữa Sở GD-ĐT và Phòng GD&ĐT để có những chương trình phong phú hơn về nộidung giảng dạy, biểu diễn và đặc biệt là phương pháp dạy học đổi mới, thích ứng vớiđặc thù của dân ca thì mới thu hút và tạo được chất lượng học tập của học sinh trongcác trường Tiểu học. Cung cấp các tài liệu, tuyển tập các bài hát dân ca thiếu nhi chocác trường Tiểu họcVề phía Nhà trường, tôi đề nghị Ban giám hiệu trường tiếp tục trang bị phònghọc Âm nhạc, mua sắm thêm những phương tiện dạy học cần thiết như: tranh ảnh,băng đĩa hình về múa hát dân ca các dân tộc để HS được học bằng đa giác quan:nghe, nhìn, cảm nhận, vận động…Thường xuyên tổ chức các cuộc thi hát, múa, tìmhiểu dân ca, các trò chơi dân gian để HS có nhiều cơ hội tìm hiểu và đến gần hơn vớidân ca.Trên đây là một số kinh nghiệm tôi thu được trong quá trình dạy học, rất mongnhận được những ý kiến trao đổi, đóng góp của các đồng nghiệp nhằm tìm thêmnhững biện pháp hữu hiệu nhất trong công tác bảo tồn và phát huy vốn dân ca ởtrường Tiểu học nói riêng, HS phổ thông nói chung, ngày càng yêu thích học hát vàtìm hiểu về các bài hát dân ca Việt Nam.Buôn Trấp, ngày 01 tháng 3 năm 2015NGƯỜI VIẾTĐỗ Thị Thu Hà17Trường TH Krông AnaMột số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học18

Video liên quan

Chủ Đề