Học hết lớp 12 nên làm gì

Học xong 12 nên học nghề gì? Đây là một trong số những vấn đề được rất nhiều đối tượng học sinh đặc biệt quan tâm đến. Dưới đây các chuyên gia hàng đầu sẽ tư vấn chi tiết về vấn đề cụ thể ở trên, các em hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ ở bài viết sau nhé!

Định hướng nghề nghiệp vào thời điểm nào là phù hợp nhất?

Đối với việc định hướng nghề nghiệp sẽ có tầm quan trọng lớn đến tương lai sau này đối với bất kỳ ai. Sau khi học xong 12 nên học nghề gì, vào những tháng cuối khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường chính là thời điểm các em học sinh bắt đầu vào việc tìm hiểu về hướng nghiệp. Nhưng mục đích tìm hiểu chỉ để điền vào trong mẫu đơn đăng ký nguyện vọng ở cuối năm lớp 12, vì vậy việc làm này đang được thực hiện rất qua loa.

Định hướng nghề nghiệp vào thời điểm nào là phù hợp nhất?

>>> Theo học khối D làm nghề gì bạn có biết không?

Đối với một số ít, quan trọng nhất đó là tốt nghiệp và có được tấm bằng tốt nghiệp. Sau đó sẽ như thế nào? Thực tế hiện nay cho thấy kinh phí học Đại học – Cao đẳng tăng lên theo hàng năm, bỏ ra nhiều công sức và quãng thời gian 4 – 6 năm học và nhận được cái kết là thất nghiệp,… Cái giá này thật không đáng!

Vì vậy, việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai từ sớm là việc làm rất cần thiết. Trong một quãng thời gian ngắn, không được ai hướng dẫn để thực hiện sao cho đúng đắn, do đó việc định hướng nghề nghiệp đối với các em học sinh lớp 12 hiện đang là một trong số các vấn đề quan trọng. Tốt nhất các em hãy thực hiện nó trong những ngày đang còn ngồi trên ghế nhà trường, nhất là những năm còn học bậc THCS.

Vậy, vì sao phải định hướng nghề nghiệp cho học sinh từ sớm?

Hiện nay, nhiều người Việt Nam vẫn đang còn nhận định, còn đường duy nhất để bước đến với thành công đó là con đường học Đại học, hay có thể thấp hơn chỉ có thể là bước chân vào trường Cao đẳng có tiếng tăm nào đó. Nhưng rất nhiều em học sinh tốt nghiệp THPT hiện nay không có định hướng rõ ràng trong tương lai, hoặc chẳng thích thú gì đối với nghề nghiệp mà các em đang theo học.

Khi được tư vấn hướng nghiệp đúng đắn học xong 12 nên làm nghề gì, các em sẽ hình dung được về những cơ hội việc làm, đặc trưng nghề nghiệp cũng như biết cách lựa chọn được ngành nghề phù hợp ngay từ bậc THCS. Lựa chọn đúng đắn sẽ giúp cho các bạn có nhiều thời gian để tìm hiểu, để trau dồi thêm năng lực cũng như phát huy được sở trường để phục vụ cho công việc trong tương lai.

Nhưng trên thực tế những học sinh THCS hiện nay vẫn chưa được định hướng nghề nghiệp đúng cách. Những tài liệu được đưa ra thông thường chỉ đề cập đến một số ngành nghề rất phổ biến, vẫn chưa thể hiện được đầy đủ mức độ đa dạng nghề xã hội hiện đang có.

Đội ngũ giáo viên thực hiện hướng nghiệp vẫn chưa được đào tạo đúng chuẩn, nội dung hướng dẫn nghiệp vẫn chưa được kỹ lưỡng nên khiến cho việc tư vấn hướng nghiệp không được hiệu quả.

Hậu quả của việc định hướng nghề nghiệp đúng đắn

Các doanh nghiệp hiện nay tuyển dụng rất nhiều lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật để làm việc dài hạn [Trung cấp chiếm 34.6%, Cao đẳng là 22.4% và cuối cùng là Đại học trở lên chỉ chiếm có 11.5%]. Từ đó ta cũng thấy được rằng nhu cầu tuyển dụng “thợ” nhiều hơn so với “thầy” đang gia tăng lên khá nhiều.

Trong đó, việc học nặng thành tích hiện nay khiến học nghề vẫn chưa được đánh giá đúng mực. Thay vào đó sẽ giúp cho học sinh hướng nghiệp học xong lớp 12 nên học nghề gì, phí nhà trường, thầy cô giáo và phụ huynh vẫn chỉ nghĩ đến hướng đi duy nhất sau lớp 12 là sẽ học Đại học/ Cao đẳng. Nhưng trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp sau Đại học vẫn nằm ở một con số khá cao.

Theo như số liệu thống kê đến quý 2/ 2020 của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội Việt Nam về bản tin thị trường lao động, cả nước có 1.278.900 người bị thất nghiệp ở trong độ tuổi lao động. Trong số đó có 410.300 thanh niên ở độ tuổi từ 15-24 bị thất nghiệp, mức này tương đương khoảng 32,08%.

Học xong 12 nên học nghề gì?

Hiện nay, đa phần các em học sinh đều có chung thắc mắc học xong 12 nên học nghề gì và cùng nhau chia sẻ thông tin ở trên các diễn đàn. Dưới đây các chuyên gia hướng nghiệp hàng đầu sẽ bật mí chi tiết một số vấn đề cụ thể như sau:

>>> Chia sẻ kinh nghiệm trong cách học thuộc đáp án trắc nghiệm tốt nhất

Khi học xong 12 nên học nghề gì?

Nên học nghề hay là học Đại học, Cao đẳng

Trong trường hợp các bạn muốn học chuyên sâu, tốt nhất nên đi theo con đường Đại học/ Cao đẳng. Nhưng nếu như các bạn muốn có một nghề nghiệp nhanh chóng, khi đó hãy học Trung cấp nghề. Đối với cả 2 sự lựa chọn này đều có mặt lợi và mặt hại riêng, cụ thể:

– Thời gian học nghề chỉ mất khoảng vài tháng trở lên. Học Đại học/ Cao đẳng bạn cần đến vài năm thì mới hoàn thành chương trình.

– Học nghề sẽ nhanh chóng đi làm, kiếm thêm thu nhập. Học Đại học các bạn sẽ nhận được tấm bằng chuyên sâu hơn.

– Khi học nghề thì vừa học vừa làm, được trau dồi tay nghề cùng với kiến thức. Học Đại học/ Cao đẳng các em sẽ học được lý thuyết là chính, cần phải tìm thêm kinh nghiệm đối với từng công việc khác ở bên ngoài.

– Mức học phí học nghề ở mức phải chăng hơn so với mức học phí khi theo học Đại học/ Cao đẳng.

Thường lựa chọn theo đam mê hoặc là theo trào lưu

Nghề nghiệp sẽ luôn gắn bó với cuộc đời của bạn, sẽ giúp cho bạn có được mức thu nhập ổn định để sống một cuộc sống có mục đích. Vì vậy, chọn học nghề theo đúng sở thích là rất quan trọng. Mỗi ngày đến nơi làm việc các bạn sẽ cảm thấy đó là một ngày đầy hứng khởi, cảm thấy vui vẻ và có rất nhiều động lực để cống hiến hơn nữa. Khi có niềm đam mê thì sẽ giúp cho các bạn kiên trì vượt qua được mọi khó khăn trong công việc.

Ngoài ra, những ngành nghề “trào lưu” thường là các ngành HOT hiện tại, cơ hội làm việc luôn được mở rộng với mức thu nhập cao. Các bạn có thể xem qua về các ngành HOT nhất trong xã hội ở trong thời điểm hiện tại, đồng thời cần phải đối chiếu nó với sở thích của mình nhằm có được sự lựa chọn khi cân nhắc về việc học xong 12 nên học nghề gì.

Chọn nghề theo đúng khả năng, hoặc theo nhu cầu hiện tại của xã hội

Đây cũng là yếu tố có mức độ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn học nghề sau khi đã hoàn tất xong lớp 12 của bạn đó chính là khả năng của chính bạn. Cần phải nhận thức rõ được mọi ưu/ khuyết điểm, khả năng cũng như hạn chế của bản thân, thời gian và mức chi phí bỏ ra,… Dựa vào đó bạn mới có được sự lựa chọn phù hợp nhất.

Mức thu nhập kiếm được cũng như nhu cầu nguồn nhân lực, khả năng về thăng tiến và phát triển ở trong hiện tại và cả tương lai,… Hay có thể hiểu đây là nhu cầu xã hội đối với nghề nghiệp đó cũng rất quan trọng. Khi các em băn khoăn học xong 12 nên học nghề gì, thì cũng cần phải tham khảo về dự báo thay đổi của nghề nghiệp. Nhất là trong tương lai gần và trong những năm tới để có thể lựa chọn được ngành nghề đúng đắn.

Lời kết

Tất cả những thông tin được chia sẻ ở trên chắc các bạn hiểu được về thắc mắc học xong 12 nên học nghề gì. Tốt nhất, các em hãy nên tìm hiểu và tham khảo thêm ý kiến của các thầy cô giáo và bố mẹ trước khi đưa ra bất cứ lựa chọn nào của bản thân.

Học hết cấp 3, kết thúc thời gian học THPT, con đường đi tiếp của các em học sinh sẽ là học nghề! Những bước chân trên con đường học nghề sẽ là hành trang hết sức cần thiết để định hình tương lai sau này của mỗi học sinh! Vì vậy, các em học sinh cần chọn đúng nghề mình yêu thích và chọn đúng trường để học tập!

Trước khi bàn tới chuyện có những con đường học nghề nào sau khi học hết cấp 3, mỗi em học sinh cần phải xác định được ngành nghề mình yêu thích trước! Điều này là điều quan trọng bậc nhất khi kết thúc quá trình học văn hóa phổ thông!

Học nghề hoàn toàn khác học văn hóa phổ thông. Một lớp học văn hóa phổ thông có sĩ số đông lắm có thể lên tới 60 học sinh một lớp. Nhưng mỗi lớp vẫn có giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn quan tâm sát sao đến việc học, đến sự tiếp thu kiến thức của từng học sinh. Điều này giúp không có học sinh nào bị tụt lại quá xa so với mặt bằng chung.

Nhưng học hết cấp 3, đi học nghề lại là một câu chuyện hoàn toàn khác! Một giảng đường ở bậc Cao đẳng, Đại học có thể lên tới hơn trăm sinh viên. Đặc biệt là với những môn học chung mà ngành nào cũng học như: chính trị, luật đại cương…

Với số lượng hàng trăm sinh viên như vậy, không một giáo viên nào có thể để ý, chỉ bảo sát sao cho từng sinh viên như khi học văn hóa phổ thông được. Thậm chí, các bạn sinh viên có nghỉ học, điểm kém thì giáo viên cũng không quan tâm!

Với một giảng đường đông như thế này khi đi học nghề, bạn sẽ không thể hy vọng giảng viên có thể quan tâm sát sao tới việc học như khi học THPT được!

Học nghề lúc các bạn học sinh phải xây dựng cho mình ý chí tự học, tự nghiên cứu mọi vấn đề! Các thầy cô sẽ chỉ giúp đỡ bạn khi bạn hỏi mà thôi!

Như vậy, sự khác biệt lớn nhất giữa 2 bậc học đó chính là ý thức tự giác học tập của học sinh! Không xây dựng được tinh thần tự học, các bạn học sinh khi mới học nghề sẽ dễ dàng bị hụt hẫng, cảm thấy chán nản trong việc học và dễ bị đi chệch hướng sang những mục tiêu hoàn toàn sai khác như thực trạng dành quá nhiều thời gian đi làm thêm!

» Có thể bạn quan tâm: Vì sao học sinh không nên bỏ học đi làm sớm?

Học hết cấp 3, nếu chọn một nghề mà bản thân không có hứng thú, chọn nghề theo số đông, chọn nghề theo mong muốn, theo lời khuyên của người khác… liệu bạn có hứng thú trong việc học hay không? Liệu khi gặp phải những khó khăn trong quá trình học, bạn có thể vượt qua hay không?

Chưa nói đâu xa, khó khăn đầu tiên mà các bạn học sinh khi học nghề sẽ phải đối diện là ít nhất 1 năm học các môn chung. Đó là Chính trị, là Nguyên lý Mác – Lênin, là Đường lối cách mạng của Đảng, là Toán cao cấp… Nghe thôi đã thấy có chút chán rồi. Học nghề sao lại học những cái này? Vì chương trình học có thì phải học thôi!

Nhưng không hiểu học làm gì sẽ thấy chán. Chán sẽ không muốn học. Chỉ muốn đủ điểm để qua môn thôi. Một hai môn thì không sao. Nhưng tận 1 năm học như vậy thì thực sự nếu không có quyết tâm, không có ý thức tự giác thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới giai đoạn học sau này – giai đoạn học các môn chuyên ngành!

Tại sao bạn lại dành nhiều thời gian để chơi một vài trò chơi trên điện thoại hay máy tính? Bạn THÍCH chúng! – CHỌN ĐÚNG NGHỀ CŨNG LÀ VÌ LÝ DO NÀY THÔI!

Nói đơn giản hơn đi, các bạn hãy nhìn những trò chơi trên điện thoại hay máy tính của mình. Các bạn có thích thì mới dành thời gian chơi những trò đó, mới tìm cách làm hết nhiệm vụ này tới nhiệm vụ khác… Còn nếu đã không thích thì chưa cần nói tới việc chơi, chỉ việc tải về máy thôi các bạn cũng đã không làm rồi! Có đúng không?

Niềm đam mê với nghề khi học nghề cũng giống như vậy thôi! Các em học sinh cần tự tìm hiểu và xác định được cho mình ngành nghề mình yêu thích. Muộn nhất là học hết cấp 3 là phải biết được mình thích những nghề nào rồi! Chính những đam mê đó sẽ là động lực giúp các em vượt qua mọi thử thách từ nhỏ đến lớn trong quãng thời học nghề và đi làm sau này!

» Tham khảo: 7 bước chọn nghề phù hợp với bản thân

Chọn được nghề mình yêu thích rồi mới chọn trường!

Có thể các bạn thích nhiều nghề. Không sao cả! Điều đó rất tốt! Điều quan trọng là đó là nghề bạn muốn học mà thôi!

Việc học nghề sẽ đi suốt theo mỗi người suốt cuộc đời. Không cứ phải là ngồi trên ghế nhà trường mới là học, khi đi làm bạn sẽ học được rất nhiều thứ mà không được dạy ở trường. Đó là những kỹ năng sống, những mẹo giải quyết công việc mà bạn phải học hỏi từ người đi trước hoặc tự đúc kết kinh nghiệm bản thân.

Tuy nhiên, trước khi đi làm, ai cũng sẽ trải qua quãng thời gian học tập ở một trường nào đó. Các bạn học sinh học hết cấp 3 nên hiểu đúng về học nghề. Học Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp thì cũng đều là học nghề! Những hướng đi khác nhau nhưng có chung một đích đến là đào tạo nghề cho sinh viên sau khi ra trường!

3 hướng đi chính khi bước chân tới ngưỡng cửa học nghề! Chọn thế nào cho tốt?

Nhưng 3 hướng đi trên thì lại có rất nhiều trường Đại học, nhiều trường Cao đẳng và nhiều trường Trung cấp! Mỗi một trường mới là một con đường học nghề sau khi học hết cấp 3. Vậy là có rất rất rất nhiều con đường ở trước mặt bạn!

Thế… Chọn con đường học nghề nào bây giờ?

Đầu tiên, hãy nhớ:

Bất kể nghề nghiệp nào bạn chọn, bất kể trường nào bạn chọn, thì mục đích duy nhất của bạn là đi làm, tạo ra giá trị trong công việc và hưởng thành quả công việc của mình trong tương lai!

Hãy quay trở lại ví dụ về trò chơi mà bạn có trên điện thoại hay máy tính. Chọn trò chơi mình thích giống như chọn nghề. Nhưng bạn sẽ cần một chiếc điện thoại, một chiếc máy tính tốt để chơi trò chơi đó mượt mà nhất, hình ảnh đẹp nhất, đúng không?

Và chọn trường đào tạo nghề mình thích cũng giống như chọn một chiếc điện thoại, một chiếc máy tính phù hợp với trò chơi đó vậy!

Nếu bạn tìm hiểu một chút thôi thì bạn sẽ thấy phần lớn các trường dù ở hệ đào tạo Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp thì cũng đều có các ngành đào tạo giống nhau! Có những trường mà ngành đào tạo giống hệt nhau. Nhưng cũng có trường có thêm ngành đào tạo riêng!

Tại sao cần phải bỏ qua suy nghĩ kia trong bước đầu tiên này? Các em học sinh học hết cấp 3, các bậc phụ huynh có thấy số lượng các trường đào tạo nghề, đặc biệt là số lượng các trường Đại học rất nhiều không? Việc học Đại học đang trở nên đại trà, số lượng trường nhiều trong khi chất lượng đào tạo không được đảm bảo!

Đại học, Cao đẳng, Trung cấp là chìa khóa, là những cây cầu đưa bạn tới thành công. Bạn cần chọn một chiếc chìa khóa tốt, một cây cầu vững chắc chứ không nên chọn theo vẻ bề ngoài đẹp đẽ bóng loáng mà không xem xét kỹ bên trong ra sao!

“Sinh viên Đại học thất nghiệp”, “Tỉ lệ thất nghiệp sau Đại học cao”, “Cử nhân quay lại Trung cấp để học”… Chắc chắc các em học sinh học hết cấp 3 và các bậc phụ huynh khi tìm hiểu cũng ít nhiều nghe về những vấn đề này. Khi chất lượng đào tạo không được đảm bảo thì kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên sẽ yếu và kém.

Đừng chọn đại một trường mà không tìm hiểu kỹ chất lượng đào tạo! Cánh cửa thất nghiệp rất có thể sẽ chờ bạn ở cuối con đường học tập đó!

Trong thời đại hội nhập, các doanh nghiệp đã không còn đề cao bằng cấp của ứng viên như xưa nữa. Họ cần người có tay nghề vững vàng, có thể làm việc ngay chứ không phải bằng cấp! Có bằng mà không làm được việc thì cũng chả nơi nào nhận!

Đó chính là lý do mà các bạn nên tìm hiểu kỹ và liệt kê các trường tốt có đào tạo ngành mà mình yêu thích, bất kể đó là trường Đại học, Cao đẳng, hay Trung cấp. Học tại một trường Trung cấp chất lượng và có kỹ năng nghề nghiệp tốt sau khi ra trường còn hơn là học một trường Đại học không uy tín nào đó để rồi kỹ năng tay nghề không đâu vào đâu!

Với danh sách các trường đã liệt kê ở bước 1, các em học sinh học hết cấp 3 hãy tìm hiểu xem từng trường tuyển sinh như thế nào. Thi tuyển hay xét tuyển? Mỗi trường có những hình thức tuyển sinh nào? Đánh dấu những hình thức tuyển sinh mà mình có thể tham gia được!

Những trường tốt thì thường kỳ thi tuyển sinh sẽ có tỉ lệ chọi cao. Các em học sinh học hết cấp 3 cần chủ động tìm hiểu điểm xét tuyển của các trường những năm trước đồng thời tham khảo đề thi tuyển những năm tương ứng để có được sự đánh giá sát nhất về khả năng thi đỗ vào trường dựa trên năng lực của mình!

Không phải ai học cũng giỏi. Nhưng ai cũng có một năng lực riêng của bản thân! Chọn trường bạn cũng cần dựa trên điều này nữa!

Tiếp theo, các bạn nên xem điểm xét tuyển vào ngành mình yêu thích của trường đó là bao nhiêu! Mỗi ngành đào tạo sẽ có điểm chuẩn riêng. Và cũng đừng nên quên xem điểm sàn vào trường đó. Một số trường cho phép bạn đổi ngành đào tạo sau khi đủ điểm sàn vào trường. Dĩ nhiên, bạn sẽ học ở một chương trình có mức học phí có thể cao hơn bình thường!

Như vậy điều quan trọng trong bước 2 này là nắm rõ tất cả các phương thức tuyển sinh của từng trường và đánh giá khả năng đỗ vào mỗi trường dựa trên năng lực học tập của bản thân! Hãy thoải mái lựa chọn và mạnh dạn gạch tên những trường quá cao so với mình! Vì đây đều là những trường đào tạo tốt  và uy tín nhất ngành đó rồi!

Hoàn cảnh gia đình và mục đích cá nhân cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới việc chọn trường của các em học sinh. Điển hình nhất là về học phí! Học phí cao cũng gây cản trở tới quyết định lựa chọn trường của các em học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Học phí các trường Đại học thường cao hơn hẳn so với các trường Trung cấp. Chưa kể các khoản phí khác!

Tiếp theo là thời gian đào tạo. Với các bạn học sinh học hết cấp 3, thời gian đào tạo nếu học Cao đẳng, Đại học sẽ là 4-5 năm. Thời gian dài hơn rất nhiều nếu như học Trung cấp, chỉ 1,5 năm. Sự khác biệt lớn về thời gian đào tạo cũng ảnh hưởng tới quyết định chọn trường!

Nhiều bạn có thể lựa chọn học Trung cấp vì học nhanh hơn, đi làm sớm hơn, tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn và khi cần có thể học liên thông lấy bằng Đại học sau này dễ dàng!

Có những em học sinh muốn học nhanh, đi làm, tích lũy kinh nghiệm sớm để phần nào gánh vác kinh tế của gia đình. Hoặc đơn giản là vì các em muốn học càng nhanh càng tốt để đi làm! Nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp bây giờ cũng có rất nhiều cơ hội việc làm cho người có bằng Trung cấp, miễn là kỹ năng nghề nghiệp tốt!

Như vậy, với 3 bước trên, hy vọng các em học sinh học hết cấp 3 có thể chọn được cho mình những trường – những con đường học nghề phù hợp với bản thân!

Chắc chắn trong suy nghĩ của nhiều người, học tập tại một trường Đại học là niềm mong ước của bất cứ ai! Tuy nhiên xã hội bây giờ đã khác xưa rất nhiều. Tiêu chuẩn tuyển dụng của các doanh nghiệp đã khác trước! Bằng cấp giờ không quan trọng nữa! Bạn có thể thấy phần lớn các doanh nghiệp chỉ yêu cầu bằng Trung cấp trong hồ sơ xin việc. Vậy các nhà tuyển dụng cần gì?

Các doanh nghiệp hiện tay cần người có kỹ năng tay nghề tốt, có khả năng làm việc được ngay chứ không phải là bằng cấp!

Vì thế học trung cấp lại đang được nhiều người lựa chọn hơn, đặc biệt là các em học sinh học hết THCS hay học hết cấp 3. Thậm chí nhiều cử nhân quay lại Trung cấp để học nhằm được củng cố tay nghề hoặc học thêm 1 nghề nữa. Vì hệ Trung cấp lại tập trung vào đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, tăng cường thời lượng thực hành thực tế chứ không nặng về mặt lý thuyết!

Bên cạnh đó, học trung cấp lại học trong thời gian ngắn và phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình. Nếu học hết cấp 3, vào Đại học sinh viên sẽ học 4 năm để ra trường thì học Trung cấp, sinh viên sẽ chỉ mất 1,5 năm để hoàn thành chương trình. Mà khi ra trường cơ hội làm việc là như nhau trong tình hình tuyển dụng hiện nay.

Học Trung cấp có thời gian đào tạo ngắn hơn và chương trình đào tạo cũng được thực hành nhiều hơn nhờ được giảm bớt khá nhiều môn lý thuyết chung!

Không chỉ vậy, sau khi có bằng Trung cấp và đi làm, bạn hoàn toàn có thể đăng ký học liên thông lên Đại học với trong thời gian 1 năm rưỡi và vừa học vừa làm. Như vậy, sau khoảng 3 năm bạn không chỉ có trong tay 1 tấm bằng Trung cấp và 1 tấm bằng Đại học mà còn có kinh nghiệm làm việc thực tế hơn 1 năm – điều mà học Đại học không có được.

Đối với những người muốn nâng cao tay nghề để làm việc thì lựa chọn học trung cấp sẽ là 1 hướng đi tốt. Hệ trung cấp cũng đào tạo các ngành giống như các trường Đại học như: Công nghệ thông tin, Tài chính ngân hàng, Kế toán doanh nghiệp, Luật…

» Tham khảo Chương trình Trung cấp Tin học ứng dụng [CNTT] với các kỹ năng được săn đón nhất hiện nay: Digital Marketing, Thiết kế đồ họa, Thiết kế website… tại đây!

Bên cạnh đó, một số trường trung cấp còn đào tạo các ngành Dịch vụ hiện đang rất HOT hiện nay: Nấu ăn, Pha chế, Quản lý nhà hàng… Du lịch phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu tuyển dụng các ngành này tăng rất cao trong những năm gần đây! Đây là những nghề cần có niềm đam mê và tay nghề sẽ quyết định vị trí công việc của bạn! Hơn thế nữa là thu nhập rất hấp dẫn!

Nấu ăn vẫn là ngành HOT dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Vì khi dịch bệnh qua đi nhu cầu du lịch của người dân khắp nơi sẽ tăng chóng mặt trở lại!

» Có thể bạn quan tâm: Khóa học Trung cấp Nấu ăn đào tạo tay nghề vững vàng!

Kết lại, để thành công có rất nhiều con đường! Con đường mà số đông đi không phải lúc nào cũng là tốt nhất! Hãy xác định nghề nghiệp cho bản thân bằng sở thích, sự đam mê của chính mình! Nếu bạn sống ở một thành phố có thế mạnh về du lịch, tại sao không học nấu ăn hay pha chế đồ uống? Nơi bạn sống và làm việc cũng là 1 yếu tố để bạn xác định nghề nghiệp của mình! Chúc các bạn học sinh học hết cấp 3 tìm được nghề nghiệp mình yêu thích và thành công trong cuộc sống!

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề