Học online bao lâu

Đây là cái giá phải trả cho việc không chịu chép bài khi học online. 

Học sinh tại nhiều tỉnh thành đang bước vào "ngày hội chép bài" khi nhiều trường hiện đang gấp rút chuẩn bị đón học sinh quay lại trường sau quãng thời gian dài học online tại nhà. Đến trường cũng là lúc giáo viên kiểm tra vở học sinh trong suốt quá trình học online để xem học sinh có chép bài đầy đủ cũng như nắm chắc kiến thức hay không? 

Đây hẳn là thông tin đáng buồn với những thành phần lười chép bài khi học online. Và để khắc phục điều này, nhiều bạn đã nhờ bạn bè chụp lại ảnh từng bài của từng môn để chép bù trước khi đến trường học trực tiếp. Thời gian chép bài tùy thuộc vào số lượng bài đã bỏ trước đó, có người chỉ mất vài giờ có người lại mất cả tuần để hoàn thành. 


Nhờ bạn thân chụp lại bài đã học để chép bù. 

Mới đây, trên một group về học tập xuất hiện cuộc khảo sát xoay quanh việc "mất bao lâu thì chép hết bài online". 

Câu hỏi như "đánh trúng tim đen" của đám "nhất quỷ nhì ma" nên nhanh chóng nhận được lượng tương tác khủng với vô vàn câu trả lời khác nhau. Có người hứa trong hôm nay sẽ chép hết, có người lại thú nhận sẽ "không bao giờ chép hết" vì số lượng bài quá nhiều. Với những trường hợp không thể cứu vãn, đành chấp nhận điểm kém nếu cô giáo kiểm tra vở. 


Đám "nhất quỳ nhì ma" đang chạy đua với thời gian. 

Nhiều nơi trên cả nước hiện đang triển khai việc tiêm phòng vaccine COVID-19 cho trẻ em trong độ cấp THCS và THPT. Sau khi hoàn thành, tùy vào tình hình dịch bệnh sẽ cho học sinh đi học trở lại. 

Học sinh bước vào "ngày hội chép bài" trước khi học trực tiếp

Nhiều trường hiện đang thí điểm cho học sinh trở lại trường học sau quãng thời gian dài học trực tuyến tại nhà. Đơn cử như tại Hà Nội, học sinh thuộc 18 huyện, thị xã thuộc khu vực dịch ở cấp độ 1, 2 thí điểm mở cửa đón học sinh trở lại trường học từ ngày 22/11... Xem thêm tại đây 

TPO - Bắt đầu từ 1/11, một tiết học trực tuyến của học sinh trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội chỉ còn 30 phút.

Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên vừa thông báo thời khóa biểu mới thực hiện từ đầu tháng 11. Theo đó, thời gian một tiết học trực tuyến sẽ chỉ còn 30 phút [thay cho 45 phút như thời khóa biểu cũ], và học sinh chỉ học vào buổi sáng.

Ông Lê Công Lợi, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên cho biết, việc điều chỉnh này dựa trên cơ sở quan sát thực tế và lắng nghe ý kiến góp ý của giáo viên, phụ huynh. Ban Giám hiệu cũng như các thầy cô giáo đã phải thảo luận rồi đưa ra nhiều phương án khác nhau.

Cuối cùng, nhà trường đã quyết định phương án giảm thời gian 1 tiết học trực tuyến xuống còn 30 phút và chỉ học vào buổi sáng.

Theo ông Lợi, thời gian 30 phút đó chủ yếu để giáo viên hướng dẫn, trao đổi, thảo luận. 15 phút của tiết học theo thời khóa biểu cũ dành cho các em tự học ở nhà, để giờ học hiệu quả hơn.

“Nhà trường nhận thấy, nếu cứ bắt học sinh “ôm” máy tính từ 7h sáng tới hơn 11h trưa thì không ổn, ngoài ra, còn một số em phải học tăng cường nâng cao vào buổi chiều. Cho nên, trường đã quyết định điều chỉnh”, ông Lợi nói.

Ông Lợi cho biết, trước đây, năm 2012-2013, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên đã thực hiện dự án dạy trực tuyến, sau đó phát trực tiếp cho học sinh các trường khác học.

Khi đó, một tiết dạy trực tuyến chỉ 25 phút. Thời gian này dựa trên cơ sở các thầy tính toán khả năng tập trung của các em trên màn hình máy tính [nhưng lúc đó, phong trào học trực tuyến chưa cấp thiết cho nên dự án đã không thành công].

Khi dịch COVID-19 bùng phát, học sinh bắt đầu chuyển sang học trực tuyến, nhà trường cũng đặc biệt quan tâm đến thời gian một tiết học trực tuyến. Ông Lợi đã gọi một số nơi nhờ tư vấn, như trường ĐH Y Hà Nội, trường ĐH Giáo dục… nhưng không có câu trả lời, do chưa có nghiên cứu.

Trước đó, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD&ĐT cũng khẳng định thời gian 1 tiết dạy học trực tuyến cần giảm bớt so với 1 tiết dạy học trực tiếp, tốt nhất chỉ nên 30 phút/tiết. Số tiết học/buổi cũng cần điều chỉnh giảm bớt. Thời gian nghỉ giải lao giữa các tiết học nhiều hơn, trước là 5 phút, nhưng bây giờ có thể là 10 phút.

Theo ông Thành, thời gian trực tuyến rút ngắn hơn chỉ để giáo viên chữa bài, giải thích vướng mắc, chốt kiến thức. Thời gian tính cho tiết học vẫn phải bao gồm cả công việc khi trực tuyến và trực tiếp. Vì thế yêu cầu về kiến thức, kỹ năng không phải cắt giảm, nhưng thời gian học sinh phải tiếp xúc với máy tính để nghe giảng 1 chiều sẽ giảm. Điều này không chỉ giảm stress vì nhìn lâu trên màn hình máy tính, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, sức khỏe mà còn để học sinh có tâm thế chủ động, có khả năng tự học, tự giải quyết nhiệm vụ. Giờ học cũng không nhàm chán.

Nhưng để thực hiện việc trên, đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp, cách thiết kế bài giảng. Trong khi đó nhiều nhà trường cơ bản vẫn dùng giáo án dạy trực tiếp để dạy trực tuyến. Mặc dù giáo viên vẫn có những slide bài giảng trình chiếu nhưng vẫn mất thời gian "tua" lại bài giảng một cách đơn điệu. Nhiều giáo viên sử dụng bảng viết trên lớp để thực hiện việc giảng bài như trực tiếp trong suốt thời gian tiết học.

Chủ Đề