Học tiếng Anh giao tiếp với con

Để việc học tiếng Anh của các bé đạt hiệu quả tốt hơn, không những cần sự hỗ trợ của các trung tâm tiếng anh cho trẻ em mà bố mẹ cũng cần biết cách dạy tiếng Anh cho trẻ ngay tại nhà. Tuy nhiên làm thế nào để các ông bố bà mẹ có thể giúp con em mình học tiếng Anh đúng cách, đúng định hướng, mục tiêu?

Giao tiếp tiếng Anh cùng bé

Các chương trình học tiếng Anh cho bé luôn khuyến khích bé thực hành giao tiếp càng nhiều càng tốt. Phụ huynh có thể hỗ trợ bé bằng cách sử dụng tiếng Anh để nói chuyện với bé trong những tình huống cuộc sống hàng ngày. Điều này tạo cho bé phản xạ nói tiếng Anh tốt hơn, đồng thời bé cũng có nhiều cơ hội thực hành hơn ngoại trừ những giờ học trên lớp.

Ví dụ, mỗi sáng sau khi thức dậy, bố mẹ có thể chào bé bằng câu chào đơn giản như “Good morning”. Hay trong bữa ăn, bạn có thể thử hỏi bé “What is this?”, đợi bé lặp lại và hướng dẫn bé nhận diện một số món ăn đơn giản bằng tiếng Anh.

Trẻ em có khả năng lắng nghe, lặp lại chính xác những gì người lớn nói và học ngoại ngữ nhanh hơn nhờ khả năng này. Do đó, hãy tận dụng việc giao tiếp tiếng Anh ở nhà để cùng con học tiếng Anh.

Để bé dạy lại cho bố mẹ những gì đã được học

Một trong những cách học nhanh nhất không chỉ với người lớn mà còn với trẻ em là dạy cho người khác những gì mình đã được học.

Bố mẹ hãy dành thời gian và ngồi nghe bé “dạy” lại những gì giáo viên đã nói trong lớp học Anh ngữ hôm nay. Trong quá trình đó, bố mẹ có thể đưa ra một số câu hỏi đơn giản, để bé có thể suy nghĩ nhiều hơn, từ đó ghi nhớ sâu hơn. Đây cũng là một hình thức dạy tiếng anh cho trẻ em hiệu quả, ôn tập kiến thức sâu rộng, giúp bé nhanh chóng hiểu được bài giảng và nhớ bài lâu hơn.

Ngoài ra, bé sẽ không thấy cảm thấy nhàm chán khi học và có thêm động lực học tập trên lớp hơn, để có thể về nhà “dạy” lại cho bố mẹ.

Tăng cường cơ hội tiếp xúc tiếng Anh cho bé

Bên cạnh việc được học với các giảng viên nước ngoài ở trên trung tâm, khi về nhà bố mẹ cũng cần giúp bé được tiếp xúc nhiều hơn với tiếng Anh để tạo hứng thú học tập, tìm hiểu về môn ngoại ngữ này cho bé.

Trẻ con rất dễ bị thu hút bởi hành động, hình ảnh, do đó bố mẹ hãy sáng tạo những cách dạy tiếng Anh cho trẻ một cách trực quan nhất có thể như sử dụng các giấy note, nghe nhạc, xem phim,…

Bố mẹ hãy dán tên tiếng Anh lên toàn bộ các vật dụng trong nhà, hoặc trên các món ăn, đồ chơi mà bé thích như nho, táo, xe hơi đồ chơi,… Trẻ có thế thường xuyên nhìn thấy từ vựng tiếng Anh với đồ vật minh họa trực quan, giúp bé ghi nhớ lâu hơn. Bạn sẽ không cần phải nhắc bé học từ vựng hằng ngày hay hỏi bé món này, món kia tên tiếng Anh là gì bởi bé đã tự nhận thức được đồ vật.

Giải trí online cũng là một hình thức tốt và hiệu quả giúp bé học từ vựng và hình thành ngữ điệu tiếng Anh thuần thục ngày từ sớm. Thay vì cho bé thường xuyên lướt các video trên youtube thì hãy định hướng cho bé xem những chương trình thiếu nhi bằng tiếng Anh. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các chương trình này trên internet, phù hợp với mọi độ tuổi. Bé có thể nghe nhạc, xem phim bằng tiếng Anh thông qua các kênh này.

Ba mẹ cùng con học tiếng Anh

Nghe có vẻ bất khả thi nhưng thật sự là vậy đó. Ba mẹ cùng con học những bài học tiếng Anh cơ bản tại nhà. Học xong là thực hành luôn. Mỗi ngày như thế cả nhà đều cùng nhau trò chuyện tiếng Anh với nhau. Kết quả tốt đẹp như thế nào Eflita nghĩ ba mẹ cũng tưởng tượng ra được.

Eflita có những khóa học cơ bản giành cho ba mẹ mất gốc có thể học để cùng con học tiếng Anh. Khóa học kết hợp những hoạt động tương tác với các bé ngay chính trong ngôi nhà của mình sẽ giúp ba mẹ và con luôn có được môi trường vận dụng tiếng Anh thoải mái.

Để được tư vấn và đăng ký về chương trình học tại Eflita, cả nhà hãy liên hệ đến:

Hotline: 0862.28.58.68

Website tài liệu và các khóa học của Eflita:

//eflita.com/

Link đặt sách Cha mẹ đồng hành – Tiếng Anh chuyện nhỏ tại TiKi:

//tiki.vn/cha-me-dong-hanh-tieng-anh-chuyen-nho-p76585385.html?src=ss-organic

Luyện nói tiếng anh giao tiếp với con ở nhà như thế nào là một trong những vấn đề đang được rất nhiều bậc phụ huynh có con em trong độ tuổi mầm non và tiểu học quan tâm.

Vậy đâu là những mẫu câu cha mẹ nên sử dụng để giao tiếp ở nhà với con và nên dạy tiếng Anh cho trẻ như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất?

Các mẫu câu tiếng Anh giao tiếp đơn giản cho bé và mẹ theo chủ đề.

Những mẫu câu tiếng Anh chủ đề chào hỏi hàng ngày

Cách chào Cách trả lời
Hi/ Hello [Xin chào] Hi/ Hello [Xin chào]
Good morning / Good afternoon / Good evening

[Chào buổi sáng / Chào buổi chiều / Chào buổi tối]

Good morning / Good afternoon / Good evening

[Chào buổi sáng / Chào buổi chiều / Chào buổi tối]

How are you?

[Bạn có khoẻ không?]

I’m fine thank you [thanks]

[Mình khỏe, cảm ơn bạn]

Okey! Thank you [thanks]

[Ok, cám ơn nhé!]

Can’t complain

[Không gì tốt hơn]

Not bad

[Mình ổn]

How are you doing?

[Bạn thế nào?]

How about you? /And you?

[Còn bạn thì sao?]

How do you do?

[Dạo này bạn thế nào?]

How do you do?

[Dạo này bạn thế nào?]

Những câu cảm thán tiếng Anh đơn giản cho trẻ em 

STT Tiếng Anh Tiếng Việt
1 Of course ! Dĩ nhiên!
2 No way! Thôi đi!
3 Come here! Đến đây nào!
4 I guess so! Mẹ đoán vậy!
5 That’s lie! Xạo quá!
6 What a jerk! Thật đáng ghét!
7 Try your best! Cố gắng lên con!
8 You did it! Con thành công rồi!

Những câu hỏi tiếng Anh cho bé cơ bản chủ đề “con muốn làm gì…?”

STT Tiếng Anh Tiếng Việt
1 Would you like a cup of water? Con có muốn uống nước không?
2 What do you like to eat Con muốn ăn món gì?
3 Do/ Would you like some ice-cream/ a candy? Con có muốn ăn kem/ kẹo không?
4 Is it enough or you want more? Như thế đã đủ chưa con hay con muốn thêm chút nữa?
5 Do you want some more? Con có muốn ăn thêm chút không?
6 Can mommy play with you? Mẹ chơi chung với con được chứ?
7 Are you hungry/ thirsty/ sleepy/ tired/ happy/ sad/ mad/ scared? Có có đói/ khát/ buồn ngủ/ mệt/ vui/ buồn/giận/ sợ không?
8 Can you share with mommy a little bit? Con chia cho mẹ một ít, được chứ?
9 Can you share some to your sister? Con có thể chia sẻ với em không?
 10                  Do you need some help? Con có cần ai giúp không?
11 Can I help you a little bit? Mẹ có thể giúp con 1 chút không?
12 Can you help mommy get a napkin? Con có thể lấy cho mẹ một tờ giấy ăn không?
13 Are you ok? Con có sao không?
14 Is it hurt? Con có đau không?
15 What are you doing? Con đang làm gì đó

Tham khảo: Bổ sung từ vựng

Cha mẹ nên nói tiếng Anh ở nhà với con như thế nào?

Trong một hai năm đầu đời, đặc biệt là giai đoạn sơ sinh, cách cha mẹ nói với con chính là phương tiện chính để trẻ nhỏ học ngôn ngữ và giao tiếp [Funding by the Department of Early Learning]

Với những cha mẹ chỉ biết Tiếng Anh cơ bản vẫn có thể giúp con học Tiếng Anh thành công. Trẻ nhỏ có khả năng học hỏi và bắt chước rất tốt tất cả những ngôn ngữ xung quanh, vì vậy cha mẹ có thể sử dụng rất nhiều biện pháp hỗ trợ khác nhau.

  • Bình luận về những gì đang diễn ra: “Hãy đặt nó ở đây.”, “Xem này, mẹ vừa đặt nó lên bàn.”, “Con thích cái nào?” [dừng] “Ồ, mẹ thích cái này, cái màu đỏ.”[‘Let’s put it here.’ ‘Look. I’ve put it on the table.’ ‘Which one do you like?’ [pause] ‘Oh, I like this one.’ ‘The red one’].
  • Lặp lại những từ ngữ chủ chốt nhiều hơn: sự lặp lại này giúp trẻ củng cố những gì chúng đã được tiếp thu – nó không hề gây nhàm chán cho trẻ như nhiều cha mẹ nghĩ.
  • Nhắc lại những điều trẻ nói và mở rộng chúng. Ví dụ: Trẻ: “Màu vàng”; Bạn: “Con thích cái màu vàng? Nó đây. Đây là cái áo màu vàng. Xem này, áo vàng, áo đỏ và áo nâu nữa.”[Child: ‘Yellow’; Parent: ‘You like the yellow one.’ ‘Here it is.’ ‘Here’s the yellow one.’ ‘Let’s see. yellow, red and here’s the brown one.’]
  • Sử dụng biểu cảm gương mặt và điệu bộ để giúp trẻ hiểu tốt hơn
  • Dùng ánh mắt để thu hút sự tập trung và khuyến khích trẻ nói
  • Dừng lại một khoảng thời gian để trẻ nghĩ trước khi chúng có thể đáp lại

Sử dụng Tiếng Anh thường xuyên

Bằng cách sử dụng Tiếng Anh thường xuyên, cha mẹ có thể giúp trẻ hình thành lối tư duy bằng Tiếng Anh.

Trẻ nhỏ thường muốn nói Tiếng Anh về các chủ đề:

  • Về bản thân chúng và những gì chúng ưa thích: “I like, I don’t like…”
  • Về những gì chúng vừa thực hiện: “I went to…; I saw…; I ate…;”
  • Cảm giác của trẻ: “I’m sad; she’s cross,…”

Đôi khi trẻ muốn diễn tả một câu nói nhưng chưa có đủ lượng từ vựng, trẻ thường thay thế một từ nào đó bằng tiếng mẹ đẻ, ví dụ “He is eating a […]”. Nếu người lớn nhắc lại cả câu nói này bằng Tiếng Anh, trẻ sẽ ngay lập tức tiếp nhận được từ Tiếng Anh mới. “He’s eating a plum”. “A plum”.

Khi nào nên dịch nghĩa tiếng Anh sang tiếng Việt?

Khả năng tiếp thu của trẻ nhỏ không thể coi thường; chúng có thể hiểu được Tiếng Anh nhiều hơn những gì chúng nói. Trong tiếng mẹ đẻ, trẻ nhỏ cũng chỉ hiểu vài từ, còn lại là nhờ vào ngôn ngữ cơ thể và các “dữ liệu” xung quanh để hiểu câu nói của người khác. Trẻ có thể sử dụng chính kĩ năng này để học Tiếng Anh.

Khi cả khái niệm mới và từ vựng mới được đưa ra cùng lúc, thì trẻ cần được dịch nghĩa sơ qua. Nhưng bạn nên hạn chế tối đa việc dịch nghĩa bởi nếu trẻ quen với việc này thì chúng sẽ có thói quen chờ đợi được dịch thay vì tự suy nghĩ về ý nghĩa các câu nói.

Các hoạt động khi học Tiếng Anh

Những bài luyện tập Tiếng Anh nên diễn ra hàng ngày, đều đặn. Suốt quá trình học, cha mẹ nên tập trung toàn bộ sự chú ý vào trẻ. Chúng sẽ cảm nhận được điều này và trở nên yêu thích việc học Tiếng Anh.

Trẻ nhỏ cần có lý do để nói Tiếng Anh, bởi cả trẻ và cha mẹ đều có thể giao tiếp với nhau bằng Tiếng Việt. Chúng có thể cảm thấy khó khăn khi chuyển từ tiếng mẹ đẻ sang ngoại ngữ, vì vậy việc tạo “bối cảnh” cho trẻ là vô cùng quan trọng. “3 phút nữa là tới giờ Tiếng Anh rồi”, “Hãy ra ngoài ghế sô pha, và chúng ta cùng nói Tiếng Anh nhé.” Hãy khởi động cho trẻ bằng cách đếm hay hát một bài Tiếng Anh trước khi giới thiệu những hoạt động mới.

Trẻ em dễ dàng học ngôn ngữ thông qua việc được tham gia các hoạt động [hát, vẽ, chơi trò chơi,…] bởi chúng tiếp thu nhanh chóng nhờ ngữ cảnh, ghi nhớ tốt hơn nhờ được thực hành.

Không nên để thời lượng hoạt động quá dài, bởi khả năng tập trung của trẻ không thể bằng khi học tiếng mẹ đẻ.

Nên khích lệ và tuyên dương khi trẻ học tiếng Anh tốt

Trẻ nhỏ vô cùng thích được cha mẹ khen ngợi và động viên. Chúng cần thấy rằng mình đang làm tốt và có tiến bộ. Những lời khuyến khích, tuyên dương từ cha mẹ và những người thân trong gia đình sẽ giúp trẻ tự tin và có động lực học hỏi hơn.Đây cũng chính là thời điểm hình hành thái độ tích cực đối với Tiếng Anh và sự khác biệt giữa các nền văn hoá trong suốt cuộc đời sau này của trẻ.

Trung Tâm ngoại ngữ Âu Úc sau 10 năm giảng dạy chương trình anh văn mầm non tin rằng sẽ mang lại nhiều điều thú vị và hào hứng cho các con khi học ngôn ngữ thứ 2 này. Chọn 1 môi trường để con trải nghiệm và tương tác sớm sẽ giúp con thêm mạnh dạn và ghi nhớ được nhiều từ vựng rất có ích cho sau này con áp dụng thành câu, đoạn văn.

EAA – OPEN TO THE WORLD

Video liên quan

Chủ Đề