Hội chứng cuồng em gái là gì

Hội chứng "cuồng yêu" có tên gọi khoa học là hội chứng Adele. Đây là hội chứng tâm lý khiến người bệnh có cảm giác yêu đến mức cuồng điên.

Căn bệnh này được lấy tên Adele Hugo - con gái nhà văn nổi tiếng Victor Hugo. Adele xinh đẹp, giỏi giang nhưng khi yêu lại quá say đắm dẫn đến nguồn cơn của mọi sự bất hạnh trong cuộc sống.

Cô đem lòng yêu Albert Andrew Pinson là một quân nhân khá lớn tuổi nhưng có ngoại hình bắt mắt thu hút phụ nữ. Tuy nhiên, mối tình này không được gia đình cô ủng hộ và Pinson bị chuyển công tác cũng dẫn đến tình cảm của anh dần phai nhạt.

Adele lại yêu say đắm Pinson dẫn đến nỗi ám ảnh, cô theo đuổi anh và cố gắng liên lạc gặp gỡ bằng mọi cách nhưng đều vô vọng.

Hội chứng cuồng em gái là gì

Hội chứng Adele được lấy tên của con gái nhà văn nổi tiếng Victor Hugo

Lâu dần, Adele bắt đầu xuất hiện những triệu chứng của bệnh tâm lý. Cô bỏ ăn, không buồn chăm sóc bản thân, sống cô độc, sức khỏe thì ngày một yếu đi. Cô vẫn bám theo đến mọi thành phố anh công tác, thậm chí cắt tóc giả trai để tiện theo dõi anh. 

Adele trở nên hoàn toàn điên loạn. Cô ngày ngày ra phố trong bộ trang phục rách rưới để tìm kiếm người mình yêu, bất chấp sự cười cợt và thương hại của người đời. Sau khi được một người phụ nữ tốt bụng đưa về nước Pháp để gặp cha thì Adele lúc này đã mất nhận thức, cô không nhận ra bất kì ai, kể cả cha ruột. Và cuối cùng, cuộc đời của con gái ruột đại văn hào kết thúc trong nhà thương điên.

Theo cách hiểu thông thường, người rơi vào hội chứng này sẽ có những hành động kiểm soát người yêu quá mức như dò xét người yêu nói chuyện với những ai, thường xuyên kiểm tra tin nhắn, điện thoại, ghen tuông vô cớ hoặc theo đuổi dai dẳng dù đã bị từ chối.

Mức độ cao hơn, khi bị kích động người cuồng yêu có thể sát hại người yêu hoặc làm tổn thương tinh thần cho họ.

Người bị mắc phải hội chứng cuồng yêu luôn có tâm lý muốn được đáp ứng lại tình cảm bằng mọi cách, không chịu chấp nhận sự từ chối. Khi bị chia tay, họ sẽ rơi vào suy sụp, hụt hẫng; có cảm giác mất đi tất cả và xuất hiện hành động làm tổn thương chính bản thân.

Nguyên nhân hội chứng "cuồng yêu"

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Đào Lưu trả lời trên báo Tiền Phong, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng "cuồng yêu" như tính cách đa nghi, ích kỉ luôn chiếm chiếm hữu người khác; bản tính dễ nóng nảy nên không thể kiểm soát lời nói và hành động của bản thân; tỏ tình nhưng bị đối phương từ chối; ảnh hưởng từ phim ảnh và sách bạo lực.

PGS- TS Huỳnh Văn Sơn, chuyên gia tâm lý (Trường đại học Sư phạm TPHCM), thì cho rằng nguyên nhân của “cuồng yêu” cũng bắt nguồn từ những ám ảnh thời nhỏ do thiếu hụt tình cảm trong đời sống gia đình; không có tự tin khi yêu; gặp cú sốc mạnh về tình cảm dẫn đến sang chấn...

BS Chuyên khoa I Vũ Kim Hoàn, Phó Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Tâm thần TPHCM, “cuồng yêu” có thể được thể hiện qua hoang tưởng ghen tuông và được xem là bệnh lý.

Hội chứng cuồng em gái là gì

"Cuồng yêu" được xem là bệnh lý nghiêm trọng gây tổn hại sức khỏe

Triệu chứng của căn bệnh này khá rộng. Nó gần như tương tự với chứng trầm cảm nặng, nhưng có phần nguy hiểm hơn: tự ngược đãi, hành động liều lĩnh, luôn nuôi giữ hy vọng hão huyền và bỏ qua hoàn toàn lời khuyên từ người khác. Có trường hợp bị mất ngủ, hoặc tất cả các giấc mơ đều về một người mà bản thân đang tôn thờ.

Nhìn chung, người mắc bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống thường ngày. Họ không còn muốn làm việc nữa, khả năng tập trung khó khăn hơn (vì lúc nào cũng nghĩ đến người yêu). Thậm chí, một vài trường hợp nặng còn cuồng đến mức thu thập tất cả những gì liên quan đến đối phương...

Hội chứng "cuồng yêu" có thể chữa khỏi không?

Do là hội chứng tâm lý tâm thần nên hiện nay chưa có biện pháp nào phù hợp để chữa khỏi hoàn toàn cho người bị "cuồng yêu, bởi vậy bệnh nhân sẽ dần dần bị tàn phá về nhân cách.

Người "cuồng yêu" luôn sống trong thế giới ảo thoát khỏi thực tế, tưởng tượng về viễn cảnh hai người yêu nhau lý tưởng. Người mắc hội chứng này thường dùng nhiều cách chấm dứt cuộc sống bằng việc tự sát.

Hội chứng cuồng em gái là gì

Vai trò của gia đình rất quan trọng để giúp bệnh nhân trở về cuộc sống bình thường

Trong nhiều trường hợp, cách điều trị sử dụng thuốc chống trầm cảm kết hợp với các liệu pháp tâm lý sẽ có hiệu quả giúp bệnh nhân thoát ra khỏi sự ám ảnh và phụ thuộc vào tình yêu. Và đặc biệt, quan trọng nhất là sự giúp đỡ từ người thân và bạn bè xung quanh, để đưa bệnh nhân trở về cuộc sống bình thường của họ.

Complex (コンプレックス)là hội chứng phức cảm tự ti về bản thân rất thường gặp ở lứa tuổi dậy thì Nhật Bản.

Có hai dạng Phức cảm thường gặp đó là tự ti về ngoại hình và tự ti về tính cách.

Hội chứng cuồng em gái là gì

Về ngoại hình

Chủ yếu là những bộ phận cơ thể dễ nhìn thấy nhất, như khuôn mặt.

Và biểu hiện rõ nhất mà các bạn có thể liên tưởng ngay ở người Nhật đó là Mắt 1 mírăng lệch lạc

Hội chứng cuồng em gái là gì

Dưới đây là bảng xếp hạng những bộ phận cơ thể người Nhật thường tự ti:

Thứ 1: Mắt nhỏ – Mắt 1 mí

Thứ 2: Mập

Thứ 3: Lùn

Thứ 4: Răng lệch lạc

Thứ 5: Cằm

Thứ 6: Mũi

Thứ 7: Lông rậm

Thứ 8: Ít tóc

Thứ 9: Giọng cười kỳ lạ

Thứ 10: Miệng rộng

Nhắc đến sự tự ti ngoại hình của người Nhật thì không thể không nhắc đến bộ truyện Lovely Complex. Tuy không quá tiêu cực trong việc đặt vấn đề, câu chuyện vừa giúp ta hiểu được sự tự ti ngoại hình ảnh hưởng như thế nào đến lớp trẻ Nhật, vừa mang lại những giây phút cười sảng khoái giữa những xung đột của cặp đôi “éo le” này.

Hội chứng cuồng em gái là gì

Bộ Manga Lovely Complex nói về sự tự ti của hai bạn trẻ khi đến với nhau. Bạn gái lại quá cao trong khi bạn trai lại có chiều cao khiêm tốn.

Tự ti về tính cách 

Là sự tự ti xuất phát từ bên trong nội tâm mỗi người. Luôn cảm thấy bạn thân kém cỏi hơn người khác, dần dần tự khép mình lại trong vỏ bọc. Thậm chí, không thể tiếp xúc với người khác bình thường, cảm thấy sợ hãi xã hội. Đây là nguyên nhân của hiện tượng Hikkikomori đang âm thầm gặm nhấm xã hội Nhật hiện đại.

Một số căn bệnh tự ti tính cách kỳ lạ:

Father -con (ファザコン)…

Là căn bệnh thường xuất hiện trong Anime hay Manga.

Hội chứng cuồng em gái là gì

Tên các căn bệnh này để chỉ một đứa trẻ dành tình cảm quá mãnh liệt với một người thân vượt quá mức bình thường. Như:

-quá yêu cha (Father-con)

-quá yêu mẹ (Mother-con)

-quá yêu anh trai (Brother-con)

-quá yêu em gái (Sister-con) …

hay “căn bệnh” có lẽ nhiều bạn thích Manga sẽ vô cùng quen thuộc. Đó là: Lolicon (Lolita – comlex), bệnh thích trẻ em quá mức.

Hội chứng cuồng em gái là gì

Gaijin-con (外人コンプレックス)

Đây là hội chứng do người nước ngoài, nhất là người da trắng đã từng đến Nhật và bị “ghẻ lạnh” tự đặt cho người Nhật.

Người Nhật ngại nói tiếng Anh, đó là điều rất dễ thấy khi bạn hỏi đường bằng thứ tiếng không phải tiếng mẹ đẻ của họ.

Thế nhưng, kỳ lạ là khi người da trắng hỏi đường bằng tiếng Nhật, người Nhật cũng lắc đầu bỏ đi và nói “Tôi không hiểu tiếng Anh”. Dường như họ mặc định rằng người da trắng sẽ luôn nói tiếng Anh chứ không thể nói tiếng Nhật. Và mình đã không biết tiếng Anh thì lờ đi là điều tốt nhất và đỡ tốn thời gian nhất.

Tương tự như Video dưới đây, cô gái được nhân viên hỏi gọi món mặc dù là người châu Á nhưng không thể nói tiếng Nhật. Trong khi những người Tây còn lại rõ ràng phát âm chuẩn tiếng Nhật, lại bị phớt lờ đi.

Trên một diễn đàn, rất nhiều người nước ngoài bày tỏ ý kiến về hội chứng Gaijin-con này ở người Nhật:

-Bạn U.O: Nói tiếng Anh hay không không quan trọng. Vấn đề ở đây bạn có phải người da trắng hay không?

-Bạn Fae: Tôi là nữ người da màu. Trước đây, khi tôi hẹn hò với bạn trai Nhật thì mọi người đối xử với tôi rất tốt. Thế mà sau khi chia tay, thái độ của những người đó khác hẳn. Nhìn làn da đen hơi sáng màu của tôi, họ tự ý bảo tôi là người Brazil. Tôi cảm thấy người Nhật xem thường các nước châu Á khác và châu Phi… Nếu họ mở lòng hơn nữa thì đã tốt.

-Bạn Dale Goodwin:Khi tôi mới đến Nhật. Tôi được bạn Nhật dẫn đến một quán ăn và tôi đã trải qua tình cảnh giống Video trên. Rõ ràng tôi nói tiếng Nhật, mà họ tưởng tôi đang nói tiếng Anh, thật pó tay.

Uwake-con (うわ毛コン)

Thậm chí có cả hội chứng “cuồng” …lông nách

Một Video ngắn về cô bé bị hội chứng nghiện lông nách bạn nam.

Trên đây, là những căn bệnh thường gặp của hội chứng tự ti đã từng tồn tại trong xã hội Nhật và vẫn kéo dài đến ngày hôm nay.

Tuy một số căn bệnh đã mất đi theo dòng chảy thời đại, nhưng đâu đó vẫn còn nhìn thấy những người trẻ Nhật Bản từ bỏ thanh xuân hay tự cách ly với bên ngoài chỉ vì mặc cảm, tự ti.

Tôi tự hỏi như vậy liệu có đáng?

Chee

Hội chứng cuồng em gái là gì

Luật ngầm -Ám ảnh ‘Căn bệnh ‘ ở Thánh địa Akihabara

Nghệ thuật “trói dây” Nhật Bản – kết nối với tâm can thanh tịnh bằng sự chịu đựng thể xác