Hồn thiêng là gì

Do quan niệm linh hồn theo nhiều cách khác nhau nên người ta vẫn bàn cãi về có hay không có linh hồn. Thường thì linh hồn được hiểu là phần tinh anh, cái tinh thể, tinh thần của con người, đối lập với vật chất, với bất cứ cơ quan nào của cơ thể.

 > Vô ngã hay không có linh hồn?

Linh hồn, tiếng Hy Lạp là Psyche, nghĩa là sự sống, tinh thần, ý thức. Socrates bảo linh hồn là tinh thể [Essence]. Platon giảng rằng linh hồn bao gồm lý trí [Logos], tình cảm [Thymos] và ái dục [Eros]. Aristote định nghĩa linh hồn là hoạt tính của một cơ thể sống và cho rằng linh hồn sẽ mất đi khi cơ thể không còn nữa, giống như hoạt tính của con dao là cắt, khi con dao bị hư hoại thì hoạt tính cắt không còn nữa [xem De Anima – Về linh hồn].

Nhìn chung, các tín ngưỡng, tôn giáo thường cho rằng linh hồn là thiêng liêng, là bất diệt. Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo đều cho rằng linh hồn là bất diệt, do Thượng đế ban cho mỗi người như là sự sống, nếu một người sống thiện lành, thờ kính Thượng đế thì khi chết đi, linh hồn người ấy sẽ được về sống hạnh phúc đời đời bên cạnh Ngài; ngược lại, nếu sống mà làm ác, không tin vào Thượng đế thì linh hồn sẽ bị phạt sống khổ đau trong địa ngục. Ấn giáo quan niệm linh hồn hay bản ngã, tự ngã [Atman, Jiva, Purusa] là trường tồn và hòa đồng được với Đại ngã hay Phạm thiên [Brahman], gồm ba tính chất là chân lý [Sat], trí tuệ [Chit] và hạnh phúc [Ananda]. Kỳ – na giáo cho rằng linh hồn có trong con người, loài vật và cây cỏ và là những thực thể bất diệt. Tây Khắc giáo [Sikh] bảo rằng linh hồn hay tự ngã [Atma] của mỗi người là một thành phần của linh hồn vũ trụ vĩnh hằng, của Thượng đế [Parmatma].

Phật giáo luận theo ngôn ngữ, tín ngưỡng của dân gian, vẫn nói đến linh hồn, vong linh, hương linh… để chỉ cái phần còn lại sau khi chết của một người.

Vấn đề linh hồn trong đạo Phật

Tín ngưỡng dân gian còn cho rằng linh hồn người chết có thể nương gá vào đâu đó có thể hiện hình trên đời mà người ta thường gọi là ma. Lắm người tin rằng khi một người chết đi, linh hồn người ấy sẽ đến cõi âm, sinh sống ở đấy, chờ sự phán xét của Diêm vương, linh hồn ác có thể bị hành hạ cho đến khi được đầu thai ở dương thế.

Phật giáo luận theo ngôn ngữ, tín ngưỡng của dân gian, vẫn nói đến linh hồn, vong linh, hương linh… để chỉ cái phần còn lại sau khi chết của một người. Nhưng dù gọi là gì đi nữa thì theo giáo lý duyên sinh , vô thường, vô ngã, Phật giáo không bao giờ chủ trương cái phần phi vật chất này, hay linh hồn, là thường hằng, bất diệt. Theo Phật giáo, linh hồn là tính biết, cái biết, sự nhận thức, tư duy…, gọi chung là Thức. Thức bao gồm một nội dung được xem là những dấu ấn, những hạt mầm [chủng tử – bija] được tạo nên bởi những hành tác của một người trong đời sống hiện tại và những đời sống trước kia, còn được gọi là nghiệp hay nghiệp thức.

Do tu tập, Thức sẽ biến thành Trí tuệ tuyệt đối, thành Giải thoát tối hậu, chấm dứt sinh tử, chứng đạt Niết bàn.

Sau thời Đức Phật, các luận gia suy diễn rằng có một cái thức gọi là A lại da hàm chứa mọi nội dung của thức. Nội dung này luôn luôn biến đổi theo hoàn cảnh sống và theo hành động của chúng sanh mang nó. Chính đây là năng lượng, là sức mạnh gọi là nghiệp lực mà khi một người chết đi, nó đẩy A  lại da hay Thức nương gá vào một thân thể mới vừa tượng hình có hoàn cảnh phù hợp với nó. Đó là ý nghĩa của “linh hồn đi đầu thai” mà Phật giáo gọi là Thức đi đầu thai. Trong kinh Đại Duyên [Mahanidanasutta] của Trường Bộ [Dighanikaya], Đức Phật cật vấn Tôn giả A-nan: “Này A-nan, nếu thức không đi vào trong bụng bà mẹ thì danh sắc có thể hình thành trong bụng bà mẹ không?” Tôn giả A-nan đáp: “Bạch Thế Tôn, không”. Rõ ràng Đức Phật đã dạy rằng chính cái Thức đi đầu thai.

Về sau, nhiều luận gia gọi cái Thức đi đầu thai này là Càn thát bà [Gadharva] hay thân Trung hữu [Antarabhavakaya], Trung ấm mà giới Phật học vẫn còn chưa thống nhất quan điểm về tính chất, sự hiện hữu và thời gian hiện hữu của nó trước khi nhập thai.

Linh hồn người chết có thực sự tồn tại?

Phật giáo gọi linh hồn là Thức hay Nghiệp thức do vô minh từ vô thỉ mà có.

Nói tóm lại, Phật giáo gọi linh hồn là Thức hay Nghiệp thức do vô minh từ vô thỉ mà có. Nó là vọng thức, luôn luôn vận hành, biến đổi theo hoàn cảnh và hành tác của một người, và là động lực khiến chúng sanh trôi lăn trong sinh tử luân hồi. Do tu tập, Thức sẽ biến thành Trí tuệ tuyệt đối, thành Giải thoát tối hậu, chấm dứt sinh tử, chứng đạt Niết bàn.

Theo Tạp Chí Văn Hóa phật Giáo số 54

> Xem thêm video: Ý nghĩa đẹp của việc chắp tay chào nhau trong Phật giáo

Ba dòng nước: Sông Hồng, Sông Hương và Sông Cửu Long

Kiệu kính Đức Mẹ

Đức Cha Nguyễn Như Thể đổ nước từ 3 dòng sông lên Hòn Non Bộ

Đức Cha Mai Thanh Lương đổ nước từ 3 dòng sông lên Hòn Non Bộ

Đức Cha Thể, Đức Cha Lương và Linh Mục Nguyễn Thanh Long làm phép Hòn Non Bộ


Washington DC [16-8-2004]:  Năm xưa, thi sĩ Tản Đà nhớ nước, tìm non:

Nước non nặng một lời thề,
nước đi, đi mãi, không về cùng non.

Thi sĩ bâng khuâng:
Non cao vẫn đứng ngóng trông,
Suối khô giòng lệ ngày mong tháng chờ.


Hôm nay, ở giữa miền đất nước, dù xa cố hương, cách trở ngàn trùng, thế mà nước lại gặp non sau bao năm, tháng đợi ngày trông.  Ba giòng nước thiêng Sông Hồng, Sông Hương, Sông Cửu Long đã chảy về đây giữa lòng Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Tổng Giáo Phận Hoa Thịnh Đốn.  Ba giòng sông cùng nối với nhau: Nước đã gặp non ở nơi đất lành chim đậu, tên gọi Kim Xuân [Silver Spring] muôn vàn yêu dấu.

Không một dân tộc nào trên thế giới lại lấy nước mà gọi tên nước như dân tộc Việt Nam.  Nước gắn liền với non trong cuộc hôn phối vĩnh viễn thường hằng, ngàn năm chẳng thể đánh rời như thiên duyên luật Chúa đã định: “Nước đi ra biển lại đưa về nguồn”.  Nước lại gắn liền với nhà như nữ sĩ Thanh Quan thương nhớ chẳng thể nào nguôi:



Nhớ nước đau lòng con quốc quốcThương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân ngắm cảnh trờ non nước


Một mảnh tình riêng ta với ta

Bây giờ nước lại về đây, nước ở nơi đây.  Nước với nhà quyện lại làm một ở giữa lòng Giáo Xứ Mẹ Việt Nam vang lừng trống chiêng, bát ngát tình người.  Trăm, ngàn tình riêng hôm nay như dòng nước Sông Hồng, Sông Hương, Sông Cửu Long dồn lại thành nguồn, một nguồn Việt chan chứa yêu thương mà cha xứ đáng kính của chúng ta đã biểu tượng hóa qua Hòn Non Bộ đưa từ Việt Nam đến đây, vượt cà trùng dương, nửa vòng trái đất, lừng lững ở chốn này.  Tuy nhỏ bé mà lại là di sảnh tinh thần bất diệt của tổ tiên ta giữa bầu trời thủ đô Mỹ Quốc, tồn tại mãi mãi với con cháu.



Nước là dân tộc tính của dân tộc Việt Nam.  Nước ở mọi thể, mọi hình.  Nước luân lư bất tận.  Nước là sức sống.  Nước là sinh tồn.  Nước là biểu hiện của đức khiêm nhường qua tấm gương Đức Kitô trong bữa tiệc ly, Ngài đã hạ mình lấy nước rửa chân cho các môn đệ của ngài.  Nước cũng mạnh như vũ bão, danh nhân Nguyễn Trãi đã khuyên những kẻ cầm quyền, ví sức mạnh của dân như sức mạnh của nước: “thuyền đi là nhờ nước mà thuyền lật cũng vì nước”.  Ca dao Việt Nam có câu: “Ai chứa được nước ai dời được non”.

Hôm nay, Giáo Xứ Mẹ Việt Nam mở hội lễ mừng Nước.  Ta đưa ba dòng nước từ Sông Hồng, Sông Hương, Sông Cửu Long qua đây hợp thành sức mạnh tinh thần, hội tụ trong yêu thương một màu xanh ngắt.

Chưa đủ, ba con nước sông thiêng liêng lại hòa nguyện vào một suối nguồn La Vang.  Từ xứ linh hiển mang dấu ấn uy linh của Thánh Mẫu, của Mẹ ta, của Mẹ loài người.  Nước Thánh La Vang ấy là hương trời sắc nước quê hương làm cho nước Sông Hồng, Sông Hương, Sông Cửu Long đã thiêng lại càng thiêng.  Bát ngát tình Mẹ ngọt ngào.

Với bể cảnh và hòn non bộ này, con cháu ta mãi mãi không quên cội nguồn, sớm hôm cùng nhau nhắc nhở ding của tổ tiên:  Nước với non là một, đạo vợ chồng như cặp nước non, như bể cảnh và hòn non bộ.  Như sức mạnh của nước, như lời Chúa dậy khiêm nhường trong thương yêu gắn bó NƯỚC NON.  Đó là lý do trọng yếu mà Giáo Xứ Mẹ Việt Nam dựng hòn non bộ, giữa bể cảnh, thể hiện tinh tuý của nền minh triết Việt trong văn hóa và truyền thống Việt, thu gọn giang sơn cẩm tú trong một phối cảnh làm nổi bật chữ HÒA, có sơn khí, thủy khí, đủ diện mạo thiên nhiên.  Có cây xanh, có nhịp cầu, có tiên đánh cờ, có …. Trên đỉnh núi là tượng Đức Mẹ La Vang, dưới là bể nước trong xanh, có cá vàng bơi lội, tức là có sinh hồn, có khí, có sắc … giao hòa thành một tổng thể nước non.  Bể cảnh non bộ còn là tiêu biểu cho cõi hoa gấm rồng tiên ở nơi trần thế:

Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm, hữu long đắc linh.

 
Bể cảnh non bộ ở Giáo Xứ Mẹ Việt Nam được thể hiện theo một ý chỉ như thế.

Trên đỉnh núi cao lại lừng lững một bóng hình Mẹ Maria.  Hai câu thơ trên, nghĩa là: Núi không đánh giá ở nơi núi cao mà cần có trên mới là danh tiếng.  Nước đâu cần sau mà nước có rồng mới gọi là linh.  Non bộ Việt Nam nhắm đ… chủ đền rồng tiên với nước non uy linh “Cha rồng mẹ tiên” theo huyền  sử ông bà từ nước mà lên.  Rồi Tiên về non, Rồng lại xuống biển mà Rồng Tiên lại là một cặp nước non, bản thể của nòi giống Việt không ở dưới biển khơi, khi cần có nhau, đàn con lên tiếng gọi: “Bố ơi bố, bố ở đâu không về với chúng con”.  Nghe tiếng gọi, cha rồng hiện về ngay.

Hòn non bộ VN  thường có một vài tổ kiến.  Ca dao có câu: “Cái kiến mà kiện củ khoai, mày chê tao bé lấy ai làm giầu.”  Kiến tượng trưng cho sự cần cù “kiến tha lâu cũng đầy tổ”.  Kiến là tinh thần cộng đồng như ông bà ta đã dậy con cháu sống trong hợp quần “Tối tắt đ… có nhau”.  Loài kiến gặp nhau là chạm đầu vào nhau chào hỏi lễ nghĩa.

Trọng điểm của nghệ thuật dựng bể cảnh và hòn non bộ là tìm về Chân Khí của đạo Hòa.  Tổ tiên ta sáng tạo nghệ thuật này là làm sống động triết lý nhân sinh trong một vũ trụ quan con người có thể tìm được bồng lai tiên cảnh ở nhân gian mà đạo Hòa trong nước non là cứu cảnh để từ đây ta thanh tẩy tâm hồn hướng về nước trời ngày mai đây.

Dân tộc VN còn gọi tổ quốc là đất nước, là sông núi. “Này … ơi đứng lên đánh lời sông núi.” Cho nên, hồn nước cũng là hồn thiêng sông núi.  Bể cảnh là hòn non bộ của Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, có nước ba con sông thiêng, có núi đắp từ nơi quê mẹ, nên núi sông đã không còn cách trở ngàn trùng, đang ở ngay bên ta.  Hồn thiêng sông núi chập chùng bát ngát ở ngay nơi đây mà hòn non bộ cũng là cõi linh như hồn sông núi mãi mãi thường hằng ở Giáo Xứ Mẹ Việt Nam thân yêu này.
 
Một người tham dự.
Ngày hội lễ Hồn Thiêng Sông Núi tại Giáo Xứ Mẹ Việt Nam [2004]

Video liên quan

Chủ Đề