Hướng dẫn làm lại chứng minh nhân dân năm 2024
1. Đăng ký công dân là gì? Đăng ký công dân là việc Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài ghi vào Sổ Đăng ký Công dân những chi tiết về nhân thân, hộ chiếu (hoặc giấy tờ thay hộ chiếu), nghề nghiệp, địa chỉ thường trú, địa chỉ liên hệ của công dân Việt Nam ở khu vực do Cơ quan đại diện Việt Nam quản lý. 2. Ý nghĩa của việc đăng ký công dân: - Tạo thuận lợi cho Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của công dân tại Hoa Kỳ khi cần thiết; liên hệ trong trường hợp khẩn cấp hay khủng hoảng liên quan đến công dân Việt Nam. - Tạo thuận lợi hơn cho việc cấp giấy tờ và giải quyết các công việc về lãnh sự khác cho công dân mà không phải qua thủ tục xác minh quốc tịch Việt Nam. - Giấy xác nhận Đăng ký công dân là 01 giấy tờ cần thiết bổ sung hồ sơ để công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài làm thủ tục về thường trú hoặc sinh sống lâu dài tại Việt Nam. 3. Đối tượng đăng ký công dân a, Công dân Việt Nam mang hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; và b, Công dân Việt Nam mang hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu của nước ngoài, nếu có nguyện vọng và có đầy đủ cơ sở chứng minh có quốc tịch Việt Nam. 4. Hồ sơ gồm: - Phiếu đăng ký công dân (tải tại đây); - 02 ảnh cỡ 2 x 2 inch hoặc 4 x 6 cm (phông nền màu trắng, ảnh chụp không quá 06 tháng, mắt nhìn thẳng, không đeo kính màu, đầu để trần). - 01 bản chụp hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế hộ chiếu Việt Nam hoặc 01 bản chụp giấy tờ tùy thân và 01 bản chụp giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (Giấy khai sinh; Giấy chứng minh nhân dân; Căn cước Công dân; Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi); - Bản sao các loại giấy tờ chứng minh đang cư trú tại Hoa Kỳ; - Công dân có thể đăng ký trực tiếp, đăng ký trực tuyến hoặc gửi qua đường bưu điện. Lưu ý: Những người đã đăng ký công dân, nếu có thay đổi về các chi tiết liên quan đến nhân thân (như thay đổi nơi cư trú ở nước ngoài, họ tên, nơi làm việc, tình trạng hôn nhân, địa chỉ liên hệ.v.v.), cần thông báo với Cơ quan đại diện Việt Nam để ghi chú việc thay đổi này vào Sổ đăng ký công dân. Theo quy định, nếu chứng minh nhân dân (CMND) hết hạn mà không đổi sang căn cước căn dân (CCCD) thì có thể chịu mức phạt cao nhất tới 500 nghìn đồng. Về thời hạn của CMND, Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định, CMND có thời hạn sử dụng là 15 năm, tính từ ngày cấp. Do vậy hạn chót đổi CMND sang thẻ Căn cước trong trường hợp này chính là ngày cuối cùng trước khi CMND hết hạn. Tuy nhiên, hiện nay vì thời gian làm Căn cước công dân ở nhiều nơi lâu hơn quy định, nên để đảm bảo thực hiện các giao dịch, thủ tục cần đến giấy tờ tùy thân như CMND thì cần tiến hành đổi từ CMND sang Căn cước từ khoảng 1 - 2 tháng. Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định 05 trường hợp phải đổi và 1 trường hợp phải đề nghị cấp lại CMND: Điều 5. Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân 1- Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :
2- Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại. Tuy nhiên hiện nay các tỉnh, thành trên cả nước sẽ không thực hiện việc cấp CMND nữa mà đã thống nhất đổi sang cấp Căn cước gắn chip toàn bộ. Do vậy, nếu người đang sử dụng CMND thuộc một trong các trường hợp trên đều phải thực hiện thủ tục đổi sang CCCD gắn chip. Hạn chót để đổi sang CCCD theo dự thảo Luật Căn cước công dân Khoản 1 Điều 45 Dự thảo Luật Căn cước công dân của Bộ Công an quy định Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Như vậy, hạn chót đổi CMND sang thẻ Căn cước cũng có thể là ngày 31/12/2024 theo quy định tại dự thảo Luật Căn cước công dân. Như vậy theo quy định này thì có thể từ ngày 01/01/2025, CMND chính thức bị khai tử, không còn giá trị sử dụng. Hiện nay dự thảo Luật Căn cước công dân chưa chính thức được thông qua, do đó, tính đến thời điểm hiện tại vẫn có thể sử dụng Chứng minh nhân dân cho đến khi hết thời hạn hoặc đến mốc tuổi phải đổi theo quy định. Tiếp tục sử dụng CMND đã hết hạn thì bị phạt như thế nào? Việc làm lại CMND khi hết hạn (hiện nay là thực hiện đổi sang Căn cước gắn chip) là nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của công dân. Do đó, nếu CMND sắp hết hạn hay công dân thuộc một trong các trường hợp phải đổi và phải đề nghị cấp lại như nêu ở phần nội dung trên thì tiến hành đổi từ CMND sang Căn cước để đảm bảo quyền lợi của mình. Về mức phạt đối với hành vi dùng CMND hết hạn, tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 - 500 nghìn đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. |