Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết tại nhà

sử dụng máy đo đường huyết

Nếu bạn đang nghi ngờ mình bị bệnh tiểu đường, hoặc các vấn đề liên quan đến lượng đường huyết trong máu. Cách sử dụng máy đo đường huyết như thế nào cho đúng, thì hướng dẫn dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.

Những lưu ý khi lựa chọn máy đo đường huyết

Khi đi mua máy đo đường huyết, các bạn cần lưu ý, một số điểm dưới đây

Xuất xứ của máy: Bạn nên tìm hiểu rõ nguồn gốc của máy, tốt nhất là bạn nên mua các loại máy có thương hiệu như: FaCare, Medistar, Omron … Đây là một số máy có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng và công nghệ tốt…chất lượng đảm bảo, Đặc biệt máy đo đường huyết FaCare đang sử dụng công nghệ cao nhất hiện nay của hãng MedNet GmbH [CH liên bang Đức]

Que thử đường huyết

Trên thị trường hiện nay, máy đo đường huyết có 2 loại là cài code và không cài code. Đối với các máy cài code hầu như là máy đời cũ, về sự tiện dụng bạn nên mua loại không cài code khi thay que thử mới sẽ dễ dàng hơn.

Máy có thể đo được ở nhiều nơi trên cơ thể

Bạn không chỉ lấy máu để kiểm tra ở ngón tay, mà còn thể lấy máu ở cánh tay, cẳng tay, đùi, bắp chân, hoặc phần thịt của bàn tay. Tuy nhiên khi bạn muốn thay đổi vị trí cần kiểm tra, bạn nên tham khảo trước ý kiến của Bác sĩ.

Chỉ cần một mẫu máu nhỏ

Máy chỉ cần một lượng máu nhỏ để có thể xét nghiệm và kiểm tra, thông thường là 1.5 microliters

Cho kết quả nhanh chỉ 5 giây: Tính năng này, đặc biệt là hữu ích nếu như bạn đang bị hạ đường huyết. Bạn cần phải tìm hiểu nhanh và tiêu thụ đường bổ sung nhanh chóng.

Bộ nhớ của máy lớn

So với các máy đời cũ bạn chỉ lưu được 10 kết quả, thì ngày nay, máy có thể lưu được tới 500 kết quả.

Nhỏ gọn và tiện lợi: Máy đo đường huyết bây giờ rất nhỏ gọn, nó có thể nhỏ gọn như một chiếc điện thoại di động, bạn sẽ dễ dàng mang theo nó bên mình.

Đặc biệt các dòng máy có tính năng hỗ trợ lưu trữ trên Internet [lưu trữ đám mây] thì càng tốt. Nó sé giúp bạn lưu trữ không giới hạn kết quả và bạn, bác sĩ của bạn có thể xem hoặc truy xuất kết quả ở bất cứ đâu và khi nào chỉ cần có internet. Hiện nay máy có tính năng này là máy đo đường huyết FaCare

Có phần mềm kèm theo máy

Tính năng này cũng có thể được bỏ qua nếu bạn là người thích theo dõi kết quả thủ công hoặc đối với người lớn tuổi không rành về máy tính.

Dễ dàng sử dụng:

Máy sẽ được thiết kế và đặc biệt quan tâm với những người có thị lực kém, và quan trọng là màn hình cần dễ nhìn và dễ đọc.

Không phải lúc nào bạn cũng đủ mạnh khỏe để có thể đo lượng đường trong máu dễ dàng, nhất là khi bạn đang bị hạ đường huyết và tay bạn đang run rẩy, bạn sẽ cần một máy đo với thiết kế tiện lợi và dễ cầm hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng máy đo đường huyết

Các bước chuẩn bị

Khi đo đường huyết với máy đo đường huyết, tùy từng loại máy khác nhau mà có thể tiết giảm những dụng cụ sử dụng, tuy nhiên, hầu hết các loại máy đo đường huyết khi dùng để đo đường huyết cần những vật dụng sau:

– Hộp đựng que lấy máu

– Hộp kim

– Bút bắn kim

– Máy đo đường huyết.

– Hộp đựng các miếng cồn

Ngoài những vật dụng cần thiết trên đây, bạn cũng chuẩn bị thêm nước ấm, xà phòng để rửa tay trước và sau quá trình đo đường huyết với máy đo đường huyết.

Bộ máy đo đường huyết

Lưu ý các điểm sau khi sử dụng máy đo đường huyết

Khi đo đường huyết bằng máy đo đường huyết, bạn cần lưu ý những điểm sau:

Trước khi đo đường huyết, cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng để kết quả được chính xác.  Bạn nên đo đường huyết lúc sáng sớm, khi chưa ăn uống gì. Với máy đo có chế độ đo sau ăn thì không cần làm việc này. Máy đo đường FaCare có chế độ đo trước và sau ăn

Phải gắn que lấy máu vào máy đo đường huyết trước rồi mới chấm máu.  Không phải chấm máu rồi mới gắn vào máy đo

Khi gắn que thử đường huyết vào máy sẽ tự động bật lên và sẽ tắt sau 3 phút hoặc khi được rút que ra. Bởi vậy hoặc là gắn sẵn và nhanh chóng dùng bút bắn máu ra trong vòng 3 phút, hoặc là bắn máu ra trước rồi nhanh chóng gắn que vào máy đo rồi chấm máu. Tùy quen tay, làm sao cũng được.

Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết

Khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ các vật dụng trên để đo đường huyết. Bạn có thể thực hiện việc đo đường huyết với các bước thực hiện như dưới đây:

Rửa tay sạch trước khi đo đường huyết

Bạn nên rửa tay sạch bằng xà phòng điều này có tác dụng diệt khuẩn và làm cho máu lưu thông tốt hơn. Và nếu trời lạnh, thì nên rửa tay bằng nước ấm, điều này sẽ tốt cho lưu thông máu xuống tay.

Sau khi đã rửa sạch tay bằng xà phòng, bạn cần lau tay thật khô. Để khi lấy que thử ra khỏi lọ que sẽ không làm ướt que thử và khi lấy máu, máu sẽ không lan trên da khi lấy máu.

Chuẩn bị dụng cụ lấy máu

Trước tiên, bạn vặn ngược chiều kim đồng hồ đầu bút lấy máu để mở đầu bút ra. Có loại bút mình chỉ cần giật mạnh ra là được [không phải vặn]

Tiếp đó, bạn lấy kim lấy máu, lắp kim lấy máu vào ống bút. Chú ý khi nào kim chạm vào đáy bút lấy máu thì mới được.

Sau khi đã định vị được kim lấy máu vào trong bút lấy máu, bạn vặn bỏ đầu bọc bằng nhựa của kim.

Cuối cùng, bạn lắp đầu bút lấy máu vào trở lại. Vặn theo chiều kim đồng hồ [một số loại bút chỉ cần ấn vào khi nghe tiếng ” bụp” là được]

Sử dụng máy đo đường huyết

Lấy máu

Khi lấy máu bạn cần điều chỉnh độ sâu của kim cho phù hợp với từng loại da:

Nếu bạn da bạn mỏng thì chỉ cần chọn mức sâu là 1 hoặc 2

Nếu da của bạn không quá dày cũng không quá mòng thì nấc 3 là phù hợp nhất

Nếu da bạn là da dày, thì mức 4 và 5 phù hợp hơn

Tiếp đó, bạn lên cò bút bằng cách kéo phần cuối bút cho đến khi nghe thấy tiếng “bíp”.

Tiếp đó bạn cần cắm que thử máu vào máy đo đường huyết, khi đó, máy sẽ tự động khởi động. Có thể khởi dộng máy trước rối gắn que vào sau.

Máy đo đường huyết sẽ tự động nhận diện và hiện số code trên máy. Bạn phải chắc chắn rằng số code hiện trên máy cùng với số code ghi trên hộp que. Nếu 2 số này không khớp nhau thì không tiến hành đo và liên hệ nhà cung cấp. Vì có đo thì kết quả cũng không thể tin cậy được.

Để lấy máu, bạn trước tiên cần xoa nhẹ đầu ngón tay cho máu chạy về đầu ngón tay cần lấy máu. Đặt đầu ngón tay cần lấy máu áp sát đầu bút lấy máu.

Tiếp đó, bạn ấn nút để kim lấy máu sẽ đi tới và đâm nhẹ vào dưới da và rút lại ngay lập tức. Cảm giác đau khá nhẹ, như kiến cắn, nên không sợ đau đâu ạ. Sau đó, nặn cho máu ra chừng 1 gọt.

Đo đường huyết bằng máy đo đường huyết

Khi đã có mẫu máu, bạn chạm nhẹ gọt máu vào khe lấy máu của que thử. Máu sẽ tự động được hút vào để thực hiện tiến trình đo đường huyết.

Khi máu đã được hút đầy khe máy sẽ kêu tiếng bíp báo hiệu máu đã đủ và đếm ngược để cho kết quả.

Chú ý: Bạn phải làm bước này cho đúng [máu sẽ tự động được hút vào đầy khe]. Nếu không kết quả đo có thể không chính xác.

Sau khoảng vài giây [tùy vào loại máy] máy sẽ hiển thị kết quả đo là mmol/L hoặc mg/dL do bạn cài đặt đơn vị đo khi lần đầu sử dụng.

Độc giả có thể tham khảo thêm ở đây

>> Máy đo đường huyết nào tốt

>> Máy đo tiểu đường tại  nhà

>> Mua máy đo đường huyết

>> Máy đo đường huyết giá bao nhiêu

>> Máy đo tiểu đường giá bao nhiêu

>> Máy đo đường huyết tốt nhất

>> Máy đo đường huyết tại nhà loại nào tốt

>> Máy đo đường huyết tại nhà loại nào tốt

>> Sử dụng máy đo đường huyết

Kiểm soát tiểu đường:

Để kiểm soát tốt tiểu đường các bạn nên kiểm tra thường xuyên chỉ số đường huyết tại nơi các bạn đặt lịch khám định kỳ. Ngoài ra các bạn có điều kiện có thể mua và sử dụng máy đo đường huyết tại nhà. Nên mua hãng có uy tín và sản phẩm được sử dụng công nghệ mới nhất.

FaCare là nhà cung cấp sản phẩm máy đo đường huyết của tập đoàn TaiDoc, một trong 5 tập toàn sản xuất thiết bị y tế lớn nhất toàn cầu. Máy đo đường huyết và máy đo đa thông số 5 trong 1 đều sử dụng công nghệ mới nhất của MedNet GmbH [CHLB Đức]

Máy đo đường huyết hiện nay không còn quá xa lạ đối với các bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa sử dụng đúng cách khiến cho kết quả đo chưa được chính xác, sai lệch so với kết quả khi xét nghiệm tại các cơ sở y tế.

Máy đo đường huyết tại nhà là một trợ thủ vô cùng đắc lực đối với bệnh nhân tiểu đường để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất. Bệnh nhân không cần đến bệnh viện, không cần trợ giúp của nhân viên y tế, không cần chờ đợi mấy tiếng đồng hồ để đợi lấy kết quả xét nghiệm máu. Một chiếc máy đo đường huyết nhỏ gọn sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc một cách đáng kể.

Máy đo đường huyết dùng để làm gì?

Đối với người bệnh tiểu đường, việc theo dõi thường xuyên lượng đường trong máu là điều vô cùng cần thiết để có thể điều chỉnh chế độ ăn và thuốc điều trị một cách thích hợp. Máy đo đường huyết là một thiết bị đơn giản giúp đo nồng độ Glucose trong máu [hay còn gọi là đường huyết] một cách nhanh chóng tại nhà.

Cơ chế hoạt động của máy đo đường huyết tại nhà

Thông thường, các máy đo đường huyết tại nhà hầu hết gồm 2 phần là phần máy đo điện tử và que thử. Trên que thử, tại đầu tiếp xúc với máu sẽ chứa một lượng nhất định men glucose oxidase [GOD], đây là một loại men chỉ phản ứng với glucose. Khi phản ứng này xảy ra, dựa trên hàm lượng men GOD đã sử dụng để phản ứng với glucose và lượng men GOD còn lại trên que thử, các thông số sẽ được đưa vào phần máy đo điện tử để phân tích và cho ra kết quả về lượng glucose trong máu. Người bệnh chỉ cần đọc kết quả hiển thị trên màn hình điện tử của máy sẽ biết được mức đường huyết của mình đang là bao nhiêu.

Cách sử dụng các máy đo đường huyết thông dụng

Ngoài 2 bộ phận là thân máy và que thử tiểu đường như trên, các máy đo đường huyết thông dụng trên thị trường hiện nay còn đi kèm theo các dụng cụ: bút bắn kim, hộp kim, hộp que thử.

Các bước đo đường huyết tại nhà như sau:

Trước khi đo:

–   Chuẩn bị kim: tháo nắp bút bắn kim và gắn kim vào, tháo phần bảo vệ mũi kim ra, đậy nắp bút lại và chọn mức độ bắn của bút

–   Chuẩn bị máy: lấy 1 que thử ra và gắn vào máy theo đúng chiều như hướng dẫn của nhà sản xuất.

–   Sát trùng vị trí cần lấy máu bằng 1 miếng bông tẩm cồn 70 độ.

Tiến hành:

–   Dùng bút bắn kim chạm vào đầu ngón tay [hoặc vị trí khác muốn lấy máu], bấm nút cho kim châm vào da để lấy máu.

–   Ngay lập tức cầm máy đo đã gắn que thử, chấm phần đầu que thử vào máu [nếu lượng máu đủ, máu sẽ tự động được hút vào que thử và nghe thấy tiếng báo hiệu của máy, nếu máu quá ít thì sẽ phải điều chỉnh lại bằng cách nặn máu ra thêm hoặc phải thực hiện lại thao tác từ đầu]

Đọc kết quả:

–    Tùy vào từng hãng máy sẽ có thời gian cho kết quả khác nhau, dao động từ khoảng 5-10 giây. Kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình.

–   Sát trùng lại vị trí lấy máu bằng một miếng bông tẩm cồn khác. Bỏ que thử đã dùng ra khỏi máy và bỏ kim đã dùng ra khỏi bút bắn kim [không nên để que thử và kim đã dùng trên máy trong thời gian dài để tránh nhiễm khuẩn]

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản máy đo đường huyết

–   Phải rửa sạch tay và lau khô trước khi tiến hành các thao tác, không được để tay ướt tiếp xúc với que thử sẽ dẫn đến kết quả không chính xác.

–   Có nhiều mức độ bắn của bút bắn kim tùy vào từng hãng sản xuất, khi dùng máy lần đầu nên thử bắn ở mức độ trung bình để điều chỉnh cao hơn hoặc thấp hơn dựa vào cảm giác đau và lượng máu chảy ra.

–   Nên gắn que thử vào máy trước rồi mới chấm vào máu chứ không làm ngược lại.

–   Chú ý thông số hiển thị khi đọc kết quả. Mức đường huyết có thể được đọc dưới 2 đơn vị là mmol/L hoặc mg/dL [1 mmol/L = 18 mg/dL]. Thông thường mức đường huyết an toàn trong ngưỡng như sau:

Trước bữa ăn: 90-130 mg/dL [5,0-7,2 mmol/L]

Sau bữa ăn 1-2 giờ: < 180 mg/dL [10 mmol/L]

Trước lúc đi ngủ: 110-150 mg/dL [6,0-8,3 mmol/L]

–   Có những loại máy có thể đo cùng lúc 2 hoặc 3 chỉ số: đường huyết, mỡ máu và acid uric trong máu. Nên chú ý phân biệt từng thông số để tránh đọc nhầm.

–   Hộp đựng que thử tiểu đường nên được đóng nắp ngay sau khi lấy que ra và sử dụng que thử ngay sau khi lấy ra khỏi hộp. Máy đo, hộp que thử và bút bắn kim nên được bảo quản ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, độ ẩm như khuyến cáo của nhà sản xuất.

–   Tuyệt đối không sử dụng lại que thử và kim lấy máu.

Video liên quan

Chủ Đề