Hướng dẫn thực hiện chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ

Kế hoạch nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục trẻ năm học 2021-2022

Hướng dẫn thực hiện chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ
Chia sẻ

Đọc bài Lưu

Nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ năm học 2021-2022 tại đơn vị trường

PHÒNG GD&ĐT TP LAI CHÂU

Hướng dẫn thực hiện chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ
TRƯỜNG MẦM NON NẬM LOỎNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hướng dẫn thực hiện chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ

Số 215/KHCM-MNNL

Sùng Phài, ngày 15 tháng 10 năm 2021

KẾ HOẠCH

Nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ

Năm học 2021-2022

Hướng dẫn thực hiện chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ

  1. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

I. Căn cứ xây dựng kế hoạch

1. Công văn số 888/KH-PGD&ĐT ngày 23/9/2021 về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022

2. Kế hoạch số 203/KH-MNNL Ngày 01 tháng 10 năm 2021 của trường MNNL về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022

II. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn năm học 2020-2021

1. Ưu điểm

- Quy mô lớp, số trẻ: Tổng số lớp 09 nhóm, lớp; 207 học sinh. Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ từ 25 đến dưới 36 tháng ra lớp đạt 74,1%, mẫu giáo 3 đến 5 tuổi ra lớp đạt 100%.

- Chất lượng chăm sóc, giáo dục: 100% trẻ được đảm bảo tuyệt đối an toàn về thể chất, tinh thần, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tỷ lệ trẻ phát triển bình thường về cân nặng đạt 95,7%, chiều cao đạt 86,5%. Tỷ lệ trẻ đạt BKBN cấp trường đạt 92,6%; BKT cấp trường đạt 90,4%; 100% trẻ được theo dõi, đánh giá sự phát triển theo các lĩnh vực, trong đó trên 95,1% trẻ được đánh giá đạt yêu cầu; 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi được nghiệm thu chất lượng giáo dục cuối năm đạt yêu cầu trở lên.

- Chất lượng đội ngũ: Tổng số GV dạy giỏi các cấp 11 đ/c, trong đó cấp tỉnh: 01 GV, cấp thành phố: 04 GV; cấp trường 06 GV; 100% CBQL được đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, PHT xếp loại Tốt: 02 đ/c. 100% GV được đánh giá, xếp loại khá theo chuẩn nghề nghiệp. Tốt: 11 đ/c, Khá: 05 đ/c, Đạt 01 đ/c; đánh giá, phân loại công chức viên chức: HTXSNV: 04 đ/c; HTTNV: 20 đ/c, HTNV 01 đ/c.

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: 100% các phòng học được xây dựng kiên cố, bán kiên cố; 100% các nhóm, lớp có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định.

- Kết quả thi đua: Tập thể nhà trường đạt Lao động tiên tiến - UBND thành phố tặng giấy khen; 100% CBQL, GV, NV trong nhà trường được công nhận danh hiệu LĐTT, trong đó có 02 đồng chí đạt được công nhận CSTĐ cấp cơ sở; 02 đ/c được UBND tỉnh tặng Bằng khen; 07 đ/c được UBND Thành phố tặng giấy khen.

2. Hạn chế

Đơn vị có 2 điểm trường với khoảng cách xa nhau 3km khó khăn trong công tác quản lý, tổ chức các hoạt động giáo dục.

Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao và cân nặng còn cao, việc huy động phụ huynh nâng cao chất lượng bữa ăn tại nhà trường còn nhiều khó khăn.

- Chất lượng giáo viên chưa đồng đều

3. Nguyên nhân

3.1. Nguyên nhân khách quan

Đa phần phụ huynh học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn, thu nhập thấp, trình độ học vấn thấp do đó khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận động, huy động các nguồn lực từ phụ huynh.

Trường còn 1 giáo viên trên 50 tuổi có trình độ trung cấp, một số giáo viên từ vùng khó chuyển về còn hạn chế về chuyên môn.

3.2. Nguyên nhân chủ quan

Công tác bồi dưỡng giáo viên chưa sâu, thời gian giáo viên chuyển về đơn vị còn ít, cơ hội học tập chưa nhiều

4. Những vấn đề trọng tâm cần chỉ đạo trong năm học 2021-2022

Thực hiện tốt nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và phát triển chương trình giáo dục mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương: Ứng dụng phương pháp Montessori vào dạy trẻ với ba lĩnh vực: Thực hành cuộc sống; toán; văn hóa-địa lý và lĩnh vực Steam đối với khối lớp lớn

Thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; chuyên đề “Tôi yêu Việt Nam”

Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tăng cường tiếng Việt cho trẻ,

Tổ chức tốt các hoạt động lễ hội, hoạt động giáo dục tập thể, vui chơi tại các điểm trường

B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2021-2022

I. Đặc điểm tình hình

1. Thực trạng

Trường có 2 điểm trường; 9 nhóm lớp với 202 học sinh. Trong đó nhà trẻ 2 lớp với 36 trẻ ; mẫu giáo 7 lớp với 166 trẻ cụ thể Mẫu giáo bé 2 lớp với 52 trẻ; Mẫu giáo nhỡ 2 lớp với 52 trẻ; Mẫu giáo lớn 3 lớp với 62 trẻ

Tổng số CBQL,GV,NV: 26 đ/c. Trong đó: CBQL 03; GV 18; nhân viên 05 đ/c ; Trình độ đào tạo: Đại học 18 đ/c; cao đẳng 03 đ/c; trung cấp 02 đ/c; chưa qua đào tạo 3 đ/c. (Giáo viên: Đại học 15; cao đẳng 02; trung cấp 01)

Giáo viên nhà trẻ 04 GV/2 lớp trong đó: 01 giáo viên biệt phái

Giáo viên mẫu giáo 14 GV/7 lớp

Tổng số đảng viên: 10 Trong đó: CBQL 3; Giáo viên 7

Xếp loại chuyên môn: Giỏi 10 đ/c, trong đó: Cấp thành phố 4 đ/c; Giỏi cấp trường: 6 đ/c; Khá: 07 đ/c; Đạt yêu cầu 01.

Tổng số phòng học 09 phòng; Kiên cố 5 phòng đạt 55%; Bán kiên cố 4 phòng đạt 45%; 9/9 lớp có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định.

2. Thuận lợi

Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao về công tác chuyên môn của các cấp quản lý giáo dục

Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ năng lực chuyên môn vụ đảm bảo cho các hoạt động giáo dục. Đội ngũ có tinh thần đoàn kết, nhiệt tình, có trách nhiệm trong viêc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư đáp ứng tốt nhu cầu thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Trang thiết bị dạy và học của giáo viên, học sinh cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

3. Khó khăn

Đồ dùng phục vụ cho công tác ứng dụng các phương pháp mới vào dạy học cho trẻ còn hạn chế, tài liệu tham khảo, hướng dẫn chưa có. Kinh nghiệm tổ chức chức áp dụng còn hạn chế. Việc khai thác, sử dụng công nghệ thông tin ở một số đồng chí giáo viên còn hạn chế

Công tác phối kết hợp với phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn: Chăm sóc nâng cao bữa ăn cho trẻ; tổ chức các hoạt động giáo dục; xây dựng môi trường học tập vui chơi cho trẻ

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Đảm bảo tuyệt đối về thể chất, tinh thần, nâng cao nâng cao chât lượng bữa ăn cho trẻ, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi; Đảm bảo thực hiện tốt các chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ phù hợp với điều kiện địa phương; Đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ, ứng dụng các phương pháp Montessori, Steam vào phát triển chương trình giáo dục mầm non. Tăng cường Tiếng Việt, đẩy mạnh các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Nâng cao chất lượng giáo viên: tinh thần, thái độ, trách nhiệm, năng lực chuyên môn.

Nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu về số lượng

Huy động tối đa trẻ trong độ tuổi từ 25 đến dưới 36 tháng ra lớp; Trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi ra lớp 100%

2.2. Mục tiêu về chất lượng

- Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng: 100% trẻ được tổ chức ăn bán trú tại trường, được kiểm tra sức khỏe định kỳ và được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng, được uống vitamin A, uống thuốc tấy giun đúng quy định. 100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần. Phấn đấu tỷ duy trì tỉ lệ trẻ phát triển bình thường về cân nặng và chiều cao đạt trên 86%, trong đó trẻ phát triển cân nặng bình thường 95% trở lên. Trẻ phát triển chiều cao bình thường 85% trở lên. 100% trẻ suy dinh dưỡng được can thiệp phục hồi sức khỏe. Tỷ lệ bé chuyên cần đạt từ 94% trong đó: Nhà trẻ đạt 90%; mẫu giáo 95%; riêng trẻ 5 tuổi đạt 97% trở lên. Tỷ lệ Bé sạch đạt 97 %; tỷ lệ bé ngoan đạt 95%.

- Chất lượng giáo dục: 100% trẻ được đánh giá theo các lĩnh vực phát triển: Nhà trẻ 4 lĩnh vực; Mẫu giáo 5 lĩnh vực. Phấn đấu kết quả nhiệm thu cuối năm đạt: Nhà trẻ 88%; MGB: 94%; MGN: 96%; MGL: 100% Trẻ mẫu giáo 5 tuổi được đánh giá theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.

- Kết quả tăng cường tiếng Việt cho trẻ: 100% trẻ 5 tuổi được chuẩn bị tốt vốn tiếng Việt trước khi vào lớp 1

- Chất lượng đội ngũ: Giáo viên giỏi cấp trường: 11 đ/c, giáo viên giỏi cấp Thành phố duy trì: 3 đ/c, cấp tỉnh: 1 đ/c. 100% giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp trong đó: Xuất sắc: 5 đ/c; Khá: 10 đ/c.

- Mục tiêu phấn đấu duy trì và nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia với nội dung phát triển chương trình giáo dục mầm non

- Tổ chức cho trẻ tham gia đầy đủ, có chất lượng các hội thi do cấp Thành phố tổ chức; tổ chức tốt các Hội thi cấp trường: Bé khỏe Bé ngoan, Bé khéo tay; Bé khoẻ - tài năng. Kết quả BKBN –BKT cấp trường đạt 90%

Duy trì nâng cao chất lượng số lượng đội ngũ giáo viên giỏi các cấp

III. Nhiệm vụ và giải pháp

  1. Nhiệm vụ

1.1. Tập trung nâng cao chất lượng toàn diện cho đội ngũ giáo viên: Tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, đạo đức nghề nghề nghiệp, kỹ năng ứng xử sư phạm và năng lực chuyên môn hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc.

Phấn đấu không có giáo viên vi phạm các quy định về đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật, vi phạm chính sách dân số. 100% giáo viên xếp loại chuyên môn đạt khá trở lên. 100% CBQL được đánh giá xếp loại khá trở lên theo chuẩn nghề nghiệp; 100% giáo viên đánh giá Đạt trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp, trong đó xếp loại Khá trở lên 100%, xếp loại xuất sắc 20%. Duy trì giáo viên đạt giỏi các cấp 70%, trong đó 30% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố trở lên

1.2. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ sức khỏe cho trẻ, đảm bảo tuyệt đối công tác VSATTP. Nâng cao chất lượng tổ chức ăn bán trú, 100% trẻ được theo dõi sự phát triển thể lực bằng biểu đồ tăng trưởng và được khám sức khỏe định kỳ. Thực hiện xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các nhóm lớp. Giảm tỷ lệ trẻ SDD về cân nặng và chiều cao.

Đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Thực hiện công tác đánh giá trẻ theo quy định để điều chỉnh kế hoạch kịp thời, đáp ứng nhu cầu của trẻ. Ứng dụng sáng tạo, linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo phương pháp Montessori (tập trung lĩnh vực thực hành cuộc sống). Tổ chức các hoạt động vui chơi, chải nghiệm, sáng tạo cho trẻ phù hợp với đặc điểm của nhóm, lớp và nhà trường.

Thực hiện có hiệu quả công tác tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số; Thực hiện tốt công bằng trong giáo dục, quan tâm đến đối tượng trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Làm tốt công tác đánh giá trẻ quan tâm đến nhóm trẻ vượt trội, nhóm trẻ nhận thức chưa tốt.

1.3. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực nhiệm vụ của đội ngũ. Tập trung các giải pháp phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và chất lượng giáo dục cấp độ 2 theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tập trung Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và chất lượng đội ngũ, chất lượng chăm sóc giáo dục.

Tập trung thực hiện công tác cải tạo, cảnh quan môi trường trong và ngoài lớp học đảm bảo theo lộ trình, kế hoạch và phù hợp với điều kiện thực tế nhằm tạo các khu vui chơi, trải nghiệm cho trẻ.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đã được cung ứng nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Thực hiện nghiêm túc việc kiểm kê đồ dùng, thiết bị, việc bảo quản, sử dụng đồ dùng, đồ chơi của các nhóm lớp. Tổ chức có hiệu quả hội thi đồ dùng đồ chơi các nhóm, lớp.

1.4. Nhiệm vụ về thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua: Tiếp tục chỉ đạo thực hiện đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo và các phong trào của ngành. Triển khai thực hiện xây dựng trường học hạnh phúc.

1.5. Thực hiện có hiệu quả phát triển chương trình giáo dục mầm non, xây dưng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm; tăng cường tiếng Việt cho trẻ và dạy học phù hợp với bối cảnh đại phương

100% giáo viên và cán bộ quản lý đăng ký thực hiện mỗi người một nội dung đổi mới trong chuyên môn, 50% CBQL, giáo viên đăng ký thực hiện đề tài SKKN; phấn đấu 100% cán bộ quản lý, giáo viên đạt danh hiệu LĐTT, từ 03 đồng chí trở lên đạt danh hiệu CSTĐ các cấp; 10 đồng chí có SKKN được các cấp công nhận.

  1. Giải pháp

2.1. Giải pháp về công tác tuyên truyền

Tổ chức học tập đầy đủ các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhà nước, của ngành. Kịp thời cập nhật, triển khai các văn bản mới chỉ đạo của các cấp đến toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên và cha mẹ trẻ được biết và hiểu để thực hiện đúng theo quy định. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên.

Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ nhằm duy trì sĩ số học sinh và nâng cao tỷ lệ chuyên cần, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ tại nhà trường và gia đình, nâng cao chất lượng chăm sóc đối với trẻ suy dinh dưỡng

Đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền cho đội ngũ giáo viên và cha mẹ trẻ như: Thông qua tổ chức các hoạt động ngày lễ, tết của cô và trẻ, các Hội nghị cha mẹ học sinh, các buổi sinh hoạt chuyện môn, giờ đón, trả trẻ, bản tin của nhà trường, nhóm, lớp...

Khai thác và sử dụng có hiệu quả trang thông tin điện tử của nhà trường, chọn lọc và đưa tin bài phản ánh các hoạt động chăm sóc, giáo dục của nhà trường nhằm tạo sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng.

2. Giải pháp xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tạo mối quan hệ cởi mở, thân thiết, ứng xử có văn hóa ngay trong đội ngũ cán bộ, giáo viên. Xây dựng khối đoàn kết nội bộ, tương thân, tương ái, giúp đỡ, hỗ trợ lần nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Tham mưu thực hiện phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực, sở trường của từng cá nhân; thường xuyên nắm bắt, trao đổi, dự giờ nhằm phát hiện những khả năng đặc biệt, cách làm hay mang lại hiệu quả cao trong việc tổ chức các hoạt động CSGD trẻ của mỗi cá nhân để biểu dương, động viên kịp thời và nhân rộng.

Tập trung xây dựng kế hoạch chuyên môn cụ thể, chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, chú trọng công tác xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn đảm bảo sát sát , cụ thể đến từng nhóm đối tượng giáo viên (nhóm có năng lực chuyên môn Giỏi, Khá và ĐYC).

Chỉ đạo, rà soát việc nội dung xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của nhà trường và giáo viên phải đảm bảo sát thực, cụ thể, tránh hình thức. Công tác đánh giá kết quả hằng tháng, chuyên đề phải đảm bảo tính chính xác, đúng quy định và phải đề ra được các giải pháp trong các thời gian tiếp theo. Kế hoạch xác định rõ các nội dung còn hạn chế, đề xuất hình thức bồi dưỡng, thời gian thực hiện, hoàn thành nội dung bồi dưỡng. Đổi mới công tác bồi dưỡng thường xuyên, nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn trong năm học. Tổ chức cho giáo viên đăng ký những giờ học tốt, bài giảng hay, việc làm hay. Thường xuyên kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, công tác bồi dưỡng của tổ chuyên môn và tự bồi dưỡng của giáo viên.

Chỉ đạo giáo viên nêu cao tinh thần tự nghiêm cứu và viết sáng kinh nghiệm gắn với nhiệm vụ. Tham mưu với nhà trường thành lập Hội đồng tư vấn, định hướng lựa chọn sáng kiến, bồi dưỡng cách viết, thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong đội ngũ giáo viên.

Công tác kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính sát thực, đúng người, đúng việc, tránh hiện tượng nể nang, động viên nhau. Động viên, khuyến khích kịp thời những giáo viên có ý thức, tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực hiện nhiệm vụ, đồng thời cũng xử lý nghiêm những trường hợp giáo viên có tinh thần ỷ lại, chống đối, không chịu đầu tư, nghiêm cứu trong viẹc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Giao quyền tự chủ về nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ cho giáo viên nhằm nâng cao tính tự chủ, sáng tạo, linh hoạt trong tất cả các hoạt động giáo dục trẻ.

Đổi mới hình thức tổ chức Hội thi của nhà trường theo hướng phát triển khả năng, năng lực của giáo viên. Phát huy vai trò trách nhiệm của tổ trưởng, tổ phó trong công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên.

Bồi dưỡng nội dung giáo dục thực hành cuộc sống theo phương pháp montessori cho đội ngũ.

Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia học tập các lớp học nâng cao trình độ, tham gia các lớp tập huấn do ngành tổ chức, tham gia dự giờ tiết học hay ở đơn vị trường bạn.

Làm tốt công tác phân công giáo viên giúp đỡ đồng nghiệp, lan toả giáo viên dạy giỏi các cấp tới đội ngũ giáo viên, tổ chức sân chơi, giao lưu cho giáo viên các nhóm lớp trong nhà trường.

3. Giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục

3.1. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo an toàn cho trẻ

Thực hiện tốt các giải pháp về phòng, chống bạo lực học đường trong nhà trường. Thực hiện tốt việc giao, nhận trẻ trong các giờ đón trả trẻ, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mất an toàn cho trẻ. Nghiêm túc xử lý theo quy định của pháp luật, của ngành đối với các bộ phận, cá nhân vi phạm về đạo đức nhà giáo, những hành vi nghiêm cấm giáo viên, nhân viên không được làm theo quy định Điều lệ; tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, cha mẹ trẻ đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc, mọi nơi.

Thực hiện nghiêm túc công tác y tế học đường, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tuân thủ quy trình giao nhận, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định tuyệt đối không để xảy ra ngộ độc thực phẩm. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường, học sinh và cha mẹ học sinh về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn chăm sóc giáo dục ter tại nhóm lớp, nhằm nâng cao năng lực ký năng chăm sóc, đảm bảo an toàn cho trẻ.

Thường xuyên kiểm tra, rà soát đồ dùng đồ chơi có biện pháp sửa chữa thay thế những đồ dùng đồ chơi hỏng, đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ để đạt các điều kiện trường học đảm bảo an toàn. Phổ biến thức về cách chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe và phòng chống dịch bệnh, vệ sinh cá nhân cho trẻ, cách bảo vệ an toàn cho trẻ và những nguy hiểm thường gặp đối với trẻ đến cha mẹ trẻ.

Tuyên truyền vận động phụ huynh đóng góp nâng cao chất lượng ăn bán trú tại trường lớp và cách phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường trong công tác CSGD trẻ. Tổ chức tốt công tác xây dựng thực đơn các bữa ăn bán trú cho trẻ, trú trọng phục hồi cho trẻ bị suy dinh dưỡng. Kết hợp hoạt động giáo dục dinh dưỡng, giáo dục thể chất nhằm phát triển toàn diện cho trẻ; Tích cực tăng gia rau xanh tại chỗ, hợp đồng mua bán thực phẩm sạch, chế biến theo qui trình bếp 1chiều. Kiểm tra chất lượng thực phẩm hàng ngày, lưu mẫu thức ăn theo qui định. Thực hiện đúng qui trình vệ sinh nhà bếp, vệ sinh ATTP. Có giấy chứng nhận của cơ quan y tế về bếp ăn đạt tiêu chuẩn vệ sinh ATTP.

Chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh cá nhân và công tác phòng chống các dịch bệnh cho trẻ: Rửa mặt; rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh; súc miệng nước muối, nước sát khuẩn. Thường xuyên theo dõi biểu đồ tăng trưởng để kịp thời phát hiện trẻ SDD

Phối hợp với cơ quan y tế để kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo dõi sức khỏe của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng, kịp thời có biện pháp phục hồi trẻ SDD. Thực hiện các biện pháp phòng dịch bệnh, cho trẻ uống VTM A, uống thuốc tẩy giun theo định kỳ.

3.2. Chất lượng giáo dục

Quản lý tốt mục tiêu, nội dung, chương trình GDMN theo quy định của BGD&ĐT. Chỉ đạo giáo viên xây dựng thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp nhận thức của trẻ, bối cảnh địa phương, tập trung các hoạt động giáo dục mang tính trải nghiệm, sáng tạo. Thực hiện có hiệu quả phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, hướng nội dung vào đối tượng người học. Tổ chức ký cam kết chất lượng chăm sóc, giáo dục với từng nhóm lớp. Tăng cường dạy học theo đối tượng vùng miền và tăng cường tiếng Việt cho trẻ. Tổ chức lồng ghép linh hoạt, hiệu quả các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục vệ sinh cá nhân, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Tiếp tục thực hiện hiệu quả chuyên đề giáo dục phát triển vận động, lồng ghép chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh vào giáo dục trẻ. Đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi, thực hiện đánh giá trẻ 5 tuổi theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.

Việc lựa chọn nội dung giáo dục phải phù hợp với đối tượng trẻ, hướng tới trẻ, nhu cầu, hứng thú của trẻ đảm bảo theo mục tiêu đề ra. Tăng cường các hoạt động tập thể, giao lưu giữa các lớp trong khối, các lớp trong nhà trường nhằm tạo cho trẻ tin mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.

Tích cực đổi mới hình thức rèn lễ giáo, văn hóa ứng xử cho trẻ với nhiều hình thức khác nhau (chuẩn mực giữa giáo viên với CBQL, giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, giáo viên với cha mẹ trẻ, trẻ với trẻ...). Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể cho học sinh như: sau giờ thể dục sáng, các hoạt động vui chơi ngoài trời... Tạo cho trẻ các khu vui chơi riêng nhằm phát triển khả năng như: phát triển vận động tinh, tìm hiểu về văn hóa của địa phương, khu vui chơi, sáng tạo.

Ứng dụng có hiệu quả phương pháp Montessori 3 lĩnh vực: Thực hành cuộc sống; văn hóa địa lí; toán và phương pháp Steam vào thực hiện tổ chức các hoạt động giáo dục. Tham mưu tạo các trải nghiệm thực hành phù hợp với điều kiện của địa phương. Tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động dã ngoại 1lần/tháng với điểm trường Gia Khâu 1, tại điểm trung tâm chăm sóc, cắt tỉa và làm cỏ trong vườn chè, vườn rau tạo các lối đi lại thuận tiện cho trẻ trải nghiệm. Đảm bảo mỗi tuần có ít nhất 1 hoạt động trải nghiệm tại vườn rau, đồi chè tổ chức vào hoạt động ngoài trời hoặc có thể là hoạt động học (nếu nội dung phù hợp với chủ đề).

Đổi mới công tác kiểm, tư vấn, đánh giá phải được thực hiện nghiêm túc, kịp thời điều chỉnh những nội dung không phù hợp với trẻ.

Xây dựng nội dung thực hiện bồi dưỡng chuyên đề cụ thể theo từng tháng, dự kiến tiết dạy, người dạy và lớp dạy. Tham gia đầy đủ các đợt bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề do Phòng Giáo dục, cụm tổ chức.

Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức lồng ghép các hoạt động kể chuyện theo tranh và tạo hình đối với trẻ 5-6 tuổi tại hai điểm trường, nâng cao chất lượng ngôn ngữ và kỹ năng tạo hình thông qua mô hình sáng tạo

Chỉ đạo các nhóm, lớp lồng ghép phù hợp các nội dung giáo dục: An toàn giao thông, kĩ năng sống, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, giáo dục học tập tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh,...trong các chủ đề phù hợp với độ tuổi và Chương trình Giáo dục mầm non.

4. Giải pháp về công tác kiểm tra, duy trì trường chuẩn quốc gia, công tác phổ cập giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục, đồ dùng dạy học

Tham mưu xây dựng: Quy chế thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; quy chế thi đua đảm bảo phù hợp, gắn trách nhiệm của từng cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ. Tăng cường công tác kiểm tra đột xuất việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên trên tất cả các lĩnh vực như thực hiện thời gian biểu, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; kiểm tra hồ sơ sổ sách; kiểm tra toàn diện giáo viên,... Thực hiện nghiêm túc, khách quan, công tâm việc đánh giá, xếp loại trong mỗi đợt kiểm tra.

Duy trì và nâng cao chất lượng toàn diện đảm bảo tiêu chí trường chuẩn theo quy định nội dung phát triển chương trình

Tiếp tục tham mưu thực hiện có hiệu quả công tác PCGDMNTNT đảm bảo duy trì và giữ vững kết quả phổ cập của xã. Phân công đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện nghiêm túc công tác điều tra và cập nhật số liệu đảm bảo tính chính xác.

Có kế hoạch, lộ trình cụ thể trong việc cải tạo cảnh quan môi trường lớp học, chú trọng, quan tâm đến môi trường xã hội, giao tiếp ứng xử, thực hiện các quy định về văn hóa công sở trong nhà trường.

Tổ chức tốt phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi dạy học, tuyệt đối không để hiện tượng dạy học không có đồ dùng, đồ chơi. Thường xuyên kiểm tra việc bảo quản, sử dụng hiệu quả CSVC, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đã được cung ứng nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Thực hiện nghiêm túc việc kiểm kê đồ dùng, thiết bị đồ dùng, đồ chơi của các nhóm lớp.

5. Giải pháp về công tác thi đua khen thưởng

Triển khai thực hiện đầy đủ các phong trào thi đua của ngành.

Phối hợp triển khai cho giáo viên đăng ký thi đua khen thưởng bám sát chỉ tiêu, điều kiện, tiêu chuẩn, đúng người, đúng việc. Phối hợp xét thi đua khen thưởng đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan. Gắn hiệu quả công việc với công tác thi đua- khen thưởng. Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng việc viết thực hiện SKKN áp dụng có hiệu quả vào thực tiễn giảng dạy.

Trên đây là kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ năm học 2021-2022 của trường Mầm non Nậm Loỏng. Các tổ chuyên môn và giáo viên trong trường căn cứ vào điều kiện thực tế xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tổ, lớp nghiêm túc và hiệu quả./.

PHÊ DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG

Lưu Thị Hường

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Trần Thị Hạnh

Trần Thị Yến

C. KẾ HOẠCH THÁNG

Tháng

Nội dung

Tháng 8/2021

- Tổ chức cho giáo viên tham gia bồi dưỡng hè,

- Tổ chức lao động dọn dẹp vệ sinh nhóm lớp, vệ sinh nhà trường, trang trí nhóm lớp, tạo cảnh quan môi trường, chuẩn bị các đồ dùng thiết bị phục vụ cho chăm sóc giáo dục trẻ.

- Dự thảo xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn của nhà trường và các loại HSSS khác

- Chuẩn bị điều kiện cho lễ khai giảng năm học:Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về ngày toàn dân đưa trẻ đến trường

- Duyệt kế hoạch nhóm lớp.

- Kiểm tra các điểm trường về trang trí trong và ngoài lớp học

- Nội dung bồi dưỡng giáo viên:

+ Hướng dẫn việc thực hiện chế độ hồ sơ, sổ sách của giáo viên.(3 tiết)

+ Xây dựng KH chăm sóc giáo dục năm học ( 3 tiết)

+ Nội dung bồi dưỡng thường xuyên theo thông tư số 12 và 19

+ Kiểm tra đánh giá công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng; kế hoạch giáo dục của giáo viên

Tháng 9/2021

- Kết hợp với nhà trường tổ chức khai giảng năm học mới

- Đón trẻ tựu trường ngày 1/9/2021, thực học 6/9/2021 tuyên truyền kế hoạch tổ chức các hoạt động đầu năm của nhà trường, tổ chức ăn ngủ bán trú cho trẻ

- Hoàn thiện hồ sơ chuyên môn...Duyệt kế hoạch các tổ chuyên môn

- Ổn định nề nếp sinh hoạt trong các nhóm lớp, tạo môi trường cho trẻ hoạt động; chỉ đạo thực hiện chương trình theo kế hoạch.

- Xây dựng kế hoạch khảo sát giáo viên - học sinh đầu năm. ( tuần 4)

- Rà soát và tổng hợp học sinh hộ nghèo, học sinh mồ côi cha mẹ.

- Phân công giáo viên giúp đỡ giáo viên.

- Kiểm tra sức khoẻ lần 1, cân đo trẻ quý I cho học sinh.

- Phối hợp tổ chức họp phụ huynh đầu năm.

- Xây dựng quy chế chuyên môn

- Tổ chức ký cam kết chỉ tiêu chất lượng CS,GD các nhóm lớp.

- Tiếp tục triển khai việc thực hiện chuyên đề thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chuyên đề tôi yêu Việt nam tại 100% nhóm lớp

- Đăng ký thi đua, đăng ký đề tài SKKN của BGV-NV.

- XD kế hoạch và chỉ đạo triển khai nội dung thi chấm đồ dùng tự tạo và thi giáo viên dạy giỏi cấp trường.

- Duyệt kế hoạch tháng các khối lớp

- Triển khai thực hiện phát triển chương trình giáo dục mầm non với phương pháp Montessori và Steam

Nội dung kiểm tra trong tháng:

- Kiểm tra kế hoạch bài dạy của giáo viên

- Nội dung bồi dưỡng giáo viên:

- Công tác xây dựng kế hoạch và quản lý hồ sơ tổ chuyên môn tổ văn phòng

- Kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng cúa giáo viên

Tháng 10/2021

- Tổ chc hội giảng đợt I, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường (tuần 3)

- Phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi.

- Kiểm tra sức khỏe trẻ SDD

- Duyệt kế hoạch tháng các nhóm lớp

Nội dung kiểm tra trong tháng:

- Kiểm tra đột xuất công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh nhóm, lớp, vệ sinh cá nhân cho trẻ, công tác vệ sinh ATTP, chăm sóc giáo dục trẻ tại các nhóm lớp

- Kiểm tra hoạt động chuyên môn tại các lớp

- Nội dung bồi dưỡng giáo viên:

- Hướng dẫn giáo viên sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

- Thi giáo viên giỏi theo thông tư 22/2019 (2 tiết)

+ Kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng cúa giáo viên

Tháng 11/2021

- Bồi dưỡng thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố

- Tổ chức các hoạt động thiết thực chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

- Tổ chức thi chấm đồ dùng đồ chơi cấp trường chào mừng ngày hiến chương nhà giáo Việt Nam 20/11.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch hội thi BKBN-BKT cấp trường

- Phối hợp với nhà trường sơ kết thi đua đợt 1, phát động thi đua đợt 2

- Duyệt kế hoạch tháng các nhóm lớp

Nội dung kiểm tra trong tháng:

- Kiểm tra việc tổ chức sinh hoạt của các tổ chuyên môn.

- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện mô hình sáng tạo

- Nội dung bồi dưỡng giáo viên:

+ Hướng dẫn công tác kiểm tra đính giá các hoạt động trong trường mầm non; xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

- Kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng cúa giáo viên

Tháng 12/2021

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá sức khỏe cho trẻ (cân nặng, chiều cao).

- Tổ chức và tổng kết hội thi BKBN - BKT cấp trường.

- Đánh giá chất lượng học sinh các độ tuổi học kỳ 1.

- Tổ chức hoạt động tập thể

- Phối kết hợp kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phân công giáo viên giúp đỡ giáo viên.

- Duyệt kế hoạch tháng các nhóm lớp

Nội dung kiểm tra trong tháng:

- Kiểm tra việc bảo quản và sử dụng CSVC, trang thiết bị đồ dùng của các nhóm, lớp, bộ phận

Nội dung bồi dưỡng giáo viên:

Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

- Kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng cúa giáo viên

Tháng 1/2022

- Duy trì sĩ số học sinh nâng cao tỷ lệ chuyên cần tại các nhóm, lớp, duy trì nề nếp chuyên môn.

Tổ chức nghiệm thu đề tài SKKN cấp trường, hoàn thiện hồ sơ đề nghị chấm công nhận SKKN cấp Thành phố.

- Sơ kết thi đua đợt II và phát động thi đua đợt III. Bình xét thi đua học kỳ 1.

- Thi chấm tạo môi trường giáo dục các nhóm lớp

- Kiểm tra sức khỏe trẻ SDD tại các nhóm lớp

Nội dung kiểm tra trong tháng:

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn các nhóm lớp

- Kiểm tra việc duy trì nề nếp, sĩ số của các lớp

- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện mô hình sáng tạo

- Nội dung bồi dưỡng giáo viên:

+ Thực hiện chuyên đề Tôi yêu Việt Nam (3 tiết)

- Kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng cúa giáo viên

Tháng 2/2022

- Duy trì sĩ số, nề nếp sinh hoạt của nhóm lớp sau tết.

- Kiểm tra sức khỏe trẻ SDD.

- Phối kết hợp nghiệm thu đề tài sáng kiến kinh nghiệm.

Nội dung kiểm tra trong tháng

- Kiểm tra hồ sơ sổ sách, dự giờ đột xuất giáo viên.

- Kiểm tra việc tổ chức các trò chơi dân gian và môi trường lớp học thân thiện ở các nhớm lớp.

- Kiểm tra việc bồi dưỡng giáo viên của 2 tổ chuyên môn.

- Nội dung bồi dưỡng giáo viên:

+ Chao đổi xây dựng video hướng dẫn phụ huynh các hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ (3 tiết)

- Kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng cúa giáo viên

Tháng 3/2022

- Tiếp tục duy trì nề nếp các hoạt động, thực hiện tốt nội quy, quy chế chuyên môn.

Tổ chức hội giảng lần 2 chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập đoàn TNCSHCM 26/3

- Chấm đồ dùng đồ chơi cấp trường lần 2.

- Phối kết hợp sơ kết thi đua đợt 3, phát động thi đua đợt 4.

- Kiểm tra sức khoẻ định kỳ đợt 2. Cân đo trẻ quý 3.

Tổ chức cho CBQL,GV tham dự hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2021-2022

- Chỉ đạo tổ chức hội thi “Bé khỏe tài năng”

Nội dung kiểm tra trong tháng:

Kiểm tra đột xuất các nhóm lớp .

Kiểm tra việc tạo cảnh quan môi trường trong và ngoài lớp học tại các nhóm lớp

- Nội dung bồi dưỡng giáo viên:

Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

Kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng cúa giáo viên

Tháng 4/2022

- Thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số, ôn tập kiến thức cho trẻ chuẩn bị nghiệm thu chất lượng cuối năm tại các nhóm lớp

- Đánh giá công tác bồi dưỡng thường xuyên của đội ngũ giáo viên. Hồ sơ đánh giá trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.

- Kiểm tra sức khỏe trẻ SDD

- Nghiệm thu chất lượng các khối lớp

Nội dung kiểm tra trong tháng:

- Kiểm tra đột xuất các nhóm lớp: Công tác vệ sinh, các hoạt động trong ngày.

- Nội dung bồi dưỡng giáo viên:

- Định hướng giáo viên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho năm học tiếp theo (2 tiết)

- Kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng cúa giáo viên

Tháng 5/2022

- Nghiệm thu, đánh giá chất lượng trẻ độ tuổi nhà trẻ, MGB, MGN cuối năm học.

- Phối kết hợp tổ chức chia tay trẻ 5 tuổi ra trường và tết 1/6 cho học sinh.

- Bàn giao chất lượng học sinh cuối năm giữa các lớp.

- Phối kết hợp họp phụ huynh cuối năm.

- Phối kết hợp tổng kết năm học.

Nội dung kiểm tra trong tháng:

- Kiểm tra đột xuất các nhóm lớp

- Kiển tra HSSS các nhóm lớp và tổ chuyên môn

- Kiểm tra đánh giá công tác BDTX của giáo viên cuối năm học.

Tháng 6/2022

- Tổ chức tuyển sinh theo kế hoạch.

- Thực hiện các nhiệm vụ phát sinh khác.

- Hoàn thiện các loại hồ sơ chuyên môn

- Dự kiến các nội dung chuyên môn cho năm học mới

Tháng 7/2022

Tổng hợp kết quả tuyển sinh, duyệt tuyển sinh, dự kiến biên chế nhóm lớp

- Phối kết hợp xây dựng dự thảo Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022.

- Dự kiến các nội dung chuyên môn cho năm học mới

- Thực hiện các chế độ báo cáo


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết