Hướng dẫn thực hiện quy định 126

Thực hiện Quy định số 126-QĐ/TW, ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 19-HD/BTCTW, ngày 12/9/2019 của Ban Tổ chức Trung ương, thực hiện một số điều trong Quy định số 126-QĐ/TW, ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An vừa có hướng dẫn thực hiện quy trình thẩm định tiêu chuẩn chính trị.

Ảnh minh họa.

Mục đích nhằm thu thập thông tin để xem xét, đánh giá, kết luận về tiêu chuẩn chính trị đối với cán bộ, đảng viên được cử đi đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu để bầu vào cấp ủy, làm cán bộ chủ chốt, làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và làm việc ở cơ quan, bộ phận, vị trí trọng yếu, cơ mật.

Yêu cầu phải tiến hành đúng nguyên tắc, thận trọng, khách quan, chính xác; khi kết luận phải căn cứ, đối chiếu với các quy định của Trung ương.

Đối tượng: Cán bộ, đảng viên được cử đi đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu để bầu vào cấp ủy, làm cán bộ chủ chốt, làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và làm việc ở cơ quan, bộ phận, vị trí trọng yếu, cơ mật.

Nội dung thẩm định:

1.Thẩm định nơi công tác: Làm việc với cấp ủy, thủ trưởng cơ quan nơi người được thẩm định đang công tác: Đề nghị cấp ủy, cơ quan cung cấp các tài liệu sau: Hồ sơ lý lịch người xin vào Đảng, lý lịch đảng viên [bản gốc]; Lý lịch cán bộ [bản gốc]; Các quyết định đề bạt; bổ nhiệm chức vụ và điều động công tác, kỷ luật; Các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan [nếu có]; Các tài liệu có liên quan đến lịch sử chính trị và chính trị hiện nay của bản thân và gia đình [nếu có].  Đề nghị cấp ủy, lãnh đạo chuyên môn nhận xét, đánh giá về bản xác minh lý lịch cũng như quá trình công tác của cán bộ [theo mẫu sổ 01].

2.Thẩm định nơi cư trú: Làm việc với Chi ủy [khối, xóm, bản nơi cán bộ, đảng viên thường trú]; cấp ủy hoặc chính quyền cơ sở nơi người được thẩm định đang cư trú: Đề nghị nhận xét, đánh giá vào phiếu Thẩm định tiêu chuẩn chính trị [theo mẫu số 02] về các nội dung: Việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú; việc thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hóa; mối quan hệ với cấp ủy, chính quyền và nhân dân nơi cư trú; bản thân và gia đình có tham gia sinh hoạt các tổ chức hội, đoàn hay sinh hoạt tôn giáo bất hợp pháp? có ai có tiền án, tiền sự hoặc mắc các tệ nạn xã hội?

3.Thẩm định tại quê quán: Làm việc với cấp ủy [khối, xóm, bản]; Đảng ủy hoặc chính quyền địa phương:  Đề nghị cung cấp các tài liệu có liên quan đến lịch sử chính trị và chính trị hiện nay của bản thân và gia đình [nếu có].  Đề nghị nhận xét, đánh giá vào bản Thẩm định tiêu chuẩn chính trị về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay của gia đình cán bộ [theo mẫu số 01].

Cán bộ có cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ là đảng viên và trong lý lịch đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh; nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó.

Nếu vợ [chồng] của cán bộ là đảng viên hoặc có cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột là đảng viên và trong lý lịch của cán bộ đã khai đầy đủ, rõ ràng trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ [chồng]; nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó.

Quy trình thẩm định:

1.Tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ: Căn cứ vào yêu cầu của từng loại hồ sơ về cử cán bộ đi đào tạo; quy hoạch; đề bạt, bổ nhiệm; tiếp nhận cán bộ do cơ quan chức năng yêu cầu thẩm định gửi đến, cán bộ thẩm định nghiên cứu hồ sơ, lý lịch và các tài liệu có liên quan để phát hiện những vấn đề chưa rõ; những vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn chính trị, xác định nội dung và địa chỉ, người cần gặp để thu thập, bổ sung thông tin, tài liệu cho công tác thẩm định.

2. Thu thập thông tin, tài liệu: Cán bộ thẩm định làm việc trực tiếp với cấp ủy, lãnh đạo cơ quan liên quan đến cán bộ cần thẩm định, đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, đảng viên đó.

Các tài liệu gồm: Lý lịch đảng viên, cán bộ, công chức [bản gốc]. Các bản kiểm điểm, nhận xét, xếp loại cán bộ, đảng viên hằng năm;  Bản nhận xét, đánh giá hằng năm của cấp ủy, chính quyền nơi cán bộ, đảng viên cư trú. Các quyết định đề bạt, bổ nhiệm chức vụ và điều động;  Các đơn thư phản ảnh, tố giác, tố cáo, khiếu nại, thông tin báo chí phản ánh hoặc có liên quan đến cán bộ, đảng viên [nếu có].

Cần chú ý thu thập thêm các thông tin, nguồn tin, dư luận, ý kiến phản ánh của nhân dân, nhưng phải sàng lọc, xem xét kỹ lưỡng, không chủ quan, phiến diện.

3. Phân tích, đánh giá nội dung thẩm tra:  Trên cơ sở hồ sơ, tài liệu và các thông tin thu thập được, tiến hành đối chiếu, so sánh, xem xét, nghiên cứu, phân tích, đề xuất kết luận.

 Trường hợp có đủ căn cứ xác định cán bộ, đảng viên không đủ tiêu chuẩn chính trị đề bạt, bổ nhiệm thì cán bộ thẩm định báo cáo với lãnh đạo có thẩm quyền và dự thảo văn bản trả lời cơ quan yêu cầu thẩm định, nói rõ lý do không đồng ý đề bạt, bổ nhiệm hoặc bố trí công tác.

Trường hợp có vấn đề chưa rõ, chua đủ căn cứ xác định cán bộ, đảng viên đủ hoặc không đủ tiêu chuẩn chính trí đề bạt, bổ nhiệm, phải báo cáo bằng văn bản với cấp ủy có thẩm quyền quyết định thẩm tra, xác minh; đồng thời thông báo bằng văn bản với cơ quan yêu cầu thẩm định để phối hợp giải quyết.

4. Xem xét kết quả thẩm định và tham mưu kết luận: Trên cơ sở kết quả thẩm định ở quê quán; nơi cư trú; nơi công tác và làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; các tài liệu, chứng cứ thu thập được; tổng hợp kết quả thẩm định, nói rõ những vấn đề chính trị của cán bộ được thẩm định, khẳng định rõ có vi phạm Quy định số 126-QĐ/TW hay không?

 Trường hợp bảo đảm điều kiện tiêu chuẩn chính trị để tiếp nhận hoặc đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch, bầu vào cấp ủy thì tham mưu trình cấp có thẩm quyền kết luận về tiêu chuẩn chính trị.

Trường hợp thẩm định không đủ tiêu chuẩn chính trị theo quy định hiện hành thì văn bản trả lời cũng phải nói rõ "Không đảm bảo tiêu chuẩn chính trị theo quy định để tiếp nhận hoặc đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch, bầu vào cấp ủy.

Trường hợp có nhiều vấn đề phức tạp, qua thẩm định chưa đủ cơ sở kết luận thì báo cáo cấp ủy có thẩm quyền đề nghị chỉ đạo thẩm tra, xác minh, đồng thời có văn bản thông báo cho cơ quan, đơn vị yêu cầu thẩm định biết để phối hợp.

5. Lập hồ sơ thẩm định tiêu chuẩn chính trị theo quy định: Thu thập tài liệu liên quan, lập hồ sơ và chuyển vào bộ phận lưu trữ theo quy định.

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Ban Tổ chức Tỉnh ủy [qua Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ] để được hướng dẫn cụ thể.

Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương phát biểu chỉ đạo Hội nghị. [Ảnh: Phương Hoa/TTXVN]

Ngày 14/3, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Quy định số 58-QĐ/TW, ngày 8/2/2022 của Bộ Chính trị “Một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng” và lấy ý kiến về dự thảo Hướng dẫn thực hiện Quy định.

Hội nghị được tổ chức trực tuyến, kết nối với 63 điểm cầu ở các địa phương trên cả nước.

Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Tiểu ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương và ông Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Phó Trưởng Tiểu ban Thường trực Tiểu ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương đồng chủ trì Hội nghị.

Bảy điểm mới trong Quy định số 58-QĐ/TW về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng

Quy định số 58-QĐ/TW [gọi tắt là Quy định 58] được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành ngày 8/2/2022 là văn bản thay thế Quy định số 126-QĐ/TW, ngày 28/2/2018 của Bộ Chính trị một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng.

Quán triệt Quy định số 58-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Quang Dương cho biết về cơ bản, Quy định 58 gồm 6 Chương, 22 Điều, giảm 3 Điều do với Quy định số 126-QĐ/TW trước đây.

Ông Nguyễn Quang Dương nhấn mạnh 7 điểm mới về nội dung của Quy định số 58-QĐ/TW so với Quy định số 126-QĐ/TW trước đây, bao gồm: bổ sung quy định mức giới hạn bố trí đối với cán bộ, đảng viên có vấn đề chính trị phức tạp nhưng không vi phạm Quy định này [những trường hợp này được bố trí cao nhất đến ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh và tương đương; bổ sung trường hợp cán bộ, đảng viên là con liệt sỹ, con thương binh 1/4 nhưng có cha, mẹ, người nuôi dưỡng trực tiếp của vợ hoặc chồng vi phạm do làm việc cho chế độ cũ, có thể bố trí đến ủy viên ban thường vụ cấp ủy tỉnh và tương đương].

[Đẩy mạnh xây dựng Đảng gắn với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch]

Theo ông Nguyễn Quang Dương, đây là điểm rất mới so với các quy định, kết luận về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng của Bộ Chính trị các khóa trước.

Điểm mới thứ hai là trường hợp cán bộ, đảng viên có con dâu, con rể là người nước ngoài cũng là nội dung lần đầu đưa vào quy định của Bộ Chính trị.

Chính sách bố trí, sử dụng và mức bố trí sử dụng đối với cán bộ, đảng viên vi phạm hoặc phức tạp do quan hệ gia đình trực tiếp [bên bản thân] thấp hơn một bậc so với trường hợp gián tiếp [bên vợ hoặc chồng].

Ngoài việc quy định mức trần tham gia cấp ủy, mức trần ứng cử làm đại biểu cơ quan dân cử ở các cấp và làm việc trong cơ quan, bộ phận, vị trí trọng yếu, cơ mật thì Quy định 58 đã chỉ dẫn tương đương đối với các chức vụ chính quyền trong cơ quan quản lý Nhà nước các cấp. Điều này đã khắc phục được hạn chế do các nội dung này chưa được quy định cụ thể trong quy định trước đây.

Khắc phục triệt để mâu thuẫn bất cập trong việc cho phép một số trường hợp được tham gia đến cấp ủy cấp tỉnh, bố trí đến trưởng ngành cấp tỉnh, nhưng lại không được làm việc trong cơ quan, bộ phận và vị trí trọng yếu, cơ mật.

Đối với những trường hợp có vấn đề liên quan đến bản thân và quan hệ gia đình [tập trung là những vấn đề chính trị hiện nay], căn cứ mức độ của vấn đề chính trị; uy tín, phẩm chất, năng lực, quá trình phấn đấu, đóng góp của bản thân cán bộ, sẽ do cấp ủy có thẩm quyền quy định tại Điều 15 xem xét, bố trí phù hợp.

Điều 15 của Quy định chỉ rõ diện cán bộ, đảng viên có vấn đề chính trị mà cấp ủy cấp dưới cần phải xin ý kiến cấp ủy hoặc cơ quan tổ chức cấp trên khi bố trí, sử dụng.

Tại Hội nghị, các đại biểu cho nhiều ý kiến đóng góp vào dự thảo Hướng dẫn, đặc biệt về các phần: phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; những vấn đề liên quan đến chế độ cũ; những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, vấn đề suy thoái về tư tưởng chính trị, hồ sơ, lý lịch, những yếu tố liên quan đến nước ngoài; vấn đề chính trị nội bộ liên quan đến quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại…

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Hướng dẫn thực hiện Quy định số 58-QĐ/TW

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, bà Trương Thị Mai nhấn mạnh bảo vệ chính trị nội bộ là vấn đề hệ trọng, đòi hỏi sự chặt chẽ, cẩn trọng để đảm bảo vấn đề chính trị nội bộ không chỉ cho Đảng mà còn là sinh mệnh chính trị của cán bộ, đảng viên.

Quang cảnh hội nghị. [Ảnh: Phương Hoa/TTXVN]

Bà Trương Thị Mai cho biết hiện nay riêng về vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ có những văn bản của Đảng hết sức quan trọng cần phải được tiếp tục nghiên cứu, quán triệt thực hiện để tạo sự thống nhất về mặt nhận thức, rõ về mặt quan điểm trước khi đi vào xử lý những vấn đề thực tiễn cụ thể như Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 18/8/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ chính trị trong tình hình hiện nay; Kết luận số 72-KL/TW ngày 19-5-2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay…

Bà Trương Thị Mai dẫn lại nội dung của Chỉ thị số 39-CT/TW đã chỉ rõ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ là nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng, liên quan đến sự sống còn, tồn vong của chế độ. Bảo vệ chính trị nội bộ là bảo vệ đường lối, quan điểm, Cương lĩnh, pháp luật; bảo vệ sự đoàn kết nội bộ trong Đảng; sự trong sạch của đội ngũ cán bộ; bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước, ngăn chặn âm mưu chống phá của các thế lực địch. Bảo vệ chính trị nội bộ là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị mà trước hết là cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu.

Công tác bảo vệ chính trị nội bộ phải chấp hành nghiêm Quy định, Điều lệ Đảng, Hiến pháp, pháp luật… Theo đó, Tiểu ban Bảo vệ chính trị bội bộ Trung ương là cơ quan tham mưu cho Đảng về những vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ đã nêu tại Chỉ thị số 39-CT/TW.

Ban Tổ chức Trung ương có nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ trong công tác cán bộ và tổ chức bộ máy. Bà nhấn mạnh chúng ta đặt trọng tâm là vấn đề chính trị hiện nay. Khi xem xét lịch sử chính trị với chính trị hiện nay thì vấn đề chính hiện nay là chính, điều này đã được tiếp tục thể hiện rõ trong Quy định số 126-QĐ/TW và Quy định số 58-QĐ/TW mới ban hành. Theo đó, các vấn đề liên quan đến bản thân cán bộ và quan hệ gia đình thì bản thân là chính; giữa quản lý đầu ra và quản lý đầu vào thì đầu vào là chính; giữa xử lý và sử dụng thì sử dụng là chính…

Việc quán triệt các nội dung liên quan đến bảo vệ chính trị nội bộ không chỉ dừng lại ở việc quán triệt Quy định số 58-QĐ/TW mới ban hành mà còn phải quán triệt Chỉ thị số 39-CT/TW, Kết luận số 72-KL/TW và các văn bản có liên quan khác để tạo sự thống nhất sâu sắc.

Đối với Quy định số 58-QĐ/TW, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cho rằng có một số chương có những điểm hết sức quan trọng như Chương II liên quan đến tiêu chuẩn chính trị; Chương III về xem xét kết nạp người có vấn đề chính trị vào Đảng; Chương IV xem xét bố trí cán bộ, đảng viên có vấn đề chính trị và Chương V về thẩm quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân.

Bà Trương Thị Mai yêu cầu cơ quan giúp việc là Cục Bảo vệ chính trị nội bộ [Ban Tổ chức Trung ương] tiếp thu nghiêm túc, tối đa các ý kiến góp ý tại Hội nghị và nghiên cứu sâu sắc hoàn thiện dự thảo Hướng dẫn thực hiện Quy định số 58-QĐ/TW theo nguyên tắc đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, dễ thực hiện.

Bà Trương Thị Mai cũng đề nghị các đơn vị nhanh chóng gửi lại các kiến nghị, đề xuất bằng văn bản để Ban Tổ chức Trung ương tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo và nhanh chóng ban hành Hướng dẫn nhằm tạo sự thống nhất với Quy định số 58-QĐ/TW.

Quá trình triển khai các quy định, hướng dẫn, nếu có vấn đề thực tiễn phát sinh, đề nghị các đơn vị có phản hồi để Ban Tổ chức Trung ương kịp thời báo cáo Tiểu Ban Chính trị nội bộ Trung ương và Bộ Chính trị sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn./.

Quỳnh Hoa [TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề