Huyệt 26 nằm ở đâu

Theo y học cổ truyền, Ấn Đường [Yin tang] là huyệt vị giúp chữa các chứng đau đầu, định tâm thần, sáng mắt và thông mũi... Trong dưỡng sinh, huyệt vị này còn được gọi là “Thượng Đa” với tác dụng kéo dài tuổi thọ. Huyệt Ấn Đường cũng được áp dụng phổ biến trong Nhân tướng học để quan sát tình trạng sức khỏe, vận hạn của con người.

Huyệt Ấn Đường tuy nằm trong hệ thống kỳ huyệt nhưng lại không thuộc 12 đường kinh chính. So với các huyệt vị khác, xác định vị trí huyệt Ấn Đường tương đối đơn giản: trên đường thẳng nối 2 đầu lông mày, tìm điểm chính giữa thẳng sống mũi lên chính là huyệt vị cần tìm.

Sở dĩ gọi là huyệt Ấn Đường bởi đây là tên ghép của hai từ riêng lẻ: “Ấn” và “Đường”. Trong đó “Ấn” có nghĩa là dấu đóng, “Đường” nghĩa là nơi rực rỡ. Theo truyền thống thời xưa, người ta thường dùng một loại mực màu đỏ để tạo dấu ấn tại vị trí này nên gọi là Ấn Đường.

Theo kinh nghiệm người xưa, người bệnh có thể dựa vào quan sát màu sắc trên huyệt Ấn Đường để biết được tình trạng sức khỏe của bản thân. Có các màu sắc chủ yếu như:

  • Màu đỏ: Nếu khi tác động vào Ấn Đường huyệt thấy có hiện tượng đỏ lên, sắc đỏ rõ nét thì đây là biểu hiệu cho thấy mỡ máu đang không thông thuận, hoặc là dấu hiệu của bệnh trúng gió và tăng huyết áp;
  • Màu trắng hoặc hơi ố vàng: Khi day bấm mà thấy huyệt vị chuyển sang màu trắng hoặc ố vàng chứng tỏ khí huyết không tốt, suy nhược cơ thể, tỳ vị không ổn. Bệnh nhân có thể đang bị thiếu máu, có dấu hiệu đầy hơi ra bên ngoài;
  • Màu xanh hoặc đen: Khi huyệt vị chuyển sang màu xanh có thể là do khí huyết tích tụ, ứ đọng; khí huyết không thông cũng làm cho huyệt chuyển sang màu đen. Đây có thể là biểu hiện của việc não không được cung cấp đủ máu hoặc chức năng tim không tốt.

Vị trí huyệt Ấn Đường ở ngay trên vùng mặt, dễ thấy

Vị trí huyệt Ấn Đường ở ngay trên vùng mặt, dễ thấy nên ngoài những hiệu quả trong việc điều trị bệnh theo y học cổ truyền, huyệt còn được ứng dụng rộng rãi trong dự đoán đời người trong Nhân tướng học.

Theo ghi nhận từ y thư cổ, huyệt Ấn Đường có tác dụng chữa những cơn đau đầu vùng trước trán và an định tâm thần hiệu quả. Việc thường xuyên massage, day bấm huyệt với lực đạo vừa phải có thể giúp giải tỏa căng thẳng, làm dịu tâm trí, điều trị chứng mất ngủ và mệt mỏi kéo dài.

Ngoài ra tác động lên huyệt còn giúp làm sáng mắt và thông mũi, trị các chứng về xoang như nghẹt mũi, viêm xoang cho bệnh nhân.

Trong Khí công dưỡng sinh, vị trí huyệt Ấn Đường được xem như vùng thượng Đan điền giúp người tập gia tăng năng lượng hiệu quả. Ngoài ra theo bộ môn điểm huyệt của phương Đông, huyệt vị này thuộc nhóm 36 đại huyệt quan trọng [thường gọi là tử huyệt]. Nếu tác động bằng điểm hoặc đả trúng huyệt đạo này với tốc độ nhanh và lực mạnh có thể gây nguy hiểm khó lường.

Nhiều người coi Ấn Đường như vị trí “con mắt thứ ba”, tức đường dẫn đến thế giới tâm linh và có những sức mạnh huyền bí mà con người khó lý giải được. Người ta tin rằng nếu kích hoạt đúng cách, đây là điểm giúp não bộ và cơ thể giao tiếp với những năng lượng vô hình từ bên ngoài.

Trong Nhân tướng học, Ấn Đường cũng là vị trí để đánh giá sức khỏe và vận khí của con người. Thậm chí nốt ruồi ở Ấn Đường [nếu có] với những màu sắc khác nhau cũng có thể giúp dự đoán phúc họa, cát hung đời người.

Huyệt Ấn Đường có tác dụng chữa những cơn đau đầu vùng trước trán

Để tác động vào huyệt Ấn Đường, người bệnh xác định chính xác huyệt vị, sau đó áp dụng cách massage, day bấm mỗi ngày hoặc khi xuất hiện cơn đau nhức theo hướng dẫn sau:

  • Dùng ngón tay cái day ấn hoặc gõ Ấn Đường huyệt trong 1-3 phút;
  • Dùng 2 ngón tay cái ấn huyệt và vuốt từ từ sang hai bên thái dương trong khoảng 30 lần;
  • Dùng ngón trỏ và ngón cái tay phải bấu lên vùng da ở vị trí huyệt Ấn Đường, nhéo mạnh lên khoảng 50 cái, mỗi ngày 2 lần;
  • Hoặc đưa bàn tay ra trước mũi, nghiêng đầu ra phía trước và dùng ngón tay giữa day ấn huyệt Ấn Đường, giữ nguyên tư thế trong 5 phút.

Được xem như “con mắt thứ 3”, huyệt Ấn Đường không những giúp con người nhận biết các bệnh lý thông qua màu sắc mà còn hỗ trợ điều trị nhiều bệnh trên cơ thể. Thông qua những thông tin ở trên, hy vọng giúp bạn đọc có thêm kiến thức về các huyệt đạo quan trọng cũng như cách sử dụng chúng hiệu quả nhất.

Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông được thành lập dựa trên những tinh hoa và sự kế thừa của hai nền Y Học Cổ Truyền và hiện đại trong khám và điều trị, với mục đích đem đến những lựa chọn tối ưu nhất cho khách hàng. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Y Học Cổ Truyền giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao trong thăm khám và điều trị sẽ mang đến cho khách hàng các phương pháp trị liệu hiệu quả, an toàn và hợp lý nhất.

Đây là cầu nối giữa Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại. Với các biện pháp dùng thuốc có nguồn gốc tự nhiên, cổ truyền, cùng với các trị liệu không dùng thuốc như dưỡng sinh, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt. Trung tâm cũng là địa chỉ thích hợp cho những khách hàng nâng cao sức khỏe, dự phòng và điều trị các bệnh lý mạn tính thời đại.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Lớp Diện Chẩn trực tiếp 04/06/22

*Đường ngang số O: => Từ mí tóc trán kéo ngang qua hai bên.

*Đường ngang số I [1]: => ½ [Đường giữa]của đường số O & 2.*Đường ngang số II [2]: => ½[Đường giữa] của đường số O & 4.*Đường ngang số III[3]: => ½ [Đường giữa]của đường số 2 & 4.

*Đường ngang số IV[4]: => Từ đầu 2 chân mày[Ấn đường] kéo ngang qua hai bên. [Từ đường số 1 => 4 được chia làm 4 phần đều nhau].

*Đường ngang số V[5]: => Từ tâm của 2 tròng đen [mắt] kéo ngang qua hai bên.*Đường ngang số VI[6]: => Từ điểm cao nhất của sống mũi[huyệt 189] kéo ngang qua hai bên gặp gờ dưới của hốc mắt[huyệt: 73].*Đường ngang số VII[7]: => Đường thẳng nối liền của hai rãnh bình tai[điểm nối của hai huyệt số: O].*Đường ngang số VIII[8]: => Từ điểm giữa của viền cánh mũi[huyệt: 74] kéo ngang qua hai bên.Từ đường số 5 => 8 được chia làm 4 phần đều nhau.*Đường ngang số IX[9]: => Từ giữa nhân trung kéo ngang qua hai bên.*Đường ngang số X[10]: => Khi ngậm miệng lại có đường giữa hai cái môi kéo ngang qua hai bên.*Đường ngang số XI[11]: => Từ điểm giữa của gờ cong ụ cằm kéo ngang qua hai bên.*Đường ngang số XII[12]: => Từ điểm giữa của ụ cằm[huyệt: 87] kéo ngang qua hai bên. Từ đường số 9 => 12 được chia làm 4 phần đều nhau.

Tóm lại: Từ tuyến số: O => 12 được chia làm 12 phần đều nhau.

Cách xác định huyệt Diện Chẩn tuyến dọc

**Tuyến dọc O: => giữa dọc sống mũi**Tuyến dọc A: => 1/3 của O & B, gần về phía của O**Tuyến dọc B: => ½ của O & C**Tuyến dọc C: => Đi qua đầu mày phía trên [huyệt 65], // với tuyến dọc O].**Tuyến dọc D: => Đi qua khóe mắt trong phía trong con mắt & // với tuyến dọc O.**Tuyến dọc E: => Đi qua bờ ngoài của tròng đen phía trong con mắt.**Tuyến dọc G: => Đi qua giữa con ngươi.**Tuyến dọc H: => Đi qua bờ ngoài tròng đen phía ngoài con mắt.**Tuyến dọc K: => Đi qua cuối khóe mắt trong phía ngoài con mắt.**Tuyến dọc L: => Đi qua nếp nhăn cuối đuôi mắt [huyệt 131, bờ trong của xương ổ mắt].**Tuyến dọc M: => Đi qua bờ ngoài của xương ổ mắt [tuyến 130].**Tuyến dọc N: => Từ mí ngoài của tóc mai kéo thẳng xuống // với tuyến M.**Tuyến dọc P: => Từ mí trong của tóc mai kéo thẳng xuống // với tuyến N.**Tuyến dọc Q: => ***Lưu ý: Các tuyến đường ngang thì được chia đều thành các phần bằng nhau, riêng tuyến dọc thì phải lấy theo các mốc giải phẫu của cơ thể thì mới chính xác, do vậy khi lấy huyệt thì phải chọn được huyệt mốc trước sau đó mới chọn ra được huyệt cần tìm.

Cách chọn huyệt mốc Diện Chẩn

Huyệt 126[Từ đường thẳng dọc sống mũi kéo lên gặp mí tóc trán, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt]Huyệt 103[Điểm giữa trán gặp đường thẳng dọc sống mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt], Huyệt 26[Điểm giữa của hai đầu trong chân mày trên [điểm giữa của hai huyệt 65], lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt]Huyệt 8[ tâm của hai con ngươi kéo ngang gặp đường dọc sống mũi], huyệt 189[ điểm cao nhất của sống mũi]Huyệt 73[đường dọc tâm của mắt gặp đường ngang mí xương ổ mắt], huyệt 65[Phía trên đầu chân mày, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt]Huyệt 61[là điểm gặp nhau của đường viền mũi & đường pháp lệnh], huyệt 64[ở chân cánh mũi]Huyệt 19[đầu trên của rãnh nhân trung gặp cuối đầu mũi], huyệt 63[điểm giữa của rãnh nhân trung]Huyệt 127[ điểm giữa của gờ cong ụ cằm], huyệt 87[ điểm giữa của ụ cằm]Huyệt 131Nếp nhăn cuối đường mắt[Từ tâm hốc mắt kéo qua gặp mé trong của xương hốc mắt, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt]Huyệt 74[Điểm giữa viền mũi của cánh mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt]Huyệt 14[ở dái tai giáp mí dáy tai dưới lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt]Huyệt 16[Trên đỉnh nếp nhăn loa tai, Giáp mí dáy tai trên về phía trước mặt, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt]

Huyệt O Là huyệt lớn và là huyệt quan trọng[Ngang rãnh bình tai gặp chỗ có nếp nhăn lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt [huyệt này chữa bệnh về lưng]]

Vị trí huyệt Diện Chẩn

*Huyệt số: 0 => Ngang rãnh bình tai gặp chỗ có nếp nhăn lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt [huyệt này chữa bệnh về lưng].* Huyệt số: 1=> Điểm giữa của hai huyệt 61 [Là huyệt 43] nhích lên khoảng 01mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 3=> Từ huyệt 61 kéo ngang ra hai bên gặp đường thẳng giữa tâm mắt kéo xuống lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt [huyệt này chữa bệnh về mắt,].* Huyệt số: 5=> Giữa đỉnh nhọn của cánh mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt [huyệt này thường dùng để chữa đau giữa mông, thần kinh tọa, đau xương bánh chè].* Huyệt số: 6=> Từ khóe miệng kéo ngang ra 10mm rồi kéo xuống 10mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt [huyệt này không dùng để chữa bệnh huyết áp cao – chống chỉ định huyết áp cao].* Huyệt số: 7=> Từ huyệt 63 kéo ngang qua gặp đường thẳng giữa lỗ mũi kéo xuống, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 8=> Giao điểm của tâm hai mắt với đường thẳng dọc sống mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 9=> Từ gờ cạnh ngoài của hốc mắt kéo xuống gặp đường ngang của khóe miệng, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 10=> Từ mép ngoài phía trước của tóc mai kéo thẳng xuống gặp đường ngang của cạnh dưới mũi [huyệt 64], lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 11=> Từ huyệt 51 kéo ngang ra khoảng = hoặc > 1mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 12=> Từ giữa huyệt 26 và huyệt 65 kéo thẳng xuống gặp đường ngang của tâm hai mắt lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 13=> Từ huyệt số 3 kéo nhích lên khoảng = hoặc > 2mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 14=> Giáp mí dáy tai dưới lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 15=> Phía sau lỗ dáy tai có chỗ hõm vào lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 16=> Trên đỉnh nếp nhăn loa tai, giáp mí dáy tai trên về phía trước mặt, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 17=> Từ khóe miệng kéo thẳng lên gặp đường ngang của huyệt 63 nối với huyệt 38, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 18=> Từ huyệt 65 kéo thẳng xuống gặp đường ngang của tâm hai mắt, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 19=> Đầu trên của rãnh nhân trung giáp với nếp nhăn của sống mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 20=> Từ huyệt số 8 kéo ngang ra khoảng 1mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 21=> Từ huyệt số 1 kéo ngang ra khoảng 2mm rồi kéo lên khoảng 1mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 22=> Từ điểm giữa của huyệt 127 với huyệt 87 kéo thẳng xuống khoảng 1mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 23=> Từ huyệt 173 kéo lên khoảng < hoặc = 2mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 26=> Điểm giữa của hai đầu trong chân mày trên [điểm giữa của hai huyệt 65], lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 29=> Từ khóe miệng kéo ra < hoặc = 2mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 34=> Từ khóe mắt kéo lên trên mí chân mày khoảng = hoặc > 2mm, nhích vào phía trong mũi khoảng = hoặc > 1mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 38=> Từ huyệt 63 kéo ngang ra gặp nếp nhăn của má [đường pháp lệnh], lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 39=> Đường ngang dưới lỗ mũi kéo ra gặp nếp nhăn của má [đường pháp lệnh], lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt. [Huyệt 39 dùng để chữa bao tử].* Huyệt số: 36=> Nằm trên nếp nhăn của má [đường pháp lệnh] điểm giữa của hai huyệt 38 với 39, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 41=> Từ huyệt 50 kéo ngang ra = hoặc > 5mm [thẳng mé ngoài tròng đen của mắt phải kéo xuống], lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 43=> Điểm giữa của hai huyệt 61 nối lại với nhau, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 45=> Từ huyệt 43 nhích ra khoảng = hoặc > 2mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 50=> Từ đường ngang dưới lỗ mũi kéo ngang ra gặp đường thẳng của tâm mắt phải kéo xuống, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 51=> Từ huyệt 87 kéo ngang ra gặp đường thẳng từ khóe mắt trong kéo xuống, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 57=> Chỗ lõm sát viền trên vành tai trái trước, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt [thuộc tim].* Huyệt số: 54, 55 và 56=> Phía sau tai trên gờ sụn sát viền vành tai, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 58=> Từ huyệt 61 kéo ngang ra khoảng = hoặc > 2mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 59=> Từ ngang xương hốc mắt dưới kéo ra gặp mé ngoài xương hốc mắt kéo xuống [huyệt 131 kéo xuống], lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 60=> Từ huyệt 59 kéo ngang qua gặp huyệt 130 kéo xuống, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 61=> Từ đường viền trên cánh mũi kéo ra 1 tí gặp đường pháp lệnh, [là điểm gặp nhau của đường viền mũi & đường pháp lệnh ]lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 62=> từ huyệt 127 kéo ngang qua gặp đường thẳng từ huyệt 60 kéo xuống, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 63=> Điểm giữa của rãnh nhân trung, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 64=> Cạnh dưới của cánh mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 65=> Phía trên đầu chân mày, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 179=> Phía dưới đầu chân mày, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 312=> Điểm giữa của hai huyệt 179, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 73=> Điểm giữa con ngươi kéo xuống gặp mép dưới hốc mắt, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 74=> Điểm giữa viền mũi của cánh mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 79=> Nằm giữa huyệt số 0 với huyệt số 14 sát viền tai, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 85=> Từ khóe miệng kéo xuống ngang với bờ môi dưới khoảng < hoặc = 10mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 87=> Nằm giữa đỉnh ụ cằm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số:88=> Điểm giữa của tóc mai gặp đường ngang của huyệt 57 kéo xuống = hoặc > 1mm [chỗ hõm], lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 97=> Từ tròng đen mé trong của mắt kéo lên qua chân mày khoảng = hoặc > 1mm, kéo vào phía trong về hướng của mũi 1 tí, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 99=> Từ tâm của mắt kéo lên qua chân mày khoảng = hoặc > 1mm, kéo ra phía ngoài ngược hướng của mũi 1 tí, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 100=> Ngay phía cuối và dưới chân mày 1 tí, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 102=> Mé ngoài tròng đen kéo lên gặp đường ngang của huyệt 99, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 103=> Điểm giữa trán gặp đường thẳng dọc sống mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 104=> Đường thẳng từ tâm mắt kéo xuống gặp đường ngang của huyệt 127 kéo ra, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 106=> Nằm giữa đường thẳng của huyệt 103 và huyệt 26, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 107=> Nằm giữa đường ngang của huyệt 106 và huyệt 310, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 113=> Từ đường thẳng của huyệt 64 kéo xuống gặp đường ngang của huyệt 63 kéo qua, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 124=> Từ đường ngoài của tròng đen kéo lên gặp đường ngang của huyệt 103 kéo qua, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 126=> Từ đường thẳng dọc sống mũi kéo lên gặp mí tóc trán, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 127=> Từ đường thẳng dọc sống mũi kéo xuống gặp bờ cong của ụ cằm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 130=> Từ tâm mắt kéo qua gặp mé ngoài xương hốc mắt, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 131=> Từ tâm hốc mắt kéo qua gặp mé trong của xương hốc mắt[nếp nhăn cuối đường mắt], lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 132=> Từ huyệt 74 kéo ngang qua gặp mé ngoài của tròng trắng kéo thẳng xuống, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 139=> Từ giữa đỉnh vành tai kéo lên gặp huyệt 106 kéo ngang, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 143=> Từ đường thẳng dọc sống mũi kéo xuống gặp đường ngang ngoài của hai lỗ mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 156=> Từ đường thẳng của khóe mắt trong kéo xuống gặp đường bờ cong của ụ cằm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 159=> Từ đường thẳng mé ngoài của khóe miệng kéo xuống gặp đường bờ cong của ụ cằm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 162=> Từ đường nếp nhăn cuối khóe mắt kéo xuống gặp đường ngang của huyệt 127 kéo qua, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 173=> Từ đường thẳng dọc sống mũi gặp đường ngang của hai huyệt 74 [điểm giữa của hai huyệt 74], lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 184=> Từ huyệt 189 kéo thẳng xuống < hoặc = 2mm rồi kéo ngang qua gặp đường thẳng của huyệt 107 kéo xuống [gặp gờ trên của 2 hốc mũi], lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 189=> Từ huyệt 73 kéo ngang qua gặp đường thẳng giữa sống mũi [chỗ xương cao nhất của mũi], lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 191=> Từ huyệt 103 kéo ngang qua đụng mí tóc mai, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 195=> Từ huyệt 106 kéo ngang qua đụng mí tóc mai, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 209=> Từ tâm của tròng đen kéo ngang gặp khóe mắt trong kéo xuống khoảng = hoặc > 10mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt [huyệt này dùng để điều trị viêm xoang].* Huyệt số: 235=> Từ huyệt 127 kéo thẳng xuống khoảng = hoặc > 1mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 275=> Từ huyệt 14 kéo ngang qua đụng mí trong tóc mai rồi kéo lên = hoặc > 1mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt [huyệt này hay dùng để trị viêm họng].* Huyệt số: 278=> Từ huyệt 126 kéo ngang đụng mí tóc trán, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 287=> Từ huyệt 19 kéo ngang gặp đường thẳng giữa lỗ mũi kéo xuống, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 290=> Từ huyệt số 1 kéo ngang qua khoảng = hoặc > 2mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.* Huyệt số: 300=> Từ ¼ trên trán kéo ngang qua gặp đường thẳng mé trong tròng đen kéo lên, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.

***Nghe qua đĩa của thầy Bùi Quốc Châu giảng xong và ghi lại ngày 05 tháng 07 năm 2014.

FB: Công Thành Trần

< Trang trước Trang sau >

Video liên quan

Chủ Đề